1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

báo cáo thực tập tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương hà nội

19 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 222,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong xu hướng hội nhập quốc tế và môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng các hoạt động của mình trên tất cả các lĩnh vực cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, khi mà các ngân hàng vẫn bị đánh giá là đang "độc canh" trong lĩnh vực này. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các nhu cầu về xây dựng - sửa chữa nhà ở, mua xe ô tô, đi du học, chi tiêu cho dịch vụ du lịch, y tế, đầu tư kinh doanh của các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng mạnh mẽ. Trong khi đó phần lớn dân cư có mức thu nhập trung bình và thấp. Do đó đây là một thị trường "màu mỡ" cho các ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay, tăng lợi nhuận, san sẻ rủi ro. Tuy nhiên hiện nay có một số ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp, chưa thật sự quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể (còn gọi là khách hàng thể nhân). Xuất phát từ luận điểm trên, trong thời gian thực tập cuối khóa, em đã đến thực tập tại phòng tín dụng thể nhân, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, và tìm hiểu về hoạt động cho vay tại đây để hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa. 1. Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội . Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/NH.QĐ ngày 22/12/1984 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và có trụ sở chính đặt tại 78 Nguyễn Du - Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chất nghèo nàn đến nay Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Với mạng lưới hiện nay gồm có Trụ sở chính tại 344 Bà Triệu – Hà Nội và 8 Phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội (sau khi đã tách 4 Chi nhánh cấp II và được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp I theo Quyết định 888/2005/QĐ.NHNN ngày 16/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước). Tổng số cán bộ công nhân viên Chi nhánh khi chưa tách các Chi nhánh cấp II là 470 người và sau khi tách còn là 218 người với độ tuổi bình quân 28 tuổi. Cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đều được đào tạo cơ bản, thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay, trên 96% cán bộ có trình độ Đại học, hơn 40 cán bộ đã và đang theo học các chương trình đào tạo trên đại học về kinh tế và quản trị kinh doanh. 1.1. Hệ thống tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Là một Chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được điều hành bởi Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc. 2 (Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) 3 GIÁM ĐỐC P.Quan hệ kh ách hàng ngà P. Thanh toán XNK P. Ki ểm tra nội bộ P. Tổng hợp Công tác tổ chức cán bộ P.Quan hệ kh ách hàng ngà P. Tin học C.tác phát triển mạng lưới,XDCB Ctác XL& khai thác TS Nợ/Có PHÓ GIÁM ĐỐC PTR. RỦI RO PHÓ GIÁM ĐỐC QUẢN TRỊ NỘI BỘ P. Q.lý rủi ro tín dụng P. Quản lý nợ P. Ngân quỹ C.Tác hành chính PHÓ GIÁM ĐỐC PTR BÁN LẺ P. Kế toán tài chính P. Giao dịch P. Tín dụng thể nhân P. Thẻ P.Kinh doanh dịch vụ NH Số 3 Hàng Đồng Số 2 T.B. Trọng Số 4 Hoàng Cầu Số 5 Linh Đàm Số 6 Thanh Xuân S ố 8 Yết Kiêu Số7Trần Khát Chân Số 1 Hàng Bài Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội: 1. Phòng Quan hệ khách hàng:  Xác định nhóm khách hàng mục tiêu;  Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch;  Đầu mối trong quan hệ với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng;  Phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2. Phòng Tín dụng thể nhân:  Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng và cá nhân: cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành;  Tổ chức nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du học, cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác…;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng:  Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng;  Quản lý danh mục đầu tư;  Trực tiếp tham gia các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng;  Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng;  Hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro; 4  Tham gia đào tạo nghiệp vụ;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 4. Phòng Tổng hợp:  Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình công tác;  Lập, công bố và quản lý các loại giá mua bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;  Quản lý, điều hành vốn ngoại tệ và đồng Việt Nam;  Kinh doanh ngoại tệ;  Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế;  Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;  Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng;  Phát triển mở rộng mạng lưới;  Các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao. 5. Phòng Kế toán thanh toán:  Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền": thực hiện các giao dịch chuyển tiền;  Bộ phận "Quản lý tài khoản": quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản;  Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ": thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác; 5  Bộ phận "Thông tin khách hàng": Phục vụ tài khoản khách hàng là tổ chức kinh tế;  Bộ phận "Kế toán giao dich": Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản của các khách hàng là các tổ chức kinh tế;  Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu: thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài, quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý;  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 6. Phòng quản lý nợ:  Nhập dữ liệu vào hệ thống;  Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng;  Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn;  Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay;  Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi;  Góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay;  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 7. Phòng kinh doanh dịch vụ:  Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành sec cá nhân và các loại chứng từ có giá khác;  Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, sec du lịch…;  Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho các khách hàng cá nhân; 6  Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư…;  Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ. 8. Phòng thanh toán thẻ:  Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định;  Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành;  Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ;  Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao;  Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội;  Thực hiện các công tác khác do Giám đốc giao. 9. Phòng Thanh toán xuất - nhập khẩu:  Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu;  Thực hiện nghiệp vụ bảp lãnh;  Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài;  Quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý;  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 7 10. Phòng Ngân quỹ:  Thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả;  Chuyển tiền mặt và sec du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;  Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng chỉ tiền gửi;  Điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội;  Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông;  Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 11. Phòng Kiểm tra nội bộ:  Lập kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất về kiểm tra, kiểm toán nội bộ;  Thực hiện công tác kiểm toán nội bộ theo quy chế kiểm toán nội bộ đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tài chính ban hành;  Làm đầu mối phối hợp với các đoàn thanh tra, cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán trong việc thanh tra, kiểm toán đối với các hoạt động ngân hàng;  Giúp Giám đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động của Ngân hàng. 8 12. Phòng Tin học:  Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ ngân hàng;  Thực hiện quản lý và bảo quản, bảo dưỡng toàn bộ thiết bị tin học của chi nhánh và bảo mật thông tin;  Tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và các chương trình phần mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;  Xây dựng kế hoạch vật tư, trang bị mới và bảo hành thiết bị tin học;  Thực hiện quản trị mạng, cài đặt chương trình phần mềm hệ thống mạng, thiết lập hệ thống bảo mật của hệ thống mạng. 13. Phòng hành chính nhân sự:  Thực hiện công tác quản lý nguồn nhân lực: bố trí, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiếp nhận, tuyển dụng lao động;  Xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng và quản lý cán bộ;  Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên trong cơ quan;  Thực hiện các nhiệm vụ về công tác hành chính, quản trị, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản;  Thực hiện các công tác về quản lý, bảo quản tài sản của chi nhánh, công tác lễ tân, phục vụ, bảo vệ trong ngân hàng; 9  Trực tiếp quản lý con dấu của cơ quan, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, in ấn, telex, fax, quản lý tài liệu mật và bảo quản tài liệu lưu trữ tại kho. 1.2. Mục tiêu đến năm 2010 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Theo định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đang tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu mà Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đặt ra đến năm 2010: - Đạt các chi tiêu theo thông lệ quốc tế về ngân hàng, nâng cao chỉ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tê; - Nâng cao năng lực quản lý điều hành với mục tiêu đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. tạo ra các sản phẩm hiện đại phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế; - Phát triển mở rộng mạng lưới gắn liền với các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ hiện đại; - Giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, phấn đấu trở thành ngân hàng lớn trong khu vực; - Đẩy mạnh thể chế hóa, hoàn thiện và đưa vào ứng dụng mô hình tổ chức hiện đại, kiện toàn quy chế và quy trình hóa các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng; - Cùng với hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính đa năng có quy mô lớn ở châu Á vào giai đoạn 2015 - 2020, có 10 [...]... doanh của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 2.1 Hoạt động huy động vốn Là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn hoàn thành tốt công tác 11 huy động vốn theo kế hoạch, luôn đứng trong hàng đầu của những Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương có thành tích huy động vốn tốt nhất, đóng góp không nhỏ vào thành tích... (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) So với các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn có các chi n lược huy động nguồn vốn tương đối phong phú và linh hoạt Ngoài việc đưa ra các chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội còn triển khai việc mở rộng mạng lưới chi nhánh để tăng cường các... quận nội thành Hà Nội Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tại các Quận bình quân chưa đủ các Phòng giao dịch, số lượng các Phòng giao dịch trong Quận ít Trong khi các ngân hàng khác không chỉ có chi nhánh tại các Quận, huyện mà còn xuất hiện đến các phường xã, mạng lưới của họ phủ kín khắp nơi đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 3.2 Ngân. .. phẩm khác đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thương mại của khách hàng trên toàn Thế giới 3 Các vấn đề đặt ra tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 3.1 Mạng lưới Chi nhánh hạn chế So với các ngân hàng quốc doanh khác trên cùng địa bàn thì Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có mạng lưới nhỏ, đến thời điểm hiện tại mới có 08 Phòng giao dịch trực thuộc tập trung tại Quận Hoàng Mai có 01 Phòng, Quận... thương Hà Nội luôn luôn được coi trọng, Ngân hàng đã lựa chọn và đầu tư vốn có hiệu quả, có tính khả thi cao và có khả năng hoàn trả vốn vay Ngân hàng Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã luôn bám sát, đôn đốc khách hàng trong việc trả nợ vay, tận thu và xử lý các khoản nợ tồn đọng bằng quỹ dự phòng rủi ro theo qui định, do vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội ở mức... thấu chi, phát hành thẻ tín dụng mà không cần tài sản bảo đảm - Dịch vụ Vietcombank Money : là sản phẩm cung ứng dịch vụ Home banking và e-banking (Ngân hàng tại nhà và Ngân hàng trực tuyến) giúp cho khách hàng có thể thực hiện giao dịch với Ngân hàng tại bất cứ nơi đâu mà không cần phải tới Ngân hàng - Dịch vụ Vietcombank – Cyber Bill Payment (V-CBP) : Khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương. .. vay của ngân hàng (dao động ở mức 2%- 3.5% so với tổng dư 17 nợ) Trong khi đó các ngân hàng thương mại cổ phần và các chi nhánh của các ngân hàng Nước Ngoài đang tập trung khai thác thị trường đầy tiềm năng này Tuy nhiên, cũng phải nói thêm các ngân hàng này đã khai thác hoạt động cho vay thể nhân này từ rất lâu Dư nợ thực tế về hoạt động cho vay thể nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội nói... của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã đạt được mức tăng trưởng cao.Trong số các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn được coi là ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào, có uy tín trong quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ với hệ thống thanh toán Online toàn quốc, thực hiện thanh toán chính xác, chính vì lý do đó dư nợ cho vay của Chi nhánh. .. có thành tích huy động vốn tốt nhất, đóng góp không nhỏ vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội các năm qua như sau: BẢNG 2.1: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Đơn vị: tỷ đồng Thời gian 2003 2004 2005 2006 5.307 6.154 8.260 10.830 3.913 3.170 3.861 5.409 1.024 2.335... của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội liên tục tăng trưởng qua các năm, được thể hiện trong bảng sau: HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI Đơn vị: tỉ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 1.Doanh số cho vay 7.911 9.572 13.787 20.956 2.Doanh số thu nợ 6.921 8.305 13.498 20.201 3.Dư nợ vay 1.981 3.229 3.518 4.274 8,4 96,5 105,1 Chỉ tiêu 4.Nợ quá hạn (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh . của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Là một Chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được điều hành. lưu trữ tại kho. 1.2. Mục tiêu đến năm 2010 của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. Theo định hướng phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã. 1.091 (Nguồn: Phòng Tổng hợp – Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội) So với các ngân hàng khác hoạt động trên cùng địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội luôn có các chi n lược huy động nguồn

Ngày đăng: 26/11/2014, 20:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w