Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy Đồ án nghiên cứu về thang máy
Trang 1Trường đại học công nghiệp hà nội
Khoa cơ khí Ngành cơ điện tử
Báo cáo thực tập
KHOá 2011– 2013 / Hệ CHíNH QUY
Nội Dung:
Thang máy
Giáo viên hướng dẫn: Nhữ Quý Thơ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Trần Cường
Mã số sinh viên: 0547020077
Lớp: lt cđ- đh cđt1-k5
Hà Nội 05/ 2013
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu việc học của con người ngày một cao Để đào tạo ra đội ngũ sinh viên có đầy đủ kỹ năng thiết yếu khi đi làm thực
tế, thì việc đi thực tập là một tất yếu Giúp sinh viên có thể có một cái nhìn, bài học kinh nghiệm thực tế mà trường lớp không thể có được, môi trường tác phong làm việc, ý thức cũng như kỹ năng đã được đào tạo ở nhà trường ứng dụng trong thực tế để giải quyết những vấn đề cụ thể
Được sự giới thiệu của Khoa Cơ điện tử Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội và
sự đồng ý của Ban giám đốc Công ty TNHH Thang Máy Sin Việt, em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp kéo dài 05 tuần tại công ty
Nội dung báo cáo của em tập trung trong vấn đề về cấu tạo, đặc điểm nguyên lý của thang máy trong dân dụng, công nghiệp
Để có thể dễ dàng đánh giá kết quả thực tập, em đã trình bày nội dung thực tập trong Bản Báo Cáo này Quá trình thực hiện báo cáo còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự nhân xét đánh giá, đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên vẫn chưa tốt nghiệp nên việc ra đi làm thực tế còn thiếu kinh nghiệm, thiếu các kĩ năng làm việc trong một công ty Tuy nhiên sau thời gian 5 tuần thực tập đã giúp em có thêm nhiều kinh nghiệm: tác phong làm việc đến chuyên ngành, giao tiếp…
Qua đây em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHH Thang Máy Sin Việt tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập Cảm ơn các anh chị trong công ty đã tận tình chỉ bảo cho em, giúp em có kinh nghiệm thực tế, kỹ năng làm việc
Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Khoa cơ điện tử Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cảm ơn thầy giáo Nhữ Quý Thơ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giải đáp các thắc mắc giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập
Trong quá trình thực tập chắc chắc không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, kính mong quý Công ty và thầy cô nhiết tình đóng góp ý kiến để sau khi tốt nghiệp, em có thể hoàn thiên bản thân và trở thành những người có năng lực trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trần Cường
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà Nội, Ngày… tháng… năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠ ĐIỆN TỬ 1
1 Tổng quan về ngành: 1
2 Đặc điểm hoạt động của ngành 2
3 Nội dung của ngành: 2
3.1 Đặc trưng của ngành: 2
3.2 Khả năng chuyên môn: (kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo): 6
3.3 So sánh với các ngành kỹ thuật khác: 6
3.4 Tiềm năng phát triển của ngành: 7
PHẦN II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 9
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 9
2 Sơ đồ tổ chức 10
3 Các công trình nổi bật: 11
4 Lịch sử hình thành thang máy 12
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THANG MÁY 13
1 Phân loại thang máy: 13
2 Thông số kỹ thuật cơ bản của thang máy: 14
3 Phần cơ: 15
3.1 Batket – bát kết: 15
3.2 Cabin: 15
3.3 Đối trọng: 15
3.4 Khung đối trọng: 15
3.5 Hệ thống cửa cabin và cửa tầng: 15
3.6 Ray cabin, Ray đối trọng: 16
3.7 Bệ máy: 16
3.8 Governor (Bộ khống chế tốc độ): 16
3.9 Thang sắt: 16
3.10 Dây cáp: 16
3.11 Puly: Dùng để đỡ dây cáp 16
Trang 64 Phần điện: 17
4.1 Bo chính: 17
4.2 Bo giải mã: 17
4.3 UPS/ARD: 17
5 Các cơ cấu an toàn trong hệ thống thang máy 18
5.1 Photocell 18
5.2 Chức năng an toàn 19
5.3 Phanh cơ 19
5.4 Cáp của bộ hạn chế tốc độ : 19
5.5 Phanh điện từ 19
5.6 Hệ thống giảm chấn: 20
6 Bản Vẽ Cơ – Lắp Đặt 21
7 Bản vẽ điện: 24
7.1 Sơ đồ đấu nối cứu hộ 24
7.2 Sơ đồ đấu nối nguồn 25
PHẦN IV THANG MÁY THỦY LỰC 26
1 Đặc điểm: 26
2 Nguyên lý hoạt động: 26
3 Phần cơ khí: 26
4 Phần Điện: 29
PHẦN V VỊ TRÍ CÔNG TÁC 31
1 Nội dung làm việc tại công ty: Nhân viên CAD 31
2 Các vấn đề thường gặp trước quá trình lắp đặt thang máy gây việc kéo dài thời gian thi công: 32
PHẦN V BẢN VẼ HOÀN CÔNG 33
1 Bản vẽ hoàn công là: 33
2 Cấu trúc của bản vẽ hoàn công thang máy 33
3 Khung tên bản vẽ hoàn công 33
PHẦN VI TỔNG KẾT 34
Trang 71 | P a g e
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
CƠ ĐIỆN TỬ
1 Tổng quan về ngành:
Cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện
tử, và tin học Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội” Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử
Cùng với sự phát triển của công nghệ và máy móc hiện đại, các robot đang không ngừng phát triển về số lượng cũng như khả năng của chúng Robot ngày càng thông minh, đảm nhận thay thế những công việc mà con nguời không thể thực hiện như đi vào vùng phóng xạ, giải cứu nguời trong hoả hoạn Thế hệ tương lai sắp tới đón nhận robot vào những công việc trong gia đình như trông nhà, dọn dẹp nhà cửa, theo dõi sức khoẻ Mỗi robot có bộ phận xử lý trung tâm (não bộ) (ngày nay còn được tích hợp thêm trí thông minh nhân tạo), các cơ cấu tác động (tay để cầm nắm, bánh xe di chuyển ), và các bộ phận cảm nhận (cảm biến) ghi nhận kích thích để gửi về bộ phận xử lý trung tâm Robot chính là một sản phẩm của ngành CƠ ĐIỆN TỬ
Mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt
ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn Các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành Cơ điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra
Trang 82 | P a g e
trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn có của các ngành với nhau Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại người kỹ sư cơ điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh
2 Đặc điểm hoạt động của ngành
Đối tượng lao động: Dây chuyền sản xuất tự động, hệ thống máy tự động, quy trình công nghệ kỹ thuật,
Mục đích lao động:
- Mục đích chế tạo - sản xuất: Tạo ra những thiết bị (hoạt động cơ khí) có độ hoạt động linh động cao, có trí thông minh và xử lý những thao tác phức tạp
- Mục đích vận hành: Vận hành các hệ thống chế tạo sản xuất một cách ổn định/ hiệu quả cao
Công cụ lao động: Công cụ lập trình phần cứng, các thiết bị công nghệ kỹ thuật
trong hệ thống sản xuất công nghệp: PLC, cảm biến, hệ thống khí nén, thủy lực, điện tử, điện - điện tử, các hệ thống sinh công - truyền lực
Điều kiện lao động: Tùy thuộc vào vị trí công việc và môi trường sản xuất công
Nhiều định nghĩa về Cơ điện tử khác nhau đã được nhiều nhà khoa học và công
Trang 93 | P a g e
nghệ đưa ra với các cách nhìn và quan điểm khác nhau Tuy vậy một nét chung nhất được thừa nhận và cũng là bản chất của cơ điện tử là sự “liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội”
Sự liên kết cộng năng này mang lại nhiều cơ hội và không ít thách thức cho sự phát triển của chính cơ điện tử Hay có thể hiểu một cách giản đơn: cơ điện tử
về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học
Đặc trưng về sản phẩm cơ điện tử:
Bất kỳ sản phẩm cơ điện tử nào cũng có bộ phận cơ khí (khung sườn, bánh xe,
mô tơ ), cần có hệ thống điện truyền - nhận thông tin, và các chương trình hoạt động được lập trình trước đó Như vậy, cơ điện tử về cơ bản là sự kết hợp phức hợp của các ngành cơ khí, điện tử, và tin học
- Các sản phẩm cơ điện tử thường là các sản phẩm cuối cho người dùng user products) Ngay từ khi hình thành khái niệm “cơ điện tử” các chuyên gia Nhật Bản đã định hướng cho khái niệm này là sản phẩm kết hợp cơ và điện tử hơn là nói đến một hệ thống công nghệ cao Có nghĩa là các sản phẩm cơ điện tử
(end-là các sản phẩm cho người sử dụng cuối cùng như các đồ dùng, thiết bị gia dụng được chế tạo hàng loạt, hoặc các sản phẩm chất lượng cao như ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ, thiết bị y tế, các bộ phận cơ thể nhân tạo thay thế cho con người vv Các sản phẩm này được thiết kế và chế tạo một cách tiện ích nhất, phù hợp với các yêu cầu riêng cho người sử dụng và người sử dụng không quan tâm đến các công nghệ được dùng trong nó mà họ mua và dùng các sản phẩm này vì nó tốt hơn, kinh tế hơn, tiện dụng hơn phù hợp với những yêu cầu riêng của mình
Do vậy, các sản phẩm cơ điện tử phải tuân thủ quy luật thị trường là tính kinh tế
và thoả mãn yêu cầu người dùng hơn là chỉ đạt chỉ tiêu kỹ thuật đơn thuần
- Các sản phẩm cơ điện tử có các công nghệ thích ứng tinh xảo, có tính thông minh và thiết kế cơ khí cô đọng bền chắc
Với các công nghệ micro và nano hiện nay các sản phẩm cơ điện tử có thể đưa
Trang 104 | P a g e
các cảm biến, vi xử lý và cơ cấu chấp hành vào bất kỳ vị trí không gian hẹp cô đọng nào trong cấu trúc cơ khí của sản phẩm Điều này tạo nên các sản phẩm cơ điện tử có độ thông minh cao mà lại đặt được vào một cấu trúc hoàn hảo cô đọng cả về kích thước, trọng lượng và tiêu thụ năng lượng
- Độ tự do của thiết kế cơ điện tử lớn hơn
Thiết kế các sản phẩm cơ điện tử là một thiết kế tổng hợp tối ưu nên nó là một thiết kế cho phép thay đổi được tất cả các bộ phận cơ khí, đầu đo, cơ cấu chấp hành, vi xử lý điều khiển để đạt được một thiết kế hoàn hảo cân bằng Cấu trúc
cơ khí cũng có thể thay đổi, các bộ phận điện tử, điều khiển cũng có thể thay đổi linh hoạt cho từng loại sản phẩm Như vậy thiết kế cơ điện tử là một thiết kế cộng tác để đạt được một sản phẩm có tính cạnh tranh cao Ngược lại khi tích hợp các hệ thống tự động các chuyên gia tự động phải chấp nhận đối tượng điều khiển (quá trình cơ khí) như một thực thể cố định Các đầu đo, cơ cấu chấp hành cũng là các sản phẩm có sẵn và bộ phận có thể thay đổi được là bộ điều khiển và thuật toán điều khiển Độ tự do trong thiết kế tích hợp các hệ thống tự động bó hẹp hơn nhiều so với độ tự do của thiết kế các sản phẩm cơ điện tử
Công nghiệp cơ điện tử?
Ta có các ngành công nghiệp cơ khí, điện tử, công nghiệp tự động hoá, công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo đầu đo, cơ cấu chấp hành, vậy
có nền công nghiệp cơ điện tử hay không? Có ý kiến cho rằng cơ điện tử là sự tích hợp của các ngành công nghệ có sẵn nên việc chế tạo các sản phẩm cơ điện
tử hoàn toàn có thể dựa trên các ngành công nghiệp hiện có nêu trên.Nói vậy cũng đúng vì thực tế hiện nay việc chế tạo, sản xuất các sản phẩm cơ điện tử đang phải dựa vào các nhà máy sản xuất của các ngành công nghiệp hiện có.Tuy nhiên một khi số lượng và chủng loại sản phẩm cơ điện tử ngày càng nhiều trên thị trường thì hiển nhiên sẽ hình thành ngành công nghiệp cơ điện tử Vậy công nghiệp cơ điện tử là gì và nó có những đặc trưng gì khác với các ngành công nghiệp hiện hành?
Trang 115 | P a g e
Có thể hiểu công nghiệp cơ điện tử là ”ngành công nghiệp cung cấp các sản
phẩm, kỹ năng và dịch vụ cơ điện tử chất lượng cao cho người tiêu dùng”
Ngành công nghiệp cơ điện tử cũng như các ngành công nghiệp khác bao gồm
các mảng chức năng chính sau:
+ Hệ thống quản lý điều hành và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất
+ Mảng vận hành hệ thống sản xuất và chế tạo các sản phẩm về thiết bị cơ điện
cảm biến, hệ thống thuỷ lực, CNC và hệ thống robot Trong đó, mảng chế tạo
các bộ phận và hệ thống cơ điện tử thường bao gồm các bộ phận thiết kế, phát
triển các phần mềm ứng dụng, chế tạo các chi tiết, lắp ráp và thử nghiệm kiểm
tra chất lượng sản phẩm Khác với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp cơ
điện tử đòi hỏi tư duy thiết kế và chế tạo liên ngành Phần thiết kế có độ tự do
lớn bảo đảm tính liên kết hoàn hảo của hệ thống trong khi phần chế tạo các phần
tử, chi tiết lại được thực hiện ở các ngành công nghiệp độc lập Thiết kế sản
phẩm cơ điện tử là loại “thiết kế hướng tới thị trường” khác với các lợi thiết
kế sản phẩm truyền thống là “thiết kế cho đạt các chỉ tiêu kỹ thuật”, hoặc thiết
kế để “cơ giá thành rẻ nhất” Thiết kế cơ điện tử đòi hỏi áp dụng các công nghệ
cao cho các chức năng vượt trội nhưng giá thành có sức cạnh tranh và lợi ích
thoả mãn người tiêu dùng
Do các sản phẩm cơ điện tử là các sản phẩm hướng tới các yêu cầu có cá tính
của người tiêu dùng, cho nên ngành công nghiệp cơ điện tử phải có tính mềm
dẻo cao để bảo đảm được thời gian đưa các sản phẩm ra thị trường nhanh kịp
thời với các cơ hội kinh doanh nảy sinh liên tục trong quá trình phát triển của xã
hội loài người
Trang 12- Kiến thức về công nghệ thông tin và lập trình điều khiển (trên máy vi tính) hoặc trên các thiết bị hỗ trợ khác, am hiểu các phần cứng điều khiển liên quan để ra lệnh cho hệ thống mạch điện tử điều khiển các bộ phần truyền động, làm bộ máy hoặc dây chuyền hoạt động theo chương trình đã được lập trình sẵn (tự động)
Kỹ năng, kỹ xảo:
- Có kỹ năng gia công cơ khí: tiện (tiện trụ), phay (phay mặt), hàn điện
- Có kỹ năng xây dựng và thiết kế mạch điện tử ứng dụng (mạch số, mạch công suất điều khiển động cơ…), in – rửa – hàn mạch điện tử
- Có kỹ năng ứng dụng các thiết bị truyền động: động cơ điện một chiều, động cơ điện xoay chiều, thủy lực, khí nén
- Có kỹ năng lập trình điều khiển: chính yếu là kỹ năng lập trình điều khiển PLC của hãng SIEMEN (S7-200, S7-300, S7-400), lập trình vi điều khiển họ ASM, lập trình gia công CNC, lập trình C
- Có kỹ năng thiết kế hệ thống cơ điện tử: tay máy robot, robot thông minh, thiết kế dây chuyền sản xuất tự động hóa MPS, PCS, các quy trình sản xuất linh hoạt
3.3 So sánh với các ngành kỹ thuật khác:
Điểm khác biệt của cơ điện tử so với các ngành khác: mỗi ngành như cơ khí, điện tử, tin học đều có nền tảng khoa học vững chắc và tạo ra các sản phẩm đặc trưng riêng Tuy nhiên, yêu cầu của thời đại đặt ra yêu cầu cao hơn về cách hoạt động của máy móc, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn,
Trang 137 | P a g e
uyển chuyển hơn và thông minh hơn Các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, trong khi những kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng họ không biết về cơ khí, những kỹ sư điện tử có thể kết nối và điều khiển tín hiệu, nhưng họ không thể kết nối giữa trí thông minh nhân tạo để điều khiển thiết bị cơ khí Chính yêu cầu này đã hình thành nên ngành Cơ điện tử để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng các yêu cầu đặt ra trên cơ sở phối hợp nền tảng sẵn
có của các ngành với nhau
Với khả năng am hiểu về cơ khí, điện tử, tin học, và các công nghệ hiện đại người kỹ sư cơ điện tử đưa vào các sản phẩm cơ khí hệ thống điều khiển linh hoạt bằng điện tử, và thông qua hệ thống điện tử, kết nối với hệ thống xử lý thông tin - trí thông minh nhân tạo để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh
3.4 Tiềm năng phát triển của ngành:
Ý nghĩa kinh tế - chính trị - xã hội: Cơ điện tử góp phần phát triển các hệ thống sản xuất theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm được chế tạo và sản xuất trong
nước Cơ điện tử góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Sự phát triển của lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay: Cơ điện tử được xác định là một ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Việt nam hiện nay và trong thời gian tới Chính vì vậy, cơ điện tử ngày càng mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng Và trong thời gian ngắn, cơ điện tử đã thu được nhiều thành quả nghiên cứu và chế tạo các sản phẩm.guồn
Hướng phát triển trong thời gian tới: Một số hướng phát triển điển hình
- Xu thế phát triển của cơ điện tử trên thế giới là tích hợp ngày càng nhiều công nghệ cao, sản phẩm ngày càng "thông minh" hơn và kích thước ngày càng nhỏ hơn
- Công nghệ micro/nano thu nhỏ các thiết bị máy móc xuống kích thước của phân tử các sản phẩm công nghệ tương lai
- Nâng cao "trí thông minh" cho các sản phẩm cơ điện tử
Cơ hội nghề nghiệp và Vị trí lao đông: Do cơ điện tử đang được đầu tư phát triển, và khả năng ứng dụng của cơ điện tử vào công nghiệp sản xuất là rất
Trang 148 | P a g e
rộng, do dó người thuộc chuyên môn cơ điện tử có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp Người kỹ sư cơ điện tử phải nắm bắt được các thành phần thuộc các lĩnh khác như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ cao và quan trọng hơn là biết cách phối hợp giữa các thành phần để thiết kế lên một hệ thống
tương tác hoàn chỉnh Và với những kiến thức và kỹ năng đó người kỹ sư cơ điện tử có thể đảm nhận thiết kế xây dựng các sản phẩm cơ điện tử với các vị trí công việc liên quan như: thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử, thiết kế bộ điều khiển trung tâm, xây dựng chương trình hoạt động thông minh
- Kỹ sư cơ điện tử có kỹ năng và kiến thức để thiết kế và xây dựng quy trình sản xuất tạo ra các sản phẩm tự động thông minh Ví dụ: các robot thông minh, máy giặt thông minh, xe hơi thông minh
- Kỹ sư cơ điện tử tham gia xây dựng các thuật toán sản xuất trong các nhà máy sản xuất, các thuật toán này được chuyển thành cá lệnh lập trình qua các ngôn ngữ sử dụng như PLC, vi điều khiển
- Xác định và lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phù hợp trên hệ thống sản xuất
tự động
Ngoài công việc chuyên môn như trên, người kỹ sư cơ điện tử còn có thể thích ứng vào công việc của các lĩnh vực cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,
công nghệ cao
Trang 159 | P a g e
PHẦN II GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Tên công ty: Công Ty TNHH Thang Máy Sin Việt
Địa Chỉ: 184 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
Lĩnh Vực: Cung cấp, lắp đặt, bảo trì hệ thống thang máy
Quy mô: 40 nhân viên
Giám đốc: Quách Ngọc Đức
Số điện thoại: (043)8465938 – (043)7260641
Email : sinvietelevator@ftp.com
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Công ty được cấp phép kinh doanh số 073467 ngày 5 tháng 10 năm 1999 so sở
kế hoach và đầu tư hà nội cấp
Chức năng hoạt động:
Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Dịch vụ lắp đặt sửa chữa, bảo trì và bảo hành thang máy và cơ điện lạnh Dịch vụ vận chuyển hành khách, giao nhận vận tải hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ vận tải
Mua bán máy phát điện, máy công nghiệp
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Bán buôn (Trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác và các loại nhà nước cấm)
Bán lẻ (Trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác và các loại nhà nước cấm)
Trang 16KÊ TOÁN CÔNG
NỢ
KÊ TOÁN NGHIỆP VỤ
PHÓ GIÁM ĐÔC
PHÒNG HÀNH CHÍNH
PHÒNG KY THUẬT ( LẮP RÁP)
PHÒNG BẢO HÀNH BẢO TRÌ
PHÒNG VẬT TƯTHIẾT BỊ
PHÒNG KINH TÊ
KÊ HOẠCH
PHÒNG QUẢN TRỊ DỰ ÁN
PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trang 1711 | P a g e
Với lịch sử và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thang máy Công Ty Tnhh Thang Máy Sin Việt ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong thị trường trong nước từ Nam ra Bắc Thời gian tới công ty sẽ tiến hành mở rộng văn phòng tại thành phố Hồ Chính Minh Hiện tại công ty đã lắp đặt và bảo dưỡng ở hầu hết các thành phố lớn với những công trình trọng điểm ở Hà Nội như: Bộ Tài Chính, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, Thành Công Tower, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội…
3 Các công trình nổi bật:
Nhà trung tâm Viện Khoa Học Công Nghệ: 18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy –
Hà Nội
Nhà làm việc Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Thang tải cáng Panasonics…
Trụ sở làm việc Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Số 10 Tôn Thất Thuyết, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Trường Đại Học Điện Lực
Bảo Tàng Hùng Vương
Tính đến thời điểm hiện tại công ty có trên dưới 30 công trình bảo trì bảo dưỡng hàng tháng
Trang 1812 | P a g e
4 Lịch sử hình thành thang máy
Trang 191 Phân loại thang máy:
Thang tải khách
Thang quan sát
Thang tải cáng
Thang chở đồ - Thang vận chuyển
Thang tải cáng bệnh nhân, dùng trong bệnh viên
Thang cuốn
Phân loại theo hệ điều khiển:
Điểu khiển đơn: simplex, điều khiển đôi: duplex, điểu khiển: triplex, điều khiển nhóm: group
Các loại hố thang (giếng thang) : hố gạch, hố bê tông
Phân loại theo kiểu:
Thang dầu – thang thủy lực
Thang đối trọng: dùng đối trọng để cân bằng khối lượng giữa tải trọng trong thang
Trang 20- Nguồn điện chiếu sáng: : 220V- 50Hz- 3P
- Hệ điều khiển ( Simplex, Duplex, Triplex, Group)
- Vận tốc (m/s) : 60m/s, 90m/s…
- Số điểm dừng: >2 điểm dừng
- Cáp kéo: đường kính x số sợi
- Tỷ số truyền: thường là 2:1 hoặc 1:1
- Xuất xứ
Chi tiết: