Hệ thống kiến thức SH cơ thể TV SH 11 thực chất là kiến thức sinh lý thực vật mà loại kiến thức này chủ yếu miêu tả các cơ chế và quá trìnhsinh học diễn ra bên trong cơ thể TV nên trừu t
Trang 1-NGUYỄN NGỌC LINH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM DẠY HỌC SINH HỌC
CƠ THỂ THỰC VẬT - SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số : 62.14.01.11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: 1 GS TS Đinh Quang Báo
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đình Nhâm
Trường Đại học Vinh
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà NộiVào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1 Thư viện Quốc gia Việt Nam
2 Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trang 4và ngành học”.
Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông quatháng 12 năm 1998 tại mục 2 trong điều 4 đã nêu rõ:“phương pháp giáo dụcphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học,bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập, ý chí vươn lên ”
1.2 Xuất phát từ đặc điểm chương trình và sách giáo khoa SH 11THPT
Nội dung chương trình SH 11 nghiên cứu hệ thống sinh học ở cấp độ
cơ thể đa bào (SH 11) gồm các đặc trưng sống cơ bản như: Chuyển hóa vậtchất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng/tự điều chỉnh vàsinh sản
Chương trình SH 11 THPT đề cập đến SH ở cấp độ cơ thể, nhưngSGK trình bày tách rời sinh học cơ thể TV (phần A) và sinh học cơ thể ĐV(phần B) Với cách cấu trúc này thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu và chi tiết
cơ chế sinh học riêng biệt diễn ra ở TV và ĐV từ đó có cơ sở để thực hiệnthao tác khái quát hóa hình thành khái niệm sinh học cấp độ cơ thể
1.3 Xuất phát từ đặc điểm nội dung kiến thức sinh lý thực vật SH 11THPT
Hệ thống kiến thức SH cơ thể TV SH 11 thực chất là kiến thức sinh
lý thực vật mà loại kiến thức này chủ yếu miêu tả các cơ chế và quá trìnhsinh học diễn ra bên trong cơ thể TV nên trừu tượng, vi mô và khó hiểu,điều đó sẽ gây khó khăn cho quá trình dạy của GV và học của HS
1.4 Xuất phát từ thực trạng dạy học nội dung kiến thức sinh lý thựcvật - SH 11 THPT
Với cách viết của SGK hiện nay ngoài kênh chữ đóng vai trò chủ đạotrong việc mô tả kiến thức thì hệ thống kênh hình chỉ là những kênh hình
Trang 5tĩnh - đây là đặc điểm cố hữu của bất kỳ tài liệu giấy nào chứ không riêng
gì SGK Với 2 kênh truyền tải trên chắc chắn sẽ hạn chế việc diễn tảnhững kiến thức thuộc loại cơ chế SH
1.5 Xuất phát từ sự phát triển công nghệ, đặc biệt là CNTT
Sức mạnh CNTT đã cho phép mô phỏng lại nhiều nội dung dạy họckhó và phức tạp tưởng chừng như không thể mô phỏng được Trong SH đó
là những cơ chế vi mô, phức tạp, những cơ chế tạo ra các chất độc hại,nguy hiểm hay những thí nghiệm cần chi phí tốn kém, những quá trình SHdiễn ra lâu dài hay trên phạm vi rộng lớn, vượt ra khỏi giới hạn khônggian và thời gian của lớp học
1.6 Xuất phát từ yêu cầu ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH
PTDH kỹ thuật số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đổimới PPDH, đặc biệt là những PTDH kỹ thuật số hỗ trợ cho các hoạt độngdạy và học được thiết kế thông qua các PMDH được lập trình sẵn tạo tìnhhuống dẫn dắt người học tự tìm tòi và phát hiện kiến thức
Vì vậy đề tài “Xây dựng và sử dụng PMDH sinh học cơ thể thực vật,
SH 11 THPT theo hướng THTTĐPT” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng và sử dụngPMDH theo hướng THTTĐPT để tổ chức dạy học sinh học cơ thể thựcvật, SH 11 THPT
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tiếp cận THTTĐPT trên cơ sởứng dụng CNTT và tiếp cận sinh học hệ thống nhằm xây dựng và sử dụngPMDH để tổ chức dạy học sinh học cấp độ cơ thể TV, SH 11 THPT
Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHSH cơ thể, SH 11 THPT
4 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn trong nội dung DHSH phần cơ thể TV, SH 11 THPT
5 Giả thuyết khoa học
Có thể xây dựng và sử dụng PMDH theo hướng THTTĐPT tạo đượcquan hệ tương tác giữa các kênh thông tin khác nhau và tương tác giữahoạt động dạy và hoạt động học để tổ chức dạy học sinh học 11 đáp ứngmục tiêu hình thành khái niệm sinh học cấp độ cơ thể
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 66.1 Hệ thống cơ sở lý luận về THTTĐPT để định hướng vào xâydựng và sử dụng hệ thống tổ hợp đa phương tiện trong dạy học SH cơ thểthực vật, SH 11 THPT
6.2 Hệ thống cơ sở lý luận về tiếp cận sinh học hệ thống làm địnhhướng cho việc hình thành dấu hiệu tương đồng của TV và ĐV khi dạy SHcấp độ cơ thể, SH 11 THPT
6.3 Điều tra thực trạng tập trung vào những vấn đề có liên quan trựctiếp đến đề tài, cụ thể:
Thực trạng dạy học phần thực vật, SH 11 ở trường THPT
Thực trạng nhu cầu của GV về các PTDH kỹ thuật số trong DH SH
11 và tình hình trang bị PTDH và thiết bị phục vụ dạy học ở trường THPT
Thực trạng nhận thức của GV về PMDH, về vai trò và ý nghĩa của PMDH
Định hướng dạy học SH 11 ở trường THPT
6.4 Xác định các nguyên tắc xây dựng và sử dụng tổ hợp đa phươngtiện và PMDH để DH SH cơ thể TV, SH 11 THPT
6.5 Xác định quy trình xây dựng và sử dụng tổ hợp đa phương tiệntheo hướng THTTĐPT để DH các cơ chế SH thực vật, SH 11 THPT
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học
8 Những kết quả và đóng góp mới của luận án
8.1 Về lý luận
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về THTTĐPT để xây dựng và sử dụng hệthống tổ hợp đa phương tiện nhằm nâng cao hiệu quả dạy học sinh học cơ
Trang 7thể thực vật Trong đó các kênh thông tin được tích hợp để đồng thời tạo rahai hiệu ứng: Hiệu ứng 1: Tương tác bổ sung các kênh thông tin làm khuếchđại giá trị trực quan của các PTDH; Hiệu ứng 2: Tương tác giữa hoạt độngdạy - hoạt động học, giữa các hoạt động dạy, giữa các hoạt động học.
- Phối hợp đồng thời tiếp cận THTTĐPT và tiếp cận hệ thống sốngkhi nghiên cứu bản chất cơ chế, quá trình sinh lý cơ thể thực vật để thiếtlập logic quan hệ giữa xây dựng và sử dụng tổ hợp đa phương tiện nhằm tổchức hiệu quả và đúng định hướng quá trình dạy học sinh học cơ thể thựcvật, SH 11 THPT
Đồ thị 1.1 Mối quan hệ giữa THTTĐPT và tiếp cận SH hệ thốngtrong DH SH cơ thể TV, SH 11 THPT
8.2 Về thực tiễn
Đã điều tra làm rõ thực trạng những vấn đề có liên quan trực tiếp đến
đề tài và phân tích, đánh giá chỉ ra những nguyên nhân hạn chế trongDHSH cơ thể, SH 11 THPT
Lôgic hình thành khái niệm SH cơ thể qua DH phần cơ thể TV
Lôgic hình thành khái niệm SH cơ thể qua tổ chức bài tổng kếtchương
Dạy tốt các cơ chế sinh học TV theo tiếp cận THTTĐPT
Trang 8PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Hiện tại các sản phẩm PM của các công ty, các nhà sản xuất đã cómặt tại trên thị trường trong nước Tuy nhiên, các sản phẩm PMDH loạinày chủ yếu là mang tính hỗ trợ cho GV, HS trong QTDH, tỉ trọng đónggóp của các chuyên gia môn học vào sản phẩm này không nhiều nên chưathực sự hỗ trợ tích cực cho việc nâng cao chất lượng dạy học Bên cạnh đó
đã có khá nhiều đề tài, luận án liên quan tới xây dựng và sử dụng PMDH
đã được bảo vệ thành công nhưng xây dựng và sử dụng PMDH sinh học
cơ thể thực vật, SH 11 THPT theo hướng THTTĐPT thì chưa có côngtrình nghiên cứu nào đề cập đến
1.1.2 Cơ sở lý luận về THTTĐPT
1.1.2.1 Khái niệm đa phương tiện (Multimedia)
Đa phương tiện là thuật ngữ gắn liền với CNTT, ta có thể hiểu:
Multimedia = Văn bản kỹ thuật số (digital text) + Âm thanh &phương tiện truyền thông hình ảnh (audio & visual media) + Siêu liên kết(hyperlink)
Như vậy, ĐPT là việc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau đểtruyền thông tin ở các dạng như văn bản, hình ảnh tĩnh và động, âm thanh,
Trang 9phim, video,… cùng với siêu liên kết giữa chúng Các yếu tố cấu trúc củaĐPT trong dạy học bao gồm:
Kênh chữ: Được thể hiện nội dung kiến thức trong SGK
Kênh hình: bao gồm ảnh tĩnh và động, phim, video, sơ đồ, biểu bảng,PHT là nguồn tư liệu quan trọng giúp HS tìm tòi, khám phá tự lĩnh hộikiến thức mới
Kênh âm thanh: bao gồm lời giảng của GV; tiếng thuyết minh củatừng đoạn phim, hình ảnh;
Siêu liên kết (hyperlink): được hiểu là một kết nối từ một vị trí nàyđến bất kỳ một đích nào khác như một văn bản, một hình ảnh, phim, video,hay một địa chỉ email, một file, hoặc một chương trình, Siêu liên kết gópphần khuếch đại hiệu quả sư phạm của PMDH
1.1.2.2 Khái niệm tích hợp truyền thông đa phương tiện
THTTĐPT chỉ mối quan hệ hữu cơ giữa các phương tiện (kênh)truyền tải thông tin khác nhau THTTĐPT trong dạy học được hiểu làQTDH có sự kết hợp nhiều phương tiện truyền tải cùng một nội dung đếncho người học, và người học tiếp nhận nội dung đó cùng một lúc bằngnhiều kênh thông tin khác nhau (kênh chữ, kênh hình, kênh tiếng…) tácđộng đồng thời lên các giác quan của người học làm cho quá trình lĩnh hộikiến thức của người học trở nên nhanh và hiệu quả
1.1.2.3 Truyền thông và dạy học
- Quá trình truyền thông: Sự truyền thông (Communication có nguồngốc từ chữ La-tinh là “Communis” nghĩa là “cái chung”) là sự thiết lập
“cái chung” giữa những người có liên quan trong quá trình thực hiện haynói rõ hơn là tạo nên sự đồng cảm giữa người phát và người thu thông quamột hay nhiều thông điệp được truyền đi
- Quá trình dạy học: Quá trình dạy học thực chất là một quá trìnhtruyền thông bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trongmột môi trường sư phạm thích hợp; sự tương tác giữa người học và cácthông tin Trong bất kỳ tình huống dạy học nào cũng có một thông điệpđược truyền đi Thông điệp đó thường là nội dung của chủ đề được dạy,cũng có thể là các câu hỏi về nội dung cho người học, các phản ánh từngười dạy đến người học về nhận xét, đánh giá các câu trả lời hay cácthông tin khác
Mối quan hệ giữa truyền thông và dạy học: Quá trình dạy học là mộtquá trình truyền thông, trong đó có sự gia công về mặt sư phạm nội dungdạy học, bao gồm sự lựa chọn, sắp xếp và phân phối thông tin trong mộtmôi trường sư phạm thích hợp; sự tương tác giữa người học và các thôngtin Mọi tình huống dạy học đều xuất phát từ một nội dung thông điệp
Trang 10được truyền đi, các thông tin phản hồi từ người học và sự điều chỉnh thôngtin của người dạy, cuối cùng là sự kiểm tra đánh giá kết quả học tập củahọc sinh
1.1.3 Cơ sở lý luận về PMDH
1.1.3.1 Khái niệm PMDH
Theo Dương Tiến Sỹ và Nguyễn Ngọc Linh, PMDH là phần mềmđược tạo ra bởi các phần mềm lập trình (tools software) và phần mềm ứngdụng (application software) để ra lệnh cho máy vi tính thực hiện các yêucầu về nội dung và PPDH nhằm thực hiện mục tiêu dạy học
PMDH có nguồn gốc từ lớp phần mềm ứng dụng (applicationsoftware) như các phần mềm PowerPoint, Mcmix, Violet… và từ lớp phầnmềm lập trình (tools software)
1.1.3.2 Phân loại PMDH
1.1.3.3 Vai trò của PMDH
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học
- Đổi mới phương thức truyền tải nội dung dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học
1.1.4 Cơ sở lý luận về tiếp cận hệ thống và sinh học hệ thống
1.1.4.2 Tiếp cận nghiên cứu hệ thống
Theo Dương Tiến Sỹ, tiếp cận nghiên cứu hệ thống thường vận dụngphương pháp phân tích cấu trúc (Method of structure analysis) và phươngpháp tổng hợp hệ thống (Methods of systems synthesis)
1.1.4.3 Qui trình nghiên cứu hệ thống:
- Bước 1: Mô hình hoá hệ thống
- Bước 2: Phân tích cấu trúc
Trang 111.1.4.4 Khái niệm sinh học hệ thống
Sinh học hệ thống (Systems biology) là khoa học nghiên cứu mốitương tác phức tạp giữa các thành phần cấu trúc của các hệ thống sống(Biological systems) và những tương tác này sẽ đưa đến những chức năngcủa hệ thống sống đó
1.1.4.5 Định hướng vận dụng tiếp cận hệ thống trong DHSH 11, THPT
Quá trình DH SH theo tiếp cận hệ thống được tổ chức theo lôgicTỔNG QUÁT - PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP: Vận dụng tiếp cận sinh học
Nhắm đến thực trạng dạy học kiến thức sinh lý thực vật dạng cơ chế
ở trường THPT hiện nay Một là, tìm hiểu khả năng nhận dạng, phát hiện
và phân loại kiến thức cơ chế của GV như thế nào? Hai là, kỹ năng dạykiến thức cơ chế quá trình của GV hiện nay ra sao?
Với kết quả điều tra có thể kết luận: Dạy học loại kiến thức cơ chế
TV SH11 còn gặp nhiều khó khăn và chất lượng DH còn hạn chế
1.2.2 Thực trạng nhu cầu của GV về các PTDH KTS trong DH
SH 11 và tình hình trang bị hệ thống thiết bị phục vụ dạy học ở trường THPT
Mục đích điều tra nhắm đến hai mục tiêu: Một là, thực trạng nhu cầucủa GV về PTDH KTS trong DH SH 11 ở trường THPT hiện nay Hai là,thực trạng trang bị hệ thống thiết bị phục vụ dạy học ở trường THPT
Qua kết quả điều tra nhận thấy: Phần lớn các GV đều có nhu cầu sửdụng PTHD đặc biệt là dạng KTS và các trường THPT hiện nay đang có
sự đầu tư mạnh về số lượng thiết bị hiện đại hỗ trợ cho QTDH đặc biệtnhư: Máy vi tính, máy chiếu projector - đây là điều kiện cần để sử dụngcác PTDH kỹ thuật số trong DH
1.2.3 Thực trạng nhận thức của GV về PMDH, vai trò và ý nghĩa của PMDH
Mục đích của điều tra tập trung vào 3 khía cạnh là: Hiểu biết của
GV về PMDH, vai trò và ý nghĩa của PMDH
Từ kết quả điều tra chúng tôi nhận định như sau: Bên cạnh đa số GVnhận thức đúng về thế nào là PMDH thì còn một bộ phận (47%) chưa thật
Trang 12sự hiểu thế nào là PMDH Đa số GV đều nhận thức được vai trò ý nghĩacủa PMDH tuy nhiên số này không cao chỉ chiếm khoảng 2/3 số GV đượchỏi, điều này phản ánh một thực tế là GV chưa hoàn toàn hiểu về PMDH,
về vai trò và ý nghĩa của PMDH
1.2.4 Định hướng dạy học SH 11 ở trường THPT
Mục đích của điều tra nhắm đến việc tìm hiểu sự hiểu biết và thựctrạng dạy học SH 11của GV theo định hướng tiếp cận sinh học hệ thốngcấp độ cơ thể
Qua kết quả điều tra nhận thấy:
- Nhiều GV vẫn còn mơ hồ về các dấu hiệu tương đồng của các đặctrưng sống và dạy SH 11 chưa tuân theo các dấu hiệu tương đồng của cácđặc trưng sống
- Phần lớn GV không chú trọng đến việc dạy học các bài tổng kết saumỗi chương, điều này chứng tỏ GV đã chưa ý thức đầy đủ về định hướngthực hiện chương trình và bỏ qua một cơ hội quan trọng trong việc hìnhthành khái niệm sinh học cấp độ cơ thể
Trang 13Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG PMDH SINH HỌC CƠ THỂ
THỰC VẬT- SINH HỌC 11 THEO HƯỚNG THTTĐPT
2.1 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 11, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1.1 Cấu trúc nội dung sách giáo khoa SH 11 THPT
Nội dung chương trình SH 11 THPT hiện nay đề cập đến hệ thốngsống ở cấp độ cơ thể thông qua hai đại diện là TV và ĐV đa bào biểu hiệnqua bốn đặc trưng sống cơ bản là: Chuyển hóa vật chất và năng lượng,cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản
2.1.2 Đặc điểm nội dung SH cơ thể thực vật
Kiến thức SH 11 THPT phần TV đề cập đến nội dung sinh lý TV.Bao gồm các quá trình, cơ chế SH diễn ra bên trong cơ thể TV mà bộc lộ
ra bên ngoài qua các đặc trưng sống
2.2 ƯU THẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TIẾP CẬN THTTĐPT TRONG DH SH THỰC VẬT, SH 11, THPT
Phân tích đặc điểm nội dung SH cơ thể thực vật, SH 11 cho thấy cầnlàm nổi bật quan hệ kiến thức sinh học chuyên khoa (chủ yếu là chức năngsinh lý TV) từ đó khái quát được các nội dung kiến thức về đặc trưng sốngtrên cơ sở đó hình thành khái niệm SH cơ thể, logic nội dung sẽ như sau:
Chức năng THTTĐPT trong sơ đồ này là tạo nguồn thông tin phongphú, đa dạng, chính xác cho HS, là nguồn tra cứu cho HS thu thập, lựachọn thông tin theo nhiều kênh khác nhau mà SGK không đáp ứng đượchoặc đáp ứng phiến diện, thiếu sinh động,
Tích hợp các yếu tố như: Kênh chữ; kênh hình tĩnh; kênh hình động;kênh âm thanh; siêu liên kết; hoạt động dạy của GV; hoạt động học của
HS tạo nên "tổ hợp đa phương tiện"
"Tổ hợp đa phương tiện" khắc phục được những hạn chế của mỗikênh thông tin, đồng thời có sự bổ sung khả năng cung cấp thông tin của
Phần mềm dạy học theo tiếp cận THTTĐPT
Khái quát theo từng hoạt động sống của
cơ thể TV
Khái quát theo từng hoạt động sống của
cơ thể TV
Hình thành khái niệm cơ thể thực vật
Hình thành khái niệm cơ thể thực vật
Trang 14mỗi kênh Bên cạnh đó, khi sử dụng "tổ hợp đa phương tiện" thì các kênhthông tin sẽ hỗ trợ nhau, khuếch đại làm tăng giá trị sư phạm từ đó làmtăng hiệu quả cung cấp thông tin đến cho HS.
THTTĐPT cho phép GV sử dụng phương tiện KTS để xây dựng nênbài giảng sinh động, thu hút sự chú ý của HS, thuận lợi áp dụng các PPDHtích cực Do đặc tính mềm dẻo và dễ thay đổi của PTDH KTS nên GV cóthể thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với trình độ nhận thức của mỗi đốitượng HS
2.3 ĐỊNH HƯỚNG DHSH CƠ THỂ, SH 11 THPT THEO TIẾP CẬN SH HỆ THỐNG
2.3.1 Xây dựng logic dạy học Tổng - Phân - Hợp trong dạy học sinh học cơ thể, SH 11 THPT
Để hình thành khái niệm cấp độ cơ thể dựa trên quá trình khái quáthóa, hệ thống hóa các nội dung của sinh học TV, ĐV cần khắc phục sựtách rời hai nội dung đó bằng logic Tổng - Phân - Hợp
Theo lôgic Tổng - Phân - Hợp để dẫn HS đến khái niệm "hệ cơ thể"
có thể theo hai logic chính sau đây:
2.3.2 Lôgic hình thành khái niệm SH cơ thể qua DH phần cơ thể TV
Theo logic thông thường, để hình thành được khái niệm SH cơ thểđòi hỏi phải dạy xong phần TV (Phần A) và phần ĐV (Phần B) Tuy nhiênqua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng để hình thành được khái niệm SH cơthể không nhất thiết phải theo logic trên Để làm được điều này đòi hỏiPMDH khi thiết kế phải hướng vào việc hình thành nên các dấu hiệu tươngđồng của các đặc trưng sống Tức là khi dạy phần TV PMDH đã phảihướng tới phần ĐV, hay dạy TV thực chất là đang làm khung cho dạyphần ĐV Nói một cách hình tượng khi dạy TV giống như việc xây xongmột nửa cầu phía bên này đồng thời định vị và hình thành các mố cầu phíabên kia sông để khi học phần ĐV HS chỉ cần hình thành các dầm cầu mới
là hoàn thiện cầu Chúng tôi xây dựng lôgic triển khai như sau:
Bước 1: Tổ chức HS tìm kiếm, khai thác thông tin: Kết hợp vớiSGK, tổ chức HS quan sát các kênh thông tin trong PMDH hình thànhkiến thức chuyên khoa của TV với chủ đích hướng đến khái niệm SH cơthể bằng các lệnh hoạt động thông qua câu hỏi, bài tập định hướng
Bước 2: Kết hợp các kênh thông tin để khái quát hình thành khái niệmcủa mỗi đặc trưng sống và dấu hiệu tương đồng của mỗi đặc trưng sống