1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đồng Xuân

184 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Huyện Đồng Xuân nằm về phía Tây bắc tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 50 km, với tổng diện tích tự nhiên là 106.866 ha, chiếm khoảng 21,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Yên. Dân số của huyện năm 2010 khoảng 58.399 người, chiếm 6,7% tổng dân số toàn tỉnh. Xuất phát điểm của huyện Đồng Xuân là một huyện miền núi, diện tích tự nhiên tuy lớn nhưng việc khai thác sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, bị hạn chế bởi đặc điểm đất đai và điều kiện phát triển kinh tếxã hội (diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 16.882,04, chỉ chiếm 15,8% tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 3.554,04 ha, chỉ chiếm 3,33% tổng diện tích tự nhiên). Vì vậy, việc sử dụng đất cần phải được nghiên cứu quy hoạch hợp lý, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao nhất. Giai đoạn từ năm 20012010, huyện Đồng Xuân đã tiến hành lập Quy hoạch sử dụng đất và được phê duyệt theo Quyết định số 1074QĐUB ngày 12 tháng 5 năm 2004 về việc Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Xuân giai đoạn 20012010 và định hướng đến năm 2020. Cùng với việc lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, các xã và thị trấn cũng tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã đến năm 2010 và 2015. Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Đồng Xuân trong những năm qua đã mang lại những kết quả có tính thực tiễn về thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai trong

Trang 1

Xuất phát điểm của huyện Đồng Xuân là một huyện miền núi, diện tích tự nhiên tuy lớn nhưng việc khai thác sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, bị hạn chế bởi đặc điểm đất đai và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội (diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 16.882,04, chỉ chiếm 15,8% tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là 3.554,04 ha, chỉ chiếm 3,33% tổng diện tích tự nhiên) Vì vậy, việc sử dụng đất cần phải được nghiên cứu quy hoạch hợp lý, tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao nhất.

Giai đoạn từ năm 2001-2010, huyện Đồng Xuân đã tiến hành lập Quy hoạch

sử dụng đất và được phê duyệt theo Quyết định số 1074/QĐ-UB ngày 12 tháng 5

năm 2004 về việc Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Xuân giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 Cùng với việc lập quy hoạch sử dụng

đất cấp huyện, các xã và thị trấn cũng tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã đến năm 2010 và 2015 Công tác quy hoạch sử dụng đất ở Đồng Xuân trong những năm qua đã mang lại những kết quả có tính thực tiễn về thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, đô thị và nông thôn, v.v góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở sử dụng tài nguyên đất đai ngày một đầy đủ, hiệu quả

và hợp lý hơn.

Đến nay, thời hạn thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2000-2010 đã hết hiệu lực và cần được lập mới quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các kỳ tiếp theo sau năm 2010, v.v…

Từ những yêu cầu nêu trên, việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Đồng Xuân, nhằm cung cấp cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về mặt đất đai, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông thôn là hết sức cần thiết

Trang 2

II MỤC TIÊU LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN ĐỒNG XUÂN ĐẾN NĂM 2020

Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp để thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước, tỉnh, huyện, trên cơ sở tuân thủ chính sách pháp luật về đất đai và các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Nhà nước, của tỉnh

và huyện Mặt khác, theo quy định của Luật Đất đai, Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật Do đó, mục đích lập quy hoạch sử dụng đất được thể hiện ở các nội dung:

- Đề xuất với UBND tỉnh việc phân bổ lại quỹ đất đai, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của các cấp, các ngành phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và huyện

- Góp phần quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai; làm cơ sở pháp lý để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Làm cơ sở định hướng quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã; quy hoạch

sử dụng đất chuyên ngành: xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, lập các dự án đầu

tư xây dựng, các dự án đầu tư phát triển các loại cây trồng, vật nuôi, v.v

- Tạo sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban, ngành của tỉnh và địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đề ra; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của các ngành trên địa bàn huyện có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất.

- Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuẩn bị cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch, các khu đô thị mới, hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá Ổn định các khu dân cư nông thôn, mở rộng các khu dân cư đô thị; nâng cao đời sống văn hoá, xã hội; thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hóa, hiện đại hoá, bảo

vệ môi trường sinh thái

III NHỮNG CƠ SỞ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN ĐỒNG XUÂN

1 Cơ sở pháp lý

- Căn cứ mục 2 Luật Đất đai năm 2003 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Luật Đường sắt năm 2005, Luật Giáo dục, Luật Xây dựng …

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Trang 3

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ

về quản lý, sử dụng đất lúa.

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ

về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục - thể thao.

- Nghị quyết số 25/2007/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ

về việc Điều chỉnh QHSD đất

- Nghị quyết số 63/2009/ đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tỉnh Phú Yên.NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

- Nghị quyết sô 17/2011/QH13 của Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 2 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cấp quốc gia.

- Nghị Quyết 44/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên V/v Thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2011-2015) của tỉnh Phú Yên.

- Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ V/v Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) tỉnh Phú Yên.

- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,

xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Thông tư 12/2010/BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về Quy định mẫu tổ chức, hoạt động và tiêu chí của trung tâm văn hóa - thể thao xã

Trang 4

- Thông tư số 06/2011//TT-BVHTTDL ngày 8 tháng 3 năm 2011 của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục

vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản

- Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

- Quyết định số 2855 QĐ/BNN-KHCN ngày 17 tháng 9 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cây cao su là cây đa mục đích, phạm vi áp dụng cho cả nước (đối tượng: rừng tự nhiên là rừng nghèo kiệt).

- Quyết định số 3983/QĐ-BCA-H41 ngày 23 tháng 9 năm 2011 của Bộ Công an ban hành Quy định về định mức sử dụng đất của các đơn vị trong lực lượng công an nhân dân.

- Quyết định số 1074/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Phú Yên V/v phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Xuân giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020

- Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 12/12/2007 của UBND tỉnh Phú Yên về phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Phú Yên.

- Quyết định số 1033/QĐ-UB ngày 29 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Phú Yên V/v Phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đồng Xuân đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 197/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Phú Yên V/v Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch sử dụng đất

Trang 5

đến năm 2020 và kế sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

- Công văn 576/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên

& Môi trường hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trong công tác lâp, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập QHSD đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015).

- Công văn số 249/TCQLĐĐ ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Thông báo số 207/TB-UBND ngày 04/4/2011 của UBND tỉnh Phú Yên V/v cho phép lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất

5 năm (2011-2015) huyện Đồng Xuân.

- Chỉ thị số 01/CT-BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2011 của UBND tỉnh Phú Yên V/v lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Các văn bản liên quan khác …

2 Cơ sở thông tin, tài liệu, bản đồ

- Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

- Quy hoạch nông nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Rà soát, quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Phú Yên.

- Quy hoạch chi tiết và phân vùng nguyên liệu mía đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

- Quy hoạch chi tiết và phân vùng nguyên liệu sắn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Quy hoạch chi tiết vùng trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên

- Quy hoạch tổng thể phát triển thủy điện nhỏ tỉnh Phú Yên.

- Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch phát triển hệ thống xăng dầu tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Phú Yên đến năm

2020, tầm nhìn 2030.

- Quy hoạch phát triển điện lực các huyện tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quy hoạch khoáng sản tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch giao thông tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

Trang 6

- Quy hoạch du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020.

- Quy hoạch ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch thủy lợi tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quy hoạch phát triển dân cư tỉnh Phú Yên đến năm 2015.

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Phú yên đến năm 2015.

- Quy hoạch các vùng chăn nuôi và các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm 2020.

- Quy hoạch đất trồng lúa tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Tài liệu quy hoạch hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên đến năm

2010 và định hướng đến năm 2030.

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010).

- Kiểm kê đất đai tỉnh Phú Yên năm 2010.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Đồng Xuân đến năm

- Quy hoạch chi tiết thủy lợi huyện Đồng Xuân đến năm 2020.

- Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm

2010 huyện Đồng Xuân và các xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Xuân.

- Thống kê đất đai năm 2011 huyện Đồng Xuân (tính đến thời điểm 01/01/2012).

- Thống kê đất đai năm 2012 huyện Đồng Xuân (tính đến thời điểm 01/01/2013).

- Quy hoạch chi tiết trung tâm thị trấn La Hai.

- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, mở rộng thị trấn La hai đến năm 2020.

- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Xuân Lãnh đến năm 2020.

- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Xuân Long đến năm 2020.

- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Xuân Sơn Nam đến năm 2020.

- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Xuân Phước đến năm 2020.

- Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Xuân Quang 2 đến năm 2020.

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã huyện Đồng Xuân.

- Niên giám thống kê năm 2010 huyện Đồng Xuân.

- Nông thôn, nông nghiệp, thủy sản huyện Đồng Xuân năm 2010 (Tài liệu: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở huyện Đồng Xuân năm 2009-2010).

- Ngoài ra, còn một số dự án đang thực hiện và sẽ triển khai trên địa bàn huyện Đồng Xuân

Trang 7

IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cơ quan đầu tư: UBND huyện Đồng Xuân.

- Cơ quan thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên.

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Phú Yên.

- Cơ quan thực hiện: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp miền Trung - Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).

V CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG HỢP

1 Sản phẩm của dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Đồng Xuân

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Đồng Xuân.

- Các biểu số liệu, sơ đồ và bản đồ thu nhỏ kèm theo báo cáo thuyết minh.

- Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất năm 2010, tỷ lệ 1/25.000.

- Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỷ lệ 1/25.000.

- Đĩa CD bao gồm các tư liệu về bản đồ các loại, báo cáo thuyết minh và các biểu số liệu có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu huyện Đồng Xuân.

2 Nôi dung chính của báo cáo thuyết minh tổng hợp

Nôi dung chính của báo cáo gồm các phần như sau:

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý

Huyện Đồng Xuân nằm về phía Bắc tỉnh Phú Yên, ở vị trí chuyển tiếp giữa 2 vùng núi cao Tây Nguyên và ven biển Nam Trung bộ

- Vị trí địa lý:

Trang 8

+ Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định.

+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.

+ Phía Nam giáp huyện Sơn Hòa.

+ Phía Đông giáp thị xã Sông Cầu và huyện Tuy An.

- Tọa độ địa lý:

+ Từ 13014’ đến 13036’ vĩ độ Bắc.

+ Từ 108043’ đến 109012’ kinh độ Đông.

Toàn huyện có 10 xã và 01 thị trấn, tổng diện tích tự nhiên là 1.068,66 km2.

1.2 Địa hình, địa mạo

Huyện Đồng Xuân nằm tựa lưng vào dãy Trường Sơn, bao gồm nhiều đồi núi xen kẽ với những thung lũng nhỏ hẹp, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chia 3 dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình núi cao: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố phía Tây, Tây nam và Đông bắc thuộc các xã Phú Mỡ, Xuân Quang I, Đa Lộc, Xuân Lãnh, v.v Độ cao phổ biến trên 1000 m (hòn Rung Gia: 1108m, Chư Trai: 1238m, La Hiên: 1318m), độ dốc trên 25 độ Địa hình núi cao bị chia cắt mạnh, tầng đất mỏng, giao thông chưa phát triển, dân cư thưa thớt, chủ yếu sử dụng vào phát triển lâm nghiệp Vùng núi cao chiếm diện tích lớn, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước và tài nguyên đất cho vùng hạ lưu.

- Dạng địa hình đồi, núi thấp: là vùng địa hình chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng thung lũng bằng, độ cao trung bình 300-1000m, độ dốc từ 15 độ đến

25 độ, địa hình lượn sóng bị chia cắt nhẹ, hiện trạng đang sử dụng phát triển nông lâm kết hợp.

- Dạng địa hình đồng bằng và thung lũng nhỏ hẹp: tập trung chủ yếu ở thị trấn

La Hai, Xuân Quang 3, Xuân Phước, v.v Dạng địa hình này được hình thành do quá trình bồi lắng trầm tích từ các sản phẩm của sông và suối tích tụ hình thành, địa hình thường bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

là khoảng 196 giờ/tháng Năng lượng bức xạ tổng cộng lớn, trung bình từ

155-165 kcal/cm2/năm Tổng tích ôn trên 9.0000C, nắng nhiều, bức xạ dồi dào, nhiệt

độ cao và ít chịu ảnh hưởng của bão là những thuận lợi cơ bản cho huyện Đồng Xuân phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với nhóm cây hàng năm.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm biến động từ 1.500-2.000 mm tùy theo vùng mà chia thành 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa ngắn (khoảng 4-

5 tháng, từ tháng 9-12) nhưng chiếm 70-80% lượng mưa cả năm Do mưa rất lớn vào giai đoạn từ tháng 9-11 (khoảng 200-470 mm/tháng), trong khi hạ lưu các

Trang 9

con sông nhỏ hẹp, thoát nước chậm nên lượng nước đổ về mạnh gây lũ quét, xói mòn và rửa trôi đất ở vùng có địa hình cao và dốc, mặt khác làm mực nước sông suối dâng nhanh, gây tình trạng ngập úng cục bộ ở các khu vực trũng ven sông

- Độ ẩm: độ ẩm trung bình nhiều năm biến động từ 80-85%, vùng núi cao từ 85-90% và tăng dần theo độ cao, vùng núi thấp từ 83-85%, vùng núi cao từ 85- 90% Ẩm độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 35% vào tháng 4, tháng 5 khi có gió Tây nam khô nóng xuất hiện.

Đánh giá tổng quát chế độ ẩm huyện Đồng Xuân qua hệ số K (là tỷ số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi cùng thời gian) Giá trị bình quân năm của K là 135%, chế độ ẩm các tháng trong năm chênh lệch khá lớn (tháng 10 và 11: K = 750-800%; trong khi tháng 2 và 3: K = 16-25%).

Do đặc điểm vị trí địa lý và địa hình chi phối, khí hậu thời tiết huyện Đồng Xuân chia làm 2 vùng:

+ Vùng 1: là vùng phân bố phía Tây, Tây bắc của huyện Đồng Xuân Đặc

điểm địa hình núi cao, nằm tiếp giáp với khu vực Tây Nuyên nên chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên.

Lượng mưa trung bình năm khá lớn: 1.700 đến 2.000 mm, mưa thường đến sớm và kết thúc muộn, thời gian mưa kéo dài hơn vùng đồng bằng khoảng 02 tháng Ở vùng những có độ cao trên 1.000 m, lượng mưa trong tháng 11 và 12 lên đến 500-600 mm.

Nhiệt độ trung bình năm dưới 250C, vùng núi cao dưới 230C, nhiệt độ cao nhất không đến 350C Tổng tích ôn dưới 91000C, vùng núi cao dưới 84000C, ít chịu ảnh hưởng của gió tây khô nóng.

Ẩm độ tương đối trung bình năm khoảng 83-85% Lượng bốc hơi khả năng

1200 mm, lượng bốc hơi thực tế 950 mm/năm.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu của vùng thích hợp với phát triển nông nghiệp, rất thích hợp cho phát triển các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, thuận lợi xây dựng các hồ đập cung cấp nước tưới cho vùng hạ lưu Mặt khác, với điều kiện khí hậu của vùng lại gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống giao thông và phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Vùng 2: là vùng phân bố ở các khu vực trung tâm và các khu vực phía

Đông nam của huyện.

Lượng mưa trung bình năm thấp: 1.460 mm, trong đó thung lũng Xuân Phước có lượng mưa khoảng 1.330 mm Thời gian mưa khoảng 4 đến 5 tháng, vùng tiếp giáp với núi cao thời gian mưa có thể sớm hơn 01 tháng.

Tổng tích ôn khoảng 9.3100C.

Nhiệt độ cao kết hợp với khí hậu khô nóng về mùa khô gây tình trạng hạn đất

Trang 10

và hạn không khí là điều khiện khó khăn cho quá trình sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

1.4 Sông ngòi, thủy văn

- Hệ thống sông suối và nguồn nước mặt:

Đồng Xuân có hệ thống sông chính là hệ thống sông Kỳ Lộ, có 2 nhánh phụ lưu lớn là nhánh sông Trà Bương và nhánh sông Cô Ngoài ra, còn một suối nhỏ khác như: suối Đập, suối Tre, suối Cà Tơn và suối La Hiên.

Hệ thống sông Kỳ Lộ bắt nguồn từ tỉnh Gia Lai, ở độ cao trên 1.000m, chảy qua các xã Phú Mỡ, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, qua huyện Tuy An rồi đổ ra biển Diện tích lưu vực là 1950 km2, chiều dài sông là 105 km.

Hướng chảy chính của sông là hướng Tây bắc-Đông nam.

Đặc điểm chính của sông là bắt nguồn từ dãy núi cao nên sông có độ dốc lớn, khả năng tập trung nước nhanh về mùa mưa, dễ gây ngập úng.

Biểu 1: Một số đặc trưng chính của sông ngòi huyện Đồng Xuân

Diện tích lưu vực

F(km2)

Chiều dài sông L(km)

Độ rộng

BQ lưu vực b(km)

Hệ số uốn khúc

Độ dốc sông

Mật độ sông D

và thường gây lũ lụt vào những tháng trong mùa mưa Mùa khô lưu lượng nước các sông thấp, nhiều suối bị khô cạn, gây hạn hán trong những tháng mùa khô.

- Nước mặt và dòng chảy lũ:

Mùa lũ trong vùng thường kéo dài 3 tháng, bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11 Theo tài liệu quan trắc, lũ sớm thường xuất hiện vào tháng 8 đến tháng 9, thời kỳ này là thời kỳ chuyển tiếp giữa mùa cạn sang mùa lũ của lưu vực, mặt đệm lúc này đang bị khô nên có tính háo nước lớn, khi có mưa lưu vực

bị mất nhiều nước do thấm nên lũ ở thời kỳ này thường nhỏ, có dạng đỉnh nhọn Khả năng lũ sớm đo được như sau:

Trang 11

Nguồn: Trạm Khí tượng, Thủy văn Hà Bằng

Lũ chính mùa thường xuất hiện vào các tháng 10, tháng 11, vào thời kỳ này

do sự xuất hiện liên tục của các hình thái gây mưa lớn như bão, áp thấp nhiệt đới

và dải hội tụ gây ra những trận mưa lớn liên tiếp Thời gian này, mặt đệm trên lưu vực được bão hòa nên khi nước mưa rơi xuống nhanh chóng tập trung vào sông, suối và dòng chảy có trị số lớn nhất cả về lưu lượng đỉnh lũ, cường suất và tổng lượng lũ.

Khả năng xuất hiện lũ chính như sau:

Nguồn: +Trung tâm Khí tượng, Thuỷ văn tỉnh Phú Yên.

+Trạm Khí tượng, Thủy văn Hà Bằng

Lũ muộn thường xuất hiện vào trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12, thường

có tổng lượng nhỏ dạng đỉnh nhọn, đơn lẻ, cường suất thấp Tuy nhiên, có một số năm dưới tác động của nhiều nhân tố gây mưa phức tạp kết hợp với nhau vào trung tuần tháng 12 trên lưu vực xuất hiện con lũ muộn có trị số rất lớn, lớn hơn

lũ chính vụ, gây nhiều thiệt hại.

Khả năng xuất hiện lũ muộn như sau:

Nguồn: +Trung tâm Khí tượng, Thuỷ văn tỉnh Phú Yên.

+Trạm Khí tượng Thủy văn Hà Bằng

Trước thời kỳ mưa lũ, vào tháng 5 hoặc tháng 6 hàng năm cũng thường có đợt mưa khá lớn cung cấp cho mạng lưới sông suối trong huyện một lượng dòng chảy đáng kể gọi là lũ tiểu mãn, lượng nước này chỉ chiểm khoảng 3 -6% lượng dòng chảy năm.

- Nước ngầm:

Nước ngầm ở huyện Đồng Xuân chủ yếu tồn tại trong trầm tích sông suối Tùy theo địa hình và vị trí các khu vực mà nước ngầm có độ sâu từ 3-15 m, nước ngầm trên địa bàn huyện Đồng Xuân chủ yếu là dạng nước ngọt, độ pH trung tính (6,5-7,5) Nhìn chung, chất lượng nước ngầm ở các vùng ven song suối, thung lũng vùng trung du của huyện Đồng Xuân thuộc loại nhạt (M = 0,1 đến 1,0 l/g).

Trang 12

1/ Hệ Triat-Hệ tầng Mang Yang: Phân bố rải rác ở huyện Đồng Xuân, tập trung vùng trung lưu bờ trái sông Kỳ Lộ, chúng làm nền lót đáy cho các khối phun trào Bazan Đại Nga.

2/ Hệ Jura: Trong phạm vi huyện Đồng Xuân, đá phun trào Jura thường tập trung ở vùng thượng lưu phía Tây huyện Đồng Xuân (Phú Giang, Phú Tiến).

2 Các nguồn tài nguyên

2.1 Tài nguyên đất

Huyện Đồng Xuân có 07 nhóm đất và 11 loại đất Nhóm đất có diện tích lớn nhất là nhóm đất đỏ vàng: diện tích là 89.831 ha, chiếm 84,06% tổng diện tích Nhóm đất xám có diện tích khá lớn: diện tích là 5.980 ha, chiếm 5,6% tổng diện tích tự nhiên Nhóm đất phù sa: diện tích là 5.210 ha, chiếm 4,84% tổng diện tích

tự nhiên Các nhóm đất còn lại có diện tích ít.

Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Đồng Xuân theo biểu sau:

Biểu 2: Tổng hợp diện tích các loại đất huyện Đồng Xuân

Đất mùn vàng đỏ trên đá macma acid Ha 5.100 4,77

Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 140 0,13

Nguồn: - Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất tỉnh Phú Yên-Viện QH & TK nông nghiệp.

- Điều tra bổ sung xây dựng bản đồ đất huyện Đồng Xuân, Phân viên miền Trung.

2.1.1 Nhóm đất bãi cát ven sông (ký hiệu: C)

Nhóm đất cát ven sông được hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, tích lũy, từ

sự phá hủy các đá giàu thạch anh như grannit, quartzit, cát kết, v.v Sau đó nhờ dòng nước mang đến tích tụ thành các bãi cát, cồn cát ven sông

a Diện tích: Nhóm đất cát có diện tích là 605 ha, chiếm 0,57% tổng diện

Trang 13

tích các loại đất.

b Phân bố: chủ yếu phân bố ở một số khu vực ven sông Kỳ Lộ thuộc các

xã Xuân Long, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

c Đặc điểm: Thành phần cơ giới chủ yếu cát thô, kết cấu rời rạc, dung tích

hấp thu của đất thấp, đất nghèo dinh dưỡng

d Khả năng sử dụng: Nhóm đất cát ven sông là nhóm đất xấu nên có nhiều

hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp Nhóm đất cát ở các vùng ven sông có địa hình bằng, nếu gần nguồn nước tưới có thể sử dụng vào trồng rau màu các loại nhưng cần đầu tư nhiều phân hữu cơ cải tạo đất.

b Phân bố: Nhóm đất phù sa phân bố hầu hết các xã trong huyện nhưng tập

trung nhiều ở các xã như: Xuân Phước, Xuân Quang 3, thị trấn La Hai, v.v

c Khả năng sử dụng: Nhóm đất phù sa là nhóm đất tốt, có nhiều thuận lợi

cho sản xuất nông nghiệp Nhóm đất phù sa có khả năng trồng nhiều loại cây khác nhau như lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày, v.v

2.1.4 Nhóm đất xám và bạc màu (ký hiệu: X)

Nhóm đất xám được hình thành và phát triển trên nhiều loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, khoáng sét đã bị biến đổi,

có quá trình rửa trôi sét và các cation kiềm tạo cho đất có tầng tích tụ sét.

a Diện tích: Nhóm đất xám và bạc màu có diện tích là 5.980 ha, chiếm

5,6% diện tích tự nhiên của huyện.

b Phân bố: Nhóm đất xám và bạc màu phân bố hầu hết các xã trong huyện,

tập trung nhiều ở các xã như Xuân Lãnh, Đa Lộc, Xuân Long, Xuân Quang 1, Xuân Sơn Bắc, v.v

c Khả năng sử dụng: Nhóm đất xám và bạc màu có tiềm năng không lớn,

hàm lượng các chất dinh dưỡng không cao, không bị ngập úng nên thích hợp với trồng màu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

2.1.5 Nhóm đất đỏ vàng (ký hiệu: F)

Nhóm đất đỏ vàng hình thành và phát triển trên các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau, trên địa hình cao, độ dốc lớn, quá trình xói mòn rửa trôi diễn ra mãnh liệt dẫn đến tích lũy sắt nhôm và xuất hiện tầng đỏ vàng.

a Diện tích: Nhóm đất đỏ vàng có diện tích là 89.831 ha, chiếm 84,06%

diện tích điều tra.

b Phân bố: Nhóm đất đỏ vàng phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, chủ

yếu tập trung ở các vùng đồi núi

c Khả năng sử dụng: Nhóm đất đỏ vàng thường ở địa hình cao độ dốc lớn

nên sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, nhóm đất đỏ vàng có khả năng

Trang 14

sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp hoặc sản xuất nông - lâm kết hợp, phát triển vườn rừng (cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi gia súc).

2.1.6 Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (ký hiệu: D)

a Diện tích : Nhóm đất tung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích là 140

ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên toàn huyện.

b Hình Thành : Đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm bồi tụ từ

các sản phẩm bị rửa trôi của các loại đất ở chân sườn thoải hoặc vật liệu Feralit hóa được dòng nước mang từ đồi núi kế cận tập trung về nơi địa hình thấp Cùng với vật liệu này, thường có một lượng chất hữu cơ trung bình đến khá Nước mặt đọng trong thời gian dài có thể làm cho đất bị gley.

c Khả năng sử dụng : Nhìn chung, đất dốc tụ có diện tích không lớn, địa

hình tương đối bằng thấp, đủ ẩm, độ phì trung bình Đất dốc tụ có khả năng sử dụng vào trồng lúa và các loại cây hàng năm khác.

2.2 Các tài nguyên khác

- Tài nguyên rừng:

Theo thống kê năm 2010, toàn huyện có 61.327,4 ha rừng Trong đó: rừng sản xuất là 27.015,48 ha, rừng phòng hộ là 34.311,94 ha Đây là nguồn tài nguyên quý giá: vừa cung cấp các loại gỗ quý, vừa là nguồn giữ thủy cung cấp nước tưới

và đảm bảo hệ sinh thái môi trường nhằm phát triển kinh tế bền vững.

- Tài nguyên khoáng sản:

Theo thăm dò đánh giá tài nguyên khoáng sản huyện Đồng Xuân cho thấy một số nguồn khoáng sản như:

+ Sét làm gạch, ngói: phân bố rải rác ven các sông, suối.

+ Đá Granit: Phân bố ở các xã Xuân Sơn Bắc, Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Quang 1, Xuân Quang 2 Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy đá Granit ở Đồng Xuân có độ nguyên khối cao, có thể khai thác làm đá xuất khẩu.

+ Quặng fluorit: phân bố ở xã Xuân Lãnh.

+ Suối nước nóng có 3 điểm lộ: điểm Trà Ô, diện lộ 3m x 2m, lưu lượng 1 lít/giây, độ khoáng hóa 500mg/lít, nhiệt độ 570C, loại nước Bicabonat cloruanatri; điểm Triêm Đức: diện lộ 100m x 100m, lưu lượng 2,5 lít/giây, độ khoáng hóa 600 mg/lít, nhiệt độ nước 75-780C, loại nước Bicabonat cloruanatri và điểm Cây Vừng (xã Phú Mỡ).

3 Thực trạng môi trường

Nhìn chung, một số ngành kinh tế huyện Đồng Xuân phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, nhất là công nghiệp sản xuất mía đường, chế biến bột sắn, v.v… Từ đó, kéo theo môi trường một số khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu Vì vậy, cần thực hiện những giải pháp quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp,

xử lý chất thải, hạn chế ô nhiễm môi trường và phát triển kinh tế bền vững.

Các khu vực dự báo ô nhiễm môi trường:

- Khu vực nhà máy chế biến sắn: Hiện tại, nhà máy sản xuất tinh bột sắn có xây dựng và vận hành hoạt động hệ thống xử lý nước thải, có kế hoạch giám sát và báo cáo định kỳ diễn biến chất lượng nước thải Hệ thống nước thải của nhà máy

Trang 15

hiện nay đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, nhưng nếu nhà máy cứ tiếp tục nâng công xuất, hệ thống xử lý không đủ công suất, sẽ dẫn đến gây ô nhiễm môi trường nước sông và các vùng lân cận

- Khu vực nhà máy chế biến mía đường KCP: Cũng như nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến mía đường hiện tại cũng được đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn TCVN 5945-2005, nhưng nếu tiếp tục nâng công suất nhà máy sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Một số khu vực khai thác khoáng sản như: Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Long, v.v…

- Nhiều khu dân cư vẫn còn xen lẫn nghĩa địa rải rác, chưa quy hoạch tập trung nên ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường nước sinh hoạt của dân cư.

- Ngoài ra còn một số khu vực đông dân cư chưa được quy hoạch bãi rác thải cũng tác động đến môi trường, gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường không khí bằng các chất thải sinh hoạt.

II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN ĐỒNG XUÂN GIAI ĐOẠN 2001-2010

1 Tăng trưởng kinh tế

Theo số liệu trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện

Đồng Xuân, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 13,4%/năm Trong đó : ngành nông-lâm-thủy sản tăng 5,7%, ngành công nghiệp- xây dựng tăng 22,5%, ngành dịch vụ tăng 35,6% Cụ thể chia theo 2 giai đoạn như sau:

a Giai đoạn 2001-2005:

Giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn (theo Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội huyện Đồng Xuân 2010-2020) : Đồng Xuân là một huyện miền núi, thuần nông, xuất phát điểm từ nền kinh tế thấp, thu hút vốn đầu tư còn ít, thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xẩy ra, làm ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và phát triển kinh tế của huyện, nhưng nhờ tổ chức thực hiện tốt các định hướng trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII, vận dụng đứng đắn đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, nền kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng khá.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 16,5%/năm.

Trong đó:

- Nông nghiệp: đạt mức tăng trưởng bình quân là 5,9%/năm Bước đầu hình thành sản xuất hàng hóa, thâm canh, đa canh, cho năng suất khá cao Tập trung phát triển một số cây công nghiệp ngắn ngày như : mía, sắn, v.v… tạo tiền đề để hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung.

- Công nghiệp-xây dựng: đạt mức tăng trưởng bình quân 29,6%/năm Tăng cường đầu tư công nghiệp mía đường, nâng công suất nhà máy từ 150 tấn lên 250 tấn mía/ngày; phân xưởng chế biến hạt điều đưa vào hoạt động ; các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được khôi phục và phát triển, v.v…

- Dịch vụ: đạt mức tăng trưởng bình quân 57,3%/năm Giai đoạn này, do

Trang 16

huyện được quan tâm đầu tư mạnh về các lĩnh vực giáo dục, y tế, các hoạt động

xã hội, các dịch vụ thương mại, dịch vụ bưu chính viễn thông đều có bước đột phá tăng trưởng mạnh nên đạt ở mức rất cao

b Giai đoạn 2006-2010 : là thời kỳ huyện Đồng Xuân tổ chức thực hiện Nghị

quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, với mục tiêu là ‘‘Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời tạo sự chuyển biến rõ rệt về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ’’.

Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10,5%/năm.

Trong đó :

- Nông nghiệp : nhịp độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bình quân trong giai đoạn này là 5,4%/năm Huyện đã hình thành các vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp, cung cấp nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến trên địa bàn.

- Công nghiệp-xây dựng : nhịp độ tăng trưởng bình quân là 15,3%/năm, tăng

2 lần so với năm 2005 và 7,4 lần so với năm 2000 và bằng 4,6% GDP ngành công nghiệp toàn tỉnh.

Nhà máy đường KCP đã được đầu tư nâng công suất từ 500 tấn mía/ngày năm 2008 lên 1.000 tấn/ngày năm 2010, phân xưởng chế biến hạt điều hoạt động

ổn định Ngoài ra, đã đươc vào hoạt động nhà máy chế biến tinh bột sắn, 2 cơ sở chế biến đá ốp lát, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá.

- Dịch vụ : nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 13,8%/năm, tăng 1,9 lần so với năm 2005 và 18,4 lần so với năm 2000 và bằng 3,3% GDP ngành dịch vụ toàn tỉnh Phú Yên.

Dịch vụ mua bán trao đổi hàng hóa phát triển mạnh, kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư nâng cấp Dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải, v.v… phát triển nhanh, đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu của người dân.

+ Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên Năng suất lao động tăng bình quân 17,8%/năm, từ 4,4 triệu đồng/lao động năm 2000 tăng lên 10,7 triệu đồng/lao động năm 2005 và đạt 22,7 triệu đồng/lao động năm 2010 Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp-TTCN từng bước đáp ứng được nhu cầu thị trường.

+ Đời sống đại bộ phận dân cư được cải thiện, GDP bình quân đầu người giá hiện hành năm 2010 đạt 11,4 triệu đồng/người, tăng gấp 2,25 lần so với năm 2005

và tăng gấp 5,6 lần so với năm 2000 và chỉ bằng 79,8% so với bình quân của cả tỉnh.

2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Thời kỳ 2000-2010 chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, phù hợp với xu hướng chung của cả tỉnh và cả nước, tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm,

tỷ trọng ngành công nghiệp-TTCN và dịch vụ ngày càng tăng mạnh:

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 81,8% năm 2000 xuống còn 55,7% năm

2005 và 39% năm 2010.

- Tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 14% năm 2000 lên 25,2% năm

Trang 17

2005 và 34% năm 2010.

- Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 4,2% năm 2000 lên 19,1% năm 2005 và 27% năm 2010.

Biểu 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành theo các năm huyện Đồng Xuân

TT Chỉ tiêu ĐVT Tỷ trọng thực hiện qua các năm

Nguồn:+ Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2010.

+ Báo cáo Quy hoạch TT phát triển KT-XH huyện Đồng Xuân đến 2020

2.2 Chuyển dịch cơ cấu lao động

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đã kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động vào làm việc trong các ngành kinh tế phát triển hơn Tuy nhiên, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn Năm 2010, lao động nông nghiệp chiếm 64,9% tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, giảm 20,1% so với năm

2000 và giảm 11,1% so với năm 2005 Trong khi đó, lao động công TTCN năm 2010 chiếm 24,5%, tăng 12,3% so với năm 2000 và tăng 7,6% so với năm 2005 Lao động dịch vụ năm 2010 chiếm 10,6%, tăng 7,6% so với năm 2000

nghiệp-và tăng 3,5% so với năm 2005 Như vậy, chuyển dịch lao động giữa các ngành diễn ra khá mạnh

Biểu 4: Lao động tham gia các ngành kinh tế theo các giai đoạn

Số người (1000 ng)

Tỷ lệ (%)

Số người (1000 ng)

Tỷ lệ (%)

Số người (1000 ng)

Tỷ lệ (%)

Trang 18

3 Thực trạng phát triển kinh tế

3.1 Khu vực kinh tế Nông - Lâm -Thủy sản

Thời kỳ 2001-2010, tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, giá cả tăng cao, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất, v.v… nhưng khu vực nông- lâm-ngư nghiệp vẫn tăng trưởng khá ổn định.

Năm 2010, giá trị gia tăng (VANN theo giá so sánh năm 1994) đạt 92,5 tỷ

đồng, bằng 10,1% GDPNN của toàn tỉnh và tạo việc làm cho hơn 21,3 nghìn lao động

3.1.1 Sản xuất nông nghiệp

a Trồng trọt: Diện tích gieo trồng trong những năm gần đây tăng chậm, từ

13.226 ha năm 2005 lên 13.519 ha năm 2010 Trong đó: diện tích đất gieo trồng cây hàng năm khoảng 11.708 ha, chủ yếu có 2 nhóm cây trồng chính là nhóm cây lương thực (lúa, ngô) và nhóm cây công nghiệp hàng năm (mía, sắn, …) Trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều vùng chuyên sản xuất cây công nghiệp mía, sắn, điều, v.v… Nhiều giống cây trồng mới được đưa vào sử dụng cho năng suất cao.

Một số cây trồng chủ yếu:

- Cây lúa: được trồng chủ yếu ở các vùng có khả năng tưới nước chủ động như: TT La Hai, xã Xuân Phước, xã Xuân Quang 3., v.v Diện tích gieo trồng lúa năm 2010 là 3.339 ha, giảm 246 ha so với năm 2000, năng suất lúa bình quân năm 2010 đạt 55,8 tạ/ha (năng suất cao nhất ở vụ Đông xuân đạt 62,5 tạ/ha và năng suất thấp nhất ở vụ mùa đạt 32,9 ta/ha).

- Cây bắp: diện tích gieo trồng năm 2010 là 720 ha, tăng 420 ha so với năm

2000, tập trung ở một số xã như: Xuân Quang 1, Xuân Phước, TT La Hai, … Nhờ

áp dụng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường nước tưới và sử dụng các giống bắp lai nên năng suất tăng từ 7,6 ha/tạ năm 2000 lên 20,9 ha năm 2005 và đạt 44 tạ/ha năm 2010.

- Cây mía: là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo cho đại bộ phân dân

cư, được trồng hầu hết ở các xã trên địa bàn, nhiều nhất là xã Xuân Lãnh, Xuân Quang 1, Xuân Phước, Đa Lộc… Diện tích mía phát triển mạnh và khá ổn định từ khi nhà máy đường KCP Đồng Xuân được thành lập và đưa vào hoạt động Diện tích đất mía năm 2010 là 3.310 ha, chiếm 19,0% tổng diện tích mía toàn tỉnh, năng suất mía đạt bình quân từ 50-55 tấn/ha.

- Cây sắn: là một trong những cây trồng mang nguồn thu lớn cho nông dân nên diện tích đất trồng sắn tăng mạnh ở hầu hết các xã trong huyện, diện tích tập trung nhiều ở xã Xuân Quang 1, Xuân Phước, Xuân Lãnh, Xuân Long, Đa Lộc Diện tích đất trồng sắn năm 2010 là 3.400 ha, tăng gấp 2 lần so với năm 2005 và gấp 4,2 lần so với năm 2000 và là huyện có diện tích sắn lớn thứ 2 tỉnh (sau huyện Sông Hinh) Năng suất sắn bình quân là 14-16 tấn/ha.

- Cây cao su: Năm 2007, Công ty cổ phần VRG Phú Yên được UBND tỉnh Phú Yên cho phép trồng thử nghiệm 47 ha cao su tại xã Xuân Quang 1, dự kiến sẽ phát triển mở rộng cao su ở các xã Đa Lộc, Phú Mỡ, Xuân Quang 1.

- Cây ăn quả: diện tích cây ăn quả năm 2000 là 34 ha, năm 2010 tăng lên 279

ha, chủ yếu là xoài, dứa, chuối, … cây ăn quả thường trồng trong vườn nhà, quy

Trang 19

mô nhỏ, rải rác, chưa trở thành cây sản phẩm hàng hóa.

b Chăn nuôi: chưa phát triển mạnh, chưa hình thành các vùng chăn nuôi tập

trung Hiện tại, chủ yếu phát triển đàn bò, đàn heo và đàn gia cầm.

- Đàn bò: có vai trò chủ lực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo nguồn thu lớn cho người dân Số lượng đàn bò tăng từ 19.856 con năm 2000 lên 20.188 con năm 2010 (tỷ lệ bò lai đạt 61%), bình quân 1 hộ có 1,3 con/hộ.

- Đàn heo: nuôi phân tán trong các hộ gia đình, do dịch bệnh nên quy mô đàn heo giảm từ 22.400 con năm 2005 xuống còn 14.405 con năm 2010, bình quân mỗi hộ gia đình có 0,8-1,0 con/hộ Các xã có quy mô phát triển chăn nuôi heo tương đối lớn là Xuân Lãnh, thị trấn La Hai và Xuân Phước Đã có bước cải thiện về giống nhưng chưa rộng rãi.

- Đàn gia cầm: số lượng tăng từ 120.600 con năm 2000 lên 136.000 con năm

2005 và đạt 153.797 con năm 2010 Giống nuôi chủ yếu là giống địa phương, năng suất thấp Hiện tại, một số nơi nuôi gà thả vườn Lương Phượng nhưng mới chỉ thử nghiệm Ngoài ra, còn một số vật nuôi như: nhím, heo rừng lai, hươu có hiệu quả cao, được nhân dân thực hiện nuôi thí điểm và bước đầu được nhân rộng

3.1.2 Lâm nghiệp

Đang từng bước chuyển dần từ lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp xã hội, nhằm mục đích ổn định và phát triển vốn rừng, tập trung đẩy mạnh khâu lâm sinh, quản lý bảo vệ rừng và trồng gừng gắn với định canh, định cư vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quản lý bảo vệ rừng: Đã hoàn thành cơ bản việc giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức và hộ gia đình nông dân để sử dụng ổn định, lâu dài theo Nghị định 163 của Chính phủ Tuy nhiên, chính sách hưởng lợi của người nhận đất chưa gắn với lượng tăng trưởng và giá trị sản phẩm rừng, chưa khuyến khích được người dân đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để tạo ra sức sản xuất lớn nhất của rừng.

- Trồng rừng: trong mười năm qua đã trồng trên 7 nghìn ha rừng tập trung và gần 20 triệu cây phân tán (bình quân mỗi năm trồng 700 ha rừng tập trung, 2 triệu cây phân tán) nâng độ che phủ rừng từ 26,2% năm 2000 lên 30% năm 2010 Đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất, ngày càng có nhiều nhà đầu tư xin các dự án trồng rừng Đây là cơ hội để xây dựng và phát triển một nền kinh tế lâm nghiệp bền vững, từng bước nâng cao thu nhập của người dân làm nghề rừng, giảm nhiều sức ép lên vốn rừng tự nhiên, từng bước chuyển đổi một bộ phân dân cư lâu nay sống dựa vào rừng bằng khai thác gỗ trái phép.

3.1.3 Thủy sản

Chủ yếu nuôi cá nước ngọt ở các ao, hồ Người dân chưa có kinh nghiệm nuôi và thiếu vốn đầu tư, khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện ít Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2010 là 14 ha, sản lượng thủy sản năm 2010 đạt khoảng 7,9 tấn

3.1.4 Hoạt động của các cơ sở sản xuất và dịch vụ nông nghiệp

Trang 20

* Hợp tác xã: Toàn huyện hiện có 19 hợp tác xã, trong đó có 18 hợp tác xã sản

xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp (02 HTX không hoạt động) Ngoài ra, hoạt

động dịch vụ nông nghiệp các hợp tác xã còn huy động vốn đóng góp của xã viên thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương kiên cố hóa giao thông nông thôn, v.v

* Kinh tế trang trại: Toàn huyện hiện có 06 trang trại, với tổng diện tích các

trang trại khoảng 123,5 ha, trong đó: có 04 trang trại nông lâm kết hợp và 02 trang trại chăn nuôi Vốn đầu tư các trang trại còn thấp, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi.

Quy mô các trang trại (được hình thành những năm gần đây) thường không lớn: Các trang trại nông lâm kết hợp có quy mô diện tích từ 07 đến 60 ha, tập trung ở các xã Xuân Lãnh, Xuân Long và Xuân Sơn Nam Các trang trại chăn nuôi có quy mô diện tích nhỏ 2-3 ha, tập trung ở xã Đa Lộc

Phân bố các trang trại theo các xã như sau:

Biểu 5: Phân bố số trang trại theo các xã

TT Đơn vị hành chính Số trang trại Diện tích (ha)

- Thiếu vốn đầu tư phát triển mở rộng sản xuất.

- Quản lý hợp tác xã sản xuất-kinh doanh dịch vụ nông nghiệp còn lúng túng, một số hợp tác xã hoạt động cầm chừng, không hiệu quả.

3.2 Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

3.2.1 Kinh tế công nghiệp

Khu vực kinh tế công nghiệp trên địa bàn huyện tăng nhanh giá trị sản xuất trong giai đoạn 2000-2010 Sản xuất công nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện ngày càng hiệu quả hơn, thể hiện việc tăng cả về quy mô giá trị sản xuất và cả về

số cơ sở sản xuất.

Giá trị gia tăng (VACN theo giá so sánh 1994) năm 2010: 82,1 tỷ đồng, bằng

Trang 21

4,6% GDPCN toàn tỉnh và tạo việc làm cho hơn 8,07 nghìn đồng.

Năm 2010, huyện Đồng Xuân có 1.104 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN, với các sản phẩm chủ yếu là đường, bột sắn, đá Granit, …

Biểu 6: Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo xã, thị trấn năm 2010

ĐVT: cơ sở

Đơn vị hành chính Tổng số Chia ra các khu vực

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2010.

a Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn

của huyện, vừa tiêu thụ nông sản của nông dân, vừa tạo nhiều việc làm cho xã hội

và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của huyện

- Nhà máy đường KCP và công nghiệp mía đường huyện Đồng Xuân: Nhà máy đường huyện Đồng Xuân được xây dựng và hoàn thành năm 1995, công suất thiết kế ban đầu là 150 tấn mía/ngày, sản lượng đường RS năm thấp nhất (1995)

là 525 tấn và năm cao nhất (1999) là 1.357 tấn Do công suất thấp, thiết bị lạc hậu nên hiệu quả không cao, đến năm 2002 nhà máy được chuyển giao cho công ty công nghiệp KCP và được đầu tư nâng công suất lên 1.000 tấn mía/ngày, sản lượng năm 2010 đạt 2.000 tấn đường RE.

Ngoài ra, có khoảng 128 cơ sở ép mía thủ công còn hoạt động ở những khu vực trồng mía chưa có đường nội vùng cho ô tô đi lại, vận chuyển khó khăn, hàng năm chế biến được từ 23-25 nghìn tấn đường trầm (năm 2010: 28.600 tấn) Các

cơ sở này quy mô nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp.

- Nhà máy chế biến tinh bột sắn: Hoạt động từ tháng 3 năm 2006, giải quyết việc làm cho trên 100 lao động Sản lượng tinh bột sắn năm 2010 đạt 19 nghìn tấn, tiêu thụ nguyên liệu sắn củ của huyện Đồng Xuân và các huyện lân cận như: Sơn Hòa, Vân Canh (Bình Định) Diện tích sắn liên tục tăng nhanh.

- Xưởng gia công chế biến hạt điều: Hoạt động từ năm 2005, tạo việc làm cho trên 350 công nhân, mỗi năm sản xuất được khoảng 300 tấn sản phẩm.

- Xay xát lương thực: Năm 2010, có gần 100 cơ sở xay xát lượng thực được

Trang 22

các hộ gia đình đầu tư, phân bố rải rác ở các điểm dân cư Quy mô, vốn đầu tư nhỏ, thiết bị kỹ thuật sản xuất lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu dân cư địa phương Sản xuất xay xát lương thực năm 2010 đạt 22.750 tấn/năm.

b Công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản:

Hiện tại, có 05 cơ sở đang hoạt động là: Công ty TNHH Tâm Tín khai thác chế biến đá granite xuất khẩu tại xã Xuân Quang 2, Công ty CP khoáng sản Phú Yên khai thác chế biến Flourit tại xã Xuân Lãnh, Công ty TNHH Thành Châu khai thác chế biến đá granit xuất khẩu tại xã Xuân Lãnh và Đa Lộc, Công ty CP đầu tư và xây dựng 1.5 khai thác chế biến đá làm VLXD tại xã Xuân Phước, Công ty CP 3.2 khai thác chế biến đá làm VLXD tại xã Xuân Quang 3.

Ngoài ra, trên địa bàn còn có một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, phân

bố rải rác ở các điểm dân cư do các hộ ra đình đầu tư: chuyên sản xuất gạch nung, ngói nung, khai thác cát sạn, đá chẻ, Hầu hết các cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất đơn giản Năm 2010, sản xuất 11 triệu viên gạch nung, 1,2 triệu viên đá chẻ, phục vụ cơ sở hạ tầng ở địa phương.

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2011.

3.2.2 Kinh tế tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống

Nhìn chung, kinh tế tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống kém phát triển Hầu hết các cơ sở có quy mô nhỏ, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, phân bố rải rác, đáp ứng nhu cầu tại chỗ.

- Các cơ sở sản xuất nông cụ cầm tay: năm 2010 sản xuất 47 nghìn nông cụ cầm tay, chủ yếu các vật dụng thông thường như: dao, dựa, lưỡi liềm, cuốc, v.v

- Các cơ sở cơ khí sửa chữa: bao gồm các cơ sở sửa chữa xe máy, phương

Trang 23

tiện vận tải ở trình độ thấp như: vá lốp, sửa chữa nhỏ thay thế phụ tùng, chưa đủ trình độ năng lực sửa chữa lớn hoặc chế tạo sản phẩm đơn giản cho phương tiện vận chuyển, dụng cụ sản xuất nông nghiệp, v.v

- Trên địa bàn xã Xuân Lãnh có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Chăm H’Roi tại buôn Hà Rai và thôn Xí Thoại Tuy nhiên, do không có điều kiện

để phát triển nên dần bị mai một, các nghệ nhân có tay nghề cao không còn sức lao động và khả năng sản xuất hoặc đã chuyển sang nghề khác, cần có giải pháp phục hồi ngành nghề này.

3.2.3 Đánh giá về tổ chức lãnh thổ sản xuất công nghiệp-TTCN

- Đến nay, vẫn chưa đủ điều kiện hình thành các khu, cụm điểm công nghiệp tập trung.

- Mới chỉ có một số nhà máy quy mô vừa như: nhà máy đường KCP, nhà máy tinh bột sắn, khai thác và chế biến đá Granit đầu tư phân tán, phụ thuộc và quỹ đất, vấn đề môi trường và gần các vùng nguyên liệu.

- Các cơ sở sản xuất nhỏ phân bổ rải rác trong các khu dân cư

Một số tồn tại, hạn chế:

+ Ngành công nghiệp-TTCN tăng trưởng với tốc độ khá Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên quy mô còn nhỏ, nhiều thế mạnh chưa được khai thác như: chế biến các mặt hàng từ nguyên liệu lâm sản và các ngành thâm dụng lao động khác, v.v

+ Tăng trưởng chưa bền vững, chủ yếu nhờ 2 ngành chủ lực là công nghiệp mía đường và tinh bột sắn, nếu 2 ngành này gặp khó khăn thì công nghiệp của huyện sẽ giảm sút mạnh Mặt khác, 2 ngành chế biến này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

+ Ngoài 2 nhà máy đường và chế biến tinh bột sắn, các cơ sở còn lại có quy

mô, vốn đầu tư nhỏ, cơ sở nghèo nàn, công nghệ sản xuất đơn giản, thủ công là chính, chất lượng sản phẩm không cao.

+ Kết cấu hạ tầng các điểm công nghiệp-TTCN chậm được đầu tư, thiếu đội ngũ lao đọng kỹ thuật lành nghề, v.v môi trường đầu tư chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.

3.3 Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ và du lịch

Hoạt động thương mại-dịch vụ-du lịch phát triển nhanh, thu hút nhiều thành

phần kinh tế tham gia Hiện có 8 doanh nghiệp và 2.900 cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa, tác động tích cực đến phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

Năm 2010, giá trị gia tăng ngành dịch vụ (VADV theo giá so sánh năm 1994)

đạt 65 tỷ đồng, đạt 3,3% GDPDV của tỉnh và tạo việc làm cho hơn 3,5 nghìn lao động.

3.3.1 Thương mại

Hoạt động thương mại đáp ứng ngày càng tốt cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Hàng năm Công ty cô phần thương mại miền núi Phú Yên đã cung ứng một lượng lớn hàng hóa cho địa bàn, đảm bảo cung ứng kịp thời các

Trang 24

mặt hàng thương phẩm, hàng chính sách, trợ cước, trợ giá cho nhân dân vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các thành phần kinh tế khác cũng tăng nhanh về số lượng, quy mô hoạt động, góp phần tích cực mở rộng thị trường

ở các vùng đô thị và nông thôn miền núi.

Cơ sở hạ tầng ngành thương mại-du lịch: Đã hình thành một số cụm thương

mại dịch vụ ở thị trấn, gần các trục giao thông chính, hệ thống chợ dần được cải tạo và phát triển, các cửa hàng bán lẻ phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu buôn bán thuận tiện của dân cư.

- Toàn huyện có 14 chợ, trong đó có 01 chợ loại 2 và 13 chợ loại 3.

Tổng diện tích mặt bằng các chợ là 6,29 ha Số hộ buôn bán cố định bình quân 30 hộ/chợ Lưu lượng người buôn bán bình quân khoảng 250-300 lượt người/ngày Lưu lượng hàng hóa trao đổi ít, chủ yếu hàng nông sản Hoạt động của các chợ, các cơ sở kinh doanh thương mại chưa có sự chuyển biến lớn về quy

mô hoạt động, cơ sở vật chất cũng như trình độ tổ chức các kênh, các luồng hàng hóa Phần lớn các cơ sở kinh doanh do người dân tại địa phương thực hiện phân tán, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

- Toàn huyện có 06 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có 2 cơ sở kinh doanh cấp 1 và 04 cơ sở kinh doanh cấp 2 Tổng dung tích bồn chứa 245m3.

3.3.2 Dịch vụ

- Dịch vụ vận tải: không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân Bên cạnh đó, đã đưa vào hoạt động tuyến xe buýt La Hai-Tuy Hòa.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng bình quân 7,2%/năm, khối lượng khách vận chuyển tăng bình quân 0,1%/năm Năm 2010, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 785 nghìn tấn; khối lượng hành khách vận chuyển là 187 nghìn người.

- Dịch vụ bưu chính-viễn thông: không ngừng đổi mới, mở rộng mạng lưới dịch vụ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng và củng cố lực lượng lao động nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thông tin liên lạc của các tổ chức kinh tế và người dân địa phương Hoạt động vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, thư từ, đảm bảo thông suốt Tỷ lệ dân số sử dụng diện thoại cố định đạt 14,5 máy/100 dân.

3.3.3 Du lịch

Huyện Đồng Xuân có tiềm năng phát triển du lịch nhưng chưa được khai thác hiệu quả Các điểm có khả năng phát triển du lịch như: Suối nước nóng Triêm Đức, Trà ô, sinh thái Suối Mơ, Bà Cai, Khe Cách, v.v nhưng còn bị hạn chế do một số nguyên nhân:

- Cơ sở hạ tầng hoạt động du lịch chưa được đầu tư, giao thông đến các điểm

du lịch còn kém chất lượng nên ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.

- Hoạt động dịch vụ, tiếp thị, quảng bá hình ảnh chưa được quan tâm đúng mức nên chưa thu hút được vốn đầu tư.

- Mức sống người dân còn thấp nên ít chi phí cho du lịch, giải trí.

* Một số tồn tại, hạn chế của khu vực kinh tế thương mại-dịch vụ-du lịch:

- Hoạt động kinh doanh thương mại mới tập trung vào việc đáp ứng đầu vào sản xuất và tiêu dùng, việc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp

Trang 25

thị giải quyết đầu ra cho sản xuất còn hạn chế,

- Còn chịu ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ, kinh doanh theo phương thức tụ phát, chưa hỗ trợ cho các ngành khác trong phát triển kinh tế.

- Chưa thiết lập được mối liên hệ lâu dài giữa sản xuất với lưu thông, giữa bán buôn và bán lẻ theo những kênh lưu thông hợp lý, ổn định.

- Dịch vụ tập trung chủ yếu ở thị trấn, nhưng chất lượng chưa cao, khả năng tiếp cận các dịch vụ có chất lượng của người dân còn hạn chế

4 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Tổng số lao động phân bố theo các ngành nghề năm 2010 như sau:

- Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản: 21.380 lao động.

- Lao động công nghiệp – xây dựng: 8.070 lao động.

Mức sống của nhân dân trong huyện tuy có tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện tuy được cải thiện, các nhu cầu thiết yếu được đáp ứng tốt hơn, v.v nhưng mức sống vẫn còn thấp hơn so với các khu vực khác trong tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung.

5 Thực trạng phát triển đô thị

5.1 Hiện trạng đô thị

Hiện trạng đô thị huyện Đồng Xuân chủ yếu tập trung ở thị trấn La Hai, là trung tâm chính trị-hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục và dịch vụ thương mại

Trang 26

của huyện Đồng Xuân Đến năm 2010, tổng diện tích đất đô thị (bao gồm toàn bộ diện tích thị trấn La Hai) là 2.111,21 ha, chiếm 1,98% diện tích tự nhiên toàn huyện Trong đó: diện tích đất ở là 56,18 ha

Hiện tại, đô thị (thị trấn La Hai) huyện Đồng Xuân chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hệ thống giao thông chưa được mở rộng Nhìn chung, thị trấn

La Hai nói riêng và đô thị huyện Đồng Xuân nói chung có nhiều hạn chế phát triển mở rộng, do một số nguyên nhân như sau:

- Quỹ đất cho đầu tư phát triển bị hạn chế.

- Địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn nên khó khăn cho việc mở rộng đô thị.

- Lũ lụt thường xuyên xẩy ra nên điều kiện phát triển kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn

5.2 Thực trạng phát triển các khu dân cư đô thị

Từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích đất ở đô thị tăng chậm: 0,28 ha (diện tích đất ở đô thị năm 2005 là 55,9 ha) Hiện nay, đất ở đô thị chủ yếu phân bố ở khu trung tâm thị trấn La Hai, theo các trục giao thông chính của thị trấn.

Toàn bộ thị trấn La Hai được chia làm 05 khu phố là: Khu phố Long Thăng, khu phố Long Bình, khu phố Long Châu, khu phố Long Hà và Long An Dân cư thị trấn hiện nay phân bố tập trung theo các tuyến đường giao thông chính:

- Khu vực dân cư chạy dọc tỉnh lộ 641: đây là cụm dân cư đô thị trung tâm của thị trấn Hiện tại, dân cư chủ yếu phát triển dọc 2 bên tỉnh lộ 641, khu vực dân cư này còn nhiều khả năng mở rộng về phía Nam và phía Đông …

- Khu vực dân cư chạy dọc theo tỉnh lộ 642: đây là khu dân cư nằm xa trung tâm thị trấn, dân cư phát triển chủ yếu dọc theo 2 bên tỉnh lộ 642, khả năng mở rộng dân cư ở khu vực này bị hạn chế.

- Khu vực dân cư nội thị: là khu vực dân cư tương đối tập trung, phân bố ven các đường giao thông nội thị trấn, khả năng mở rộng dân cư ở khu vực này là kép kín dân cư khu vực nôi thị và mở rộng về phía trục đường miền Tây.

5.3 Cơ cấu hệ thống đô thị

Hiện nay, huyện Đồng Xuân mới chỉ có 01 thị trấn La Hai là đô thị trung tâm của huyện Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Đồng Xuân giai đoạn 2011-2020, sẽ đầu tư xây dựng một số khu vực trung tâm xã phát triển thành thị tứ, dự kiến phát triển 03 thị tứ như sau:

- Thị tứ Tân Vinh (trung tâm xã Xuân Sơn Nam).

- Thị tứ Phú Xuân (trung tâm xã Xuân Phước).

- Thị tứ Lãnh Vân (trung tâm xã Xuân Lãnh)

Trang 27

6 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng

xã hội huyện Đồng Xuân

6.1 Giao thông (đường sắt, đường bộ)

Hiện trạng giao thông huyện Đồng Xuân có 02 hệ thống giao thông chính là: đường sắt và giao thông đường bộ, trong đó: hệ thống giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo Hệ thống giao thông đường bộ phong phú, liên hệ được đến nhiều vùng, nhiều khu vực lân cận, như chất lượng hệ thống giao thông đường bộ còn thấp, khả năng phục vụ lưu thông chưa cao.

6.1.1 Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ phân bố hầu khắp các xã, gắn kết mạng lưới giao thông địa phương với các trục giao thông động lực của tỉnh, liên kết các vùng sản xuất, các điểm dân cư Các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã.

- Tổng cộng 312,79 km đường bộ, trong đó:

+ Tổng chiều dài đường tỉnh lộ là 102,75 km, chiếm 32,85%.

+ Tổng chiều dài đường huyện lộ là 66,76 km, chiếm 21,34%.

+ Tổng chiều dài đường đô thị là 8,19 km, chiếm 2,62%.

+ Tổng chiều dài đường xã lộ là 135,1 km, chiếm 43,19%.

- Về chất lượng đường bộ:

+ Đường bê tông nhựa: 18,4 km, chiếm 5,88%.

+ Đường bê tông xi măng: 21,77 km, chiếm 6,96%.

+ Đường láng và thâm nhập nhựa: 26,23 km, chiếm 8,39%.

+ Đường đất: 246,39 km, chiếm 43,19%.

- Mật độ mạng lưới giao thông đường bộ 0,27 km/km2, thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh (mật độ giao thông tỉnh là 0,4 km/km2)

a Các tuyến giao thông tỉnh lộ

- Tỉnh lộ 641 (ĐT 641): Điểm đầu là thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) chạy

theo hướng Tây bắc, đi qua huyện Đồng Xuân, nối với ĐT 638 của tỉnh Bình Định, trong đó đoạn Mục Thịnh-La Hai thuộc trục giao thông miền Tây.

Tổng chiều dài của tuyến là 36 km, trong đó có 18 km mặt bê tong xi măng, còn lại mặt nhựa có nền đường rộng 7,5m, mặt rộng 5,5m.

Phần tuyến qua huyện Động Xuân có chiều dài 31 km, qua các xã Xuân Sơn Nam, TT La Hai, xã Xuân Long và xã Xuân Lãnh Đoạn mặt bê tông xi măng dài

10 km, đoạn còn lại đang xây dựng nâng cấp.

- Tỉnh lộ 642 (ĐT 642): Điểm đầu từ QL 1A tại Triều Sơn (thị xã Sông Cầu),

điểm cuối nối ĐT 643 tại Sơn Định (huyện Sơn Hòa), trong đó: đoạn La Hai-Sơn Định thuộc trục giao thông miền Tây.

Tuyến dài 41 km, hiện đường láng nhựa, nền đường rộng 6,5 m, mặt rộng 3,5 m Cầu sông Cô trên tuyến thuộc loại cầu tràn, xây dựng đã lâu, chất lượng không cao.

Phần tuyến qua địa bàn huyện dài 25 km, qua thị trấn La Hai, xã Xuân Sơn Bắc, Xuân Quang 3, Xuân Phước, đã láng nhựa từ cầu La Hai đến xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) Công trình cầu La Hai mới trên tuyến đã xây dưng xong, giải

Trang 28

quyết tình trạng ách tắc giao thông trên tuyến ĐT 641, đồng thời tạo động lực thúc đẩy kinh tế trong vùng và những khu vực lân cận phát triển.

- Tỉnh lộ 644 (ĐT 644): tổng chiều dài 53,3 km, nối thị xã Sông Cầu với xã

Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) Đây là tuyến đường phục vụ giao thông cho 2 địa phương, đặc biệt là giải quyết giao thông cho xã Phú Mỡ (xã vùng sâu, vùng xa) Đoạn tỉnh lộ 644 qua huyện Đồng Xuân dài 16 km, đường đất rộng 5,5-6m, thường xẩy ra ách tắc giao thông về mùa mưa Đường tỉnh lộ 644 xây dựng theo quy mô đường cấp 3, với nền đường rộng 12m, mặt rộng 11m.

- Tỉnh lộ 647 (ĐT 647): nối từ đường ĐT 642 đến sông Ba Đài, qua các xã

Xuân Phước, Xuân Quang 1 và Phú Mỡ Tổng chiều dài 31 km, nền đường rộng 6,5m, đã được đầu tư nâng cấp, giao thông thuận lợi.

b Đường huyện lộ:

Toàn huyện có 6 tuyến đường huyện lộ, đã được đầu tư kiên cố 42%, còn lại là đường đất, chất lượng đường xấu, đi lại kho khăn vào mùa mưa.

c Đường đô thị (thuộc thị trấn La Hai):

Tổng số có 11 tuyến đường đô thị Trong đó: Đường chính đô thị 07 tuyến, chiều dài khoảng 5 km, tỷ lệ mặt đường nhựa là 96,1% Đường nội bộ đô thị gồm

04 tuyến, tổng chiều dài khoảng 03 km, nền đường rộng trung bình 4,25m, mặt đường rộng trung bình 3,25m, mặt đường đất chiếm khoảng 65%, vỉa hè hẹp, khó khăn bố trí hạ tầng kỹ thuật.

e Xã lộ:

Tổng số đường xã có 64 tuyến đường, đường hẹp, chất lượng đường thấp, tỷ lệ đường đất còn nhiều (85,66%), rễ hư hỏng, thiếu công trình cầu cống, khó đi lại, thường ách tắc vào mùa mưa

6.1.2 Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đoạn chạy qua huyện Đồng Xuân dài 31,6 km, qua các xã Xuân Sơn Nam, TT La hai, Xuân Long và Xuân Lãnh.

Cùng với tuyến đường sắt, trên địa bàn huyện Đồng Xuân còn có 02 ga là ga

La Hai (TT La Hai) và ga Phước Lãnh (xã Xuân Lãnh) Toàn bộ 02 ga đều có quy

mô nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế, chủ yếu tiếp nhận và luân chuyển hàng hóa.

6.1.3 Bến xe

Toàn huyện có 01 bến xe nằm trên địa bàn thị trấn La Hai, diện tích 1.000 m2,

vị trí bến xe thuận tiện giao thông giữa các vùng trong huyện và với bên ngoài Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, diện tích nhỏ, khó khăn cho hoạt động lưu thông.

- Khối lượng hành khách vận chuyển trên địa bàn huyện Đồng Xuân thực hiện năm 2010 (chủ yếu bằng đường bộ) là: 187,7 nghìn tấn.

- Khối lượng hành khách luân chuyển trên địa bàn huyện Đồng Xuân thực hiện năm 2010 (chủ yếu bằng đường bộ) là: 14.861 nghìn tấn.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn huyện Đồng Xuân thực hiện năm 2010 (chủ yếu bằng đường bộ) là: 785,4 nghìn tấn.

- Khối lượng hàng hóa luân chuyển do địa bàn thực hiện năm 2010 (chủ yếu bằng đường bộ) là: 48.863 nghìn tấn.

Trang 29

* Một số tồn tại, hạn chế về giao thông:

Chất lượng đường bộ chưa cao, hầu hết các tuyến đường đều chưa đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, yêu cầu khai thác, … Công trình trên tuyến xây dựng đã lâu, xuống cấp, hư hỏng, nhiều vị trí trên tuyến thiếu công trình thoát nước Mùa mưa,

đi lại khó khăn và thường bị ách tắc giao thông.

- Đập dâng: toàn huyện có 05 đập dâng, tưới khoảng 50 ha.

- Trạm bơm: toàn huyện có 19 trạm bơm, khai thác nước tưới trên sông Kỳ Lộ.

Biểu 8: Thống kê một số công trình thủy lợi chính của huyện Đồng Xuân

(km 2 )

CS tưới theo thiết kế (ha)

DT thực tưới (ha)

Nguồn: - Quy hoạch chi tiết thủy lợi huyện Đồng Xuân.

- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đồng Xuân.

Trong những năm qua, huyện đã tập trung đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa được 16 km kênh mương, nâng tỷ lệ diện tích cây trồng được tưới từ 29,2% năm 2005 lên 33,2% năm 2010, trong đó diện tích lúa 2 vụ được tưới đạt 85%.

Hiện nay đang khởi công xây dựng hồ chứa nước Kỳ Châu ở xã Đa Lộc.

* Những tồn tại, hạn chế về thủy lợi:

- Các công trình trạm bơm hầu hết xây dựng đã lâu, công nghệ lạc hậu (bơm than hoặc bơm dầu), công trình xuống cấp, một số trạm bơm mới xây dựng nhưng

do thay đổi địa hình lòng sông nên nước không cung cấp được cho bể hút như trạm bơm Tân Long, Hòn Lố và Tân Bình.

Trang 30

- Các đập dâng trên các suối nhỏ thường thiếu nước vào mùa khô và chỉ có tác dụng giữ nước cho các trạm bơm nhỏ.

- Do khó khăn về vốn nên việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi chưa đồng bộ Một số nơi có vị trí thuận lợi nhưng chưa được đầu tư.

6.3 Giáo dục - đào tạo

a Hệ thống trường học

Theo niên giám thống kê năm 2010, năm học 2010-2011, toàn huyện có 26 trường học các cấp với tổng số 353 phòng học, 496 lớp học, phần lớn đã được kiên cố và bán kiên cố Trong đó: có 4 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 10,5% 100% các xã, thị trấn có trường tiểu học và trung học cơ sở.

Tổng diện tích đất giáo dục toàn huyện năm 2011 là: 50,85 ha.

- Mầm non: Có 12 đơn vị trường, tổng số 106 phòng học Hầu hết các trường chưa được đầu tư đúng quy chuẩn, chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời.

- Tiểu học: Có 14 trường, trong đó có 04 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 28,57% Tổng số 221 phòng học đã được kiên cố và bán kiên cố.

- Trung học cơ sở: Có 10 trường với 93 phòng học đã được kiên cố và bán kiên cố.

- Trung học cơ sở và phổ thông trung học: Có 02 trường với 30 phòng học,

đã được kiên cố và bán kiên cố Huyện đã quan tâm đầu tư khối phòng học chức năng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học.

- Trường học phổ thông: Có 01 trường trung học phổ thông (trường Lê Lợi)

với 19 phòng học kiên cố.

b Trang thiết bị dạy học, thực hành

Thực hiện chủ trương đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, hệ thống trang thiết bị từ mầm non đến phổ thông được quan tâm đầu tư Tuy nhiên, vẫn chưa được đầu tư đầy đủ, kịp thời nên chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu dạy và học trên địa bàn.

c Quy mô học sinh năm 2010

Toàn huyện có 12.218 học sinh các cấp, chiếm 20% dân số.

- Học sinh mầm non: 1.805 học sinh.

- Học sinh tiểu học: 4.986 học sinh.

- Học sinh trung học cơ sở: 4.617 học sinh.

- Học sinh trung học phổ thông: có 2.240 học sinh.

Biểu 9: Số trường, phòng học, giáo viên, học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Đồng Xuân qua một số năm

Trang 31

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2010.

Hiện tại, trên địa bàn toàn huyện Đồng Xuân các trường học chỉ có ở khu vực Nhà nước, chưa có khu vực bán công và dân lập Nhìn chung, số trường học và số giáo viên ở các cấp đều tăng kể từ năm 2000 đến năm 2010.

Tổng diện tích đất giáo dục-đào tạo năm 2010 là 50,85 ha.

6.4 Y tế

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được đầu tư củng cố và mở rộng Năm

2010, toàn huyện hiện có 14 cơ sở khám bệnh, với 95 giường bệnh, bình quân

khoảng 16 giường/1 vạn dân (bình quân của tỉnh là 19 giường bệnh/1 vạn dân).

Trong đó:

- Bệnh viện đa khoa huyện: 01 bệnh viện, quy mô 60 giường.

- Phòng khám đa khoa khu vực: 02 phòng khám (xã Xuân Lãnh và xã Xuân Phước), với 10 giường, bình quân 5 giường/1 phòng khám.

- Trạm y tế xã: Tổng cộng có 9 trạm y tế xã, thị trấn (trạm y tế xã Xuân Lãnh

và Xuân Phước sử dụng chung với phòng khám đa khoa khu vực) với 25 giường

bệnh, bình quân 2,7 giường/trạm.

- Trung tâm y tế dự phòng huyện: có 01 trung tâm y tế dự phòng huyện.

Hiện tại, các cơ sở y tế cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân trong huyện Tuy nhiên, cần đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh trong giai đoạn đến 2020.

Biểu 11: Hiện trạng số cơ sở khám bệnh, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn

Trang 32

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2010.

Diện tích một số cơ sở y tế huyện Đồng Xuân năm 2010 như sau :

+ Bệnh viện đa khoa huyện Đồng Xuân : 0,97 ha

+ Trung tâm y tế dự phòng huyện Đồng Xuân : 0,32 ha

+ Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Lãnh : 0,1 ha

+ Phòng khám đa khoa khu vực Xuân Phước : 0,3 ha

+ Tổng diện tích trạm y tế thị trấn La Hai và các xã (Xuân Long, Xuân SơnBắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Quang, Xuân Quang, Xuân Quang, Đa Lộc, XuânPhước, Phú Mỡ) : 1,77 ha

6.5 Văn hóa

Hoạt động văn hóa trên địa bàn huyện luôn phát triển mở rộng từ thị trấn đến các xã vùng sâu, vùng xa Nhà văn hóa xã, thư viện, khu vui chơi giải trí, v.v được mở rộng thêm hoặc xây dựng mới ở một số xã và thu hút được nhân dân tham gia.

Hàng năm phòng văn hóa thông tin huyện đã phối hợp với cán bộ văn hóa thông tin các xã, các tổ chức khác trong huyện thực hiện tuyên truyền thường xuyên các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước tại các trung tâm văn hóa

xã Tổ chức các hoạt động sinh hoạt để kỷ niệm các ngày lễ trong năm, khơi dậy truyền thống yêu nước của toàn dân Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ vừa mang tính nghệ thuật, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

Toàn bộ các xã và thị trấn đều có đài truyền thanh phục vụ việc chỉ đạo sản xuất và tuyên truyền, đáp ứng được các thông tin cần thiết đến người dân.

Một số chỉ tiêu chính về văn hoá, xã hội như sau:

- Trung tâm huyện có 01 trung tâm văn hóa, gồm 1 sân bóng chuyền và các phòng chức năng.

- Đài phát thanh tiếp phát sóng truyền hình.

- Thư viện huyện có 8.400 bàn sách báo với số lượng người đọc là 11.545

Trang 33

- Toàn huyện có 11/11 xã, thị trấn có bưu điện văn hóa xã và phòng đọc sách.

- Toàn huyện có 4/11 xã, thị trấn có nhà văn hóa xã và 32/53 thôn có nhà văn hóa.

Biểu 12: Một số chỉ tiêu về văn hóa và xã hội của huyện Đồng Xuân

cơ sở

Diện tích (m2)

1 Cơ sở văn hóa huyện, xã, thị

Nguồn: - Niên giám thống kê huyện Đồng Xuân năm 2010.

- Kiểm kê đất đai huyện Đồng Xuân năm 2010.

Tổng diện tích các cơ sở văn hóa toàn huyện năm 2010 là 3,58 ha

Số trung tâm văn hóa trên địa bàn huyện còn ít, hiện nay mới chỉ có 01 trung tâm văn hóa huyện, cần mở rộng diện tích đất phát triển trung tâm văn hóa ở các cụm xã hoặc các xã có dân số đông theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Số thư viện và phòng đọc vẫn còn thiếu, chưa phủ kín toàn bộ các xã trong huyện, mặt khác các thông tin tài liệu trong các thư viện và phòng đọc còn nghèo,

số đầu sách còn ít, vì vậy chưa thu hút nhiều độc giả đến với thư viện và phòng đọc.

Để đáp ứng được nhu cầu nhân dân trong huyện, cần được tăng cường cả số lượng và chất lượng các trung tâm văn hóa và thư viện theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

6.6 Thể dục thể thao

- Khu vực thị trấn: có 01 sân bóng chuyền nằm trong khuôn viên của trung tâm văn hóa thông tin của huyện Ngoài ra, còn các điểm tập luyện thể dục thể thao nằm rải rác các cơ quan, trường học, điểm dân cư, v.v…

- Khu vực nông thôn: có 07 sân bóng đá, 53 sân bóng chuyền, 15 điểm tập bóng bàn và 15 sân cầu lông Chủ yếu sử dụng bãi đất trống tại trung tâm xã và các điểm dân cư để tập luyện và thi đấu.

Phong trào thể dục thể thao trong huyện những năm gần đây khá phát triển Cùng với việc tăng cường các hoạt động văn hóa - thể thao, diện tích đất phân bổ cho hoạt động thể dục - thể thao trong thời gian gần đây được mở rộng Một số xã

Trang 34

đã có sân vận động có diện tích đủ tiêu chuẩn ngành với diện tích 0,8 ha đến 1,2

ha, một số xã đã quy hoạch xây dựng khu liên hợp văn hóa - thể thao với quy mô 1,5 ha đến 2,0 ha.

Nguồn: Kiểm kê đất đai các xã, thị trấn huyện Đồng Xuân năm 2010.

Số liệu trong biểu cho thấy: Tổng diện tích đất thể dục - thể thao toàn huyện năm 2010 là 6,45 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên toàn huyện Bình quân chung toàn huyện, diện tích thể dục - thể thao trên đầu người vẫn còn rất thấp (0,98m2/đầu người), diện tích đất thể dục - thể thao cần được quy hoạch mở rộng theo tinh thần Quyết định số 100/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành

Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.

* Lưới điện

Lưới điện phân bố hợp lý, tạo điều kiện phát triển sản xuất, dịch vụ, … với tỷ

lệ hộ sử dụng điện năm 2010 đạt 98% Trong đó:

- Lưới điện trung áp do Điện lực Phú Yên quản lý, phân phối nguồn điện đến các trạm biến áp phân phối, các điểm dân cư tập trung, các trạm bơm điện, nhà máy đường KCP, … Phần lớn đường dây trung áp, trạm biến áp được xây dựng mới, sửa chữa sau năm 2000, đảm bảo kỹ thuật, tổn thất điện áp nằm trong giới hạn cho phép (nhỏ hơn 10%) Đường dây chính đã đến 100% số xã.

Trang 35

Huyện Đồng Xuân được cấp từ đoạn 110 KV Tuy An thông qua lộ 474 đến đoạn cắt Đồng Xuân phân thành 2 xuất tuyến 471-1 và 472-2.

- Lưới điện áp do HTX quản lý, được dẫn từ các lộ chính nối trạm biến áp phân phối đến các điểm dân cư Đường dây cơ bản đã được phủ khắp đến các thôn (hiện có 03 thôn chưa có điện là thôn Phú Đồng, thôn Phú Hải thuộc xã Phú

Mỡ và thôn Long Nguyên thuộc xã Xuân Long)

6.8 Bưu chính, viễn thông

Kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

* Bưu chính:

- Toàn huyện có 11 điểm bưu chính, bán kính phục vụ bình quân 10 km/điểm

và số dân phục vụ bình quân là 5.820 người/điểm Hiện tại, có 10/11 xã, thị trấn

có báo đến trong ngày, riêng xã Phú Mỡ chưa có báo đến trong ngày.

- Có 01 bưu cục cấp 2 và 01 bưu cục cấp 3 Các bưu cục cung cấp dịch vụ, điện thoại, gửi bưu phẩm, … với chất lượng dịch vụ tốt.

- Có 10 bưu điện văn hóa xã, vừa là điểm cung cấp dịch vụ điện thoại, gửi bưu phẩm, … vừa là điểm văn hóa phục vụ đọc sách, đọc báo.

- Dịch vụ bưu chính ngày càng đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội từng vùng, ngoài việc thực hiện tốt các dịch vụ cơ bản, còn có thể khai thác các dịch vụ mới, dịch vụ tiết kiệm bưu diện, v.v…

* Viễn thông:

- Toàn huyện có 02 tổng đài vệ tinh: Tổng đài La Hai và tổng đài Xuân Phước Các tổng đài này thuộc thế hệ hiện đại, với dung lượng lắp đặt trên 2.528 lines, đảm bảo kết nối liên lạc thông tin trong và ngoài nước.

- Hệ thống truyền dẫn cáp quang và viba, mở rộng đến các xã, đảm bảo việc thực hiện các dịch vụ viễn thông.

- Mạng ngoại vi sử dụng cáp treo đã đến 100% các xã Mạng điện thoại được đầu tư nâng cấp tạo thêm thuận lợi cho phát triển ứng dụng công nghệ truyền dẫn

và truyền mạch.

- Phát triển hệ thông thông tin di động GSM Có 03 mạng điện thoại di động,

với 9 trạm BTS (3 BTS của Vinaphon, 3 BTS của Viettel, 2 BTS của Mobiphon, 1 BTS của EVN Telecom), phủ sóng cho 11/11 xã, thị trấn, có khả năng thực hiện

dịch vụ chuyển vùng trong và ngoài nước.

Đầu tư lắp đặt, đưa vào sử dụng 02 trạm vệ tinh viễn thông VSAT IP tại các

xã Xuân Quang 1, Phú Mỡ (xã có địa hình hiểm trở khó khăn, cự ly xa, không thể

sử dụng phương truyền dẫn viba và chưa đủ điều kiện để kéo cáp quang

Mạng internet băng rộng phát triển thay thế cho mạng băng hẹp, chất lượng đường truyền được cải tiến, mở rộng địa bàn phục vụ dịch vụ Internet tốc độ cao trên địa bàn huyện Đã lắp đặt thiết bị DSLAM tại thị trấn La Hai.

* Một số tồn tại: Nhìn chung, chất lượng dịch vụ bưu chính không đồng đều

gữa các xã Các bưu điện văn hóa xã còn thiếu trong thiết bị hiện đại nên vẫn còn hạn chế ở một số loại hình dịch vụ Mạng lưới viễn thông có độ phủ tốt nhưng chủ yếu sử dụng dịch vụ cơ bản Sóng di động ở các xã vùng sâu, vùng xa còn

Trang 36

yếu, tỷ lệ dân số tiếp cận và sử dụng Internet còn thấp.

- Diện tích đất an ninh là 320,21 ha, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Phước.

- Diện tích đất quốc phòng là 25,76 ha, tập trung ở xã Xuân Quang 1.

III ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

VÀ MÔI TRƯỜNG

1 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

Huyện Đồng Xuân có diện tích tự nhiên lớn, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa dẫy núi Trường Sơn đến vùng đồng bằng ven biển Nam trung bộ nên địa hình chia 3 dạng chính là vùng núi cao, đồi thấp và thung lũng xen đồng bằng nhỏ hẹp, có điều kiện phát triển nhiều loại hình sản xuất nông-lâm nghiệp Điều kiện khí hậu phong phú như lượng mưa dồi dào, nhiệt độ cao đều trong năm, tổng tích

ôn lớn, thích hợp phát triển sản xuất nông nghiệp Hệ thống sông suối của huyện Đồng Xuân tương đối dày, sông suối ngắn và dốc, có điều kiện đầu tư xây dựng các hồ đập nhằm mục đích phát triển thủy lợi và thủy điện Tài nguyên đất đai tuy rộng lớn, có nhiều nhóm và loại đất, nhưng phần lớn diện tích đất có độ dốc lớn nên hạn chế nhiều đến quá trình canh tác, đồng thời chứa đựng nhiều tiềm tàng nguy cơ gây xói lở, lũ quoét cho nhiều vùng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và khó khăn trong việc phát triển mở rộng nhóm đất phi nông nghiệp.

Như vậy, huyện Đồng Xuân có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi cho việc phát triển các ngành sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên gặp nhiều khó khăn.

2 Đánh gía chung về điều kiện kinh tế, xã hội

Nhìn chung, huyện Đồng Xuân là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế-xã hội huyện Đồng Xuân phát triển nhưng chưa vững chắc, chưa bền vững và không đồng đều giữa các xã Chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế còn thấp.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu, chất lượng thấp và chưa đáp ứng nhu cầu cho phát triển các ngành kinh tế.

- Chất lượng các ngành dịch vụ còn thấp, giao lưu hàng hóa giữa các vùng còn nhiều khó khăn; tiềm năng du lịch chưa được khai thác, cơ sở vật chất đầu tư cho du lịch còn thiếu, khả năng khai thác du lịch ở địa phương còn hạn chế và thiếu vốn đầu tư

- Trình độ dân trí còn hạn chế, đặc biệt ở những xã có nhiều đồng bào dân tộc

Trang 37

thiểu số, thiếu lực lượng lao động kỹ thuật cao, công nhân lành nghề nên khó khăn trong việc giải quyết việc làm.

3 Đánh giá chung về thực trạng môi trường

- Nhìn chung, thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Đồng Xuân chưa có nhiều tác động xấu, thể hiện ở một số đánh giá như sau:

+ Chất lượng các nguồn nước mặt còn khá tốt, các thông số phân tích chất lượng nước của các sông hồ đa số nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép, một số mẫu phân tích có mức độ ô nhiễm cao chỉ mang tính cục bộ.

+ Chất lượng nước sông Kỳ Lộ diễn biến khá ổn định và đạt tiêu chuẩn Tuy nhiên, hiện nay đang có dấu hiệu ô nhiễm ở một số đoạn đi qua khu vực tiếp nhận nguồn thải từ các khu dân cư, nhà máy, v.v…

+ Chất lượng nước ngầm còn khá tốt Cũng như chất lượng nguồn nước mặt, một số nơi có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chỉ mang tính chất cục bộ.

+ Chất lượng không khí và tiếng ồn không có biến động đáng kể, khá tốt

và có xu hướng được cải thiện tích cực Tuy nhiên, một số vùng vẫn còn đường đất, không khí bị ô nhiễm bụi đất trong mùa khô.

- Một số nguy cơ gây ô nhiễm suy giảm môi trường:

+ Đô thị hóa và xây dựng kết cấu hạ tầng làm tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường.

+ Dân số tăng nhanh làm tăng nhu cầu nhà ở, vệ sinh, nước sinh hoạt, dịch

vụ, làm suy thoái nguồn nước và ngập úng ở nhiều nơi.

+ Các khu công nghiệp, điểm công nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các nhà máy đang phát triển và dự kiến phát triển, v.v… phát sinh nước thải, rác thải, tiếng ồn, khói bụi, v.v… gây ô nhiễm môi trường.

+ Quá trình sản xuất nông nghiệp đã sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, phân bón Ngoài ra, các phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, không được thu gom triệt để cũng gây ô nhiễm Vấn đề khai thác lâm sản trái phép, chặt phá rừng, v.v… cũng làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm.

+ Sinh hoạt của con người làm phát sinh nhiều rác thải, nước sinh hoạt ngày một giá tăng.

+ Các bệnh viện, cơ sở y tế, trạm xá phát sinh nhiều rác thải y tế và nước thải bệnh viện có nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trang 38

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BHVBQPPL của HĐND, UBND

và các hướng dẫn thi hành Luật, cụ thể như sau:

Theo Báo cáo số 17/BC-UBND ngày 07/02/2010 của UBND huyện Đồng Xuân, tính từ năm 2004, tổng số VBQPPL và văn bản khác có chứa QPPL trên địa bàn huyện Đồng Xuân là 288 văn bản, trong đó: cấp huyện có 39 văn bản, cấp

+ Nghị quyết của HĐND có 102 (trong đó: năm 2006 có 06, năm 2007 có

11, năm 2008 có 21, năm 2009 có 30, năm 2010 có 34).

+ Quyết định của UBND có 110 (trong đó: năm 2007 có 07, năm 2008 có

20, năm 2009 có 37, năm 2010 có 46).

+ Chỉ thị của UBND có 01 (năm 2008).

+ Văn bản khác có chứa quy phạm pháp luật có 36, trong đó: Nghị quyết có

02, Quyết định có 03, Thông báo có 24, Công văn có 07

1.2 Tồn tại, bất cập trong việc thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành

- Chưa có hướng dẫn cụ thể trong việc triển khai thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, hầu hết các quy định Luật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể rõ ràng nên việc triển khai thi hành cũng như công tác xây dựng ban hành văn bản QPPL gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Các cơ quan, ban ngành chưa thường xuyên quan tâm nhiều đến việc triển khai thi hành Luật và văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, chưa có sự phối hợp đồng bộ.

- Văn bản QPPL của cấp huyện và cấp xã chưa cụ thể hóa văn bản cấp trên nên việc thực hiện cũng khó khăn.

2 Xác định ranh giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Địa giới hành chính huyện Đồng Xuân được xác định theo Chỉ thị 364/CP của Chính phủ Bản đồ hành chính các cấp đã được thành lập, ranh giới hành chính đã phân định theo các mốc ranh giới Công tác lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp luôn tuân thủ theo quy định và được lưu trữ, khai thác ở các cấp, các ngành liên quan.

3 Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ

Trang 39

hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính:

Đến nay, toàn huyện đã tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn 05

xã, 06 xã còn lại đang tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính

Các loại bản đồ địa chính đã thực hiện như sau:

- Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/500: diện tích thực hiện là 69,90 ha (chủ yếu trên địa bàn thị trấn La Hai).

- Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/2.000 : diện tích thực hiện là 13.577,50 ha (trên địa bàn các xã Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Long, Xuân Phước, thị trấn La Hai).

- Bản đồ địa chính chính quy tỷ lệ 1/10.000: diện tích thực hiện là 93.218,72

ha (trên địa bàn các xã và thị trấn).

* Điều tra đất, đánh giá thích nghi đất đai:

- Năm 2000 đã tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất huyện Đồng Xuân tỷ lệ 1/25.000.

- Năm 2003 Phân viện Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp tiến hành điều tra đánh giá thích nghi đất đai và quy hoạch nông nghiệp huyện Đồng Xuân, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000

- Năm năm 2004 viện Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp tiến hành điều tra bổ sung chỉnh lý bản đồ đất tỉnh Phú Yên tỷ lệ 1/100.000, trong đó có huyện Đồng Xuân.

Các sản phẩm trên đã góp phần tích cực để làm cơ sở bố trí sử dụng đất và chỉ đạo sản xuất trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng 5 năm một lần vào các kỳ kiểm

kê đất đai, và các kỳ quy hoạch sử dụng đất:

- Năm 1995 xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng các xã, thị trấn và toàn huyện Đồng Xuân tỷ lệ 1/25.000.

- Năm 2000 xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Xuân tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn tỷ lệ 1/5000 đến 1/10.000.

- Năm 2005 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng Xuân xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Xuân năm 2005 tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn huyện Đồng Xuân tỷ lệ 1/5.000 đến 1/10.000.

- Năm 2010 tiến hành kiểm kê đất đai huyện Đồng Xuân, phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Đồng Xuân phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đồng Xuân năm 2010 tỷ

lệ 1/25.000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã, thị trấn thuộc huyện Đồng Xuân tỷ lệ 1/5000 đến 1.10.000.

Các loại bản đồ hiện trạng đã góp phần tích cực trong công tác quản lý đất đai và bố trí sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Đồng Xuân.

* Bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

Trang 40

Từ năm 2000 đến nay, đã thực hiện được một số Dự án quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất và đã xây dựng các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở các cấp như sau:

- Từ năm 2001 đến năm 2003: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Xuân giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020 Dự án đã xây dựng hệ thống các loại bản đồ trong đó

có Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đồng Xuân dựa trên bản đồ nền (hệ UTM) tỷ lệ 1/50.000.

- Từ năm 2005-2008: Phân viên Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp miền Trung đã lập dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 các xã Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Long, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Quang 3 Dự án đã xây dựng hệ thống bản đồ, trong đó có Bản đồ quy hoạch sử dụng đất các xã tỷ lệ 1/10.000.

- Năm 2012, Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Công ty TNHH Huy Hoàng đã lập dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cho các xã Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Phước, Phú Mỡ

Nhìn chung, bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo đúng quy phạm hướng dẫn của Bộ Tài nguyên & Môi trường theo từng giai đoạn nhất định Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đã được xây dựng trên bản đồ nền hệ VN 2000.

Các loại bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã góp phần tích cực cho việc bố trí

sử dụng đất hợp lý, cho thuê, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, v.v theo đúng pháp luật.

4 Quản lý thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

4.1 Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, huyện Đồng Xuân đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất theo hướng dẫn của Luật Đất đai và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai và công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp (huyện, xã trên địa bàn huyện Đồng Xuân)

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được lập và thực hiện theo

Quyết định số 1074/QĐ-UB ngày 12/5/2004 của UBND tỉnh Phú Yên “V/v duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2001-2010 và định hướng đến năm

2020 trên địa bàn huyện Đồng Xuân” và Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày

26/5/2006 của UBND tỉnh Phú Yên “V/v phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm

từ 2006 đến 2010 của huyện Đồng Xuân” Tiếp theo việc thực hiện lập quy hoạch

sử dụng đất cấp huyện, cấp xã cũng tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo 2 giai đoạn 2001-2010 và 2008-2015.

Nhìn chung, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đồng Xuân trong thời gian qua đã thực hiện đúng theo đúng pháp luật và mang lại những kết quả có tính thực tiễn về thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với

Ngày đăng: 24/11/2014, 19:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w