Thuyết trình trang phục tây nguyên

34 8.7K 0
Thuyết trình trang phục tây nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH Trang phục các dân tộc Tây Nguyên Nhóm sinh viên: Trần Văn Quảng Nguyễn Xuân Đức Giáo viên hướng dẫn: Vũ Sinh Lương Nội dung • Giới thiệu các dân tộc ở Tây Nguyên. • Đặc điểm trang phục từng dân tộc. Dân tộc ở Tây Nguyên • Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. • Ngoài người Kinh, ở Tây Nguyên còn có rất nhiều các dân tộc thiểu số như: Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Nùng, Xơ Đăng, Mnông, Brâu, Thái, Mạ, Mường, Dao, Giẻ Chiêng, Chu ru Dân tộc Gia Rai • Người Gia rai cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai (372.302 người, chiếm 29,2% dân số toàn tỉnh và 90,5% tổng số người Jrai tại Việt Nam), ngoài ra còn có ở Kon Tum (20.606 người), Đắk Lắk (16.129 người). Đây là dân tộc bản địa có số dân đông nhất Tây Nguyên.Thường nhật, nam đội khăn, theo lối quấn nhiều vòng trên đầu rồi buông sang một bên tai, hoặc quấn gọn ghẽ như khăn xếp của người Kinh. Khăn màu chàm. Nhìn chung nam giới Gia Rai đóng khố. Khố này thường ngắn hơn khố ngày hội, là loại vải trắng có kẻ sọc. • Ngày lễ họ mang khố màu chàm, khố loại này được trang trí hoa văn màu trắng, đỏ thành các đường viền ở mép khố, đặc biệt hai đầu với các tua trên nền chàm. Có nhóm ở trần, có nhóm mang áo (cộc tay và dài tay màu chàm, khoét cổ chui đầu). Loại ngắn tay thường có đường viền chỉ màu trắng bên sườn. Dân tộc Gia Rai • Phụ nữ để tóc dài búi sau gáy hoặc quấn gọn trên đỉnh đầu. Áo là loại áo ngắn, chui đầu, phổ biến là kiểu chui đầu cổ "hình thuyền". Trên nền chàm áo được trang trí các sọc hoa văn theo bố cục ngang thân áo ở cổ, vai, ống tay, giữa ngực, gấu áo và hai cổ tay áo. Đó là các sọc màu đỏ xen trắng và vàng trên nền chàm hoặc màu xanh nhạt diệp và màu chàm. • Váy là loại váy hở quấn vào thân Phong cách trang trí trên váy cũng thiên về lối bố cục ngang với các đường sọc màu. • Trang sức là khuyên tai,vòng cổ,vòng tay bằng bạc,dây chuyền bằng đồng hoặc hạt cườm Dân tộc Ê Đê • Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Ê Đê cư trú tập trung tại tỉnh: Đắc Lắc (298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người Ê Đê tại Việt Nam), • Nam để tóc ngắn quấn khăn màu đen nhiều vòng trên đầu. Y phục truyền thống gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản: • Loại áo dài trùm mông: Có tay áo dài, thân áo cũng dài trùm mông, có xẻ tà và khoét cổ chui đầu. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. • Loại áo dài quá gối: Đây là loại áo dài quá gối, có khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo dài trùm mông • Khố: Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. • Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ. Dân tộc Ê Đê • Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. • Áo: Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm thẫm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. • Váy: Đi cùng với áo của phụ nữ Ê đê là chiếc váy mở quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm, váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Dân tộc Ba Na • Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai (150.416 người, chiếm 11,8% dân số toàn tỉnh và 66,1% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Kon Tum (53.997 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh và 23,7% tổng số người Ba Na tại Việt Nam), Nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khố hình chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày rét, họ mang theo tấm choàng. • Ngày trước nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu đầu rìu. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng. Dân tộc Ba Na • Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, có khi búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. • Phụ nữ Ba Na mặc áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, quanh bụng còn đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó. [...]... là loại váy kín màu đen Kết luận • Tây nguyên là nơi cư trú lâu đời của dân tộc bản địa.Các dân tộc người nơi đây còn bảo lưu nhiều vốn văn hóa Dấu ấn văn hóa đó thể hiện bản sắc dân tộc qua các bộ trang phục • Mỗi dân tộc có một nét độc đáo riêng về trang phục được thể hiện qua bàn tay nghệ nhân.Thể hiện qua các thiết kế,kiểu dáng, màu sắc, hoa văn • Trang phục ,trang sức của các dân tộc là sản phẩm... Đắk Nông (10.311 người) • Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích Dân tộc Thái • Trang phục nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái tộc người và cũng biến đổi nhanh hơn Trang phục nam giới gồm: áo, quần, thắt... mắt cá chân và các đường viền chỉ màu tập trung rõ nhất ở tà và gấu áo Trang phục nam • Nam giới người Nùng thường mặc áo dài ngang hông, tứ thân, may áo gần sát người, tay áo dài và rộng, cổ áo khoét tròn, áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn Dân tộc Nùng Trang phục nữ • Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ che mông,... được trang trí bằng cách thêm miếng vải khác màu vào cổ tay áo và phía trước ngực, thông thường là vải đen đắp lên áo chàm Dân tộc Tày • Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người) Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng Đắk Lắk (51.285 người) Trang phục. .. chuỗi hạt vòng Trong các dịp tết lễ, họ mang thêm tấm choàng rộng màu chàm, có các sắc màu trang trí phủ kín thân Dân tộc Giẻ Chiêng Trang phục nữ • Phụ nữ Giẻ Triêng để tóc dài, quấn sau gáy Họ không mặc áo mà mang loại váy dài, cao sát nách Đây là loại váy ống tương đối dài rộng Đầu váy, giữa thân và gấu váy được trang trí các sọc hoa văn màu đỏ trên nền chàm Lối mặc có tính chất vừa váy, vừa áo này... tấm mền Dân tộc Mạ • Trang phục cổ truyền của phụ nữ Mạ là họ mặc váy quần dài quá bắp chân, áo chui đầu vừa sát thân, dài tới thắt lưng và kín tà • Nữ mặc áo sát thân, dài tới thắt lưng, không xẻ tà, vạt trước và vạt sau bằng nhau, cổ áo tròn thấp Nửa thân áo trước và sau lưng được trang trí hoa văn màu đỏ và xanh trong bố cục dải băng ngang thân • Người mạ ,đeo nhiều vòng trang sức như vòng,bông... • • Trang phục nam giới Xơ Đăng gồm có: khăn, khố Những bộ áo quần bằng vỏ cây được người Xơ Đăng (Kon Tum) xem như báu vật cổ truyền, biểu tượng linh thiêng Họ ra sức giữ gìn và bảo vệ Thông thường áo được may theo kiểu dáng cổ tròn, không có tay, toàn bộ chiếc áo chỉ có hai đường khâu kín đáo ở hai bên nách, mặt trong rất láng vì được mài nhẵn còn mặt ngoài sần sùi hơn Dân tộc Xơ Đăng • Trang phục. .. khuy và khuyết Áo hở tà, vạt sau dài hơn vạt trước một chút Áo mặc hơi chùng, đôi ống tay vừa sát Các dải hoa văn trang trí cũng nằm trên đường biên áo Dân tộc M’nông Trang phục nữ • Đàn bà M'Nông mặc váy quấn buông dài trên mắt cá chân Khố, váy, áo của người M'Nông có màu chàm thẫm được trang trí bằng các hoa văn truyền thống, màu đỏ rất đẹp mắt • Nữ giới còn thích quàng lên cổ những chuỗi hạt cườm... người Giẻ Triêng tại Việt Nam), tại Đắk Lắk (78 người) và một số ít ở các tỉnh khác Trang phục nam • Nam giới để tóc ngắn hoặc đội khăn chàm theo lối chữ nhất trên đầu Thân ở trần hoặc mặc tấm áo, khoác ngoài chéo qua vai, màu chàm có các sọc trang trí Họ mang khố khổ hẹp, dài không có tua, thân và các mép khố được viền và trang trí hoa văn ở hai đầu trên nền chàm Nam cũng đeo vòng cổ, vòng ngoài khố mang... được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo Ngoài ra, phụ nữ Brâu rất ưa thích đồ trang sức như những chiếc vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bằng bạc hay bằng nhôm Dân tộc Mường • Theo Tổng điều tra dân số năm 2009, người Mường có khoảng 35.544 người ở Đắk Lắk, chiếm khoảng 0.7% dân số Tây Nguyên • Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái . VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH Trang phục các dân tộc Tây Nguyên Nhóm sinh viên: Trần Văn Quảng Nguyễn Xuân Đức Giáo viên hướng dẫn: Vũ Sinh Lương Nội dung • Giới thiệu các dân tộc ở Tây Nguyên. • Đặc. tộc ở Tây Nguyên. • Đặc điểm trang phục từng dân tộc. Dân tộc ở Tây Nguyên • Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo. áo có 7 cúc và thường có 4 túi hoặc 2 túi. Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Nùng phong phú và đa đạng hơn. Dân tộc Nùng Trang phục nữ • Phụ nữ Nùng mặc áo năm thân màu chàm, áo ngắn đủ

Ngày đăng: 22/11/2014, 12:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Nội dung

  • Dân tộc ở Tây Nguyên

  • Dân tộc Gia Rai

  • Dân tộc Gia Rai

  • Dân tộc Ê Đê

  • Dân tộc Ê Đê

  • Dân tộc Ba Na

  • Dân tộc Ba Na

  • Dân tộc Nùng

  • Dân tộc Nùng

  • Dân tộc Tày

  • Dân tộc Tày

  • Dân tộc M’nông

  • Dân tộc M’nông

  • Dân tộc Giẻ Chiêng

  • Dân tộc Giẻ Chiêng

  • Dân tộc Mạ

  • Dân tộc Mạ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan