Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
2,52 MB
Nội dung
MarketWizard Page 1 CHƯƠNG 1: TRENDLINES VÀ CHANNELS Một trong những nguyên lý cơ bản trong phân tích biều đồ chứng khoán là giá chứng khoán di chuyển theo một xu hướng nhất định (Trend). Đây là một thực tế mà một người mới nhập môn có thể nhanh chóng nhân ra bằng cách quan sát bất kỳ một biểu đồ nào, ở bất kỳ một thời gian nào trước đây mà anh ta chọn. Thông thường thị trường và rất nhiều cổ phiếu cấu tạo nên nó không lên hay xuống một cách ngẫu nhiên mà ngược lại chúng cho ta thấy những hình mẫu (pattern) và cách thức di chuyển rõ ràng theo thời gian biểu diễn trên biểu đồ. Giá chứng khoán di chuyển theo Trend. Những trend này có thể lên, xuống hay đi ngang, có thể xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn hay dài. Chúng có thể được phân loại thành Trend chính (Major (Primary)), Trend trung hạn (Intermediate (Secondary)) hay Trend nhỏ (Minor). Nhưng sớm hay muộn thì những trend này sẽ thay đổi, từ tăng qua giảm hay giảm qua tăng và cũng có thể thay đổi hướng mà không làm đảo chiều như từ tăng qua đi ngang và sau đó tăng trở lại hay từ trend có độ nghiêng vừa phải qua trend có độ nghiêng dốc hơn và ngược lại. Lợi nhuận được tạo ra bằng cách tận dụng cả trend tăng và trend giảm và theo chúng cho đến khi chúng đảo chiều. Vấn đề của nhà đầu tư là cần nhanh chóng nhận ra một trend sinh lời ở giai đoạn phát triển sớm nhất có thể và sau đó là một lần nữa nhanh chóng phát hiện giai đoạn kết thúc và đảo chiều của nó. Như chúng ta thường thấy rằng giai đoạn đảo chiều của bất kỳ trend quan trọng nào thường được đặc trưng bởi sự hình thành của một vài hình mẫu (pattern) giá và khối lượng – nói chính xác hơn là của các cấu trúc hình mẫu đảo chiều. MarketWizard Page 2 Đường Trend Mục đích của chúng ta bây giờ là xem xét các trend một cách kỹ lưỡng để tìm ra cách vẽ các đường trend hiệu quả nhất trên biểu đồ giá và xác định mức độ mà chúng có thể được dùng để hỗ trợ hay bổ sung cho các dự đoán kỹ thuật từ những cấu trúc hình mẫu biểu đồ khác nhau và từ những nghiên cứu về ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sau này (thỉnh thoảng chúng còn cung cấp cho ta những dự đoán hay cảnh báo sớm về những thay đổi quan trọng sắp xảy ra). Một trong những phát hiện đầu tiên mà một người mới làm quen với phân tích thị trường nhận ra khi anh ta bắt đầu xem xét các biểu đồ chứng khoán một cách nghiêm túc là gần như tất các các trend nhỏ (Minor) và hầu hết các trend trung hạn (Intermediate) đều đi theo các đường thẳng. Không chỉ một vài dao động giá nhỏ mà ngay cả đến những dao động giá chính phát triển trong nhiều năm trên đồ thị như thể ta có thể biểu diễn chúng với một cây thước thẳng. Đây thực tế là một hiện tượng thú vị, ấn tượng và bí ẩn nhất trong số những hiện tượng mà các biểu đồ chứng khoán biểu hiện. Nếu ta áp một thước thẳng lên các trend trên đồ thị giá thì ta sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng đường thẳng biểu diễn một trend tăng là đường nối các đáy của các dao động trong những trend này. Nói một cách khác một sóng tăng trong thị trường chứng khoán được cấu tạo bởi một chuỗi các gợn sóng và đáy của các gợn sóng này có khuynh hướng nằm trên tại hay rất gần với một đường thẳng nghiêng lên. Đôi khi đỉnh của những gợn sóng này cũng có thể được xác định bởi một đường thẳng nhưng thường thì biên độ của chúng sẽ thay đổi nhẹ và do đó bất kỳ đường nào nối các đỉnh trên cũng sẽ bị cong ít nhiều. MarketWizard Page 3 Trong trend giảm thì đường thẳng biểu diễn trend là đường nối các đỉnh của các dao động giá. Trong khi đáy của các dao động này có thể hay không nằm trên một đường thẳng. Hai đường thẳng này – một đường nghiêng lên chạy dọc theo những đáy sóng nối tiếp nhau trong trend tăng và một đường nghiêng xuống qua những đỉnh sóng nối tiếp nhau trong trend giảm – là những đường trend cơ bản. Thỉnh thoảng bạn sẽ tình cờ nghe thấy ở đâu đó rằng đường trend đã bị bẻ gãy. Nhưng đó thực sự là một trong những bình luận khó chịu nhất không làm rõ được bất kỳ điều gì. Dĩ nhiên là chúng sẽ bị bẻ gãy, tất cả chúng cuối cùng rồi cũng sẽ bị bẻ gãy. Có vài trend chỉ tồn tại rất ngắn sau khi chúng hình thành. Vấn đề ở đây là xác định xem chỗ đứt gãy (tức là chỗ mà đường giá đâm xuyên qua đường trend) nào có ý nghĩa kỹ thuật quan trọng và chỗ đứt gãy nào không có ý nghĩa thực tế mà có thể chỉ cần một thay đổi nhỏ trong cách vẽ đường trend ban đầu. Thực tế không có câu trả lời nhanh chóng và chắc chắn 100% cho vấn đề này; ý nghĩa của một vài lần đâm thủng đường trend này không thể được xác định ngay khi nó xảy ra mà phải chờ những tín hiệu xác nhận từ những biểu đồ khác. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp xảy ra một chỗ đứt gãy quan trọng – nơi cần phải có sự xem xét tức thời và có thể là cân nhắc lại chính sách mua bán – thường dễ nhận ra. MarketWizard Page 4 Hình 1: Chuỗi các đường trend trung hạn minh họa nguyên lý vẽ đường cơ bản trên đồ thị theo tuần của Atlantic Refining kéo dài từ tháng 1/1944 đến tháng 8/1947. Theo quan sát, mỗi đường trend tăng cần hai điểm đáy riêng biệt và mỗi đường trend giảm là hai đỉnh riêng biệt. Trong một vài trường hợp, hai điểm hình thành chỉ cách nhau vài tuần như trong tháng 8 và tháng 9/1945. Tuy nhiên cũng có trường hợp hai điểm hình thành cách nhau cả tháng như trường hợp hai điểm đáy cố định đường trend tăng vào đầu năm 1946 – tháng 2 và tháng 6. Ta có thể vẽ được nhiều đường trend kinh nghiệm trong đồ thị này. Trong đó bao gồm nhiều trend tăng mà ý nghĩa của nó cần phải được xem xét cẩn thận do chúng quá dốc – như đầu 1944, cuối 1945 và đầu 1946. Chỉ những đường trend cuối cùng mới được biểu diễn ở đây MarketWizard Page 5 Trong đồ thị trên cũng có một vài ví dụ thú vị về hiện tượng Pullback (xảy ra sau khi đường trend bị đâm thủng) sẽ được thảo luận trong những trang sau. (Quan sát tháng 7/1944, tháng 4/1945, tháng 9/1945, và tháng 5/1947). Cách vẽ các đường trend Như ta đã biết một đường thẳng được xác định bởi hai điểm bất kỳ. Do đó để vẽ được một đường trend chúng ta cần hai điểm – hai đỉnh để cố định một trend giảm và hai đáy để cố định một trend tăng. Giả sử ta bắt đầu với một điểm đáy chính (Major) và từ điểm này phác họa cách thức chuỗi các đường trend tăng hình thành lên từ đó. Để làm cho ví dụ này đơn giản hơn hãy giả sử rằng đáy thị trường Bear của chứng khoán mà ta đang phân tích chứa đựng một hình mẫu chữ nhật giữa 6,5 và 8 và giả sử rằng di chuyển cuối cùng trong cấu trúc này đi lên từ mức 6,5 xuyên qua đỉnh của cấu trúc tại 8 và tiến lên đến mức 9. Từ 9 giá rơi lại về 8 và sau đó bật lên trở lại. Ngay khi lần tăng này đã tiến đủ xa để chứng tỏ rõ ràng đây là một đáy nhỏ thì chúng ta có thể vẽ đường trend tăng đầu tiên đi qua hai điểm đáy, điểm thứ hai (8) cao hơn điểm đầu tiên (6,5) để từ đó cố định độ nghiêng của nó. Đây có thể là một trend tăng. Ta sẽ vẽ đường trend này với một nét mảnh trên đồ thị và kéo dài nó đến khoảng thời gian một tuần hay lâu hơn. MarketWizard Page 6 Tiếp đó giả sử giá tăng lên đến 10, sau đó đi ngang một vài ngày hay giảm xuống một chút cho đến khi nó tiến đến và một lần nữa chạm vào đường trend ban đầu. Sau đó nó bắt đầu đi lên nhưng đụng phải một nguồn cung mà không tạo ra một bước tiến đáng kể. Nó lùi xuống chạm vào đường trend, do dự một chút ở đó rồi đâm thủng đường trend. Nếu bây giờ giá đóng cửa trong ngày nằm bên dưới đường trend một cách rõ ràng và cộng thêm có sự gia tăng một chút trong khối lượng giao dịch khi đường trend bị đâm thủng thì ta có thể kết luận rằng đường Trend nhỏ (Minor) ta vừa vẽ đã hoàn tất và rằng cổ phiếu ta đang nắm giữ sẽ hoặc hình thành một hình mẫu củng cố trước khi nó bắt đầu một đợt tăng khác hay sẽ chịu một sự điều chỉnh lớn hơn những đợt giảm nhẹ xảy ra trong đợt tăng đầu tiên. Cả Trend nhỏ (Minor) mà ta vừa mô tả ở trên có thể kéo dài trong hai tuần và đường trend đầu tiên của ta khi đó có thể quá dốc để có thể duy trì trong một khoảng thời gian dài. Bây giờ ta giả sử rằng đợt điều chỉnh của ta bao gồm một chuỗi các dao động giảm mà ta đã dự đoán là một trong hai khả năng xảy ra sau khi trend bị bẻ gãy và rằng sự điều chỉnh này sẽ kéo giá về lại mức hỗ trợ đặt tại đỉnh của hình mẫu chữ nhật ban đầu, tức là tại 8. Sau đó giá không nán lại lâu tại 8 mà bắt đầu tạo ra một chuỗi các dao động tăng trở lại. Ngay khi điều này trở nên rõ nét và ta nhận ra một đáy mới hình thành ở 8 thì ta có thể vẽ một đường trend qua điểm gốc ban đầu tại 6,5 và điểm mới tại 8 này. Đây có thể là một Trend tăng trung hạn (Intermediate) và có thể nó sẽ không bị bẻ gãy trong nhiều tuần hay nhiều tháng tới. MarketWizard Page 7 HÌnh 2: Đồ thị giá theo ngày của cổ phiếu Atchison minh họa cách tăng tốc khỏi đường trend trong giai đoạn sau của một trend tăng trung hạn mạnh, dài. (chú ý hoạt động giá vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2). Giá rơi lại về 66 trong tháng 4/1936 sau khi đường trend tăng này bị bẻ gãy vào cuối tháng 3. Chú ý đến tháng 12/1935 khi giá điều chỉnh vể gặp ngưỡng hỗ trợ, đường trend trùng với đỉnh của hình mẫu tam giác. Những sự trùng hợp như vậy thường xuất hiện trong phân tích kỹ thuật. MarketWizard Page 8 Hình 3: Các đường trend xác định các dao động ngắn hạn của cổ phiếu Crane Company trong năm 1945. Hãy chú ý ba đáy hình thành trên đường tăng đầu tiên và đợt tăng thứ ba (cuối tháng 2) trong trend tăng này không thể chạm đến đường vẽ qua các đỉnh đầu tiên song song với đường trend cơ bản. Một thất bại kiểu này thường báo hiệu trước một bẻ gãy trend. Điều tương tự xảy ra tại cuối trend tăng thứ hai vào cuối tháng 5. Các phép thử cho đường trend Dưới đây là một vài phép thử có thể áp dụng để đánh giá giá trị kỹ thuật của một đường trend tăng: a. Số lượng các đáy hình thành tại (hay rất gần) một đường trend trong một chuỗi các sóng tăng nhỏ càng nhiều thì mức độ quan trọng của đường trend đó càng cao. Với mỗi một lần thử thành công thì ý nghĩa của đường trend đó được nâng cao hơn. Đường trend tăng đầu tiên có thể được vẽ ngay khi hình thành hai đáy, đáy sau cao hơn đáy trước. Nhưng nếu giá quay về đường trend ban đầu, tạo một đáy MarketWizard Page 9 thứ ba ở đó và từ đó tiếp tục một đợt tăng mới thì khi đó giá trị của đường trend được khẳng định bởi hoạt động của thị trường. Nếu đáy thứ tư hình thành trên đường trend đó và một lần nữa đi lên thì ý nghĩa của đường trend được tăng lên rất nhiều. b. Chiều dài của đường trend, tức là nó giữ được càng lâu mà không bị giá đâm thủng thì ý nghĩa kỹ thuật của nó càng cao. Tuy nhiên nguyên lý này cần một vài tiêu chuẩn. Nếu đường trend của bạn được vẽ từ hai đáy đầu tiên được hình thành quá gần nhau về thời gian (khoảng dưới 1 tuần) thì đường trend này có thể không đúng: Nó có thể quá dốc hay quá bằng (thường xảy ra hơn). Nếu là quá bằng thì giá sẽ di chuyển xa khỏi nó và dao động ở phía trên đường trend trong một thời gian dài; sau đó nó có thể đảo chiều và điều chỉnh giảm trung hạn trước khi tiếp xúc với đường trend ta vẽ. Nhưng nếu đường trend được vẽ từ hai đáy cách nhau đủ xa thì khi đó nó có thể là một đường trend thực sự. MarketWizard Page 10 c. Góc nghiêng của đường trend đối với phương ngang cũng là một chỉ tiêu để đánh giá giá trị của một đường trend. Một đường trend quá dốc có thể dễ dàng bị đâm thủng bởi một di chuyển củng cố đi ngang. Điều này không báo hiệu có sự đảo chiều mà chỉ làm cho giá tăng mạnh lên trở lại ngay sau đó (ta sẽ khảo sát rõ hơn hiện tượng này trong phần những hình mẫu củng cố). Những đường thẳng như vậy có rất ít giá trị dự đoán cho các nhà phân tích kỹ thuật. Đường trend càng bằng thì nó càng quan trọng về mặt kỹ thuật và do đó ý nghĩa của việc đâm thủng nó càng cao. [...]... tăng t 2 th t 1 tháng 7/1937 thì b n s n giá hi n nay Quan sát ng ý r ng có r t nhi u lý do khi n cho b t kỳ m t nhà phân tích k thu t nào mu n bán ngay mà không ch cho ư ng neckline 52 b b gãy Nhưng như ta ã nói thì ây là m t ngo i l , có th x y ra cho t t c các hình m u và nguyên t c phân tích k thu t “P” quay ngư c l i và tăng lên 64 trư c khi nó hoàn t t Tuy nhiêu nh ng phát tri n như th này MarketWizard... nghiêm túc ngh các b n luy n t p và tr i nghi m cách v này, c bi t n u b n m i ti p c n v i phương pháp phân tích k thu t Nó là cách nhanh nh t – th c t là cách duy nh t – thu ư c kinh nghi m thi t y u cho quá trình nh n di n, phán oán và t n d ng nh ng bi u hi n c a ư ng trend trong giao d ch ch ng khoán Có m t i u lưu ý quan tr ng cho nh ng ngư i m i b t u như sau: Các ư ng trend luôn luôn ph i ư c... oán Th c t ph n l n các ư ng trend trung h n h u như không ph i là các ư ng gi i h n chính xác như các ư ng biên c a các hình m u Nó c n m t chút ngo i l Có nhi u ngo i l trong t t c các nguyên t c phân tích k thu t Nhưng phán oán thi t l p m c quan tr ng c a ư ng trend và n m b t giai o n phá v nó ph i i v i kinh nghi m th c t MarketWizard Page 14 Hình 5: Hi n tư ng âm th ng ư ng trend rõ ràng và...Tuy nhiên khi áp d ng cho trend ch ng khoán, “d c” là m t thu t ng tương i và th c s khó có ư c m t th thu ư c b ng cách nh nghĩa chính xác Kinh nghi m, cái mà ch có c nhi u bi u và b ng cách xây d ng và làm vi c v i chúng trong m t kho ng th i gian nhi u tháng s em l i kh năng tr c giác phân bi t gi a các trend quá d c và m t trend mà góc tăng c a nó là phù h p... n tháng 1/1946 ư ng bên trong phía trên b b gãy vào tháng 4 nhưng ư ng bên ngoài phía dư i không b âm th ng rõ ràng mãi cho MarketWizard n tháng 5, t i nh c a th trư ng Bull Page 17 Trong quá trình phân tích khi c g ng v m t ư ng th ng gi i h n m t trend tăng trung h n thì ôi khi b n có th th y r ng hai ư ng song song, có th cách xa nhau 1 i m giá s xác nh m u trend th c s t t hơn b t kỳ m t ư ng trend... ng trên ư ng bên trên phía trong Hay hai ư ng này s ánh d u m t kho ng trong ó nh ng liên ti p có khuynh hư ng d ng l i và t gi m o chi u Có nhi u nh ng trend ôi như v y m c dù ph n l n nhưng ngư i phân tích k thu t dư ng như không quan tâm n chúng Tuy nhiên nó áng cho ta m t n và c n quan sát c n th n trend mà chúng bi u th Chúng s làm rõ nhi u tình hu ng mà vi c c g ng tìm ra m t ư ng th ng then... áy c a các sóng gi m) ít b gi i h n hơn trong nh ng lý do t i sao t t c các th o lu n n i m này ó là m t u ư c dành h t cho ư ng trend cơ b n M t lý do khác là do nhi m v c n kíp c a h u h t các nhà phân tích k thu t là xác nh xem khi nào trend k t thúc và v i nhi m v ó thì ư ng trend cơ b n là quan tr ng hơn c Tuy nhiên trong m t vài trư ng h p thì nh c a các sóng tăng trung h n th nh tho ng hình... các áy ư ng song song này ư c g i là ư ng h i v do nó ánh d u vùng mà các i u ch nh (các di chuy n hư ng v l i trend chính) sinh ra Vùng gi a ư ng trend cơ b n và ư ng h i v g i là kênh Nh ng ngư i phân tích k thu t nhi u kinh nghi m th y ư c l i ích c a kênh theo m t ý nghĩa tiêu c c Theo ó m t khi m t kênh khi ã hình thành thì b t kỳ m t th t b i nào x y ra khi à tăng không qua các t n ư ng h i v... Page 21 Hình 10: Trên th , kho ng mà giá không gi m xu ng ư ng h i v vào cu i tháng 11 cho ta kho ng cách mà nó s tăng qua ư ng trend gi m cơ b n vào u tháng 12 Các ư ng th ng kinh nghi m Th c t ngư i phân tích k thu t thư ng v t t c các d ng ư ng trend (nh , trung h n, chính) trên th giá u tiên anh ta s c g ng v chúng v i m t nét nh t b t k nơi nào anh ta có th tìm ư c lý do v chúng R t nhi u ư ng s... cho th y có s d c c a trend thay c a th trư ng Chúng cũng thay o chi u t trend i gi a các c phi u theo c i m i theo các giai o n trong chu kỳ chính – có khuynh hư ng d c hơn trong các giai o n sau Ta phân tích bi u l ch s giá c a m t c phi u c th càng nhi u thì kh năng phán oán v trend hi n t i c a nó càng cao MarketWizard Page 11 Hình 4: Trend gi m và tăng trung h n c a c phi u Commercial Solvents trong . CHƯƠNG 1: TRENDLINES VÀ CHANNELS Một trong những nguyên lý cơ bản trong phân tích biều đồ chứng khoán là giá chứng khoán di chuyển theo một xu hướng nhất định (Trend). Đây là một thực tế mà. trên đồ thị như thể ta có thể biểu diễn chúng với một cây thước thẳng. Đây thực tế là một hiện tượng thú vị, ấn tượng và bí ẩn nhất trong số những hiện tượng mà các biểu đồ chứng khoán biểu. trong những phát hiện đầu tiên mà một người mới làm quen với phân tích thị trường nhận ra khi anh ta bắt đầu xem xét các biểu đồ chứng khoán một cách nghiêm túc là gần như tất các các trend nhỏ