1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

bài giảng nhập môn tài chính tiền tệ

71 3,3K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 624,4 KB

Nội dung

Bao gồm : - Quỹ tiền tệ của Nhà nước - Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ - Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian - Quỹ tiền tệ của kh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

***

BÀI GIẢNG NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

(Thời lượng : 60 tiết)

Giảng viên : Huỳnh Quốc Khiêm

Sinh viên : ……… … Lớp : ……….……

Năm học : 2011 - 2012

Chương 1 : ĐẠI CƯƠNG TIỀN TỆ Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH Chương 3 : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Chương 4 : TÍN DỤNG Chương 5 : NGÂN HÀNG Chương 6 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Chương 7 : CUNG CẦU TIỀN TỆ Chương 8 : LÃI SUẤT Chương 9 : LẠM PHÁT Chương 10 : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Trang 2

Chương 1 : ĐẠI CƯƠNG TIỀN TỆ

I NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ :

1 Sự ra đời của tiền tệ :

+ Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan Tiền tệ phát sinh, tồn tại và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa

+ Vào thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, người ta tự cung tự cấp cho nhau

số sản phẩm ít ỏi thu về sau một ngày săn bắt, hái lượn Do vậy, quan hệ trao đổi vẫn chưa xuất hiện

+ Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và những cải tiến trong kỹ thuật dần tạo ra chủng loại và số lượng hàng hóa nhiều hơn trước rất nhiều Do đó, hoạt động trao đổi hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với bản thân mỗi người trong xã hội thời bấy giờ

+ Phương thức trao đổi trực tiếp (H-H) đòi hỏi cần phải có sự phù hợp về thời gian, địa điểm và quan trọng hơn hết là nhu cầu của các bên trao đổi

+ Phương thức trao đổi gián tiếp (H-T-H) thông qua vật trung gian đã khắc phục được những nhược điểm của phương thức trao đổi trực tiếp

+ Vật trung gian đó được khai sinh dưới cái tên “tiền tệ” Sự ra đời của vật trung gian trao đổi đánh dấu giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện của tiền tệ, đồng thời cũng là bước chuyển hóa từ nền kinh tế đổi chác sang nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ

2 Lịch sử phát triển của tiền tệ :

+ Vào thời kỳ đầu, các loại “tiền tệ” sơ khai được trao đổi ở các địa phương khác nhau

là rất khác nhau

+ Dần về sau, những đặc tính của vật trung gian trao đổi được đòi hỏi cao hơn : dễ phân biệt, bền vững, ổn định về lượng sẵn có, giá trị nội tại ít biến động Kể từ đó, kim loại (đặc biệt

là vàng và bạc) đã được chọn làm loại tiền tệ phổ biến

+ Từ cuối thế kỷ thứ 7, đồng Dinar của Đế chế Ả Rập dần trở thành đồng tiền của thương mại quốc tế

+ Năm 1284, Cộng hòa Venice phát hành đồng tiền vàng Ducat Đồng tiền này đã trở thành chuẩn mực cho tiền xu Châu Âu trong suốt 600 năm sau đó

Trang 3

+ Sang thế kỷ 16 – 17, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành giấy bạc được đảm bảo bằng vàng, khả hóa sang vàng và lưu hành song song với tiền đúc bằng vàng và bạc của Nhà nước

+ Sau Thế chiến I, các nước đã ngăn cấm các ngân hàng thương mại phát hành giấy bạc khả hoán, nghiêm cấm việc chuyển đổi từ giấy bạc sang vàng, và cưỡng bức lưu hành giấy bạc bất khả hoán

+ Kể từ sau năm 1971, sự tồn tại của tiền giấy khả hoán trong lưu thông thật sự chấm dứt Các quốc gia đều áp dụng chế độ tiền giấy bất khả hoán và có đồng tiền pháp định của riêng mình

3 Khái niệm tiền tệ :

+ Theo Marx, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò là vật ngang giá chung để phục vụ cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa

+ Theo quan điểm hiện đại, tiền tệ là bất kỳ vật gì có thể dung để trao đổi lấy hàng hóa

và dịch vụ một cách hiệu quả nhằm thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt của bản thân người sở hữu

Trang 4

II CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ :

1 Hóa tệ (Tiền thực) :

+ Hóa tệ (Commodity Money) là loại tiền tệ bằng hàng hóa Đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài

+ Phân loại : hóa tệ phi kim loại, hóa tệ kim loại

2 Tín tệ (Dấu hiệu giá trị) :

+ Tín tệ (Token Money) là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, song nhờ sự tín nhiệm của mọi người và quy ước của xã hội mà nó được lưu dùng

+ Phân loại :

- Tín tệ kim loại

- Tiền giấy : tiền giấy khả hoán, tiền giấy bất khả hoán

3 Tiền mặt : tiền mặt (Cash) là loại tiền vật chất, được quy định một cách cụ thể về hình dáng,

kích thước, trọng lượng, màu sắc, tện gọi

4 Bút tệ (Tiền ghi sổ) : bút tệ (Bank Money) là loại tiền tệ được tạo ra khi phát tín dụng thông

qua tài khoản ngân hàng, bút tệ không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số được thể hiện trên tài khoản ngân hàng

III CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ :

1 Chức năng thước đo giá trị : Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được sử

dụng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác

2 Chức năng phương tiện trao đổi :

+ Chức năng phương tiện lưu thông : tiền tệ làm phương tiện lưu thông khi tiền tệ làm môi giới cho quá trình trao đổi hàng hóa, sự vận động của tiền tệ gắn liền với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự dịch chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác

+ Chức năng phương tiện thanh toán : tiền tệ làm phương tiện thanh toán khi sự vận động của tiền tệ tách rời hoặc độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho quan hệ mua bán hàng hóa, thực hiện các khoản dịch vụ và giải trừ các khoản nợ

3 Chức năng phương tiện tích lũy :

Trang 5

+ Chức năng phương tiện tích lũy giá trị : tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích lũy giá trị khi tiền tệ tạm thời về trạng thái nằm im để dự trữ giá trị, thực hiện các chức năng trao đổi trong tương lai

+ Chức năng tiền tệ thế giới : tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện 4 chức năng : thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia

IV VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ :

1 Góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế : tiền tệ đóng vai trò chất bôi trơn cho

guồng máy sản xuất và lưu thông hàng hóa Khi mức độ tiền tệ hóa càng cao thì hoạt động giao lưu kinh tế càng diễn ra thuận lợi và trôi chảy

2 Công cụ tích lũy và tập trung vốn cho xã hội : tiền tệ giúp các chủ thể trong nền kinh tế

thực hiện mục tiêu tích lũy tập trung vốn dễ dàng và tiện lợi, phục vụ nhu cầu mở rộng tái sản xuất và chi tiêu

3 Góp phần phát triển quan hệ kinh tế quốc tế : với chức năng tiền tệ thế giới, tiền tệ đã trở

thành công cụ hữu ích giúp một quốc gia mở rộng các quan hệ kinh tế của mình ra thế giới,

đồng thời thu hút các nguồn lực vào quốc gia mình

4 Công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế : tiền tệ được sử dụng làm công cụ tham chiếu để xây

dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như : chính sách tài khóa, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách tiền tệ,… qua đó tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô

V CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ :

1 Khái niệm : Chế độ tiền tệ là tổng hòa những quy định về hình thức tổ chức lưu thông tiền

tệ của một quốc gia do Luật pháp Nhà nước quy định, trong đó các yếu tố khác nhau của lưu thông tiền tệ được kết hợp với nhau một cách thống nhất

2 Nội dung của chế độ tiền tệ :

a Phương tiện tiền tệ : phương tiện tiền tệ là những phương tiện lưu thông và phương tiện

thanh toán do Nhà nước quy định, tùy thuộc vào những điều kiện khách quan về kinh tế và tập quán dùng tiền của người dân, bao gồm : tiền đúc, tiền giấy và tiền điện tử

b Đơn vị tiền tệ : đơn vị tiền tệ còn gọi là tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền Khi quy định đơn vị

tiền tệ, Nhà nước cần phải quy định rõ 3 yếu tố sau đây :

 Tên g ọi và ký hiệu đơn vị tiền tệ :

Trang 6

- Tên gọi đồng tiền do Nhà nước quy định

- Ký hiệu đơn vị tiền tệ được mã hóa theo tiêu chuẩn ISO 4217 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)

 Hàm kim l ượng : là trọng lượng kim loại quý (vàng, bạc) được ấn định theo pháp luật

nước sở tại cho một đơn vị tiền tệ

 K ết cấu đơn vị tiền tệ : trên cơ sở đơn vị tiền tệ được Pháp luật quy định, Nhà nước

sẽ phát hành tiền vào lưu thông theo bội số hoặc ước số của đơn vị tiền tệ

c Cơ chế đúc tiền : là toàn bộ những quy định của Nhà nước bằng Luật pháp có liên quan

đến chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc

+ Phân loại :

 Áp dụng cho tiền đúc đủ giá

 Tiền được đúc theo tiêu chuẩn do Nhà

nước ấn định

 Áp dụng cho tiền đúc không đủ giá

 Nhà nước nắm độc quyền trong việc đúc tiền

d Cơ chế phát hành tiền giấy : Ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát

hành tiền tệ, còn việc in ấn tiền sẽ do các cơ quan chuyên trách đảm nhận

3 Các chế độ tiền tệ trên thế giới :

bạc được lưu thông tự do theo giá trị thực

tế của chúng trên thị trường

 Tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc

do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định) + Quy luật Gresham :”Tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”

b Chế độ đơn bản vị :

Trang 7

+ Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý (vàng, bạc) làm kim loại bản vị

+ Tiền tệ bản vị được đúc tự do và đóng vai trò thống trị

+ Phân loại :

 Ch ế độ bản vị bạc :

- Chế độ bản vị bạc là chế độ tiền tệ của một quốc gia lấy bạc làm thước đo giá trị

và phương tiện lưu thông tiền tệ

- Cuối thế kỷ 19, chấm dứt việc đúc bạc thành tiền bạc

 Ch ế độ bản vị vàng cổ điển :

- Vàng được chọn làm kim loại bản vị và được đúc tự do

- Các dấu hiệu giá trị như giấy bạc ngân hàng được đổi ra vàng theo giá trị danh nghĩa của nó  tiền giấy khả hoán

- Vàng được tự do nhập, xuất giữa các quốc gia

 Ch ế độ tiền tệ theo khu vực :

- Đồng tiền dẫn đầu được dùng để thanh toán phổ biến trong nội khối

- Các nước thành viên tích lũy dự trữ ngoại hối tại NHTW nước dẫn đầu

Trang 8

- Đồng tiền các nước thành viên neo vào đồng tiền nước dẫn đầu

 Ch ế độ bản vị dollar Mỹ :

- Sau Thế chiến II, Mỹ là nước thắng trận và nền kinh tế phát triển vượt bậc

- Dollar Mỹ là đồng tiền mạnh, giá trị ổn định và phổ dụng

- Hiệp định tiền tệ Bretton Woods đã hợp pháp hóa vị trí thống trị của USD

 Ch ế độ tiền tệ tập thể :

Quyền rút vốn đặc biệt - SDR Đồng tiền chung Châu Âu - EURO

+ Là đơn vị tiền tệ ghi sổ do Quỹ tiền tệ

quốc tế IMF phát hành cho các nước

thành viên

+ Mã ISO 4217 : XDR

+ Khi mới phát hành : 1 XDR = 1,34 USD

+ Từ 07/1974 đến 12/1980 : giá trị của

SDR được xác định theo rổ tiền tệ bao

gồm 16 loại tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất

trong thương mại quốc tế

+ Từ 1981 đến 1999 : rổ tiền tệ bao gồm

DEM, FRF, GBP, JPY, USD

+ Từ 1999 đến nay : rổ tiền tệ gồm EUR,

GBP, JPY, USD

+ Là đơn vị tiền tệ chính thức của 15 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu, của 6 quốc gia và cùng lãnh thổ không thuộc

EU

+ Mã ISO 4217 : EUR + Ký hiệu thông dụng : € + Từ 1999 đến 2002 là giai đoạn quá độ

để chuẩn bị cho việc phát hành EUR tiền mặt

+ 01/01/2002 : EUR tiền giấy và tiền kim loại được chính thức phát hành

4 Chế độ tiền tệ ở Việt Nam :

+ Phương tiện tiền tệ : tiền kim loại, tiền cotton, tiền polymer, tiền điện tử, …

+ Đơn vị tiền tệ : đồng, ký hiệu đ, mã ISO 4217 : VND, 1 đồng = 10 hào = 100 xu

+ Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền thông qua các kênh : ngân sách nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại, nghiệp vụ thị trường mở,…

+ Lưu hành tiền giấy bất khả hoán, phát hành tiền dựa trên cơ sở hàng hóa

+ Đang trong tình trạng dollar hóa cao

-

Trang 9

Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH

I KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH :

1 Khái niệm tài chính : Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế, gắn liền với việc phân phối

tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định

+ Hai tiền đề thúc đẩy sự ra đời của tài chính :

- Tiền đề tiên quyết : nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ

- Tiền đề định hướng : sự xuất hiện của Nhà nước

2 Sự ra đời và phát triển của tài chính :

+ Vào đầu thời kỳ công xã nguyên thủy, mặc dù quá trình phân phối diễn ra trong các bộ lạc nhưng vẫn chưa có hoạt động của tài chính

+ Cuối thời kỳ công xã nguyên thủy, bắt đầu có phân công lao động xã hội, hàng hóa phát triển, tiền tệ ra đời  nhân tố tiền đề cho các quan hệ phân phối thuộc phạm trù tài chính

+ Quá trình phân công lao động xã hội dẫn đến sự hình thành giai cấp và Nhà nước ra đời Để duy trì quyền lực của Nhà nước, thuế dưới hình thức hiện vật đã ra đời  khơi mào cho phạm trù tài chính

+ Thời kỳ phong kiến và tư bản chủ nghĩa, kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển mạnh và các thể chế Nhà nước đã hoàn thiện  phạm trù tài chính được định hình một cách rõ nét

II BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH :

1 Khái niệm nguồn tài chính, quỹ tiền tệ :

a Nguồn tài chính : là khả năng tài chính mà các chủ thể trong nền kinh tế có thể khai thác,

sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình Bao gồm :

- Bộ phận của cải xã hội mới tạo ra trong kỳ

- Phần tích lũy quá khứ của xã hội và dân cư

- Bộ phận của cải chuyển vào và ra quốc gia

- Tài nguyên quốc gia cho thuê, nhượng bán có thời hạn

Trang 10

b Quỹ tiền tệ : là một lượng nhất định các nguồn tài chính được dùng cho một mục đích nhất

định Bao gồm :

- Quỹ tiền tệ của Nhà nước

- Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ

- Quỹ tiền tệ của các tổ chức tài chính trung gian

- Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư

- Quỹ tiền tệ của các tổ chức chính trị - xã hội

2 Biểu hiện bên ngoài của tài chính :

+ Hoạt động thu, chi bằng tiền của các chủ thể trong nền kinh tế

+ Sự tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong xã hội

3 Bản chất của tài chính :

+ Tài chính là những mối quan hệ kinh tế trong phân phối

+ Tài chính là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế

+ Tài chính là công cụ đắc lực giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế

4 Các mối quan hệ tài chính : các mối quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính bao gồm các

quan hệ dưới hình thái giá trị sau đây :

 Nhà nước – Các tổ chức kinh tế

 Nhà nước – Các cơ quan quản lý nhà nước

 Nhà nước – Dân cư

 Giữa các tổ chức kinh tế với nhau

 Nội bộ các tổ chức kinh tế

III CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH :

1 Chức năng phân phối : Phân phối tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo

những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ, tập trung vốn để

đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu chung của Nhà nước, xã hội và cá nhân

Trang 11

+ Bao gồm 2 khâu : phân phối lần đầu và phân phối lại

+ Đối tượng phân phối : là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là các nguồn tài chính, tiền tệ đang vận động độc lập với tư cách là phương tiện thanh toán và phương tiện cất giữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

+ Chủ thể phân phối : Nhà nước, doanh nghiệp, các hộ gia đình, các tổ chức xã hội, …

+ Kết quả quá trình phân phối : hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ với các mục đích

đã xác định trước

2 Chức năng giám đốc : Giám đốc tài chính là quá trình kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài

chính nhằm phát hiện những ưu điểm để phát huy, những tồn tại để khắc phục trong quá trình phân phối tài chính

+ Đối tượng : các quan hệ phân phối trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

+ Chủ thể giám đốc cũng chính là các chủ thể phân phối

IV HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG :

1 Khái niệm : Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác

nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau trong việc hình thành và

sử dụng các quỹ tiền tệ

2 Tài chính công : Tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính quốc gia giữa các cơ quan công quyền với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước

+ Đặc điểm của tài chính công :

 Gắn liền với sở hữu nhà nước, quyền lực chính trị

Trang 12

 Chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

 Hiệu quả của hoạt động thu chi tài chính không lượng hóa được

 Phạm vi hoạt động rộng

3 Tài chính doanh nghiệp : là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập,

phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định

+ Chức năng :

 Huy động các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Đóng vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh

 Là công cụ giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

4 Tài chính quốc tế : là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ

chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định

5.Thị trường tài chính : là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các

nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định

+ Phân loại : thị trường tiền tệ và thị trường vốn

6.Tài chính cá nhân và hộ gia đình : Tài chính dân cư là ngân quỹ của từng hộ gia đình, hình

thành chủ yếu từ các khoản thu nhập, tiền lương do lao động hay sản xuất kinh doanh, từ nguồn thừa kế, biếu tặng, … được sử dụng chủ yếu để trang trải các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và có thể đầu tư

7.Tài chính của các tổ chức xã hội : Tài chính của các tổ chức xã hội bao gồm : tài chính của

các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, đảng phái chính trị, hiệp hội nông dân, hội bảo trợ … hình thành từ sự đóng góp hội phí, ủng hộ trong và ngoài nước … nhằm mục đích tiêu dùng cho hoạt động của tổ chức đó

Trang 13

8.Tài chính trung gian : Tài chính trung gian là các quan hệ kinh tế phát sinh trong nền kinh tế

xã hội nhằm đạt tới mục tiêu nhất định, bao gồm các lĩnh vực như : tín dụng, bảo hiểm, các tổ chức tài chính trung gian, …

V VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH :

1 Công cụ phân phối sản phẩm quốc dân :

+ Thông qua 2 khâu phân phối đã hình thành nên những nguồn lực tài chính cho các khâu của hệ thống tài chính

+ Thông qua phân phối của tài chính, hàng loạt các quan hệ cân đối của nền kinh tế như : cân đối tích lũy – tiêu dùng, cân đối tiết kiệm – đầu tư, … được xác lập và thích ứng với từng giai đoạn phát triển của đất nước

+ Điều tiết thu nhập giữa các địa phương, các ngành, … đảm bảo tính công bằng xã hội trong việc phân phối các nguồn thu nhập

2 Công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế :

+ Tác động để các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước

+ Hướng dẫn các hoạt động kinh doanh phù hợp với các chính sách kinh tế

+ Kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm thích ứng với những biến động của nền kinh tế

VI CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA :

1 Khái niệm : Chính sách tài chính quốc gia là tổng hợp các chính sách kinh tế vĩ mô có liên

quan đến sự vận động của các dòng vốn, tiền tệ và các nguồn lực tài chính, qua đó tác động vào các hoạt động của nền kinh tế theo hướng mà Nhà nước đã định Bao gồm :

Trang 14

+ Khai thác mọi nguồn lực tài chính, khả năng tiềm tàng sẵn có trong nền kinh tế quốc dân để đẩy mạnh phát triển kinh tế

+ Động viên mọi nguồn lực tài chính của đất nước để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng

+ Ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền, bình ổn giá, nâng cao mức sống người dân

+ Đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thống nhất, đáp ứng được yêu cầu đổi mới đất nước

3 Chính sách tài khóa : là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong thu nhập – chi tiêu của Chính phủ và thuế

khóa

4 Chính sách tiền tệ : là tổng thể các biện pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước, thông qua các

công cụ như : lãi suất, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, … để hỗ trợ đồng tiền quốc gia nhằm : kiềm chế lạm phát, ổn định tỷ giá, đạt mức toàn dụng lao động và tăng trưởng kinh

tế

-

Chương 3 : NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :

1 Khái niệm : Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ

quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

+ Một số khái niệm khác : Ngân sách nhà nước là

- Bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định

- Quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

- Những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau

Trang 15

2 Khái niệm năm tài khóa : Năm tài khóa, hay “tài khóa”, là khoảng thời gian có độ dài tương

đương một năm (12 tháng, hoặc 52 – 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia

3 Bản chất ngân sách nhà nước : Ngân sách nhà nước là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa

Nhà nước và các chủ thể trong xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước tạo lập và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của nhà nước

4 Đặc điểm ngân sách nhà nước :

+ Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được Nhà nước tiến hành theo luật định

+ Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng

+ Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất trong nền kinh tế quốc dân, được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó được chi dùng cho những mục đích

đã định

II THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :

1 Khái niệm thu ngân sách nhà nước : là những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân

sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Bao gồm :

- Thuế, phí và lệ phí

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân

- Các khoản viện trợ

- Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật hiện hành

2 Đặc điểm thu ngân sách nhà nước :

+ Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Mọi khoản thu của Nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước

Trang 16

+ Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình thực của nền kinh tế, biểu hiện ở các biến số vĩ mô như : GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, …

3.Thuế :

a Khái niệm : Thuế là số tiền thu từ các công dân, hoạt động, giao dịch hay tài sản, nhằm huy

động tài chính cho chính quyền để tái phân phối thu nhập và điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội

+ Tái phân phối thu nhập và cân bằng phúc lợi xã hội

+ Chính quyền đánh thuế nhằm hạn chế một số hoạt động của công dân (vi phạm luật giao thông, uống rượu, hút thuốc lá, …)

c.Phân loại thuế :

+ Căn cứ vào đối tượng nộp thuế : thuế trực thu và thuế gián thu

+ Căn cứ vào phạm vi đánh thuế : thuế nội địa và thuế quan

+ Căn cứ vào tỷ lệ đánh thuế : thuế định ngạch và thuế định lệ

+ Căn cứ vào mục đích đánh thuế : thuế thông thường và thuế đặc biệt

4.Phí và lệ phí : Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, mang tính đối giá (phí và lệ

phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho Nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ

do Nhà nước cung cấp) và có tính pháp lý thấp hơn so với thuế

+ Phân biệt :

Phí Lệ phí

+ Gắn liền với vấn đề thu hồi một phần

hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng

hóa dịch vụ công cộng hữu hình

+ Ví dụ : phí cầu đường

+ Gắn liền với việc thụ hưởng các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân

+ Ví dụ : lệ phí công chứng

Trang 17

5 Các khoản thu ngân sách nhà nước khác :

+ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp

+ Thu từ bán, cho thuê tài nguyên, tài sản quốc gia

+ Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản

6 Yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước :

+ Tổ chức bộ máy thu ngân sách nhà nước

+ Tỷ suất sinh lợi trong nền kinh tế

+ Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên

+ Thu nhập GDP bình quân đầu người

7 Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước :

+ Cần phải tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên dùng cho thuê, nhượng bán Không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt

+ Chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu ngân sách nhà nước, vừa khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư

+ Dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới

+ Nhà nước cần thực hiện chính sách tiết kiệm, tinh giản bộ máy công quyền, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư

III CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :

1 Khái niệm chi ngân sách nhà nước : là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà

nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định Bao gồm :

- Phân phối : cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước để hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng

Trang 18

- Sử dụng : trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ ngân sách nhà nước mà không trải qua việc hình thành các loại quỹ trước khi đưa vào sử dụng

2 Nội dung chi ngân sách nhà nước :

+ Theo chức năng nhiệm vụ :

- Chi đầu tư phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng

- Chi đảm bảo xã hội

+ Theo tính chất kinh tế :

- Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước

- Đầu tư kết cấu hạ tầng

- Phân phối và tái phân phối xã hội

3 Phân loại chi ngân sách nhà nước :

+ Phân loại theo mục đích, nội dung :

- Chi tích lũy

- Chi tiêu dùng

+ Phân loại theo thời hạn, phương thức quản lý :

- Chi thường xuyên

- Chi đầu tư phát triển

- Chi trả nợ, viện trợ

- Chi dự trữ

4 Yếu tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước :

+ Chế độ xã hội

+ Khả năng tích lũy của nền kinh tế

+ Mô hình tổ chức của Nhà nước

+ Sự phát triển của lực lượng sản xuất

Trang 19

IV CÂN ĐỐI THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :

1 Khái niệm cân đối ngân sách nhà nước : Cân đối ngân sách nhà nước là một trong

những cân đối vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, là một bộ phận của chính sách tài khóa, phản ánh sự điều chỉnh mối quan hệ tương tác giữa thu và chi ngân sách nhà nước nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra

2 Các trạng thái của ngân sách nhà nước :

Trạng thái Thâm hụt

(bội chi) Cân bằng

Thặng dư (bội thu) Cán cân thu - chi Thu < Chi Thu = Chi Thu > Chi

3 Nguyên tắc cân đối thu – chi ngân sách nhà nước :

+ Chi thường xuyên không vượt quá thu thường xuyên

+ Bội chi (nếu có) phải nhỏ hơn chi cho đầu tư phát triển

+ Chỉ vay để bù đắp cho đầu tư phát triển

+ Phải có kế hoạch thu hồi vốn vay để trả nợ

+ Cân đối ngân sách địa phương theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu

4 Xử lý bội chi ngân sách nhà nước :

a Khái niệm : Bội chi ngân sách nhà nước là độ chênh lệch kém hơn giữa tổng số thu (thu từ

thuế và một số khoản không mang tính chất hoàn trả, không kể các khoản vay) và tổng số chi của ngân sách nhà nước

b Nguyên nhân :

+ Chủ quan :

 Đổi mới chính sách kinh tế, đang trong tiến trình hội nhập, cắt giảm thuế

 Chính sách kinh tế tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

+ Khách quan :

 Tác động của kinh tế thế giới

 Sự biến động của các yếu tố thiên nhiên, môi trường

Trang 20

c Biện pháp :

+ Tăng thu, giảm chi

+ Vay nợ trong nước :

- Tín phiếu kho bạc

- Trái phiếu kho bạc

- Trái phiếu đầu tư

+ Vay nợ nước ngoài :

- Viện trợ phát triển chính thức ODA

- Viện trợ có hoàn lại giữa 2 chính phủ

- Vay ưu đãi từ các định chế tài chính quốc tế

- Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài

+ Phát hành tiền

V TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC & PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :

1 Khái niệm tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước : Tổ chức hệ thống ngân sách nhà

nước là việc xác định, sắp xếp bố trí các bộ phận cấu thành hệ thống ngân sách nhà nước nhằm thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ngân sách cũng như toàn bộ hệ thống ngân sách

2 Nguyên tắc tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước :

+ Thống nhất

+ Độc lập và tự chủ cho các cấp ngân sách

+ Tập trung quyền lực trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cấp chính quyền trong hoạt động ngân sách

3 Điều kiện để cấp chính quyền trở thành cấp ngân sách :

+ Nhiệm vụ của cấp chính quyền được giao phó phải tương đối toàn diện trên các lĩnh vực phát triển hành chính, xã hội và kinh tế trên vùng lãnh thổ mà cấp hành chính đó quản lý

Trang 21

+ Tổng nguồn thu trên vùng lãnh thổ mà cấp chính quyền đó quản lý phải có khả năng giải quyết được phần lớn chi tiêu của mình

4 Các mô hình phân cấp ngân sách :

+ Nhà nước liên bang :

- Ngân sách liên bang

- Ngân sách bang

- Ngân sách địa phương

+ Nhà nước đơn nhất :

- Ngân sách trung ương

- Ngân sách địa phương

5 Mô hình phân cấp ngân sách nhà nước ở Việt Nam :

+ Ngân sách trung ương

+ Ngân sách địa phương : bao gồm

 NS tỉnh, TP trực thuộc TW (theo NĐ 1181 – CP ngày 01/08/1967)

 NS cấp quận, huyện (theo NĐ 1081 – CP ngày 13/05/1978)

 NS cấp phường, xã (theo NĐ 1381 – HĐBT ngày 19/11/1983)

VI CHU TRÌNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC :

1 Khái niệm chu trình ngân sách nhà nước : Chu trình ngân sách bao gồm toàn bộ hoạt

động của ngân sách từ khi bắt đầu hình thành cho đến khi kết thúc để chuyển sang ngân sách của tài khóa mới

Trang 22

+ Cơ quan thuế và hải quan kiể soát nguồn thu

+ Tổng thu ngân sách được nộp vào Kho bạc Nhà nước

+ Chi ngân sách chỉ được nằm trong các khoản đã được dự toán duyệt

4 Quyết toán ngân sách nhà nước :

+ Nhằm phản ánh đúng quá trình lập và chấp hành ngân sách

+ Bộ Tài chính hướng dẫn khóa sổ và lập báo cáo quyết toán ngân sách

+ Đối chiếu số liệu với Kho bạc Nhà nước, cân đối tổng hợp, lập quyết toán ngân sách trình Chính phủ và Quốc hội phê chuẩn

- Theo từ gốc Latinh, “creditium” : sự tin tưởng, tín nhiệm

- Theo nghĩa Hán Việt, “tín” là lòng tin, “dụng” là sử dụng

 Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu

b Đặc trưng của quan hệ tín dụng :

+ Chỉ thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn

+ Quá trình chuyển giao vốn có thời hạn được thỏa thuận giữa các bên tham gia

+ Chủ sở hữu được nhận thêm một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng

2 Cơ sở ra đời của quan hệ tín dụng :

Trang 23

ng mở rộng

ình :

đối thu – clúc NSNN

Trang 24

ng và tiền t

dụng giữahạn ngắn

hời vốn trê

hời vốn trê

ay

trực tiếp ctrung giangián tiếp cính trung g

chuyển giagian

Trang 25

+ Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại gọi là thương phiếu (kỳ phiếu thương mại)

+ Phân loại thương phiếu :

Căn cứ vào chủ thể ký phát Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng

+ H ối phiếu (Bill of Exchange) là một

mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người

cho vay ký phát, yêu cầu người đi vay trả

một số tiền nhất định sau một thời gian

xác định

Thương phiếu vô danh :

+ Không ghi tên người thụ hưởng, người nắm giữ là người thụ hưởng hợp pháp

+ Dễ chuyển nhượng, rủi ro cao

+ L ệnh phiếu (Promissory Note) là một

giấy nhận nợ vô điều kiện do người đi vay

ký phát, cam kết rằng sẽ hoàn trả một số

tiền nhất định khi đến hạn thanh toán cho

người thụ hưởng

Thương phiếu ký danh :

+ Có ghi tên người thụ hưởng

+ Có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu khi còn hạn thanh toán

Thương phiếu đích danh :

+ Chỉ người có tên trên thương phiếu mới được thụ hưởng

+ Không thể chuyển nhượng, độ an toàn cao

+ Đặc điểm của thương phiếu :

- Tính trừu tượng

- Tính pháp lý

- Tính lưu thông

+ Ưu, nhược điểm của tín dụng thương mại :

Ưu điểm Nhược điểm

+ Thủ tục nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu

vốn cấp bách, đẩy nhanh quay vòng vốn,

nâng cao hiệu quả kinh doanh

+ Phạm vi hẹp

+ Quy mô nhỏ

+ Rất khó xác lập quan hệ tín dụng giữa 2 doanh nghiệp bất kỳ

2.Tín dụng ngân hàng : là quan hệ tín dụng giữa hệ thống ngân hàng với các chủ thể trong

nền kinh tế

Trang 26

Ngắn hạn

Trung hạn Dài hạn

n : là quan

ÍN DỤNG :

ân hàng :

Đảm b tín dụ

Không bảo

Có đảm

an hệ tín dphục vụ nh

hà nước :

à quan hệ

ời cho vay :

ời đi vay : k

n hệ tín dụ

bảo ụng

Trả gó

Phi trả Theo ycầu

Tí h

óp T

góp Gyêu

Trang 27

1 Thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội : Hoạt động tín dụng thúc đẩy sự vận động của các

nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng các nguồn cầu vốn, buộc người đi vay phải thật sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

2 Truyền tải những động thái điều tiết của Nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô :

Nhà nước điều tiết hoạt động tín dụng thông qua việc điều tiết lãi suất, quy trình cho vay, kiểm soát nguồn cung tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại

3 Công cụ thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước : Tài trợ bằng chính sách tín dụng

ưu đãi cho các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, các đối tượng chính sách, cho vay

đối với học sinh sinh viên

4 Tạo điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại :Cấp tín dụng tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu,

thu hút vốn tín dụng nước ngoài  thúc đẩy hoạt động ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác

+ Ngoài việc đổi, bảo quản và vận chuyển tiền, các thương nhân đổi tiền còn thực hiện

cả việc nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán, làm đại lý, …

+ Năm 1338, thành phố Florence của Italia đã có hơn 80 đại lý đổi tiền quy mô lớn, trong

đó các đại lý như : Bardi, Peruzzi và Acciaiouli là quan trọng nhất

+ Ngân hàng đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1401 là Ngân hàng Banco di Barcelona Năm 1587 tại Venice, một ngân hàng khác hoàn thiện hơn ra đời có tên gọi là Banco della Piazza di Rialto

+ Ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1668 với tên gọi Bank of Sweden (Ngân hàng Thụy Điển)

Trang 28

2 Các giai đoạn phát triển của ngân hàng :

a Thế kỷ 15 – 18 : Các ngân hàng hoạt động độc lập, chưa thành hệ thống, chỉ thực hiện các

nghiệp vụ tiền tệ sơ khai như thời trung cổ Điển hình như :

- Amsterdam Wisselbank (1609 – Hà Lan)

- Bank of Hamburg (1619 – Đức)

- Bank of England (1694 – Anh)

b Thế kỷ 18 – 20 : Nhà nước bắt đầu can thiệp vào hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm

kiểm soát nền kinh tế, tránh sự lũng đoạn của các ngân hàng Hình thành 2 loại ngân hàng :

ngân hàng phát hành và ngân hàng trung gian

c Thế kỷ 20 – nay : Sau Đại khủng hoảng 1929 – 1933, hầu hết các nước đều nắm quyền

kiểm soát ngân hàng phát hành tiền, qua đó điều tiết hoạt động kinh tế Hình thành 2 cấp ngân hàng : ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian

3 Hệ thống ngân hàng trên thế giới :

+ Ngân hàng trung ương :

- Độc quyền phát hành tiền

- Quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

+ Ngân hàng trung gian :

- Trung gian tín dụng giữa các chủ thể trong nền kinh tế

- Trung gian giữa ngân hàng trung ương và nền kinh tế

 B ảng so sánh giữa các loại hình NH trung gian:

Ngân hàngChỉ tiêu

NH thương mại NH đầu tư NH đặc biệt

Mục đích hoạt động

Nghiệp vụ chính

Trang 29

Quốc gia Việt Nam (Sắc lệnh 15)

+ 21 – 01 – 1960 : đổi tên thành Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam, mô hình 1 cấp

+ 31 – 12 – 1954 : Bảo Đại thành lập Ngân hàng Quốc gia Miền Nam Việt Nam, mô hình 2 cấp

+ Trước 1975 : có 32 ngân hàng thương mại với hơn 180 chi nhánh trên toàn miền Nam

b Giai đoạn 1975 – 1988 :

+ Nhà nước quốc hữu hóa hệ thống ngân hàng chế độ cũ

+ Tổ chức hệ thống ngân hàng theo mô hình ngân hàng 1 cấp

c Giai đoạn 1988 – 1990 :

+ Cấp 1 : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thuộc Hội Đồng Bộ Trưởng, tổ chức thành hệ thống duy nhất trong cả nước

+ Cấp 2 : các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Nhà nước :

d Giai đoạn 1990 – nay :

+ 04 – 01 – 1990 : thành lập hệ thống Kho bạc trực thuộc Bộ Tài Chính nhằm quản lý ngân sách nhà nước

+ 24 – 05 – 1990 : ban hành

 Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính

+ 26 – 12 – 1997 : ban hành

 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 Luật các tổ chức tín dụng

Trang 30

II NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :

1 Khái niệm : Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và

thường xuyên là huy động tiền gửi và cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và thanh toán

+ Theo định nghĩa ở Mỹ, ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính

+ Theo định nghĩa ở Pháp, ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính

2 Mô hình hoạt động của ngân hàng thương mại :

+ Ngân hàng chuyên doanh

+ Ngân hàng kinh doanh tổng hợp

+ Ngân hàng đa năng trực tiếp

+ Ngân hàng đa năng gián tiếp

3 Chức năng của ngân hàng thương mại :

a Chức năng thủ quỹ : NH nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiền, thực hiện yêu cầu thanh

toán cho các chủ thể trong nền kinh tế

+ Với khách hàng : sinh lời cho nguồn vốn nhàn rỗi

+ Với NH : là cơ sở để NH thực hiện chức năng thanh toán và tín dụng

+ Với nền kinh tế : thúc đẩy lưu thông các nguồn vốn nhàn rỗi, tạo điều kiện tái sản xuất

xã hội

b Chức năng trung gian thanh toán : NH thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản của

khách hàng để thanh toán giúp họ theo ủy nhiệm của khách hàng

+ Với khách hàng : tạo điều kiện thanh toán nhanh chóng, an toàn và hiệu quả

+ Với NH : tăng uy tín, thu nhập, thu hút vốn kinh doanh, là tiền đề để NH tạo bút tệ

+ Với nền kinh tế : giúp vốn luân chuyển nhanh, giảm lưu lượng tiền mặt trong lưu thông

Trang 31

c Chức năng trung gian tín dụng : huy động các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, hình thành

nên quỹ tiền tệ tập trung, sau đó NH sử dụng để cho vay đối với các chủ thể cần vốn, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng

+ Với khách hàng : thỏa mãn nhu cầu thiếu vốn tạm thời, an toàn và sinh lãi cho vốn nhàn rỗi

+ Với NH : tạo thu nhập cho NH từ chênh lệch lãi suất huy động và cho vay

+ Với nền kinh tế : thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tận dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi

4 Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại :

a Cơ chế : Với khoản tiền gửi nhận được ban đầu, hệ thống ngân hàng thương mại, thông

qua cho vay bằng chuyển khoản kết hợp với thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng có khả năng mở rộng tiền gửi không kỳ hạn gấp nhiều lần, từ đó tạo thêm bút tệ cho lưu thông

b Ví dụ : KH 1 gửi 1 tỷ đồng vào NH A Tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong toàn hệ thống là 5% Khảo

sát quá trình tạo bút tệ của hệ thống NHTM

Trang 32

r+e+c : hệ số mở rộng tiền gửi  1

r+e+c-1 : hệ số tạo tiền

e Điều kiện lý tưởng để tạo tiền tối đa :

+ Cho vay 100% số dư dự trữ

+ Cho vay 100% bằng chuyển khoản

+ Cho vay qua nhiều thế hệ ngân hàng

5 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại :

a Nghiệp vụ tạo vốn : là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng

Nguồn vốn của NHTM bao gồm : vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay

 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

 Quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng

 Trích từ lãi ròng hàng năm, hạch toán vào chi phí

- Lợi nhuận chưa phân phối

+ Huy động vốn : tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành

chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu

+ Vay vốn : vay vốn trên thị trường liên ngân hàng, hay vay NHTW bằng hình thức tái

cấp vốn, tái chiết khấu giấy tờ có giá

Trang 33

b Nghiệp vụ sử dụng vốn :

 Nghi ệp vụ ngân quỹ :

+ Tiền mặt tại quỹ

+ Tiền gửi tại các NHTM khác

+ Tiền gửi tại NHTW

+ Dự trữ giấy tờ có giá ngắn hạn

 Nghi ệp vụ cho vay :

+ Sử dụng các nguồn vốn huy động được để cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp

+ Cho vay ngắn, trung và hạn

+ Lợi nhuận thu được từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động

 Nghi ệp vụ đầu tư :

+ Đầu tư trực tiếp : hùn hạp liên doanh, liên kết, thành lập công ty con

+ Đầu tư gián tiếp : đầu tư vào chứng khoán, mua các loại trái phiếu chính phủ

 Nghi ệp vụ tài sản có khác :

+ Đầu tư bất động sản, vàng, ngoại tệ, …

+ Đầu tư bất động sản phục vụ cho cơ sở kinh doanh

c Nghiệp vụ trung gian hoa hồng : nhận ủy thác, làm trung gian cung ứng các dịch vụ NH

cho khách hàng và hưởng thù lao cho dịch vụ đó, bao gồm :

+ Chuyển tiền, thanh toán, thu hộ, chi hộ, …

+ Phát hành tín dụng thư, bảo lãnh, …

+ Cho thuê két sắt, giữ hộ tài sản

+ Tư vấn tài chính và quản trị doanh nghiệp

+ Thanh lý tài sản các doanh nghiệp bị phá sản

Trang 34

III.NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG :

1 Khái niệm và tên gọi ngân hàng trung ương :

a Khái niệm : Ngân hàng trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức

năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nhằm ổn định giá trị tiền tệ, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

b Tên gọi :

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

+ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System)

+ Thống đốc và Đồng sự của Ngân hàng Anh (Governor and Company of Bank of England)

+ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India)

+ Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China)

+ Tổng cục tiền tệ Ả Rập Saudi (Saudi Arabian Monetary Agency)

2 Vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương :

+ Điển hình ở : Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Anh,…

+ Chính phủ hoàn toàn không can thiệp gì

vào hoạt động của NHTW

+ Điển hình ở : Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Indonesia,…

+ Các quyết định, chính sách của NHTW đều phải được Chính phủ chuẩn y mới có thể thực hiện

Trang 35

3 Chức năng của ngân hàng trung ương :

a Chức năng phát hành tiền : NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền ra lưu thông, bao

gồm tiền giấy và tiền xu

- Thị trường ngoại hối

b Chức năng ngân hàng của các ngân hàng :

+ Mở tài khoản, quản lý tiền gửi của NHTM :

- Tiền gửi dự trữ bắt buộc

- Tiền gửi thanh toán

+ Trung tâm thanh toán giữa các ngân hàng :

- Thực hiện tại Phòng giao hoán (Clearing House)

- Có thể thanh toán từng lần hoặc bù trừ

+ Tái cấp vốn cho NHTM :

- Tái chiết khấu các giấy tờ có giá

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, đảm bảo bằng giấy tờ có giá

c Chức năng ngân hàng của Nhà nước :

+ Dịch vụ thủ quỹ, thanh toán, cấp tín dụng cho Chính phủ

+ Đại lý phát hành chứng khoán của Chính phủ

Ngày đăng: 21/11/2014, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức  vốn tín  dụng - bài giảng nhập môn tài chính tiền tệ
Hình th ức vốn tín dụng (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w