0
Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Dự báo triển vọng về nhân lực tại khách sạnThương Mại trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI MADAGUI FOREST RESORT (Trang 44 -46 )

c. Lựa chọn đối tượng đào tạo và giảng viên

4.2.1. Dự báo triển vọng về nhân lực tại khách sạnThương Mại trong thời gian tớ

a. Xu hướng phát triển nhân lực du lịch trên thị trường

Trong năm 2010 do có nhiều sự kiện quan trọng, đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, nên nhu cầu phòng ở cho du lịch tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư tư nhân đã đổ tiền vào lĩnh vực này. Việt Nam không chỉ thu hút nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới mà ngành du lịch MICE ( du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo) cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2015. Ngoài ra du lịch nội địa cũng tăng mạnh do nền kinh tế Việt Nam trong vài năm qua phát triển nhanh, thu nhập của người dân tăng và có nhu cầu du lịch cao. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam là đến năm 2015 sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32 triệu khách nội địa và năm 2010 thu hút 11- 12 triệu lượt khách quốc tế, 45- 48 triệu khách nội địa. Doanh thu du lịch sẽ đạt được 10-11 tỷ USD năm 2015, 18-19 tỷ năm 2020 và đến năm 2030 phấn đấu đạt doanh thu gấp 2 lần 2010. Với mục tiêu đó, dự báo nhu cầu nhân lực Việt Nam trong 10 năm từ 2010 – 2020 tăng rất lớn. Dự báo đến năm năm 2015, ngành du lịch Việt Nam cần khoảng 1,8 triệu lao động. Trong đó, lao động trực tiếp khoảng 500.000 người; các lao động nghiệp vụ như lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn - bar - buồng...chiếm số lượng lớn nhất, khoảng hơn 470.000 người vào năm 2015 và hơn 800.000 người vào năm 2020. Với nhu cầu về nhân lực như trên thì số lao động qua đào tạo cần thềm 21.000 người mỗi năm vì vậy trong những năm tới công tác đào tạo và bồi dưỡng sẽ được chú trọng nâng cao. Cụ thể là, năm 2015 dự tính sẽ đào tạo 70 - 80% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, đáp ứng được yêu cầu công việc, 60 – 70% đội ngũ cán bộ nhà nước ở doanh nghiệp và giám sát được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch, 60% lao động phục vụ du lịch được đào tạo và bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn du lịch, ngoại ngữ, tin học, 80% cơ sở đào tạo du lịch đào tạo chương trình đáp ứng được nhu cầu thực tiễn với 80 – 90% giáo viên được đào tạo và chuẩn hoá, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy được trang bị, nâng cấp đồng bộ.

b. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn * Mục tiêu kinh doanh của khách sạn

- Mục tiêu tổng quát:

+ Phấn đấu đến năm 2015, khách sạn sẽ chính thức được công nhận là khách sạn 4 sao với hệ thống trang thiết bị và đội ngũ nhân viên chất lượng cao thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời trở thành khách sạn có thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh về khách sạn, đủ sức cạnh tranh với các khách sạn khác.

+ Về thị trường khách: Khách sạn quyết tâm giữ vững và phát triển lượng khách nội địa. Bên cạnh đó khách sạn cũng xúc tiến quảng cáo, tiếp thị để mở rộng hơn nữa thị trường khách quốc tế, đặc biệt là khách châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

+ Về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Không ngừng tăng cường chất lượng đội ngũ lao động trong khách sạn.

- Mục tiêu cụ thể

Từ các mục tiêu kinh doanh tổng quát, khách sạn đã đưa ra các mục tiêu kinh doanh cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.1. Mục tiêu kinh doanh của khách sạn Thương Mại năm 2009 - 2010

STT CÁC CHỈ TIÊU ĐVT NĂM SO SÁNH

2009 2010 +/- %

1 Tổng doanh thu Tr.đ 14.800 15.688 + 888 106 2 Tổng chi phí Tr.đ 12.650 13.282,5 +632.5 105 3 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 2.150 2.405,5 +255.5 111.88 4 Thuế Tr.đ 602 673,54 +71,54 111.88 5 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 1.548 1.731,9 +183,96 111.88 6 Công suất phòng Tr.đ/người 84 87 +3 103,57

Năm 2010, dự báo lượng khách du lịch và khách công vụ tăng lên đáng kể vì vậy mục tiêu kinh doanh của khách sạn đề ra đó là phấn đấu năm 2010 tăng tổng doanh thu của khách sạn lên 888 triệu đồng tương ứng tăng 6% so với năm 2009 đạt 15.658 triệu đồng, lợi nhuận đạt 1731,9 triệu tăng 11,88%. Khách sạn cũng đề ra mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng lưu trú, tăng 3,57% công suất phòng so với năm 2009.

* Phương hướng kinh doanh của khách sạn

Để đạt được những mục tiêu trên, ngoài sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn khách sạn thì phương hướng kinh doanh cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của khách sạn. Phương hướng kinh doanh của khách sạn Thương Mại được xây dựng như sau:

- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, nhằm tăng lượng khách đến với khách sạn nhiều hơn. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thông tin về các sản

phẩm của khách hàng trên quy mô rộng như quảng cáo trên báo, tạp chí chuyên ngành, các sách hướng dẫn du lịch

- Tăng cường đầu tư vào cải tạo, nâng cấp, bổ sung trang thiết bị nội thất trong các phòng nghỉ của khách sạn và cải tạo một số khu vực trong khách sạn.

- Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hoá cơ cấu thực đơn, và các loại hình dịch vụ. Hiện nay, khách sạn đang có thể mạnh trong việc tổ chức tiệc Buffet, trong những năm tới, khách sạn sẽ đẩy mạnh hình thức kinh doanh tiệc cưới.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ của khách sạn bao gồm các dịch vụ ăn uống, lưu trú, bổ dung của khách sạn. Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ theo hướng mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường kinh doanh. Đồng thời nghiên cứu phát triển sản phẩm tạo ra các sản phẩm mới, có nét riêng biệt so với các khách sạn khác cùng thứ hạng nhằm tăng số lượng khách hàng tại khách sạn.

- Không ngừng mở rộng các mối quan hệ liên doanh, liên kết với các đối tác làm ăn đặc biệt là mở rộng quan hệ với các tổ chức du lịch, các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để có thể tìm thêm nguồn khách dựa trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Đẩy mạnh việc ký kết hợp đồng với các công ty du lịch và công ty lữ hành trong nước và ngoài nước.

- Thực hiện đầy đủ nội dung, điều khoản hợp đồng ký với khách hàng, vận dụng linh hoạt, mềm dẻo cơ chế dẫn khách, làm tốt công tác hậu cần kinh doanh. Mở thêm dịch vụ mới là phục vụ tại cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của khách hàng nhằm tạo thêm nhiều loại hình kinh doanh.

- Tập trung các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách nâng cấp, cải tiến các trang thiết bị, quản trị tốt công tác quản trị nhân sự để nâng cao trình độ, năng lực của nhân viên.

.- Áp dụng rộng rãi các quy trình phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, từ đó có thể nâng cao mức độ hài lòng của khách.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua, xây dựng đơn vị tổ chức, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên của khách sạn. Phát huy sức mạnh đoàn thể, động viên cán bộ công nhân viên tự ý thức nâng cao tay nghề, phẩm chất đạo đức và trung thành với khách sạn.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI MADAGUI FOREST RESORT (Trang 44 -46 )

×