Kết quả tổng hợp của phiếu phỏng vấn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI MADAGUI FOREST RESORT (Trang 30 - 31)

9. Kết quả sau đào tạo

3.3.2. Kết quả tổng hợp của phiếu phỏng vấn

Sau khi tổng hợp các câu trả lời dựa trên những câu hỏi phỏng vấn đã đưa ra thì các kết quả thu được như sau:

- Về tình hình nhân lực: Hiện tại khách sạn có tổng số 132 nhân viên, trong đó có 51 người là trình độ đại học, các nhân viên trong khách sạn đều tốt nghiệp chuyên ngành khách sạn – du lịch tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên cả nước. Các nhân viên đều làm đúng chuyên ngành và được sắp xếp vào các bộ phận, vị trí riêng phù hợp với năng lực chuyên môn của mình. Khả năng đáp ứng của các nhân viên đối với công việc được giao tương đối tốt. Tuy nhiên, chưa có nhiều nhân viên có khả năng thay thế các công việc cho nhau khi cần thiết.

- Về dự định tổ chức đào tạo: Năm 2010 là năm du lịch quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đây là cơ hội lớn đối với ngành du lịch nói chung và khách sạn Thương Mại nói riêng. Lượng khách nội địa cũng như khách quốc tế đến với khách sạn sẽ tăng lên, yêu cầu về chất lượng cao hơn. Vi vậy, trong thời gian tới khách sạn sẽ tổ chức đào tạo các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ và ngoại ngữ.

- Về đánh giá phương pháp và hình thức đào tạo: Phương pháp đào tạo mà khách sạn thường xuyên sử dụng tới là kèm cặp, hướng dẫn, mời giáo viên để tổ chức các lớp học ngoại ngữ để nâng cao trình độ nhân viên. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp đào tạo như đưa ra các tình huống khó để nhân viên xử lý, qua đó nhân viên có điều kiện nâng cao khả năng phán đoán xử lý các tình huống khó khăn có thể gặp phải. Hình thức đào tạo thì chủ yếu đào tạo trong doanh nghiệp nhưng nhìn chung thì khách sạn đều chỉ đang áp dụng các phương pháp và hình thức truyền thống, khách sạn chưa có điều kiện để áp dụng các phương pháp và hình thức đa dạng. Nhưng trong thời gian tới, khách sạn sẽ cố gắng đưa thêm nhiều phương pháp và hình thức mới vào để đào tạo cho nhân viên của mình.

-Về nội dung đào tạo: Từ trước tới nay nội dung của khoá đào tạo thường là đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo phương pháp làm việc. Nội dung đào tạo từ trước tới giờ nhìn chung là hợp lý. Hiện khách sạn chưa có chương trình đào tạo về chính trị và lý luận, văn hoá cho nhân viên vì thấy vấn đề chưa cấp thiết đối với khách sạn và nếu như tổ chức bây giờ sẽ gây lãng phí về cả tài chính lẫn thời gian.

- Về hạn chế và hướng khắc phục trong đào tạo và bồi dưỡng: Hạn chế đó là vấn đề thời gian đào tạo. Khách sạn có lượng khách tương đối đông tại mọi khoảng thời gian, khách chỉ vắng ở ngày cuối tuần và ngày nghỉ, vì vậy việc sắp xếp một thời gian hợp lý để có thể đào tạo nhân viên lại không ảnh hưởng đến định mức lao động của nhân viên là điều tương đối khó khăn. Một hạn chế nữa như vấn đề tài chính, để có thể cạnh tranh với các khách sạn khác, khách sạn phải đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất, cho việc marketing tìm kiếm thị trường, nên nguồn chi phí dành cho đào tạo khá eo hẹp, khách sạn không có khả năng đầu tư quá nhiều cho công tác đào tạo. Trước mắt, khách sạn sẽ đưa ra các chương trình đào tạo xen kẽ từng nhóm một để đào tạo hoặc đào tạo những nhân viên chủ chốt, tiềm năng để về đào tạo lại cho các nhân viên khác.

3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn Thương Mại

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN VÀ NHÀ HÀNG KHU DU LỊCH RỪNG MADAGUI MADAGUI FOREST RESORT (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w