1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền trong dạy học Vật Lý

23 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Trong dạy học Vật Lý, thí nghiệm không những là phương tiện để thu nhận tri thức mà còn là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức, của việc vận dụng tri thức đã thu được vào

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 2

B NỘI DUNG Phần I: Cơ sở lý thuyết 3

Chương 1: Các đặc điểm của thí nghiệm Vật Lý 1.1 Các đặc điểm của thí nghiệm Vật Lý 3

1.2 Sự khác nhau cơ bản giữa thí nghiệm và quan sát tự nhiên 4

1.3 Lưu ý trong dạy học thí nghiệm Vật Lý 4

Chương 2: Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học Vật Lý 2.1 Theo quan điểm của lý luận nhận thức 4

2.2 Theo quan điểm của lý luận dạy học 7

Chương 3: Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học Vật Lý 3.1 Thí nghiệm biểu diễn 11

3.2 Thí nghiệm thực tập 13

3.3 Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng và tiến hành thí nghiệm Vật Lý 14

Chương 4: Khai thác và sử dụng thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền trong dạy học Vật Lý 4.1 Ưu điểm của thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền 16

4.2 Hạn chế 16

4.3 Những yêu cầu khi tự tạo các thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền 17

Phần II: Tự tạo thí nghiệm đơn giản rẻ tiền 18

Phần III: Đề xuất một số thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền 20

C KẾT LUẬN 23

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, ngành giáo dục cũng đang thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh Trong đó, việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học càng được chú trọng hơn trước bởi hiệu quả của nó trong việc nâng cao khả năng nhận thức của học sinh.

Trong dạy học Vật Lý, thí nghiệm không những là phương tiện để thu

nhận tri thức mà còn là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức,

của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn.

Ngày nay, việc khai thác và sử dụng thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền trong dạy học Vật Lý là khá phổ biến bởi nó ít tốn kém mà hiệu quả sử dụng lại cao Ngoài ra, thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền dễ làm nên học sinh có thể tự tay làm thí nghiệm, giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu hơn về hiện tượng

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài tự tạo thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền

về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch điện.

***

Trang 3

-B NỘI DUNG

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 1: Các đặc điểm của thí nghiệm Vật Lý

1.1 Các đặc điểm của thí nghiệm Vật Lý

Thí nghiệm Vật Lý là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vàocác đối tượng của hiện thực khách quan Thông qua sự phân tích các điều kiện màtrong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhậnđược tri thức mới

Sau đây là một số đặc điểm của thí nghiệm vật lý:

Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và được thiết lập có chủđịnh sao cho thông qua thí nghiệm, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có thể kiểm trađược giả thiết hoặc hệ quả suy ra từ giả thiết Mỗi thí nghiệm có ba yếu tố cấu thànhcần được xác định rõ: đối tượng cần nghiên cứu, phương tiện gây tác động lên đốitượng cần nghiên cứu và phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của

sự tác động

Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiêncứu sự phụ thuộc giữa hai địa lượng, trong khi các đại lượng khác được giữ khôngđổi

Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như dựđịnh nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có độ chính xác ở mức độ cần thiết, nhờ sựphân tích thường xuyên các đối tượng cần nghiên cứu, làm giảm tối đa ảnh hưởngcủa các nhiễu (nghĩa là loại bỏ tối đa một số điều kiện không làm xuất hiện các tínhchất, các mối quan hệ không được quan tâm)

Đặc điểm quan trọng nhất của thí nghiệm là tính có thể quan sát được cácbiến đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của đại lượng khác Điều này đạt đượcnhờ các giác quan của con người và sự hỗ trợ của các phương tiện quan sát, đo đạc

Trang 4

Có thể lặp lại được thí nghiệm Điều này có nghĩa là với các thiết bị thínghiệm, các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại thí nghiệm, tiến hành lạithí nghiệm, hiện tượng, quá trình vật lý phải diễn ra trong thí nghiệm giống như ởcác lần thí nghiệm trước đó

1.2 Sự khác nhau cơ bản giữa thí nghiệm và quan sát tự nhiên

Quan sát có chủ định là một phương pháp thu nhận tri thức dựa trên sự tri giáccảm tính đối tượng cần nghiên cứu theo mục đích nhất định Về nguyên tắc, đốitượng cần quan sát cũng được lựa chọn có chủ định và được chủ thể quan sát mộtcách có ý thức

Với các đặc điểm của thí nghiệm nêu trên, sự khác nhau cơ bản giữa thí nghiệm

và quan sát tự nhiên là ở chỗ: trong quan sát, ta không có một sự tác động nào vàođối tượng cần quan sát Ngược lại, trong thí nghiệm, ta tác động có chủ định vào đốitượng cần nghiên cứu Nhờ vậy, thí nghiệm không những cho phép nghiên cứu cáchiện tượng không xảy ra hoặc không xảy ra dưới dạng thuần khiết trong tự nhiên màcòn làm cho sự quan sát, đo đạc được đơn giản, dễ dàng hơn, tạo ra một hiện tượng

ở một thời điểm và ở một địa điểm mong muốn, tạo điều kiện đi đến nhận thứcnguyên nhân để xảy ra một hiện tượng, một quá trình nào đó

1.3 Lưu ý trong dạy học thí nghiệm Vật Lý

Khi xử lý các kết quả thí nghiệm, nhất thiết phải chỉ ra “nhiễu”, phạm vi để cóthể bỏ qua ảnh hưởng của nhiễu, các điều kiện và sai số của thí nghiệm và phảiphân biệt rành mạch sai số chủ quan, sai số khách quan của thí nghiệm

Chương 2: Các chức năng của thí nghiệm trong dạy học Vật Lý

2.1 Theo quan điểm của lý luận nhận thức

Theo quan điểm của lý luận nhận thức, trong dạy học vật lý ở trường phổ thông,thí nghiệm có các chức năng sau:

2.1.1 Thí nghiệm là phương tiện để thu nhận tri thức

Vai trò của thí nghiệm trong mỗi giai đoạn của quá trình nhận thức phụ thuộcvào vốn hiểu biết của con người vào đối tượng cần nghiên cứu Nếu học sinh hoàn

Trang 5

toàn chưa có hoặc có ít hiểu biết về đối tượng cần nghiên cứu thì thí nghiệm được

sử dụng để thu nhận những kiến thức đầu tiên về nó Khi đó, thí nghiệm được sửdụng như là “câu hỏi đối với tự nhiên” và chỉ có thể thông qua thí nghiệm mới trảlời được câu hỏi này Việc thiết kế phương án thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, và

xử lý kết quả quan sát, đo đạc chính là quá trình tìm câu trả lời cho câu hỏi đã đặt

ra Hay nói cách khác, thí nghiệm được sử dụng để phân tích hiện thực khách quan

và thông qua quá trình thiết lập nó một cách chủ quan để thu nhận tri thức kháchquan

Trong quá trình dạy học vật lý, nhất là ở các lớp dưới và ở giai đoạn đầu củaquá trình nhận thức một hiện tượng, quá trình vật lý nào đó, khi học sinh còn chưa

có hoặc có hiểu biết ít ỏi về hiện tượng, quá trình vật lý cần nghiên cứu thì thínghiệm được sử dụng để cung cấp cho học sinh những dữ liệu cảm tính về hiệntượng, quá trình vật lý này Các dữ liệu này tạo điều kiện cho học sinh đua ra nhữnggiả thuyết, là cơ sở cho những khái quát hoá về tính chất hay mối liên hệ phổ biến,

có tính quy luật của các đại lượng vật lý trong hiện tượng, quá trình vật lý đượcnghiên cứu

2.1.2 Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra tính đúng đắn của tri thức

Theo quan điểm của lý luận nhận thức, một trong các chức năng của thínghiệm trong dạy học vật lý là dùng để kiểm tra tính đúng đắn của các tri thức màhọc sinh đã thu được trước đó Trong nhiều trường hợp, kết quả của thí nghiệm phủđịnh tính đúng đắn của tri thức đã biết, đòi hỏi phải đưa ra giả thuyết khoa học mới

và lại phải kiểm tra nó ở các thí nghiệm khác Nhờ vậy, thường ta sẽ thu nhận đượcnhững tri thức có tính khái quát hơn, bao hàm các tri thức đã biết trước đó như lànhững trường hợp riêng, trường hợp giới hạn

Trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, có một số kiến thức được rút ra

từ suy luận lôgic một cách chặt chẽ từ các kiến thức đã biết Trong những trườnghợp này, cần tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của chúng

2.1.3 Thí nghiệm là phương tiện của việc vận dụng tri thức đã thu được vào thực tiễn

Trang 6

Trong việc vận dụng các tri thức lý thuyết vào việc thiết kế, chế tạo các thiết bị

kỹ thuật, người ta thường gặp nhiều khó khăn do tính trừu tượng của tri thức sửdụng, tính phức tạp chịu sự chi phối bởi nhiều định luật của các thiết bị cần chế tạo,hoặc do lý do về kinh tế hay những nguyên nhân về mặt an toàn Khi đó, thí nghiệmđược sử dụng như là phương tiện tạo cơ sở cho việc vận dụng các tri thức đã thuđược vào thực tiễn Cơ sở của việc này là tiến hành thí nghiệm với các mô hình, làmtiền đề cho việc chế tạo những dụng cụ, những thiết bị sử dụng trong thực tế

Lịch sử phát triển của vật lý còn làm xuất hiện nhiều ngành vật lý mới, ví dụnhư thí nghiệm về hiệu ứng quang điện tạo cơ sở cho sự ra đời của ngành kỹ thuậtquang điện

Chương trình vật lý ở trường phổ thông đề cập tới một loạt các ứng dụng của vật

lý trong đời sống và sản xuất Việc tiến hành thí nghiệm tạo cơ sở để học sinh hiểuđược các ứng dụng của những kiến thức đã học trong thực tiễn

Thí nghiệm không những cho học sinh thấy được những ứng dụng trong thựctiễn mà còn là bằng chứng sự đúng đắn của các kiến thức này

2.1.4 Thí nghiệm là một bộ phận của phương pháp nhận thức Vật Lý

Vai trò của thí nghiệm trong phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm bao gồm 4 giai đoạn:

- Làm nảy sinh vấn đề cần giải đáp, câu hỏi cần trả lời

- Đề xuất giả thuyết

- Từ giả thuyết, dùng suy luận lôgic để rút ra hệ quả có thể kiểm tra được bằngthí nghiệm

- Xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm để kiểm tra hệ quả đã rút ra Nếukết quả thí nghiệm phù hợp với hệ quả đã rút ra thì giả thuyết là chân thực, nếukhông phù hợp thì phải đề xuất giả thuyết mới

Như vậy, thí nghiệm đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuốicủa quá trình thực nghiệm Ở giai đoạn đầu, đa số các thông tin về đối tượng cầnnghiên cứu thường được thu nhận trong các thí nghiệm Đặc biệt, ở giai đoạn cuốicủa phương pháp thực nghiệm, việc kiểm tra tính đúng đắn của hệ quả rút ra phải

Trang 7

thông qua việc xây dựng và thực hiện phương án thí nghiệm để nghiên cứu một hiệntượng, một mối quan hệ đã được loại bỏ các yếu tố không quan tâm.

Vai trò của thí nghiệm trong phương pháp mô hình

Phương pháp mô hình gồm 4 giai đoạn sau:

- Thu thập các thông tin về đối tượng gốc

- Xây dựng mô hình

- Thao tác trên mô hình để suy ra các hệ quả lý thuyết

- Kiểm tra hệ quả trên đối tượng gốc

Ở giai đoạn đầu trong phương pháp mô hình, các thông tin về đối tượng gốcthường được thu thập nhờ thí nghiệm Thông qua thí nghiệm, nhờ việc chủ độngloại bỏ những yếu tố không quan tâm, tác động lên đối tượng, bố trí các dụng cụquan sát, thu thập và xử lý số liệu, ta mới có thể tìm ra được các thuộc tính, các mốiquan hệ bản chất của đối tượng gốc, để đưa ra được mô hình phản ánh các mối quan

hệ chính mà ta quan tâm Ở giai đoạn 3, cho mô hình vận động, đối với mô hình vậtchất ta phải tiến hành các thí nghiệm thực với nó Ở giai đoạn 4, thông qua thínghiệm trên vật gốc, đối chiếu kết quả thu được trên mô hình với những kết quả thuđược trên vật gốc, ta kiểm tra được tính đúng đắn của mô hình và rút ra giới hạn ápdụng của mô hình

2.2 Theo quan điểm của lý luận dạy học

2.2.1 Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học

Thí nghiệm có thể được sử dụng ở tất cả các giai đoạn khác nhau của quá trìnhdạy học: đề xuất vấn đề cần nghiên cứu; hình thành kiến thức, kỹ năng mới; củng cốkiến thức, kỹ năng đã thu nhận được và kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng củahọc sinh

Ở giai đoạn định hướng mục đích nghiên cứu, có thể sử dụng thí nghiệm để

đề xuất vấn đề cần nghiên cứu Đặc biệt có hiệu quả là việc sử dụng thí nghiệm đểtạo tình huống có vấn đề Do kết quả của thí nghiệm mâu thuẫn với kiến thức đãbiết, với kinh nghiệm sẵn có hoặc trái ngược với sự chờ đợi của học sinh nên nó tạo

ra nhu cầu, hứng thú tìm tòi kiến thức mới của học sinh.Các thí nghiệm được sử

Trang 8

dụng để tạo tình huống có vấn đề thường là các thí nghiệm đơn giản, tốn ít thời gianchuẩn bị và tiến hành.

Thí nghiệm có vai trò quan trọng, không gì thay thế được trong giai đoạnhình thành kiến thức mới Nó cung cấp một cách hệ thống các cứ liệu thực nghiệm,

để từ đó khái quát hoá quy nạp, kiểm tra được tính đúng đắn của giả thuyết hoặc hệquả lôgic rút ra từ giả thuyết đã đề xuất, hình thành kiến thức mới

Trong chương trình vật lý ở trường phổ thông, một số kiến thức được rút ra bằngphép suy luận lôgic chặt chẽ từ các kiến thức đã được xác nhận là chính xác Vìvậy, các kiến thức rút ra này là đúng đắn Tuy nhiên, để thể hiện tính chất thựcnghiệm của khoa học vật lý và làm tăng sự tin tưởng của học sinh vào tính chân thậtcủa kiến thức thu được, giáo viên cũng cần tiến hành các thí nghiệm kiểm nghiện lạichúng

Thí nghiệm có thể được sử dụng một cách đa dạng trong quá trình củng cốkiến thức, kỹ năng của học sinh Việc củng cố kiến thức, kỹ năng của học sinh đượctiến hành ngay ở mỗi bài học nghiên cứu tài liệu mới, trong các bài học dành choviệc luyên tập, các tiết ôn tập và các giừo thí nghiệm thực hành sau mỗi chương,mỗi phần của chương trình vật lý phổ thông Quá trình củng cố kiến thức, kỹ năngcủa học sinh không những diễn ra trong các giờ học nội khoá mà cả trong các giờhọc ngoại khoá, ở lớp và ở nhà

Thí nghiệm là phương tiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng củahọc sinh Thông qua các hoạy động trí tuệ - thực tiễn của học sinh trong quá trìnhthí nghiệm (thiết kế phương án thí nghiệm, dự đoán giải thích hiện tượng, quá trìnhvật lý diễn ra trong thí nghiệm, lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, lắp rápcác dụng cụ và bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, thu nhận và xử lý kết quả thínghiệm…), học sinh sẽ chứng tỏ không những kiến thức về sự kiện mà cả kiến thức

về phương pháp, kỹ năng của mình Để kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiếnthức và kỹ năng của học sinh, giáo viên có nhiều cách thức sử dụng thí nghiệm khácnhau, từ dụng cụ quen thuộc đến xa lạ, mới mẻ, từ bố trí đơn giản đến yêu cầu bố tríphức tạp, v.v

Trang 9

2.2.2 Thí nghiệm là phương tiện góp phần phát triển toàn diện nhân cách của học sinh

Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý góp phần quan trọng vào việc pháttriển nhân cách toàn diện cho học sinh

Thí nghiệm là phương tiện để nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện

kỹ năng, kỹ xảo về vật lý của học sinh.

Chất lượng kiến thức của học sinh được xem xét theo các dấu hiệu: tính chínhxác, tính khái quát, tính hệ thống, tính bền vững và tính vận dụng được Bởi vì thínghiệm luôn có mặt trong các quá trình nghiên cứu các hiện tượng, quá trình vật lý,soạn thảo khái niệm, định luật vật lý, xây dựng các thuyết vật lý, đề cập các ứngdụng trong sản xuất và đời sống Vì vậy, nó là phương tiện góp phần nâng cao chấtlượng kiến thức của học sinh theo các dấu hiệu trên

Thí nghiệm vật lý góp phần phát hiện và khắc phục các sai lầm của học sinh vàkhẳng định các dự đoán đúng

Do thí nghiệm vật lý là một bộ phận của phương pháp nhận thức vật lý nêntrong mối quan hệ với quá trình thí nghiệm, học sinh sẽ được làm quen và vận dụngcác phương pháp nhận thức này Các kiến thức về phương pháp mà học sinh lĩnhhội có ý nghĩa quan trọng, vượt khỏi giới hạn môn vật lý

Trong các thí nghiệm do mình tự tiến hành, học sinh được rèn luyện các kỹnăng, kỹ xảo thí nghiệm như: sử dụng các nguồn điện, dụng cụ đo, đọc và lắp rápthí nghiệm theo sơ đồ thí nghiệm, sơ đồ mạch điện,…và được giáo dục các thóiquen làm việc khoa học của người làm thí nghiệm như: lựa chon dụng cụ, bố trí thínghiệm, lắp ráp các bộ phận thí nghiệm, xử lý các kết quả thí nghiệm, bảo đảm cácđiều kiện mà thí nghiệm phải thoả mãn, đánh giá, phân tích sai số khi xử lý kết quảthí nghiệm,…

Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập vật lý, tổ chức quá trình học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh

Trong quá trình thí nghiệm, học sinh phải tiến hành một loạt các hoạt động trítuệ - thực tiễn: thiết kế phương án, kế hoạch thí nghiệm, vẽ sơ đồ thí nghiệm, lậpbảng giá trị đo, lựa chọn dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm, thu nhận và xử lý

Trang 10

kết quả thí nghiệm, tính toán sai số, xác định nguyên nhân gây sai số Chính vì vậy,thí nghiệm là phương tiện hữu hiệu để bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.Trong quá trình thí nghiệm, việc bồi dưỡng các yếu tố của năng lực thực nghiệmphải được gắn kết với việc bồi dưỡng các yếu tố của năng lực hoạt động trí tuệ như:năng lực đề xuất giả thuyết, phân tích, mô tả các hiện tượnh, quá trình vật lý,tổnghợp các mặt, các khía cạnh trong mối liên hệ với nhau, khái quát hoá thành nhữngkết luận tổng quát nhờ phép quy nạp, sau đó đối chiếu các kết luận này với giảthuyết đã đề xuất, và giải thích, so sánh các hiện tượng, quá trình vật lý, các ứngdụng trong sản xuất và đời sống của kiến thức đã học.

Quá trình làm việc tự lực với thí nghiệm của học sinh sẽ khêu gợi sự hứng thúnhận thức, lòng ham muốn nghiên cứu, tạo niềm vui của sự thành công khi giảiquyết được nhiệm vụ đặt ra và góp phần phát triển động lực quá trình học tập củahọc sinh

Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc tập thể khác nhau, bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh.

Các thí nghiệm do các nhóm học sinh tiến hành đòi hỏi sự phân công, phối hợpnhững công việc tự lực của học sinh trong tập thể Vì vậy, trong quá trình thínghiệm đã diễn ra một quá trình bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, xây dựng cácchuẩn mực hành động tập thể

Trong mối liên hệ với quá trình tự lực xây dựng kiến thức ở các thí nghiệm, họcsinh thu nhận được những quan điểm quan trọng của thế giới quan duy vật, đặc biệt

là vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức thế giới, có niềm tin vào khoa học

và nhận thức các sự vật, hiện tượng của tự nhiên

2.2.3 Thí nghiệm là phương tiện đơn giản hoá và trực quan trong dạy học Vật Lý

Trong tự nhiên và kỹ thuật, rất ít các hiện tượng, quá trình vật lý xảy radưới dạng thuần khiết Chính nhờ thí nghiệm, ta có thể nghiên cứu các hiện tượng,quá trình xảy ra trong những điều kiện có thể khống chế được, thay đổi được, có thểquan sát, đo đạc đơn giản hơn, dễ dàng hơn để đi tới nhận thức được nguyên nhâncủa mỗi hiện tượng và mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng

Trang 11

Thí nghiệm là phương tiện trực quan giúp học sinh nhanh chóng thu nhậnđược những thông tin chân thực về các hiện tượng, quá trình vật lý Đặc biệt trongviệc nghiên cứu các lĩnh vực của vật lý mà ở đó, đối tượng cần nghiên cứu khôngthể tri giác trực tiếp bằng các giác quan của con người thì việc sử dụng trong dạyhọc vật lý các thí nghiệm mô hình để trực quan hoá các hiện tượng, quá trình cầnnghiên cứu là không thể thiếu được

Chương 3: Các loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học Vật

Có hai loại thí nghiệm được sử dụng trong dạy học vật lý ở trường phổ thông:Thí nghiệm biểu diễn (thí nghiệm do giáo viên tiến hành là chính) và thí nghiệmthực tập (do học sinh tự tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên)

3.1. Thí nghiệm biểu diễn

3.1.1 Vị trí của thí nghiệm biểu diễn

Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do giáo viên tiến hành, nó giữ vị trí hàngđầu trong hệ thống thí nghiệm vật lý phổ thông Lý luận và thực tiễn giáo dục đãthừa nhận tầm quan trọng của thí nghiệm biểu diễn vật lý về giáo dục và giáo dưỡngtrnong nhà trường Đây là loại thí nghiệm được nhà trường phổ thông quan tâmnhiều hơn cả vì nó dễ thực hiện và có hiệu quả ngay

Thí nghiệm biểu diễn khi được tiến hành phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thí nghiệm phải gắn liền hữu cơ với bài dạy

- Thí nghiệm phải đảm bảo cho học sinh cả lớp quan sát được

- Thí nghiệm phải ngắn gọn hợp lý

- Thí nghiệm phải đủ sức thuyết phục

- Thí nghiệm phải thành công ngay

- Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ họcsinh hoặc làm học sinh sợ hãi

Ngày đăng: 21/11/2014, 08:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh điện phổ - Tiểu luận Thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền trong dạy học Vật Lý
nh ảnh điện phổ (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w