Trong trường THCS việc trang bị đồ dùng thí nghiệm còn hạn chế, do vậy việc tổ chức thực hiện các thí nghiệm hoá học ở trường THCS theo yêu cầu của chương trình và phương pháp dạy - học
Trang 1LỜI GIỚI THIỆU
Trong những thập kỷ vừa qua,Việt Nam đã và đang thực hiện công tác CNH- HĐH đất nước Để giành được những thắng lợi trong chiến lược này chúng ta cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân viên có trình độ sử dụng tốt các phương tiện kỹ thuật đáp ứng những đòi hỏi cao của con người Chính vì vậy Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành giáo dục phải "Giáo dục toàn diện cho học sinh " để sau này trở thành con người phát triển toàn diện, những chủ nhận của đất nước.
Chúng ta đã sử dụng tốt phương pháp lấy học sinh làm trung tâm trong mọi môn học Thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn , chỉ đạo.
- Riêng môn Hoá lần đầu tiên ở trong trường THCS học sinh được làm quen với môn hoá học Vì vậy, tạo điều kiện cho học sinh làm quen với bộ môn hoá học chính là đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm, hoá chất hoá học và tìm hiểu các thao tác kỹ thuật mang tính cấp thiết Bởi sử dụng đồ dùng trực quan sẽ mang tính sinh động giúp học sinh dể hiểu lắm bài nhanh hơn và lâu hơn.
- Thí nghiệm hoá học giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học Vì vậy, xu hướng chung của việc cải cách bộ môn hoá học ở trong nước và Quốc tế là tăng tỷ lệ giờ sử dụng và nâng cao chất lượng các giờ thí nghiệm.
Trong trường THCS việc trang bị đồ dùng thí nghiệm còn hạn chế, do vậy việc tổ chức thực hiện các thí nghiệm hoá học ở trường THCS theo yêu cầu của chương trình và phương pháp dạy - học bộ môn cũng còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau:.
Khi nghiên cứu và làm đề tài này tôi sử dụng một số tài liệu tham khảo: + Lý luận dạy học tại trường THCS.
+ Tâm lý học sư phạm, lứa tuổi.
+ Thí nghiệm thực hành, lý luận dạy học.
+ Tự làm đồ dùng dạy học hoá học.
+ Hướng dẫn sử dụng đồ dùng thí nghiệm hoá học biểu diễn ở trường THCS.
Trang 2+ Các tài liệu khác:
- Đề tài này hoàn thành được sự giúp đỡ của:
+ Thày Trần Đức Thuần - Thạc sĩ hoá học - Giảng viên trường CĐSP + Cô Bùi Thị Mới - Cử nhân hoá học - Giảng viên trường CĐSP.
+ Cô Nguyễn Thị Hiệp - Giáo viên trường THCS thị trấn.
Và một số đồng nghiệp khác.
Đề tài với thời gian nghiên cứu còn ngắn do vậy trong khi trình bày có thể còn nhiều thiếu sót, mong được sự đóng góp ý kiến của các Thày, Cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Ở trường THCS, thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với những tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, giúp học sinh có cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học
và biết cách khai thác chúng
- Thí nghiệm còn giúp học sinh làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự vật, giải thích được bản chất của các quá trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất và đời sống kinh tế của con người
- Nhờ thí nghiệm hoá học mà con người đã thiết lập được các quá trình
mà trong thực tế tự nhiên không có được hoàn toàn và kết quả là đã tạo ra những chất mới
- Thí nghiệm hoá học còn giúp học sinh có khả năng vận dụng những quá trình nghiên cứu trong nhà trường, trong phòng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động của con người
+ Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm đóng một vai trò đặc biệt quan trọng như một bộ môn không thể thiếu, không thể tách dời trong quá trình dạy
và học Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục của quán trình dạy - học Người ta coi thí nghiệm hoá học là cơ sở để rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành, thông qua thí nghiệm hoá học, học sinh nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn Thí nghiệm Hoá học còn được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn đến năm kiến thức hoặc để kiểm tra kiến thức lý thuyết
+ Thí nghiệm hoá học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp các em hình thành những đức tính tốt của con người mới: Thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng Vì vậy, khuynh hướng chung của việc thay đổi bộ môn là tăng giờ thí nghiệm, thực hành để nâng cao chất lượng của các giờ học thí nghiệm cũng như chất lượng của học sinh
Trang 42 CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua tìm hiểu và giảng dạy tôi nhận thấy để đạt được một bài dạy hay mỗi giáo viên phải thực hiện được hai khía canh:
- Dạy kiến thức hoá học phổ thông
- Dạy kiến thức hoá học hiện đại
Xu thế chung của chương trình hoá học của trường THCS ở trong nước
và Quốc tế là tăng số giờ sử dụng thí nghiệm thực hành Do vậy, thí nghiệm hoá học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng
Hiện nay, ở trường THCS việc trang bị đồ dùng, hoá chất còn hạn chế
và không có phòng chuyên dùng Do vậy, việc tổ chức thực hiện các thí nghiệm
hó học theo yêu cầu của chương trình và phương pháp dạy học bộ môn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Để nâng cao chất lượng dạy - học khi sử dụng thí nghiệm thực hành Tôi đã tự biên soạn và làm một số dụng cụ thí nghiệm để phục vụ dạy - học đạt
được một số kết quả tương đối khả quan thông qua việc sử dụng "Thí nghiệm hoá học thực hành ở trường THCS"
3/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Học sinh THCS khu vực hạ huyện
- Trường THCS Bắc Lý
- Trường THCS Hương Lâm
- TrườngTHCS Đông Lỗ
4 MỤC ĐÍCH - BIỆN PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm ra vai trò và tác dụng của thí nghiệm hoá học, góp phần thúc đẩy sự ham muốn, tạ tìm hiểu nghiên cứu nhằm lĩnh hội kiến thức của mỗi học sinh
- Đọc và nghiên cứu tài liệu giáo trình
Trang 5B NỘI DUNG
I PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS
Trong dạy - học hoá học ở trường THCS, người ta phân loại các thí nghị hoá học như sau:
+ Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên
+ Thí nghiệm thực hành của học sinh
-Thí nghiệm nghiên cứu bài mới
-Thí nghiệm thực hành
+Thí nghiệm ngoại khoá
1 Thí nghiệm biểu diễn làm cơ sở để cụ thể hoá những khái niệm
về chất và phản ứng hoá học
Thí nghiệm biểu diễn, giáo viên là người thao tác, điều khiển các quá trình biến đổi chất nên TNBD làm cơ sở để cụ thể hoá khái niệm về chất phản ứng hoá học
Thí nghiệm biểu diễn dùng để minh hoạ các kiến thức của bài học do giáo viên trình bày, có thể là nguồn kiến thức mà học sinh tiếp thu được dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình quan sát thí nghiệm Vì vậy thí nghiệm biểu diễn có thể tiến hành bằng hai phương pháp chính:
a, Phương pháp minh hoạ
b, Phương pháp nghiên cứu
Trong hai phương pháp trên phương pháp nghiên cứu có giá trị lớn hơn
và có tác dụng kích thích, thúc đẩy học sinh làm việc tích cực hơn và đặc biệt tạo điều kiện phát triển khả năng nhận thức của học sinh (Học sinh chủ động làm thí nghiệm để theo dõi, quan sát những quá trình biến đổi của chất do chính bản thân mình làm)
2 Thí nghiệm của học sinh
Tuỳ theo mục đích của việc sử dụng thí nghiệm trong quá trình học tập (để nghiên cứi tài liệu mới, để củng cố, hoàn thiện và kiểm tra kiến thức, rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo …) mà thí nghiệm của học sinh chia ra làm ba dạng khác nhau:
a Thí nghiệm của học sinh để nghiên cứu tài liệu mới được tiến hành theo từng cá nhân hoặc theo nhóm được phân chia trước
Trang 6b Thí nghiệm thực hành: Nhiệm vụ cơ bản của thí nghiệm này là củng
cố những kiến thức mà học sinh đã lĩnh hội được trong các giờ học trước đó, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm này có thể tiến hành theo các lớp hoặc phân nhóm trước
3 Thí nghiệm ngoại khoá:
Đó là những thí nghiệm hoá học vui dùng trong buổi sinh hoạt ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, những thí nghiệm ở ngoài trường như: Thí nghiệm thực hành và quan sát ở nhà Do giáo viên hướng dẫn thao tác, cách làm Còn học sinh tìm tòi dụng cụ, hoá chất để tự làm Thí nghiệm này có tác dụng kích thích hứng thú học tập, nâng cao vai trò giáo dục kỹ thuật tổng hợp, gắn liền kiến thức với đời sống thực tế
II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG THCS
1 Thí nghiệm biểu diễn:
Khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn ta cần chú ý tới những nội dung sau:
a Đảm bảo an toàn thí nghiệm
An toàn thí nghiệm là yêu cầu trước hết của mọi thí nghiệm Để đảm bảo an toàn, trược hết người biểu diễn thí nghiệm phải xác định ý thức trách nhiệm cao về sức khoẻ, tính mạng của học sinh Mặt khác người biểu diễn phải nắm chắc kỹ thuật và phương pháp tiến hành thí nghiệm
Ví dụ: trước khi đốt cháy hiđrô, Axêtilen đều phải thử độ tinh khiết của
chúng
- Ví dụ: Khi làm việc với chất độc hại phải có biện pháp bảo hiểm
Không dùng quá liều lượng hoá chất dễ cháy, dễ nổ
- Ví dụ: Khi làm việc với chất độc hại dễ bay hơi phải làm trong tủ kín
hoặc ở nơi thoáng (xuôi chiều gió) để tránh gây ra tai nạn khi gió tạt về phía học sinh
b Đảm bảo kết quả thí nghiệm:
Kết quả tốt đẹp của thí nghiệm có tác động trực tiếp đến chất lượng dạy
- học và củng cố niềm tin của học sinh và khoa học Muốn đảm bảo kết quả thí nghiệm, trước hết giáo viên phải nắm vững kỹ thuật tiến hành thí nghiệm, phải thử thí nghiệm nhiều lần trước khi đến lớp Các dụng cụ thí nghiệm phải chuẩn
Trang 7bị chu đáo, đầy đủ, đồng bộ Nếu chẳng may thí nghiệm không thành công, thì giáo viên cần bình tĩnh kiểm tra lại các bước tiến hành để tìm nguyên nhân và giải thích cho học sinh.
c Đảm bảo tính trực quan:
Những bài dạy có đồ dùng trực quan ta phải tận dụng hết đồ dùng, bởi
đồ dùng trực quan là một trong những yêu cầu cơ bản của thí nghiệm biểu diễn
Để đảm bảo tính trực quan, khi chuẩn bị thí nghiệm giáo viên cần lựa chọn các dụng cụ và hoá chất thích hợp Dụng cụ thí nghiệm cần đủ lớn để học sinh ngồi dưới lớp có thể quan sát thấy được; Đồng thời phải có mầu sắc hài hoà Bàn biểu diễn phải có độ cao cần thiết, dụng cụ thí nghiệm phải được bố trí sao cho học sinh có thể nhìn rõ Đối với thí nghiệm có thể thay đổi mầu sắc, có chất kết tủa hoặc có chất khí sinh ra thì phải có giấy mầu đặt ở sau đồ dùng thí nghiệm Để đạt được kết quả tương đối khả quan ta cần chú ý một số nội dung sau đây :
- Số lượng thí nghiệm trong một bài phải lựa chọn sao cho phù hợp Chọn thí nghiệm phục vụ nội dung trọng tâm bài học và phù hợp với thời gian trên lớp
-Trong thí nghiệm nên sử dụng những hoá chất mà học sinh đã quen biết Nếu là bài đã nghiên cứu chất mới thì phải là mới đối với học sinh
Chọn các dụng cụ đơn giản, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính
mỹ thuật… Chọn các phương án thí nghiệm đơn giản, tiết kiệm hoá chất, dễ thành công và đặc biệt là an toàn cho học sinh
- Trong thực hành, nếu có điều kiện trước khi làm thí nghiệm giáo viên nên giúp học sinh tìm hiểu cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các dụng cụ
- Hướng dẫn học sinh chú ý vào sự quan sát những hiện tượng có tính bản chất của thí nghiệm có liên quan đến nội dung bài học bằng các biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào việc quan sát, giải thích các hiện tượng xẩy ra
2 Thí nghiệm của học sinh:
a Thí nghiệm để nghiên cứu tài liệu mới.
+ Lý luận dạy học cho rằng phương pháp dạy - học này có khả năng phát triển một cách tốt nhất năng lực trí tuệ của học sinh, kích thích hứng thú học tập của học sinh, vì nó rèn luyện cho học sinh nhận thức và phân tích những dấu hiệu, hiện tượng cụ thể bằng kinh nghiệm riêng của mình và thu hút mọi khả năng của học sinh và nhận thức đối tượng Như vậy khi học sinh được giao tận
Trang 8tay những dụng cụ, hoá chất và được thực hiện lấy thí nghiệm thì việc làm quen với các dụng cụ, hoá chất sẽ đầy đủ hơn: ở đây học sinh được tự điều khiển các quá trình biến đổi các chất nên sẽ phối hợp hoạt động trí óc với hoạt động chân tay trong quá trình nhận thức của mình.
+ Việc tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm này có thể áp dụng theo 2 cách:
- Toàn lớp làm chung một thí nghiệm
- Mỗi nhóm làm một thí nghiệm khác nhau
Khi tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên cần tổ chức để học sinh trong nhóm lần lượt làm thí nghiệm
+ Thí nghiệm của học sinh có thể làm theo 2 phương pháp:
- Phương pháp minh hoạ
- Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành thí nghiệm, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng sảy ra trong dụng cụ, đặc biệt là màu sắc, chất kết tủa, chất bay hơi…
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm khử CuO bằng nhiệt độ, thì học sinh phải
biết quan sát màu sắc của CuO chuyển từ màu đen biến thành mày nâu đỏ của
Cu và hơi nước đọng lại ở ống nghiệm trong cốc nước lạnh
b Thí nghiệm thực hành:
Đây là thí nghiệm do học sinh tự làm lấy khi hoàn thiện kiến thức, nhằm minh hoạ, ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo gọi là thí nghiệm thực hành
Để đạt được sự thành công của thí nghiệm thực hành, thì học sinh phải hiểu được mục đích của thí nghiệm, học sinh cần phải làm những gì, quan sát và giải thích được những gì qua thí nghiệm? Từ đó rút ra những kết luận đúng đắn Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh cần ôn lại những kiến thức trong sách giáo khoa hoặc trong tài liệu hướng dẫn làm thí nghiệm
+ Với thí nghiệm thực hành giáo viên cần xác định nội dung và thực hiện giờ thực hành cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho phép và
cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy - học có liên quan Các thí nghiệm lựa chọn phải đơn giản ở mức độ tối đa, nhưng đồng thời phải rõ, trong đó sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền mà vẫn đảm bảo yêu cầu khoa học sư phạm
Trang 9+ Với bài thí nghiệm thực hành giáo viên thường thực hiện theo các trình tự sau đây:
- Giáo viên ,kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, hướng dẫn ngắn gọn cách tiến hành thí nghiệm, cách quan sát và ghi chép để làm tường trình "Cần lưu ý quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm"
- Khi tiến hành thí nghiệm , giáo viên theo dõi việc làm của các nhóm học sinh, uốn nắn những sai sót khi học sinh mắc phải (Chú ý: Tránh làm thay học sinh) Trong mỗi nhóm cần phân rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để tránh hiện tượng em làm nhiều, em làm ít hoặc không được làm
Cuối giờ thực hành, mỗi học sinh phải hoàn thành bản tường trình thí nghiệm theo mẫu sau:
STT Tên thí
nghiệm
Dụng cụ - Hoá chất
Tiến hành thí nghiệm
H.tượng - giải thích
Ph trình PƯ Ghi chú1
2
- Sau cùng giáo viên hướng dẫn học sinh rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, sắp xếp ngăn nắp các hoá chất và dụng cụ vào nơi đã quy định
c Thí nghiệm ngoại khoá:
Thí nghiệm hoá học ngoại khoá bao gồm các thí nghiệm ngoài giờ lên lớp, có thể thực hiện ở trường hoặc ở nhà
* Thí nghiệm ngoài giờ lên lớp được thực hiện bao gồm:
+ Các thí nghiệm hoá học vui, giúp học sinh hứng thú áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sinh động của buổi sinh hoạt, các chuyên đề hoá học
Ví dụ: ở trường phổ thông có những thí nghiệm như: "Trứng chui vào
lọ" hoặc "sự cháy không cần diêm" của tờ giấy tẩm dung dịch P trắng trong cacbon sunfua
+ Các thí nghiệm đòi hỏi thời gian nhất định mà trong giờ học các em học sinh không có thời gian thực hiện như: Làm dấm ăn, chế tạo chất thơm
+ Thí nghiệm thu hồi các sản phẩm phụ của thí nghiệm trên lớp, để tận dụng nguồn hoá chất
+ Thí nghiệm nhận biết tính chất của chất dựa vào tính chất hoá học, tính chất vật lý cơ bản và đặc trưng của chất đó
* Thí nghiệm quan sát ở nhà:
Trang 10Đây là hình thức hoạt động độc lập, tích cực của học sinh Giúp các em tiếp thu kiến thức một cách tự giác và có hứng thú với môn Hoá học Mặt khác góp phần phát triển tư duy, và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong thực nghiệm kho học và tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng hoá học, giữa những thuyết và định luật đã học với thực tiễn cuộc sống và sản xuất.
Sử dụng dụng cụ và hoá chất đơn giản như: Sản xuất vôi sống, chế tạo vữa xây nhà, chứng minh trong không khí có khí CO2, sự ăn mòn kim loại
III MỘT SỐ THÍ NGHIỆM ÁP DỤNG TRONG DẠY - HỌC:
Với thời gian, lưu lượng của đề tài còn hạn chế tôi chỉ lấy một số thí nghiệm rất đơn giản, dễ làm Còn những thí nghiệm có trong SGK và các tài liệu khác tôi không đưa vào (Đây là những thí nghiệm mà mỗi giáo viên giảng dạy
bộ môn và học sinh có thể tự làm được)
Thí nghiệm 1: Sự hoà tan của Lưu huỳnh trong nước.
Lấy vài mẩu Lưu huỳnh vào cáp sun sứ, cho học sinh quan sát, nhận xét Nghiền nhỏ Lưu huỳnh bằng cối, chày sứ
Lấy chừng 450ml H2O cho vào cốc và lấy muôi xúc 1 ít bột lưu huỳnh vào cốc, quan sát hiện tượng và giải thích
Thí nghiệm 2: Sự cháy của Lưu huỳnh trong khôngkhí.
Cho 1 ít Lưu huỳnh vào muôi đốt hoá chất, đốt cháy Lưu huỳnh trên đèn còn rồi đưa nhanh vào lọ thuỷ tinh có nút cao xu đậy kín cho học sinh quan sát
và giải thích
+ Quan sát và giải thích:
Thí nghiệm 1: Lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng tươi, không mùi.