1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN ĐIỂM VỀ CÁCH TRỊ QUỐC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI

21 548 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 184,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC QUAN ĐIỂM VỀ CÁCH TRỊ QUỐC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC THỜI CỔ ĐẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM TRỊ QUỐC CỦA CÁC NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI GVHD : TS. Bùi Văn Mưa NGƯỜI THỰC HIỆN: Đỗ Hoàng Tố Uyên LỚP : Cao học Đêm 1 KHÓA : K20 NHÓM : 5 STT : 85 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2011 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 4 CHƯƠNG II: TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 10 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT CÁ NHÂN 15 2 LỜI MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề khá quan trọng trong sự phát triển của xã hội là “vấn đề về trị quốc”. Một quốc gia phồn thịnh hay suy vong đều phụ thuộc vào đường lối, chiến lược trị quốc. Quan điểm của các nhà triết học qua các thời kỳ khác nhau (cổ đại, trung đại và hiện đại) cũng khác nhau. Các quan điểm được phát triển trên từ đơn giản đến phức tạp, từ bức tranh duy vật đến duy tâm. Mỗi tư tưởng triết học đều có nhiều quan điểm về các khía cạnh vũ trụ quan, nhận thức luận, đạo đức, chính trị, xã hội. Trong phạm vi đề tài này, bài viết này chỉ đi sâu vào quan điểm trị quốc của các nhà triết học thời kỳ cổ đại. Tuy chỉ là một mảng nhỏ trong nội dung của các tư tưởng triết học, nhưng đây là một đề tài mang tính chất bám sát vào nội dung chương trình học, mở rộng kiến thức về cách nhìn nhận của những nhà triết học cổ đại của cả phương Tây lẫn phương Đông và là một vấn đề mang tính chất thực tiễn. Để làm rõ nội dung trị quốc, cần phải tìm hiểu sơ lược về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh đời sống xã hội và văn hóa. Nội dung đề tài được chia ra thành hai mảng chính. Ở triết học phương Đông, nội dung trị quốc được phân tích thông qua các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia. Còn đối với triết học phương Tây, khía cạnh này lại được mổ xẻ thông qua tư tưởng Đêmôcrit và Platon của triết học Hy Lạp. 3 CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI 1. Giới thiệu Trung Quốc là một nước có nhiều dân tộc với chế độ phong kiến kéo dài, chiến tranh diễn ra liên miên. Do sự phát triển kinh tế xã hội và khoa học trong các thời kỳ cổ đại, đặc biệt là thời kỳ Xuân Thu-Chiến Quốc đã tạo tiền đề cho sự ra đời các hệ thống triết học với những nhà triết gia vĩ đại mà tên tuổi của họ gắn liền với lịch sử của nhân loại. Triết học Trung Quốc gắn liền với chính trị và đạo đức. Thường những nhà triết học là những nhà chính trị, những ông quan tham mưu cho các vương triều đình. Triết học Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, trong đó thời Xuân thu – Chiến quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất với nhiều học thuyết được lưu truyền đến đời sau. 2. Triết học Nho Gia Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. ‘ Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Khổng Tử phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Do đó, sau này ông được xem là người sáng lập ra Nho giáo. Nho gia là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, cần phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Theo Khổng Tử, để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Về tu thân, Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức để làm chuẩn mực cho mọi vấn đề sinh hoạt trong xã hội. Tam cương và 4 ngũ thường là chuẩn mực đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là chuẩn mực đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng xã hội mà có mọi người tuân theo tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được trật tự, thái bình. Về hành đạo, Khổng Tử đưa ra học thuyết về Nhân-Lễ-Chính danh. Nhân là tình người, người có nhân là người biết yêu thương người khác, phải cai trị bằng tình người. Khổng Tử từng nói "Mình muốn lập thân thì phải giúp người khác lập thân, mình muốn thành đạt thì phải giúp người khác thành đạt”. Chính danh ở đây có nghĩa là mang danh nào thì phải thực hiện cho được những điều mà danh đó quy định. Tất cả phải có tôn ti, thực hiện đúng bổn phận của mình. Nếu tất cả mọi người đều chính danh, xã hội tất yếu sẽ thái bình, trật tự, không loạn lạc. Chính bởi thế mà câu nói "Nếu danh không chính thì lời nói không thuận. Lời nói không thuận tất việc chẳng thành" của Khổng Tử đến giờ vẫn thường được mọi người nhắc lại. Nói một cách ngắn gọn hơn, quan điểm này đã được những người sáng lập tóm gọn trong 9 chữ: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. 3. Triết học Đạo gia Đạo gia là một trong sáu học phái lớn trong nền triết học Trung Quốc cổ đại, ra đời sau thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo. Đạo gia được Lão Tử sáng lập ra và sau đó được Trang Tử phát triển thêm vào thời Chiến quốc (403-221 TCN) trong bối cảnh tầng lớp quý tộc sa sút trong cuộc chiến triền miên. Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh và bộ Nam hoa kinh. Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức. Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi nhằm giải quyết những vấn đề do thời đại đặt ra. Về quan điểm trị quốc, Lão Tử cho rằng hành động hay nhất là đừng can thiệp đến việc đời; nhưng nếu đời cần ta phải làm thì ta hãy làm cái không làm một cách kín đáo, khéo léo. Ông coi đây là giải pháp an bang tế thế. Đối với ông, chính phủ yên tĩnh vô vi thì dân sẽ biến thành chất phác, chính phủ tích cực làm 5 việc thì dân đầy tai hoạ. Lão Tử cho rằng bậc Thánh nhân trị vì thiên hạ phải là bằng lẽ tự nhiên của đạo vô vi và chủ trương xoá bỏ hết mọi ràng buộc về mặt đạo đức, pháp luật đối với con người để trả lại cho con người cái bản tính tự nhiên vốn có của nó. Lão Tử mơ ước đưa xã hội trở về thời đại nguyên thuỷ chất phác, mơ ước cô lập cá nhân với xã hội để hoà tan con người vào đạo (tự nhiên). 4. Triết học Mặc gia Mặc gia là một trường phái triết học Trung Quốc cổ đại do Mặc tử sáng lập, phát triển qua 2 giai đoạn: Mặc tử và giai đoạn hậu Mặc, phản ánh nguyện vọng của tầng lớp dân cư tự do, sản xuất nhỏ và tiểu chủ. Nó phát triển cùng thời với Nho giáo, Đạo giáo, Pháp gia và là một trong bốn trường phái triết học chính trong thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Mặc Tử cho rằng việc quốc trị phải chú trọng vào phương tiện để đạt cho được cứu cánh chứ không chỉ bám vào cứu cánh mà quên đi phương tiện như Khổng hay Mạnh. Mặc Tử nhấn mạnh đến pháp thuật chính trị cần thiết để an bang tế thế. Bất cứ chính sách hay phương pháp nào cũng phải giúp cho nhân loại thăng tiến. Người quản thống quốc sự nên dựa trên căn bản hữu dụng (thực lợi) để đánh giá tất cả các chính sách; nếu việc có lợi cho nhân dân thì nên làm, nhưng nếu không có lợi cho nhân dân thì không làm. Lãnh tụ quốc gia khi đánh giá cái 'dụng' của sự việc cũng không nên quên đi 'nghĩa'. Theo Mặc Tử thì 'muôn việc không việc gì quý bằng nghĩa' (vạn sự mạc quý ư nghĩa) và 'nghĩa là lợi' (nghĩa, lợi dã) Khuôn phép cho việc quốc trị trong nhãn quan của Mặc Tử là hành sử theo minh ý của trời, phải biết thương dân chứ không phải tin vào bói toán một cách mù quáng. Lãnh tụ quốc gia không thể ích kỷ để chỉ lo tư lợi mà phải tận tình chăm lo cho đời sống của dân, giúp dân đạt được sung túc và hạnh phúc, tuyệt đối không ra vẻ hách dịch để ức hiếp dân. Sách lược quốc trị tốt nhất cho dân tộc là sách lược bác ái bao gồm các chính sách khuyến khích tinh thần bác ái trong quốc gia và cả chính sách ngăn chận sự căm thù trong xã hội. 6 Trong lãnh vực quốc trị, Mặc Tử chủ trương lãnh đạo quốc gia phải biết trọng dụng nhân tài bất kể là họ có liên hệ gia tộc hay đảng phái hay không, đưa ra quan niệm bình đẳng hóa xã hội, phản đối hệ thống phân chia giai cấp đương thời và đả kích tệ nạn bám víu vào quyền lực chính trị của thành phần quý tộc qua cách bổ nhiệm thân nhân - thay vì người tài đức - vào các trách vụ quan trọng. Về lãnh vực tài chánh, Mặc Tử chủ trương chính sách tiết kiệm, đòi hỏi lãnh đạo quốc gia phải biết giới hạn những chi tiêu xa hoa có tính cách khoe khoang nhưng không đem lại ích lợi gì cho nhân dân hay quốc. 5. Triết học Pháp gia Phương Đông được coi là nơi khởi nguồn của nền văn minh nhân loại, với nhiều thành tựu vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc đứng trong hàng ngũ bốn nước cổ đại có nền văn minh rực rỡ và lâu đời, là cái nôi sớm nhất của văn minh nhân loại. Về tư tưởng, lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuân Thu (770 – 403 TCN) là thời kỳ sinh sống của Lão Tử và Khổng Tử và Chiến Quốc (403 – 221 TCN) là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử, đã hội tụ những nhân tố cho sự phát triển đến đỉnh cao. Học thuyết pháp trị của phái pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi các tác giả xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử Tư tưởng Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc Trong phép trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố Thế, Thuật, và Pháp. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương. 7 "Thế" là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị. Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôn trọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế". Trọng Thế tức trọng sự cưỡng chế, cho nên chủ trương: 1- Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người là vua; 2- Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để: dân không được quyền làm cách mạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức là bất trung. 3- Đưa sự thưởng phạt lên hàng quốc sách vì thưởng và phạt là phương tiện hiệu nghiệm nhất để cưỡng chế. Muốn cho nước trị thì vua chỉ cần dùng thưởng phạt chứ không cần dùng giáo hóa, lễ nhạc. "Pháp" được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng "Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp" là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu. Kế thừa và phát triển tư tưởng Pháp trị của pháp gia thời trước, Hàn Phi Tử cho rằng: "Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo Pháp". Tính cách của pháp luật theo Hàn Phi, trên cơ sở chủ trương của Pháp gia, là vua tượng trưng cho quốc gia, nên vua nắm hết uy quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy vậy, khi lập pháp vua cũng phải dựa trên những nguyên tắc chính như: 1- Pháp luật phải hợp thời; 2- Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành; 3- Pháp luật phải công bằng; 4- Pháp luật có tính cách phổ biến. Với Hàn Phi, "Pháp" thật sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện ác và sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn. Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ. "Thuật" trước hết là cách thức, phương thức, mưu lược, thủ đoạn trong việc tuyển người, dùng người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc mà nhờ nó pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể "trị quốc bình thiên hạ". Theo Hàn Phi, “Thuật” có hai khía cạnh: Kỹ thuật, là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại; Tâm thuật tức mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm của họ ra.Nói ngược lại điều mình muốn nói để dò xét gian tình của người; Ngầm hại những kẻ bề tôi mình không cảm hóa được… 8 Cũng như Tâm thuật, Kỹ thuật được Hàn Phi rất coi trọng, đặc biệt là thuật trừ gian và dùng người. Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốc lúc bấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phải phát triển lên một trình độ mới trong đó tư tưởng về "Thế", "Thuật", "Pháp" vừa được phát triển hoàn thiện vừa thống nhất với nhau trong một học thuyết duy nhất. Hàn Phi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử đó. Tư tưởng chủ đạo của Pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luật làm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dân bao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được. Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước. Học thuyết chính trị của Pháp gia đã được Tần Thủy Hoàng vận dụng, kết quả đã đưa nước Tần đến thành công trong việc thống nhất được đất nước Trung Quốc sau những năm dài chiến tranh khốc liệt. 9 CHƯƠNG II: TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Giới thiệu Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử-chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá. Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, để thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại. Sự hình thành triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh tuý của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học (khoa học tự nhiên). Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca, thần thoại. Thần thoại là nơi để con người tưởng tượng, diễn giải về các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày. Thần thoại là nơi đâù tiên để tư duy triết học ra đời và từng bước triết học tách khỏi thần thoại, tự mình tư duy về tự nhiên, đạo đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người… Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu-đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ sau: - Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai) - Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh) - Triết học thời kỳ Hy Lạp hoá 10 [...]... tưởng biện chứng của triết học Hi Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng 2 Quan điểm Đêmocrit Đêmôcrit - nhà bác học toàn năng và nhà triết học duy vật lớn nhất của Hy Lạp cổ đại, sinh trưởng ở Apđerơ, một thành phố thực dân địa của Hi Lạp ở xứ Tơraxia, ven bờ phía Bắc của biển Êgiê Đêmôcrit là đại biểu xuất sắc nhất của nền triết học Hy Lạp cổ đại Ông là học trò của Lơxíp và là... tiếp và nhận thức 19 KẾT LUẬN Nhìn chung, quan điểm trị quốc của các nhà triết học cổ đại đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng Tuy nhiên, nó đã giải quyết những vấn đề đạo đức - chính trị - xã hội trong thời đại bấy giờ, đóng góp rất to lớn trong quá trình phát triển của một đất nước Bên cạnh đó, nó còn là cở sở cho các quan niệm trị quốc trong lịch sử triết học trung đại và hiện đại sau này Chính vì vậy,... cho của một nếp sống đạo đức Chế độ cộng sản chẳng qua chỉ là một chế độ gia đình được nới rộng cho toàn dân, khi đã kích gia đình, Platon không biết rằng ông đã phá vỡ nền móng của xã hội lí tưởng mà ông sắp xây cất” 18 2 Ý nghĩa trị quốc của hai nền triết học Trung Quốc và Hy Lạp Qua những nhà triết học tiêu biểu của hai nền triết học Trung Quốc và Hy Lạp, chúng ta thấy triết học Trung hoa cổ đại. .. ta nhìn bằng con mất thời đại thì thấy chính sách "Canh chiến" thời xưa của Hàn Phi, chẳng khác gì cho so với chế độ "Công xã nhân dân" thời nay của Mao Trạch Đông, coi nhân dân như một công cụ, nô lệ của tập đoàn thống trị Tiếp theo, triết học Hy Lạp cổ đại thì thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó có ý nghĩa rất quan trọng về lý luận để giai cấp này... Di (thời Tống) Kế tiếp, Đạo gia được Lão Tử sáng lập ra, được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới, và là cơ sở để ông xây dựng thuyết vô vi nhằm giải quyết những vấn đề do thời đại đặt ra Những tư tưởng độc đáo này đã nâng Lão Tử lên vị trí những nhà triết học hàng đầu trong nền triết học Trung Hoa cổ đại Triết học của Lão Tử có ý vị của. .. triết học (dùng cho học viên cao học & nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học) , Nhà xuất bản Trường đại học kinh tế Tp Hcm, 2010 2 .Triết học, Phần I, Đại cương về Lịch sử Triết học - TS Bùi Văn Mưa (chủ biên), 2010 3 Triết học và Bức tranh Vật lý học về Thế giới- TS Bùi VĂn Mưa - NXB Đại học Quốc gia TPHCM 2008 4 Các trang web: - http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/triet-hoc-democrit.280326.html... thống trị của mình Ngoài ra, triết học Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới Các nhà triết học trong giai đoạn này đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lý giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức- chính trị - xã hội của họ Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị. .. khác nhau nên sự ra đời của nền triết học nói chung và những tư tưởng trị quốc nói riêng cũng khác nhau Đối với Trung Quốc trong giai đoạn cổ đại, chúng ta thấy có bốn trường phái triết học tiêu biểu Thứ nhất là Nho gia, đây là một học thuyết xem những quan hệ chính trị đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội và thâu tóm ba mối quan hệ chủ đạo (gọi là tam cương) Để giải quyết quan hệ “tam cương”,.. .Triết học Hy Lạp cổ đại có những đặc điểm sau: Đặc điểm thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại từ phương thức sản xuất thứ nhất đến phương thức sản xuất thứ hai ở phương Tây Vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa... thể lấn át được các tư tưởng của các trường phái khác nên phái Mặc gia suy yếu và dần dần mất đi Cuối cùng là trường phái Pháp gia Đây là trường phái có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và chính trị trong xã hội Trung Hoa cổ đại Hàn Phi Tử là đại biểu xuất sắc nhất và có công lớn vào thời kỳ này Ông không những tổng hợp ba quan điểm về pháp, thế, thuật của ba nhà triết học Thận Đáo, . lập trường vô thần. 3. Quan điểm Platon Platon (427-347) tên thật là Aristoclès. Sinh trong một gia đình dòng dõi quý tộc tại Athènes. Ông đã từng theo học với Socrate và trở thành một người đệ. Athen. Do vậy, triết gia Will Durant mới nhận xét: “Quốc gia của Platon là một quốc gia thủ cựu, thuật chính trị của Platon thiếu sự tế nhị mềm dẽo, nó đề cao trật tự mà không đề cao sự tự do, . nói đó là một cuốn bách khoa to n thư vô cùng giá trị trong lịch sử nhân loại. Quan niệm về Quốc gia lý tưởng To n bộ những tư tưởng về chính trị xã hội của Platon được gói gọn trong mô hình

Ngày đăng: 19/11/2014, 21:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w