1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

106 672 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Vì cây chè đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân trong vùng, đã và đang được mệnh danh là “ cây trồng xóa đói giảm nghèo” nên hiện nay nó đang được tiếp tục đầu tư thâm ca

Trang 1

DƯƠNG THỊ NGUYỆT

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÈ

CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

Chuyên Ngành: Phát triển nông thôn

Mã số: 60 62 01 16

luËn v¨n th¹c sü khoa häc n«ng nghiÖp

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Minh Thọ

Thái Nguyên, năm 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu

và hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác

và đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2013

Tác giả

Dương Thị Nguyệ t

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân Tôi xin bày

tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý đào tạo sau đại học của nhà trường cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trongsuốt quá trình học tập

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn

cô giáo,Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thọ, người Thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ, UBND 3 xã (La Bằng, Hoàng Nông, Tiên Hội) và các hộ nông dân trên địa bàn các xã đã giúp đỡ tôi về thông tin,

số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 9 năm 2013

Tác giả

Dương Thị Nguyệt

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của luận văn 1

2 Mục đích của luận văn 3

3 Mục tiêu của luận văn 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4.3 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 4

4.3.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 4

4.3.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa của Luận văn 4

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐÊ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Đặc điểm của cây chè 5

1.1.2 Vai trò của cây chè đối với đời sống con người 5

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh chè 8

1.2 Cơ sở thực tiễn 12

1.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam và trên thế giới 12

1.2.2 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên 19

2.2.3 Tình hình tiên thụ chè ở Thái Nguyên 25

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Nội dung nghiên cứu 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 29

2.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 32

2.2.3 Hệ thống các chỉ tiêu theo dõi 32

Trang 5

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh chè của hộ nông dân huyện Đại Từ 35

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38

3.2 Thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ 50

3.2.1 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chè của các hộ nông dân huyện Đại Từ 50

3.2.2 Thực trạng sản xuất, tiêu thụ chè của các hộ điều tra huyện Đại Từ 60

3.2.3 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn 80

3.3 Những mặt đạt được và tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè của hộ nông dân tại huyện Đại Từ 85

3.3.1 Những mặt đạt được 85

3.3.2 Những mặt tồn tại 86

3.4 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu trong sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ 88

3.4 1 Định hướng 88

3.4.2 Mục tiêu 88

3.4.3 Một số giải pháp chủ yếu 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

2 Kiến nghị 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 6

DANH TỪ CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

USD : Đồng đô la Mỹ

ĐVT : Đơn vị tính

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND : Ủy ban nhân dân

NLN : Nông lâm nghiệp

QSEAP : Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản

phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học tỉnh Thái Nguyên.

VIETGAP : Vietnamese Good Agricultural Practices

c (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Diễn biến tình hình sản xuất chè của một số nước trên

thế giới giai đoạn 2009 - 2011 13Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng chè của một số nước trên thế giới

giai đoạn 2009 - 2011 14Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng chè cả nước giai đoạn 2008 –

2012 15Bảng 1.4: Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2008

– 2012 17Bảng 1.5: Tốp 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 18Bảng 1.6: Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 -

2012 22Bảng 1.7: Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành

phố, thị xã giai đoạn 2010 - 2012 23Bảng 1.8: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 24Bảng 1.9: Tỉ lệ cơ cấu giống theo huyện/thành/thị năm 2012 25Bảng 1.10: Tình hình tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2010 - 2012 26Bảng 1.11: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên 27Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua giai đoạn

2010 – 2012 40Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Đại Từ giai đoạn 2010 -

2012 41Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện

Đại Từ qua giai đoạn 2010 – 2012 48Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện giai đoạn 2010 -

2012 52

Trang 8

Bảng 3.5: Diện tích chè phân theo giống trên địa bàn huyện Đại

Từ giai đoạn 2010 – 2012 53Bảng 3.6: Chi phí sản xuất 1 ha chè kinh doanh của hộ nông dân

huyện Đại Từ 55Bảng 3.7: Biến động giá cả tiêu thụ chè ở Đại Từ qua giai đoạn 2010 –

2012 60Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ điều tra

huyện Đại Từ năm 2013 71Bảng 3.9: Tình hình sản xuất chè của hộ điều tra tại huyện Đại Từ năm

2013 72Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất và kinh doanh

chè của hộ điều tra huyện Đại Từ 75Bảng 3.11: Hình thức chế biến chè của hộ điều tra địa bàn huyện

Đại Từ 76Bảng 3.12: Hình thức sản phẩm chè bán ra của hộ điều tra huyện

Đại Từ năm 2013 77Bảng 3.13: Một số khó khăn chủ yếu trong sản xuất và kinh

doanh chè của hộ điều tra trên địa bàn huyện Đại Từ 82

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ 79

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

Cây chè là một trong những cây công nghiệp lâu năm, được trồng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như Thái Nguyên, Yên Bái Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè Có một thực tế không

ai có thể phủ nhận được là việc sản xuất và kinh doanh chè trong những năm qua mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân Trong đó những thành tựu đáng kể

đó là nước ta trở thành nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới, với diện tích trên 130.000 ha, sản phẩm chè của nước ta có mặt ở 110 quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Đài Loan, Mỹ Và trong khối ASEAN, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhất Sản phẩm chè của nước ta tiêu thụ với khối lượng lớn tại các nước như: Nga ( khoảng 10.000 tấn/năm), thị trường Châu Âu ( khoảng 30.000 tấn/năm), các nước Trung cận Đông, Pakistan ( khoảng hơn 20.000 tấn/năm), giá trị xuất khẩu đạt khoảng 200 triệu USD.[7] [15]

Cây chè là một trong những cây trồng đã được nhân dân ta trồng từ rất lâu, có lịch sử trên 4000 năm, có năng suất và chất lượng ổn định Các sản phẩm từ chè có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, chữa được nhiều loại bệnh khác nhau như kích thích hoạt động của hệ thần kinh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, một số bệnh về đường ruột Ngoài ra nó còn tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, thư giãn mỗi khi thưởng thức hương thơm và mùi vị của chè Nói đến chè là người ta nói về một nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt, vì thế mà thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại

70 thị trường quốc gia và khu vực như Mỹ, EU, Nga [6]

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè 18.679 ha, đứng ở vị trí thứ 2 trên cả nước (sau tỉnh Lâm Đồng), là cây trồng truyền thống và mang thương

Trang 11

hiệu “ chè Thái” nổi tiếng trên cả nước Vì cây chè đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân trong vùng, đã và đang được mệnh danh là

“ cây trồng xóa đói giảm nghèo” nên hiện nay nó đang được tiếp tục đầu tư thâm canh để ngày càng sản xuất ra các sản phẩm chè có chất lượng cao va đảm bảo thu nhập cho người dân Vì thế, việc phát triển cây chè là một trong những trọng tâm của Chương trình nông thôn mới đã và đang được triển khai tại tỉnh Thái Nguyên.[9] [15]

Đại Từ là một trong những huyện của tỉnh thái Nguyên có diện tích chè lớn nhất của tỉnh, năm 2012 với 5.941 ha và hàng năm cung cấp sản lượng chè tương đối lớn, trên 56.000 tấn chè búp tươi Đại Từ là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi về đất đai với diện tích đất chủ yếu là đồi núi thấp, khí hậu nhiệt đới, nguồn nước phong phú rất phù hợp cho sự phát triển mạnh mẽ của cây chè Bên cạnh đó ở địa phương này còn có nhiều tiềm năng, nguồn lực cho sản xuất và chế biến chè, người dân trong xã đã có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh chè, nguồn lao động dồi dào Vì thế cây chè đã trở thành cây trồng mũi nhọn của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm và là nguồn kiếm sống chủ yếu của bà con nơi đây, các sản phẩm chè không chỉ để tiêu dùng nội địa mà còn được xuất khẩu Tuy việc sản xuất và kinh doanh chè ở huyện Đại Từ đã có bước phát triển đáng kể trong những năm qua nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương, diện tích chè tăng lên nhưng sản lượng và chất lượng chè chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt là khi Việt Nam ra nhập WTO, sức ép và sự cạnh tranh các sản phẩm chè diễn ra hết sức quyết liệt

Từ đó có những vấn đề cấp thiết được đặt ra là tình hình sản xuất, kinh doanh chè của các hộ nông dân tại huyện Đại Từ như thế nào?Hiệu quả

mà cây chè mang lại cho các hộ trồng chè như thế nào? Những mặt đạt được và hạn chế trong quá trình sản xuất kinh doanh chè cảu hộ nông dân tại huyện? Cần có những định hướng và giải pháp thiết thực nào để nâng

Trang 12

cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh chè của các hộ dựa trên những tiềm năng vốn có của địa phương?

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, từ nhu cầu thực tiễn, nhận thấy giá trị

to lớn mà cây chè mang lại cho người dân trong huyện, tận dụng những điều

kiện thuận lợi của vùng, tôi quyết định nghiên cứu luận văn: “Thực trạng sản

xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân huyện Đại Từ - Thái Nguyên”

2 Mục đích

Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và kinh doanh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong huyện Đại Từ nói chung và vùng chè của huyện nói riêng

3 Mục tiêu

- Phân tích và đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh chè của các

hộ nông dân trên địa bàn huyện

- Đề xuất được giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh chè tại huyện trong những năm tới

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các vấn đề được đặt ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh chè, với chủ thể là các hộ nông dân tiến hành sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn huyện Đại từ

Trang 13

4.2.3 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn lý luận và thực tiến liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chè; tình hình sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ chè, một số thuận lợi và khó khăn, các yếu tố ảnh hưởng, hiệu quả từ hoạt động đó, những mặt đạt được và hạn chế của hộ nông dân sản xuất và kinh doanh chè tại huyện Đại Từ Từ đó đưa ra các định hướng, mục tiêu và một số giải pháp thiết thực để phát triển sản xuất, kinh doanh chè đạt hiệu quả cao trong những năm tới

4.3 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu

4.3.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

4.3.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu

Đề tài được thực hiện chủ yếu từ tháng 10/2012 đến hết tháng 9/2013

5 Ý nghĩa của Luận văn

Nghiên cứu luận văn này giúp tôi có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh ngiệm, nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này Ngoaì ra

nó còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên…

Luận văn này sẽ giúp cho các hộ nông dân trồng chè nhận thấy được tình hình sản xuất kinh doanh chè của họ, so sánh hiệu quả kinh tế từ cây chè với các cây trồng khác để lựa chọn cho nhân rộng sản xuất chè Từ đó giúp họ đưa ra các biện pháp, cách khắc phục các mặt bất lợi, phát huy những mặt thuận lợi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn Đồng thời giúp nâng cao giá trị kinh tế cho cây chè ở huyện Đại Từ nói riêng và các vùng chè khác nói chung, liên kết chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh chè

Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chính quyền của huyện Đại Từ cũng như của tỉnh Thái Nguyên trong việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược, cơ chế - chính sách…đối với hoạt động phát triển sản xuất

và kinh doanh chè trên địa bàn

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Nguồn gốc của cây chè

Nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè, dựa trên những cơ sở về lịch

sử, khảo cổ học và thực vật học Một số quan điểm được nhiều người công

nhận nhất là:

- Cây chè có nguồn gốc ở Vân Nam – Trung Quốc: Nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là ở Vân Nam – Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm Theo các tài liệu của Trung Quốc thì đây trên 4000 năm người trung Quốc đã biết dùng chè làm dược liệu

và sau đó để uống [ 4]

- Cây chè có nguồn gốc ở Việt Nam: Những công trình nghiên cứu của Đjemukhatze ( 1961 – 1976 ) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè, trên cơ sở đó xác định nguồn gốc của cây chè Đjemukhatze kết luận rằng những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ yếu là (-) – epicatechin và (-) – epicatechin galat

Từ những biến đổi sinh hóa này của lá cây chè dại và cây chè được trồng trọt, chăm sóc cho phép đi tới một kết luận mới là nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam

Tuy có sự khác nhau từ những quan điểm trên nhưng đều có sự thống nhất rằng cây chè có nguồn gốc từ châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng, ẩm [4]

1.1.2 Vai trò của cây chè đối với đời sống con người

Trang 15

Từ xưa đến nay, cây chè đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người dân trồng chè nói riêng và tất cả mọi người trên thế giới nói chung Trước hết, chè là một trong những loại thức uống quen thuộc đối với mọi người ở khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt là đối với người Á Đông Chè được xem như là thức uống mang tính toàn cầu, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ - kĩ thuật đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được lợi ích của cây chè [6]

Bên cạnh chức năng giải khát thông thường, chè có tác dụng sinh lý rõ rệt đối với sức khỏe của con người, được dùng để phòng trị và chữa nhiều loại bệnh khác nhau Tác dụng chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định: Cafein và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc và giảm bớt mệt nhọc sau những ngày làm việc căng thẳng Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả lỵ, thương hàn Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè xanh

để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày E.K Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2 và nhiều nhất là vitamin C

Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng xạ Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở

Trang 16

một vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có chè Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ tách ra được

từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr – 90 [4]

Cây chè đã đi vào đời sống của con người một cách sâu sắc Mọi người

có thói quen uống trà để thể hiện nét văn hóa của vùng miền hay quốc gia nào đó, phong cách của mỗi người, góp phần tạo nên không khí ấm cúng, gần gũi và thoải mái Uống trà trở thành phong tục tập quán, một sở thích lâu đời của nhiều dân tộc trên thế giới Vì thế, ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, uống trà được coi như một nền văn hóa ẩm thực đậm đà bản sắc dân tộc

Bên cạnh giá trị về mặt tinh thần, cây chè còn có giá trị kinh tế to lớn Chè vốn là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm và có hiệu quả kinh tế cao Chè trồng một lần có thể cho thu hoạch trong 30 – 40 năm Chính vì chè có tác dụng tốt cho sức khỏe của con người nên nó ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, làm cho những người dân trồng, chế biến và kinh doanh chè có nguồn thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm và góp phần nâng cao đời sống người dân Như ở các vùng trồng chè của nước ta, cây chè đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế to lớn cho người dân, hiện có khoảng 6 triệu người dân có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh chè, nó đang được phát triển rộng rãi ra các vùng miền khác Phát triển cây chè cần một lượng lao động lớn, do vậy trồng chè thu hút và điều hòa lao động [4] Hiện nay, chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới mang lại nguồn thu nhập lớn Ngoài ra, nhu cầu

về chè của các vùng miền trên thế giới ngày càng cao Vì vậy, phát triển sản xuất và tiêu thụ chè góp phần đáng kể cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trồng chè, đặc biệt là đồng bào trung du và miền núi

Trang 17

Chè là cây trồng không tranh chấp về đất đai với các cây lương thực, có khả năng sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của đất đồi núi vì thế trồng chè thâm canh, có tác dụng che phủ rộng, phủ xanh những vùng đất nghèo nàn, bị bỏ trống và khai phá, bảo vệ đất và góp phần tạo nên môi trường xanh đẹp

Như vậy, cây chè có tiềm năng khai thác trên những vùng đất đai rộng lớn, nhất là ở các vùng miền núi Việt Nam là một trong những nước có điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, người dân có kinh nghiệm và nguồn lao dộng dồi dào Do đó có tiềm năng sản xuất

và kinh doanh chè rất lớn

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh chè

Cũng như bất cứ một loại cây trồng nào, trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè, tính từ lúc chè được trồng cho đến khi được bán ra thị trường và đến tay người tiêu dùng thì chè chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này có thể tác động riêng lẻ hoặc tổng hợp, cả tích cực và tiêu cực lên các hoạt động sản xuất, kinh doanh đó

1.1.3.1 Nhóm điều kiện sinh thái

a Đất đai và địa hình

So với một số cây công nghiệp dài ngày khác thì chè là cây không yêu cầu khắt khe lắm về đất Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng tốt, nương chè có nhiệm kỳ kinh tế lâu dài, có khả năng cho năng suất cao và ổn định thì chè phải được trồng ở những nơi đất tốt Những nghiên cứu, so sánh và phân tích đất ở các vùng chè khác nhau trên thế giới cho thấy đất trồng chè tốt phải đạt yêu cầu đất tốt, có phản ứng chua, nhiều mùn, thoát nước và có độ dốc thoải [1] Từ những yêu cầu đó ta thấy ở nước ta có nhiều vùng có đất đai thích hợp với cây chè, đặc biệt là vùng trung du miền núi phía Bắc

Độ chua là yếu tố quan trọng quyết định đến đời sống của cây chè Độ chua thích hợp nhất cho cây chè là 4,5 – 5,5 Thực tế ở nước ta chè được trồng ở những vùng như Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc đa số đất

Trang 18

có phản ứng hơi chua đến chua Chè sinh trưởng tốt ở đất có tầng dày > 1m Giới hạn cuối cùng về tầng dày đất trồng chè là 0,5m Về thành phần cơ giới, chè ưa các loại đất từ pha cát đến thịt nặng Chè được trồng trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ sản phẩm chè xanh sẽ có màu nước đẹp, hương thơm tự nhiên, vị đượm Thực tiễn ở Thái Nguyên cho thấy có 6 loại đất có khả năng sản xuất chè trong đó chè được trồng trên 2 loại đất là đất vàng nhạt trên đá cát và đất vàng nâu trên phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ Các vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, Đại Từ là những vùng mà đất trồng chè

có thành phần cơ giới nhẹ Chè là cây cần nước tuy nhiên không có khả năng chịu úng, chỉ nên trồng chè ở những nơi có mực nước ngầm ở dưới độ sâu 1m

b Điều kiện khí hậu

Các điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè là nhiệt độ, ẩm độ Theo số liệu các nước sản xuất chè trên thế giới thì cây chè phát triển tốt ở nhiệt độ từ 150 250C, lượng mưa bình quân là từ

1500 – 2000mm, độ ẩm không khí là 80 – 85%, độ ẩm đất là từ 70 – 80%

Tuy nhiên với tính thích nghi rộng và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay có nhiều giống chè chịu rét, chịu hạn được tạo ra Cây chè có thể sinh trưởng và phát triển ở những nơi có điều kiện khí hậu khắc nhiệt hơn những điều kiện tối ưu trên Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng và mùa xuân thì phát triển trở lại [3] [4]

1.1.3.2 Nhóm nhân tố về kinh tế kỹ thuật

a Giống chè

Giống chè là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất chè Vì chè là cây công nghiệp lâu năm nên việc chọn giống tốt, thích hợp với các điều kiện sinh thái là công việc rất quan trọng Giống chè tốt là giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, chống chịu tốt với sâu bệnh, chịu hạn và rét tốt Vì vậy công tác chọn giống chè phải được tiến hành cẩn thận, kiên trì và lâu dài

Trang 19

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học và công nghệ nên có nhiều giống chè mới được tạo ra Hiện nay, ở Việt Nam đã chọn tạo ra nhiều giống chè có tốt như PH1, TRI 777, LDP1 vừa có khả năng thích nghi cao, cho sản lượng và chất lượng cao hơn các giống chè cũ [3] [4]

b Áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật

- Phòng trừ cỏ dại cho cây chè: Có thể sử dụng các biện pháp như chăm

sóc tốt tạo điều kiện cho nương chè nhanh khép tán vừa chống xói mòn vừa hạn chế tốt cỏ dại, tủ gốc chè vừa có tác dụng giữ ẩm cho chè và hạn chế cỏ,

sử dụng phân chuồng đã ủ

- Tưới nước: Tiến hành tưới nước cho chè vào mùa khô hạn ( mùa đông,

mùa xuân ) đã thúc đẩy sinh trưởng búp của cây chè, tỉ lệ búp có tôm cao, thời gian cho thu hoạch búp của nương chè trong năm kéo dài hơn, năng suất và chất lượng chè đều tăng Theo kết quả nghiên cứu ở Việt Nam thì tưới nước cho chè làm tăng năng suất từ 13 – 38% và hiệu quả cao trong các tháng mùa đông

- Bón phân: là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất và chất

lượng chè Muốn nương chè cho năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt thì cần phải bón phân đầy đủ [4]

- Phòng trừ sâu bệnh: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nên đã có

các công trình nghiên cứu về các loại sâu hại chè, từ đó kèm theo các biện pháp phòng trừ hiệu quả Có thể phòng trừ bằng thuốc hóa học hay các biện pháp sinh học khác nhằm tạo điều kiện cho cây chè phát triển tốt

- Thu hoạch, bảo quản và chế biến chè: Đây là những công đoạn ảnh

hưởng không nhỏ tới chất lượng chè Không nên thu hoạch chè vào những ngày trời quá nắng nóng, không làm dập nát và vận chuyển ngay về cơ sở chế biến Bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát để tránh hiện tượng ôi ngốt Sau đó, tiến hành chế biến chè phải trải qua các giai đoạn khác nhau tùy thuộc vào loại chè Cần chú ý tới yếu tố thời gian, nhiệt độ, ẩm độ của từng giai

Trang 20

đoạn Tùy từng khẩu vị, phong tục tập quán và sở thích của từng vùng, từng nước khác nhau mà người ta chế biến ra các loại chè thành phẩm khác nhau [4]

1.1.3.3 Nhóm nhân tố về kiều kiện kinh tế - xã hội

a Thị trường

Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chè Mục đích cuối cùng của các nhà sản xuất kinh doanh là tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, thu được nguồn lợi nhuận cao Chỉ khi nào có nhu cầu của thị trường thì những người sản xuất mới tạo ra các sản phẩm của mình Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng Do đó, để sản phẩm sản xuất ra có chỗ đứng trên thị trường thì các nhà sản xuất cần phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ, lựa chọn phương thức sản xuất phù hợp sao cho thu được nguồn lợi nhuận lớn nhất Thực tế cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng

về các sản phẩm chè ngày càng tăng mà sản lượng chè hiện tại chưa đáp ứng

đủ Bên cạnh đó chè lại có thời gian bảo quản lâu dài nên các sản phẩm chè có thị trường khá ổn định

b Giá cả

Giá của các sản phẩm chè nói riêng và của các sản phẩm khác nói chung

là yếu tố được quan tâm hàng đầu của những người trực tiếp sản xuất Khi giá

cả chè tăng lên làm cho lợi nhuận của người sản xuất tăng, từ đó họ có các biện pháp để tạo ra ngày càng nhiều lượng sản phẩm Sự biến động của giá ảnh hưởng trực tiếp tới những người làm chè và sự ổn định của ngành chè mỗi vùng miền, quốc gia Do đó cần có các giải pháp nhất định để ổn định thị trường giá cả cho các cơ sở sản xuất kinh doanh yên tâm tạo ra sản phẩm

c Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn các nhu cầu Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị của các sản phẩm chè Trong quá trình sản xuất kinh doanh chè, đặc biệt là ở các

hộ gia đình cần một lượng lao động lớn để tham gia vào các hoạt động từ

Trang 21

trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản, tiêu thụ chè Do đó hoạt động sản xuất chè góp phần giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động ở các vùng nông thôn Như vậy, sản xuất chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân

d Hệ thống các sơ sở chế biến

Chế biến là một trong những công đoạn cần được chú trọng, sau khi chè được thu hoạch thì bắt đầu tiến hành chế biến Đây là giai đoạn cuối cùng để tạo ra các sản phẩm chè Hiện nay, trong khâu chế biến đã có bước phát triển đáng kể, các công cụ dùng để chế biến chè ngày càng hiện đại đặc biệt là trong các công ty, doanh nghiệp đã sử dụng các dây chuyền sản xuất với công suất cao Đối với các hộ nông dân sản xuất chè đã thay thế các công cụ chế biến thủ công bằng công cụ hiện đại như máy sao lăn, máy vò chè, mô tơ quay góp phần nâng cao chất lượng chè, đỡ tốn sức lực và thời gian Ngoài

ra họ còn đầu tư xây dựng nơi chế biến chè rộng rãi, thoáng mát đảm bảo cho quá trình tạo ra chè thành phẩm

e Hệ thống chính sách của nhà nước

Các chính sách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, mở rộng quy mô và chất lượng của ngành chè nói riêng và các ngành khác nói chung Để quá trình sản xuất kinh doanh chè có hiệu quả cao, mang lại giá trị kinh tế và xã hội thì Nhà nước cần phải có các chính sách cụ thể góp phần làm cho người sản xuất có động lực và yên tâm phát triển Các chính sách này

có thể tác động trực tiếp hoạc gián tiếp lên sự phát triển của hoạt động sản xuất chè Có thể kể đến các chính sách như: Khuyến nông, đất đai, thuế có ảnh hưởng lớn tới ngành chè của mỗi quốc gia hay khu vực nào đó

Trang 22

Chè là một trong những cây được trồng ở nhiều vùng miền, quốc gia trên thế giới như một số nước ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ La Tinh Theo đáng giá của chuyên gia Đỗ Ngọc Quý thì cây chè đến nay đã được trồng tại 58 nước trên khắp châu lục [6] Như vậy không phải bất cứ quốc gia nào cũng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây chè Để hiểu rõ hơn

về tình hình sản xuất chè trên thế giới ta xem xét qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.1: Diễn biến tình hình sản xuất chè của một số nước trên thế giới

Tổng

2009 870 315 237 700 159 669 2950

2010 900 325 300 660 178 900 3263

2011 1000 329 304 671 196 993 3500

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam

Qua bảng số liệu 1.1 ta thấy tổng sản lượng chè được sản xuất ra ngày càng tăng, trong vòng 3 năm tăng thêm 550 nghìn tấn Điều đó cho chứng tỏ rằng cây chè đã và đang được quan tâm phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước trồng chè Ấn Độ là quốc gia có lượng cung chè nhiều nhất và tăng cao trong cả giai đoạn 2009 - 2011, sau đó đến Trung Quốc Tuy sản lượng chè của thế giới đang theo chiều hướng gia tăng qua các năm nhưng theo Báo cáo ngành hàng chè thì vẫn xảy ra tình trạng thiếu cung do nhu cầu sử dụng chè ngày càng cao

b Tình hình tiêu thụ chè

Cây chè có nhiều tác dụng đối với đời sống của con người cho nên nó được mọi người ưa chuộng Trải qua thời gian cây chè đã lan rộng ra nhiều vùng miền trên khắp các nước Phần lớn sản lượng chè trên thế giới được tiêu thụ ngay trong mỗi quốc gia sản xuất chè, các nước như Nga, Anh, Nhật Bản là những thị thường nhập khẩu chè lớn nhất trên thế giới Một ví dụ điển

Trang 23

hình là theo Chi nhánh Thương Vụ Việt Nam tại Viễn Đông, LB Nga, hàng năm, Nga phải nhập tới 99% nguyên liệu chè, chủ yếu từ các nước Srilanka,

Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Kenia

Theo tin từ Ngành hàng chè, tình hình tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng trong giai đoạn 2007 - 2009, với khoảng cách lớn nhất là vào những năm từ 2009 đến 2011, khi mức tăng nhu cầu vượt tới 3,4% so với mức tăng cung, đúng vào thời điểm giá chè tăng mạnh.Trên thực tế, phần thu nhập mà các hộ gia đình dành để mua chè vẫn tương đối nhỏ Vì vậy, đây là thị trường được đánh giá là có tiềm năng rất lớn [9] Sau đây ta theo dõi nhu cầu sử dụng chè ngày càng tăng của một số nước trên thế giới qua bảng sau:

Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng chè của một số nước trên thế giới

Hoa

Kỳ Nga

Thị trường khác

Tổng

2009 663 400 134 112 89 158 724 2280

2010 763 425 132 128 91 182 769 2490

2011 919 450 125 150 95 215 836 2790

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam

Nhìn vào bảng số liệu 1.2 cho thấy nhu cầu sử dụng chè ngày càng gia tăng một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc…là những quốc gia vừa có sản lượng chè lớn nhất thế giới cũng vừa là nước có nhu cầu tiêu thụ nhiều nhất thế giới Ngoài ra các nước như Anh, Hoa kỳ…có nhu cầu tiêu thụ chè ngày càng tăng rõ rệt Đây là những thị trường tiềm năng cho các nước xuất khẩu chè trên thế giới

1.2.1.2 Tình hình sản xuất và kinh doanh chè ở Việt Nam

a Tình hình sản xuất

Việt Nam là một đất nước đang trên đà phát triển về tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa thông tin Trong đó phải kể đến những thành tựu

Trang 24

đáng kể mà ngành nông nghiệp mang lại, vốn là một ngành xuất hiện và gắn

bó lâu đời với nhân dân ta nên nó rất được chú trọng phát triển Đặc biệt là hiệu quả to lớn của những loại cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và sự phát triển đất nước nói chung

Cây chè là một cây công nghiệp dài ngày, xuất hiện ở nước ta từ lâu Ban đầu nó được trồng với diện tích nhỏ, chủ yếu là để làm đồ uống thông thường nhưng khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì cùng với nó là con người có điều kiện đã nhận thấy những giá trị từ cây chè Từ đó diện tích chè ngày càng được nhân rộng ra khắp các vùng trong cả nước, không chỉ để phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới mang lại nguồn thu nhập lớn

Là một trong những quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh chè, nhất là ở các địa bàn miền núi, trung du Cây chè đã được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, hiện nay đã được phát triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với diện tích trên 130 nghìn ha Nhiều vùng sản xuất chè tập trung, gắn với công nghiệp chế biến với các sản phẩm trà nổi tiếng đã được hình thành ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La…Sản phẩm trà ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng lên, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn được xuất khẩu tới 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm xuất khẩu trên 135 nghìn tấn Việt Nam đã đứng thứ 5 trên thế giới

về sản lượng sản xuất và xuất khẩu

Điển hình là trong những năm gần đây diện tích chè tăng dần qua các năm, các nhà khoa học ngày càng nghiên cứu ra các giống chè mới cho năng suất và chất lượng cao để đưa vào sản xuất như giống chè LDP1, Bát Vân Tiên Cùng với

đó là sự gia tăng về sản lượng chè qua các năm Để thấy rõ hơn về sự gia tăng của diện tích và sản lượng chè qua các năm ta theo dõi qua bảng

Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng chè cả nước giai đoạn 2008 – 2012

Năm Diện tích Tốc độ tăng, Sản lƣợng Tốc độ tăng,

Trang 25

(1000ha) giảm (%) (1000 tấn) giảm (%)

Qua bảng số liệu 1.3 ta thấy, nhìn chung giai đoạn 2008 – 2012 diện tích

và sản lượng chè của nước ta tăng dần đều qua các năm Cụ thể diện tích tăng

từ 125,6 nghìn ha năm 2008 đến 128,9 nghìn ha năm 2012 trong vòng 5 năm, với diện tích này cho thấy nước ta ngày càng chú trọng đến cây chè và trong tương lai có thể sẽ không dừng lại ở con số trên, riêng năm 2011 diện tích chè

có giảm so với năm 2010 với tốc độ giảm là 2,8 % nhưng đến năm 2012 lại tiếp tục gia tăng với tốc độ 2,1 %

Bên cạnh đó cùng với sự gia tăng diện tích gieo trồng chè là sự gia tăng sản lượng của nó từ 746,2 nghìn tấn năm 2008 lên 925,7 nghìn tấn năm 2012 với tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ tăng của diện tích Cụ thể là giai đoạn từ năm 2008 – 2012 sản lượng tăng nhanh trong khi diện tích có tăng nhưng chậm, ngay cả khi diện tích giảm nhưng sản lượng vẫn tiếp tục tăng cao Số liệu thống kê cho thấy, năm 2011, mặc dù diện tích chè cả nước giảm 2,8% so với năm 2010 song sản lượng thu hoạch vẫn tăng với tốc độ 7,8%, đạt 888,6 nghìn tấn Chứng tỏ người dân trồng chè ngày càng có kinh nghiệm sản xuất cho hiệu quả cao

b Tình hình tiêu thụ, xuất khẩu

Việt Nam là một trong những nước sản xuất chè lớn trên thế giới, hằng năm xuất khẩu chè với số lượng đáng kể Ban đầu chè Việt chỉ tiêu dùng trong nước, dần dần xuất khẩu ra thị trường các nước khác, mới đầu có mặt ở 3 nước, sau đó

Trang 26

ngày càng lan rộng ra tới 110 quốc gia trên thế giới, vươn lên chiếm vị trí thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè Với ưu thế này nước ta ngày càng mở rộng diện tích và áp dụng những khoa học – kỹ thuật vào trong sản xuất

Thực tế cho thấy nhu cầu về chè của các nước ngày càng gia tăng vì thế dặt ra yêu cầu cấp thiết cho nước ta là phải có những phương hướng và giải pháp phát triển mở rộng thị trường cho sản phẩm chè nước ta có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế Trong những năm gần đây, khối lượng chè xuất khẩu của nước ta ngày càng gia tăng không ngừng, được nhiều quốc gia nhập khẩu với số lượng lớn Thương hiệu “Chè Việt” trải qua thời gian đã được người tiêu dùng ưa chuộng vì thế mà các sản phẩm từ chè được tiêu thụ ngày một tăng Để hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu chè của nước ta, chúng ta có thể theo dõi qua bảng

Bảng 1.4: Tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Chỉ tiêu

Năm

Khối lƣợng (1000 tấn)

Tốc độ tăng, giảm(%)

Trị giá ( tr.USD)

Tốc độ tăng, giảm (%)

Nguồn: Tổng cục hải quan năm 2012

Qua bảng số liệu 1.4 ta thấy giai đoạn 2008 – 2012, khối lượng chè xuất khẩu của nước ta có sự tăng giảm rõ rệt Trong đó, năm 2011, khối lượng chè xuát khẩu giảm với tốc độ 3,1% đều qua các năm, đến năm 2012 khối lượng xuất khẩu đạt 146,7 nghìn tấn, thu về tổng giá trị đạt 224,6 triệu USD, tăng 9,5% về khối lượng và 10,1 % về kim ngạch so với năm 2011 Như vậy, qua 5 năm, tuy khối lượng chè xuất khẩu có biến động tăng giảm nhưng giá trị thu được tăng đều qua các năm, ngày càng khẳng định

Trang 27

được vị trí của ngành hàng chè trên thị trường thế giới Với sự nỗ lực của ngành chè, hiệp hội chè đã ngày càng làm cho sản phẩm chè của Việt Nam mang lại những giá trị cao, đóng góp to lớn vào tổng sản phẩm quốc dân, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Thị trường Chè Việt không chỉ có mặt ở các nước của Châu Á mà lan rộng sang cả các nước Châu Âu, Châu Mỹ Chè nước ta được xuất khẩu sang nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Ấn Độ ngay cả những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Đức Chè Việt cũng xâm nhập vào, tuy với số lượng hiện tại còn ít hơn so với những thị trường khác nhưng cũng phần nào khẳng định được vị trí của nó

Bảng 1.5: Tốp 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012

Nguồn: Tổng cục hải quan năm 2012

Năm 2012 nước ta có sản lượng chè xuất khẩu tăng mạnh nhất trong 10 năm gần đây, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong ngành hàng chè Trong đó, thị trường xuất khẩu chè của nước ta chủ yếu là ở các nước như

Trang 28

Pakistan, Nga, Trung Quốc…luôn chiếm tỉ lệ lớn về sản lượng nhập khẩu chè của nước ta

Theo thống kê năm 2012 cho thấy, sản lượng chè xuất khẩu chiếm 79% tổng sản lượng chè cả nước, tiêu dùng nội địa chiếm 14%, còn lại là tồn kho chiếm 7% Cơ cấu sản phẩm chủ yếu là chè đen, chiếm 62%, chè xanh chiếm 36%, còn lại là các loại chè khác Pakistan vẫn là thị trường nhập khẩu chè nhìêu nhất của Việt Nam trong năm, với lượng nhập 24.000 tấn, trị giá 17.568.675 USD, chiếm 14,8% về lượng và 19,2% về trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam Tiếp đến là thị trường Đài Loan, trị giá 12.822.557 USD, chiếm 14% tổng kim ngạch Đứng thứ ba là thị trường Nga, Trung Quốc, với lượng xuất 6.965 tấn chè, trị giá 9.291.499 USD

Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu chè sang các thị trường khác như: Nga, Indonêsia, Hoa Kỳ, Tiểu VQ Arập TN, Arập Xê út, Ba Lan, Đức, Philippin, Ấn Độ Theo mục tiêu đặt ra của Bộ NN&PTNT, trong vòng 5 năm tới, ngành chè phải duy trì được diện tích ổn định ở mức 130.000ha, tăng trưởng sản lượng đạt 6%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 2 lần

so với hiện nay Kế hoạch năm 2013, xuất khẩu chè đạt 150.000 tấn, giá trị

230 triệu USD Đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn) [5]

1.2.2 Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh chè ở Thái Nguyên

1.2.2.1 Vị trí, vai trò của cây chè ở tỉnh Thái Nguyên

Giống chè Trung du (Camellia sinensis var Macrophylla) được đưa về trồng ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 1922 đến nay Sản xuất chè là một trong những ngành có thế mạnh ở Trung du và Miền núi nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng Cây chè ít tranh chấp đất với cây lương thực, thích hợp trên

Trang 29

đất dốc Trồng chè có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, rửa trôi Chè là cây trồng sử dụng có hiệu quả đất đai, khí hậu vùng đồi núi Phát triển chè sẽ thu hút được lượng lao động đáng kể, không những chỉ trong khâu sản xuất nguyên liệu mà cả khâu chế biến và tiêu thụ [5]

Do vậy phát triển chè ngoài ý nghĩa kinh tế, còn ổn định đời sống và định cư cho người dân do sử dụng nhiều lao động tại chỗ để chăm sóc, thu hái, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ chè Ưu điểm tương đối của chè là hệ số chi phí nội nguồn thấp (DRC – Domestic Resource Cost) do nguồn lực tự nhiên dồi dào và chi phí lao động thấp Cây chè thực sự được coi là người bạn

“chung thủy” của nông Cây chè tỉnh Thái Nguyên đã từng là “cây xoá đói giảm nghèo” và hiện đang là “cây làm giàu” của của nhiều hộ nông dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên

Hiện nay tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước (17.660 ha), cả 9 huyện, thành thị đều có sản xuất chè Do thiên nhiên ưu đãi

về thổ nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè

Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật NLN miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sản xuất chè xanh chất lượng cao

Bên cạnh thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu thích hợp với sản xuất chè Người làm nghề chè tỉnh Thái Nguyên có kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè rất tinh xảo, với đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nghề chè, bằng những công cụ chế biến thủ công, truyền thống, đã tạo nên những sản phẩm chè cánh đẹp, thơm hương chè, hương cốm, uống “có hậu” với vị chát vừa phải, đượm ngọt, đặc trưng của chè Thái Nguyên, với

Trang 30

chất lượng và giá trị cao; 100% sản phẩm của làng nghề chè là sản phẩm chè xanh, chè xanh cao cấp, chủ yếu tiêu thụ nội địa và có xuất khẩu

Những hộ làm nghề chè đã hình thành lên những làng nghề truyền thống

Từ năm 2008 đến năm 2011 đã có 52 làng nghề sản xuất, chế biến chè được UBND tỉnh quyết định công nhận trên địa bàn 5 huyện, 1 thành phố Thái Nguyên Những làng nghề này từ lâu đã gắn liền với văn hoá mang đậm bản sắc của các dân tộc tỉnh Thái Nguyên Năm 2011, số lao động của làng nghề khoảng 35.900 người Trong đó số lao động làm nghề 23.300, chiếm 65%; thu nhập của làng 446.466 triệu đồng Trong đó thu nhập từ ngành nghề 345.404 triệu đồng, bằng 77,4%.[12]

1.2.2.2 Tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một trong những tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, có diện tích và sản lượng chè lớn của nước ta, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng Từ lâu, Thái Nguyên đã nổi tiếng với các vùng chè như Tân C-ương, Đại Từ, Đồng Hỷ mang lại hiệu quả cao cho người dân và góp phần cải thiện đời sống của họ rõ rệt Chính vì thế mà chè được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh Thái Nguyên Cây chè có thể phát triển tốt

và đạt được những thành tựu đó cũng là do Thái Nguyên được thiên nhiên ưu đãi về các điều kiện tự nhiên như có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, hệ thống đất đai thích hợp cho sự phát triển của cây chè Từ đó làm cho chè nơi đây có một hương vị thơm ngon đặc biệt không nơi nào có làm cho mọi người đều muốn thưởng thức Bên cạnh đó, do chè đã được trồng ở đây từ lâu nên người dân đã đúc kết được những kinh nghiệm sản xuất quý báu, có những bí quyết được lưu truyền từ đời này sang đời khác

Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ Tuy vậy,

do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao Nhiều loại giống chè đã được ứng dụng sản xuất đại trà

Trang 31

như LDP1, PH8, PH9 mang lại năng suất và chất lượng cao hơn các giống chè cũ Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng Trong những năm gần đây, Thái Nguyên đã

có nhiều cố gắng để phát triển cây chè (cả về diện tích, năng suất, sản lượng) nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu chè để người tiêu dùng yên tâm không bị nhầm lẫn với các loại chè ở vùng khác Để nhận thấy rõ hơn về tình hình sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây ta theo dõi qua bảng sau:

Bảng 1.6: Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (ha)

Tốc độ tăng, giảm (%)

Sản lƣợng (tấn)

Tốc độ tăng, giảm (%)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Nhìn vào bảng số liệu 1.6 ta thấy diện tích chè của Thái Nguyên tăng dần đều qua các năm, cụ thể là năm 2008 với diện tích là 16.994 ha đến năm 2012 đã tăng lên 18.679 ha

Như vậy là trong vòng 5 năm, diện tích chè của cả tỉnh đã tăng thêm 1.685 ha, bình quân mỗi năm tăng 337 ha với tốc độ tăng là 9,9 %

và dự kiến đến năm 2020 tăng lên 19.000 ha Đạt được kết quả như vậy

là do người dân nơi đây nhận thấy vai trò quan trọng của cây chè đối với đời sống của họ nên đã không ngừng thực hiện chuyển đổi những diện tích trồng các loại cây giá trị không cao, đất chưa sử dụng sang sản xuất chè Ở các vùng trồng chè trọng điểm của tỉnh như Đại Từ,

Trang 32

Định Hóa ngày càng được chính quyền địa phương cùng với người dân tích cực mở rộng về diện tích

Cùng với sự gia tăng về diện tích đó là sự gia tăng về sản lượng Năm

2008, sản lượng chè đạt 149.255 tấn và trong giai đoạn 2008 – 2012 đã tăng lên 185.000 tấn, bình quân mỗi năm tăng 7.149 ha với tốc độ tăng 23,9 % Tốc độ này tăng nhanh hơn 2,4 lần so với tốc độ tăng về diện tích và dự kiến đến năm 2020 sản lượng chè sẽ tăng lên 250.000 tấn

Như vậy, Cây chè Thái Nguyên ngày càng tăng lên về diện tích và sản lượng, năng suất, chứng tổ sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng chè của tỉnh Nó là cây trồng “lên ngôi” thay thế cho các loại cây trồng khác, hướng tới thỏa mãn nhu cầu chè đang gia tăng của người tiêu dùng

Diện tích và sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên được phân chia trên hầu hết các đơn vị hành chính của tỉnh, tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các vùng Để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta có thể theo dõi bảng số liệu thống kê sau:

Bảng 1.7: Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố,

S lượng búp tươi (tấn)

D tích (ha)

S lượng búp tươi (tấn)

D

tích (ha)

S lượng búp tươi (tấn) Tổng số 17.660 171.900 18.199 181.000 18.679 185.000

TP Thái Nguyên 1.161 12.211 1.207 13.040 1.220 14.670

TX Sông Công 505 4.241 515 4.385 525 4.582 Huyện Định Hóa 2.026 16.877 2.052 18.017 2.102 18.954 Huyện Võ Nhai 560 2.827 583 3.080 626 3.522 Huyện Phú Lương 3.650 32.170 3.725 34.960 3.775 38.422 Huyện Đồng Hỷ 2.606 23.750 2.669 24.950 2.709 28.368 Huyện Đại từ 5.453 45.177 5.591 47.890 5.941 56.232 Huyện Phổ Yên 1.233 10.393 1.261 11.070 1.347 12.150 Huyện Phú Bình 101 662 101 680 104 702

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Trang 33

Qua bảng số liệu trên cho thấy diện tích và sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên tăng dần qua các năm, thể hiện ở sự gia tăng của các huyện, TP, thị

xã Trong đó, huyện Đại Từ và Phú Lương có diện tích và sản lượng lớn nhất

Cơ cấu giống chè của tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú Bên cạnh giống chè Trung du đã có lịch sử từ lâu đời, còn có nhiều giống mới được chọn tạo

và nhập nội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tính thích nghi của các loại giống chè với điều kiện tự nhiên và nguồn lực của địa phương Theo dõi qua bảng sau cho thấy cơ cấu giống chè của tỉnh

Bảng 1.8: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

Chủng loại

Giống chè

D tích (ha)

Tỉ lệ (%)

D tích (ha)

Tỉ lệ (%)

D tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích 17.660 100 18.199 100 18.679 100

Chè Trung du 15.302 91,5 13.733 75,5 11.556 61,9 Giống mới chọn tạo 1398 7,9 2920 16 5.613 30 Giống mới nhập nội 960 0,6 1546 8,5 1.960 8,1

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Qua giai đoạn 2010 – 2012, cơ cấu giống chè của tỉnh có sự chuyển dịch rõ rệt Tuy giống chè Trung du vẫn chiếm tỉ lện lớn nhưng đã giảm qua các năm, năm 2010 giống chè này chiếm tới 91,5 % nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn 61,9 % Thay vào đó là các giống chè được chọn tạo, tăng lên chiếm tới 30% cơ cấu giống Đây là một trong những thành công của tỉnh ta trong công tác chuyển dịch, thay thế cơ cấu giống cũ bằng các giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, nhằm tao ra những sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Hàng năm, các huyện đều có kế hoạch, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu giống Ngày nay, với sự phát triển ngày càng tiến bộ của khoa học thị nhiều giống chè được nhập nọi và chọn tạo, phù hợp với điều kiện của

Trang 34

từng địa phương Một số giống được đưa vào sử dụng đại trà như giống chè LDP1, LDP2, PH8, PH9, TRI777

Diện tích chè của các huyện, thành, thị có sự khác nhau rõ rệt nên tỉ lệ về

cơ cấu giống chè cũng có sự khác nhau Tùy từng vùng, miền mà sử dụng các loại giống khác nhau Để hiểu rõ hơn về tỉ lệ cơ cấu giống của các đơn vị trên địa bàn tỉnh thì theo dõi qua bảng số liệu sau

Bảng 1.9: Tỉ lệ cơ cấu giống theo huyện/thành/thị năm 2012

Giống chè

Huyện/TP/TX

Chè Trung du Chè chọn tạo Chè nhập nội

D tích (ha)

Tỉ lệ (%)

D tích (ha)

Tỉ lệ (%)

D tích (ha)

Tỉ lệ (%)

TP Thái Nguyên 678 55,57 429 35,16 112,6 9,23

TX Sông Công 315 60,00 147 28,00 63,4 12,08 Huyện Định Hóa 1.264 60,13 828 39,39 10 0,48

Huyện Võ Nhai 178 28,34 401 63,85 49 7,80 Huyện Phú Lương 2.851 75,52 759 20,10 165 4,37 Huyện Đồng Hỷ 1.749 64,54 694 25,61 267 9,85 Huyện Đại từ 3.821 77,68 1556 16,95 564 5,37 Huyện Phổ Yên 343 25,46 862 63,99 222 16,48 Huyện Phú Bình 98 97,03 3 3,00 0 0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên 1.2.2.3 Tình hình tiên thụ chè ở Thái Nguyên

Trong những năm qua, sản phẩm chè của Thái Nguyên không những đáp ứng nhu cầu trong vùng mà còn được tiêu thụ ở các vùng khác trong cả nước, thậm chí nó được xuất khẩu sang các quốc gia khác trên thế giới, mang lại nguồn lợi lớn cho tỉnh

Thực tế cho thấy, cây chè phát triển ở đây không những trở thành một trong những đặc sản của Thái Nguyên để “làm đầu câu chuyện” mỗi khi khách đến mà còn là món quà quý, sang trọng, độc đáo trong hành trang của mỗi du khách khi về biếu người thân, bạn bè Hơn thế chè Thái Nguyên cũng

là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, mà cây chè còn được mệnh danh là cây “xoá đói giảm nghèo” trước đây, cây “làm giàu” của nông dân hiện nay

Trang 35

Trong những năm qua, sản phẩm chè của các hộ nông dân đã được các tác nhân trung gian như người thu gom, người bán buôn và đặc biệt là các công ty, nhà máy chế biến và làm dịch vụ thương mại thu mua để đưa ra thị trường trong và ngoài tỉnh

Đây là cầu nôi trung gian, đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hóa chè, làm thỏa mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng Các doanh nghiệp, công ty của nhà nước, các tổ chức phi chính phủ và các cá nhân đã đầu tư vào sự phát triển nganhg hàng chè càng lớn

Để hiểu rõ hơn về tình hình tiêu thụ chè của tỉnh thì theo dõi qua bảng sau

Bảng 1.10: Tình hình tiêu thụ chè ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012

Giá trị (1.000 USD)

SL (tấn)

Giá trị (1.000 USD)

SL (tấn)

Giá trị (1.000 USD)

Cả tỉnh 5.054 6.507 6.165 7.831 6.438 10.501 Trong đó, chủ yếu:

1 Công ty TNHH Trung Nguyên 1.434 2.460 1.461 2.334 940 1.930

2 Công ty chế biến Nông

7 Công ty CP Quang Lan 0 0 405 517 372 487

8 Doanh nghiệp chè YJIN 1.527 1.483 1.622 1.476 1.668 1.566

9 Công ty XNK Thái Nguyên 0 0 577 463 0 0

10 Công ty CP chè Quân Chu 0 0 222 154 0 0

11 Công ty chè Bắc Sông Cầu 0 0 185 154 321 423

12 Nhà máy chè Đại Từ 0 0 0 0 606 1.241

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Trang 36

Các công ty, nhà máy đã thu mua một số lượng lớn sản phẩm chè dưới dạng thô của các hộ nông dân, các hợp tác xã, tổ hợp tác để chế biến, phân loại, đóng gói và tiêu thụ ra thị trường trong và ngoài vùng, xuất khẩu sang các quốc gia khác Qua bảng số liệu 1.10 cho thấy có 12 công ty, nhà máy chủ yếu thu mua các loại sản phẩm chè của hộ nông dân để xuất khẩu sag thị trường các nước khác, đem lại giá trị kinh tế cao

Thị trường tiêu thụ chè của tỉnh ngày càng được mở rộng, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè xanh chiếm 59,69% so với tổng sản lượng xuất khẩu Sản lượng chè xuất khẩu tăng dần qua các năm, năm 2010 là 5.054 tấn, đến năm

2012 tăng lên 6.438 tấn, cùng với đó là giá trị của sản phẩm chè mang lại cùng tăng, cụ thể năm 2010 đạt 6.507.000 USD, đến năm 2012 tăng lên 10.501.000 USD Tổng giá trị này đã đóng góp to lớn vào sự phát triển vùng nông thôn nói riêng và cả tỉnh nói chung

Để thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ hai loại sản phẩm chè chủ yếu của tỉnh (chè xanh và chè đen) ta theo dõi qua bảng sau:

Bảng 1.11: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên

% so tổng xuất khẩu

% so sản lƣợng

cả tỉnh

Giá bán bình quân trong năm

I Xuất khẩu chè xanh

1 Năm 2011 25.575 0 80,6

90.000 đ/kg (= 4,5 USD/kg)

2 Năm 2012 27.942 0 81,3 120.000 đ/kg

(= 6USD/kg)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên

Trang 37

Qua bảng trên cho thấy, sản phẩm chè xanh chủ yếu là tiêu dùng nội địa, chiếm tới 80,6 % tổng sản lượng cả tỉnh trong năm 2011 và tăng lên chiếm 81,3 % trong năm 2012 Sản phẩm tiêu thụ nội địa được bán với giá bình quân tăng lên qua các năm, năm 2012 giá bán là 120.000 đồng/kg Còn lại là lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng tăng lên qua các năm Sản phẩm chè đen chủ yếu là để xuất khẩu với giá bình quân tăng lên 1,6 USD/kg

Như vậy, chè Thái Nguyên đã có thương hiệu nổi tiếng từ lâu với vị thơm ngon hấp dẫn, vốn là vùng chè lớn thứ hai trong cả nước nên tỉnh luôn chú trọng phát triển không ngừng cả về số và chất lượng chè với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, không những quan tâm đến phát triển diện tích, năng suất và sản lượng, Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều dự án

về đổi mới công nghệ kết hợp với kỹ thuật truyền thống từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, bảo quản và bao bì đóng gói để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tạo sản phẩm an toàn bảo vệ sức khoẻ người trồng chè cũng như người sử dụng trà Hàng năm ngành nông nghiệp tổ chức các Hội thi chè giữa các vùng chè truyền thống; xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Hiện tại, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá: “Nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên” với 13 doanh nghiệp và 31

cá nhân đang sử dụng Nhãn hiệu tập thể này Riêng Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Cương Hoàng Bình hiện đang sản xuất trên 30 loại sản phẩm, tất cả đều có mã vạch, quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-9002 Ngoài ra, Thái Nguyên liên tục lựa chọn bộ giống chè có năng suất, chất lượng cao vào trồng

để thay thế cho giống chè cũ [9], [17]

Trang 38

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội có liên quan đến quá trình sản xuất và kinh doanh chè tại huyện Đại Từ

- Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của các hộ nông dân tại huyện

- Đánh giá những mặt đạt được và tồn tại của các hộ nông dân trong hoạt động sản xuất và kinh doanh chè tại huyện

- Định hướng, mục tiêu và đề xuất giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè trong thời gian tới

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố của các cơ quan, các trường đại học, các tạp chí và báo chí chuyên ngành, những báo cáo khoa học, nghiên cứu trong và ngoài nước…Phương pháp này được dùng để thu thập thông tin về lý luận và thực tiễn của vấn đề sản xuất kinh doanh chè, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh chè…Các tài liệu và số liệu được thu thập chủ yếu

ở phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Thống kê, trạm khuyến nông huyện Đại Từ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên (Ban quản

lý dự án chè, phòng trồng trọt) liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh chè tại huyện

2.2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

- Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương

Trang 39

pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, đánh giá nhanh nông thôn

- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:

+ Phương pháp quan sát: Đây là một trong những phương pháp được sử

dụng để thu thập thông tin sơ cấp thông qua tri giác về các vấn đề như tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, các vấn đề liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh chè như các khâu chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bán ra thị trường…Các thông tin quan sát sẽ được ghi chép lại, vừa để thu thập thêm thông tin vừa có thể kiểm chứng về tính xác thực của các nguồn thông tin thu thập được bằng các phương pháp khác

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Được sử dụng để lựa

chọn thôn điều tra, đi thực tế quan sát, tìm hiểu tổng thể và đánh giá thực trạng chung tại địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở đó tiến hành thu thập thông tin trực tiếp tại các hộ nông dân ở nơi điều tra

+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA):

Trực tiếp tiếp xúc với các hộ nông dân, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc và

sử dụng một số công cụ PRA nhằm thu được các thông tin cụ thể về tình hình sản xuất và kinh doanh chè, nắm bắt được những khó khăn và nhu cầu của người dân

Việc sử dụng phương pháp này nhằm nắm bắt và đánh giá những tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phương, tình hình sản xuất, kinh doach chè của hộ dân nói chung, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp với vùng để đạt hiệu quả kinh doanh cao

+ Phương pháp điều tra theo bộ câu hỏi đã định sẵn:

- Chọn mẫu điều tra:

Để nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện , tiến hành điều tra, khảo sát hộ theo mẫu Tiến hành chia nhóm hộ sản xuất ra thành hai loại: Hộ chuyên và hộ kiêm Hộ chuyên là các

hộ chuyên canh về sản xuất chè, lấy cây chè là cây trồng chính, có diện tích

Trang 40

trồng chè chiếm phần lớn tổng diện tích đất canh tác, và có thu nhập đều từ cây chè Hộ kiêm là các hộ sản xuất đa dạng nhiều loại cây trồng, vật nuôi, vừa tiến hành sản xuất chè vừa sản xuất các loại sản phẩm khác và có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để từ huyện tiến hành chọn ra 3 xã có trên 85% hộ nông dân tham gia sản xuất chè Đó là các xã La Bằng, Hoàng Nông, Tiên Hội, thể hiện qua bảng sau

Xã Tiên Hội

Hộ kiêm

Hộ chuyên

Hộ kiêm

Hộ chuyên

Hộ kiêm

Hộ chuyên

Số hộ điều tra (90 hộ) 15 15 15 15 15 15

- Nội dung của phiếu điều tra: bao gồm các thông tin chung về chủ hộ như tuổi, nhân khẩu, trình độ văn hóa, lao động chính Các thông tin về diện tích canh tác nông – lâm nghiệp của hộ, nguồn thu nhập chính, cây trồng chính, thực trạng sản xuất kinh doanh chè như diện tích trồng, năng suất, sản lượng hàng năm, giá chè, chi phí, giá bán chè, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh chè, những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của

hộ nông dân trồng chè Những thông tin này được thể hiện qua các câu hỏi cụ thể để hộ nông dân hiểu và trả lời đầy đủ

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các

hộ nông dân đã được chọn theo các câu hỏi có sẵn của phiếu điều tra, các thông tin này được kiểm chứng thông qua tìm hiều và quan sát trực tiếp tình hình địa phương

+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu đối với các

chuyên gia, cán bộ khuyến nông cấp xã, huyện Các nội dung phỏng vấn như chi phí cho quá trình tạo ra chè thành phẩm, những khó khăn chủ yếu, tồn tại trong quá trình sản xuất và kinh doanh chè của các hộ nông dân, nguyên nhân, biện pháp cần phải xúc tiến để tháo gỡ khó khăn và khắc phục những tồn tại nhằm đưa vùng chè của huyện ngày càng đạt hiệu quả cao

Ngày đăng: 19/11/2014, 19:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Diễn biến tình hình sản xuất chè của một số nước trên thế giới - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.1 Diễn biến tình hình sản xuất chè của một số nước trên thế giới (Trang 22)
Hình là theo Chi nhánh Thương Vụ Việt Nam tại Viễn Đông, LB Nga, hàng  năm, Nga phải nhập tới 99% nguyên liệu chè, chủ yếu từ các nước Srilanka, - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Hình l à theo Chi nhánh Thương Vụ Việt Nam tại Viễn Đông, LB Nga, hàng năm, Nga phải nhập tới 99% nguyên liệu chè, chủ yếu từ các nước Srilanka, (Trang 23)
Bảng 1.5: Tốp 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.5 Tốp 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 (Trang 27)
Bảng 1.6: Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.6 Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2012 (Trang 31)
Bảng 1.7: Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.7 Diện tích, sản lượng chè búp tươi theo huyện, thành phố, (Trang 32)
Bảng 1.8: Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.8 Cơ cấu giống chè ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 33)
Bảng 1.9:  Tỉ lệ cơ cấu giống theo huyện/thành/thị  năm 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.9 Tỉ lệ cơ cấu giống theo huyện/thành/thị năm 2012 (Trang 34)
Bảng 1.11: Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 1.11 Tình hình tiêu thụ chè ở Thái Nguyên (Trang 36)
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua giai đoạn 2010 – 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện qua giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 49)
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Đại Từ giai đoạn 2010 -2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động huyện Đại Từ giai đoạn 2010 -2012 (Trang 50)
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đại Từ qua - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Đại Từ qua (Trang 57)
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện giai đoạn 2010 - 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.4 Diện tích, năng suất, sản lượng chè của huyện giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 61)
Bảng 3.5: Diện tích chè phân theo giống trên địa bàn huyện Đại Từ giai - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.5 Diện tích chè phân theo giống trên địa bàn huyện Đại Từ giai (Trang 62)
Bảng 3.6: Chi phí sản xuất 1 ha chè kinh doanh của hộ nông dân - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.6 Chi phí sản xuất 1 ha chè kinh doanh của hộ nông dân (Trang 64)
Bảng 3.7: Biến động giá cả tiêu thụ chè ở Đại Từ qua giai đoạn 2010 – 2012 - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.7 Biến động giá cả tiêu thụ chè ở Đại Từ qua giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 69)
Bảng 3.8: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ điều tra huyện Đại - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.8 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ điều tra huyện Đại (Trang 70)
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất và kinh doanh chè của - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất và kinh doanh chè của (Trang 73)
Hình thức chế biến  Hộ chuyên - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Hình th ức chế biến Hộ chuyên (Trang 74)
Bảng 3.12: Hình thức sản phẩm chè bán ra của hộ điều tra huyện Đại Từ - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.12 Hình thức sản phẩm chè bán ra của hộ điều tra huyện Đại Từ (Trang 76)
Hình 3.1. Kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.1. Kênh tiêu thụ chè của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ (Trang 78)
Bảng 3.13: Một số khó khăn chủ yếu trong sản xuất và kinh doanh chè của - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.13 Một số khó khăn chủ yếu trong sản xuất và kinh doanh chè của (Trang 81)
Hình thức tiêu thụ  Giá bán - Thực trạng sản xuất kinh doanh chè của các hộ dân huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
Hình th ức tiêu thụ Giá bán (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w