chính sách đối ngoại của việt nam với hoa kỳ giai đoạn 1986 – 1995
LỜI MỞ ĐẦU Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng "toàn diện và nghiêm trọng", cuối cùng đi đến sụp đổ trên một bộ phận lớn đã làm thay đổi cơ bản quan hệ chính trị thế giới. Bên cạnh đó cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất cả các quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau. Chủ nghĩa tư bản sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ nên thích nghi và tiếp tục phát triển. Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới. Sau khi bắt đầu sự nghiệp đổi mới, trong đó có đổi mới tư duy về quan hệ đối ngoại, Việt Nam đã chủ trương điều chỉnh chính sách với Mỹ từ đối đầu sang hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình. Bước chuyển này trong chính sách với Mỹ trước hết xuất phát từ tư duy mới, nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về cục diện quan hệ quốc tế đã và đang thay đổi cuối thập niên 80 của thế kỷ XX. Một trong những mốc lịch sử đánh dấu bước biến chuyển trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ là ngày 12/07/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Với tuyên bố này, quan hệ hai nước bước sang một trang mới: chuyển từ vị thế đối nghịch sang hợp tác đôi bên cùng có lợi. Quan hệ giữa hai nước bị gián đoạn từ năm 1975-1995, nghĩa là phải mất 20 năm sau, quan hệ Việt-Mỹ mới được hàn gắn trở lại và đi đến bình thường hóa. Sự kiện bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ đã trở thành dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển quan hệ hai nước cũng như một bước ngoặt đối với tiến trình hoà bình, hợp tác và phát triển ở trong khu vực và trên thế giới. Không chỉ có ý nghĩa về mặt ngoại giao – chính trị, việc cải thiện quan hệ với Mỹ còn tạo cơ hội cho nước ta tiếp cận một cường quốc có thị trường lớn, tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ mạnh, góp phần tạo tạo thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế. Chính vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 – 1995”. Giai đoạn này đã chứng kiến rất nhiều nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Có thể nói, thành quả và ý nghĩa của những chính sách đối ngoại này là vô cùng to lớn, góp phần tạo nên những thằng lợi đất nước trên con đường đổi mới và phát triển. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài: Bài tiểu luận đề cập tới những vấn đề sau: - Thời gian và không gian khoá luận đề cập là từ năm (1986 - 1995) ở Việt Nam. Đây là thời kỳ Đảng lãnh đạo và tiến hành đổi mới toàn diện nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của đất nước và đáp ứng xu thế thời đại. - Nội dung: Thông qua những phân tích biến chuyển của tình hình trong nước, thế giới, khái quát có hệ thống sự chuyển biến, sự phát triển chính sách đối ngoại của Đảng - Nhà nước với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia và giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội trong thời kỳ mới. 1 Phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài: Trong quá trình làm đề tài, tác giả đã sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu: phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp. Ngoài ra còn có các phương pháp nghiên cứu riêng khác như phương pháp diễn tả, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm nổi bật những thắng lợi trong đường lối chính sách đối ngoại của Đảng. Tình hình nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Viêt Nam với Mỹ giai đoạn 1986 – 1995 đã trở thành chủ đề hấp dẫn nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhìn chung các bài nói, các bài viết của các tác giả đi trước đã trình bày những nét cơ bản, đặc trưng sự biến động trong nước và quốc tế. Những trở ngại trong quan hệ quốc tế hiện tại, quan hệ Việt Nam với Mỹ đặc biệt là chính sách đối ngoại của Việt Nam đã có tác dụng trong tiến trình thúc đẩy ổn định hòa bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển với cộng đồng quốc tế và trình bày rõ vấn đề “Bình thường hóa quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ trong giai đoạn 1986 – 1995 một cách có hệ thống cả về đường lối và kết quả thực hiện một cách toàn diện thì chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến thời điểm này. Đóng góp của khoá luận: - Trình bày hệ thống cơ sở hình thành và nội dung đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 – 1995. - Khẳng định vai trò, tác dụng của chính sách đối ngoại với công cuộc đổi mới trên toàn diện đời sống, kinh tế chính trị, văn hoá xã hội và quan hệ đa dạng hoá, đa phương hoá của nước ta với các nước trong khu vực và thế giới. - Một số bài học kinh nghiệm chung nhất hoạch định đường lối chính sách đối ngoại của Đảng, góp thêm tiếng nói với việc nghiên cứu điều chỉnh trong hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng. Bố cục của bài tiểu luận: Bài tiểu luận dày 14 trang gồm 4 chương Chương I: Khái quát tình hình thế giới trong giai đoạn 1986 – 1995 để thấy rõ được đặc điểm tình hình thế giới lúc bấy giờ, những xu hướng phát triển trong quan hệ quốc tế và những khó khăn, thuận lợi đối với Việt Nam. Chương II: Nêu ra những đổi mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn này để thấy rõ những thay đổi về tư duy, lập trường và quan điểm của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Chương III: Trình bày về chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 – 1995. Nêu ra những chỉ thị, hành động trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và những dẫn chững cụ thể. Chương IV: Trình bày về kết quả, ý nghĩa của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đồng thời cũng nêu lên những thách thức và khó khăn trong quan hệ hai nước sau khi bình thường hóa quan hệ. 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương I: Khái quát tình hình thế giới giai đoạn 1986 – 1995 1.1. Đặc điểm tình hình thế giới 1.2. Những xu thế mới trong quan hệ quốc tế 1.3. Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam Chương II: Sự đổi mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 1.1. Đổi mới tư duy về chính sách tập hợp lực lượng 1.2. Đổi mới tư duy về các cặp quan hệ 1.3. Nhiệm vụ công tác đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986 – 1995 Chương III: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 – 1995 1.1. Chính sách đối ngoại Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 - 1991 1.2. Chính sách đối ngoại Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1991 – 1995 Chương IV: Kết quả, thách thức, khó khăn, ý nghĩa trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1.1. Kết quả của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ 1.2. Những thách thức với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ hai nước 1.3. Những cơ hội mở ra cho Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ 1.4. Ý nghĩa của việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Chương I: Khái quát tình hình thế giới giai đoạn 1986 – 1995 1. Đặc điểm tình hình thế giới Tầm quan trọng của việc đánh giá tình hình thế giới và xu thế mới trong quan hệ quốc tế đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại: Có hiểu được những yếu tố đó mới đưa Việt Nam phát triển đúng quy luật khách quan, vào đúng dòng chảy của thời đại và mới thành công được. Các đặc điểm: - Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Tây Âu sụp đổ khiến CNXH lâm vào thoái trào, những điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức thể hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. - Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. - Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và xã hội. Các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển. Nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ thị trường… thuộc về các nước TBCN phát triển và các công ty đa quốc gia cho nên các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn, chênh lệch giàu nghèo giữa các nước ngày càng tăng. Cuộc canh tranh kinh tế , thương mại, khoa học công nghệ diễn ra gay gắt. - Công đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu ( Bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo…), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết mà cần phải có sự hợp tác đa phương. - Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đang phát triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Đồng thời khu vực này cũng tồn tại một số nhân tố có thể gây mất ổn định. 2. Những xu thế mới trong quan hệ quốc tế. Các xu thế: - Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia. - Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kêt quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt đông khác. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. - Các dân tộc nâng cao ý thức đọc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. 4 - Các nước XHCN, các Đảng công sản và công nhân, các lực lượng cách mạng tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hóa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. - Các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong hòa bình. - Thế giới đang chuyển từ cục diện hai cực sang đa cực. 3. Thuận lợi và thách thức đối với Việt Nam. Tầm quan trọng của việc đánh giá thuận lợi và thách thức để nhận rõ bối cảnh tình hình Việt Nam từ đó đặt chính sách cho sát. Thuận lợi: - Những thành tựu đổi mới: tạo thế và lực mởi cả bên trong lẫn bên ngoài. - Nhiều vấn đề cần thiết cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được tạo ra. - Quan hệ quốc tế từng bước được mở rộng. - Khả năng giữ độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế tăng lên. - Xu thế mới trên thế giới tạo thuận lợi cho ta. Thách thức: - Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. - Diễn biến hòa bình, tình hình Châu Á Thái Bình Dương và Biển Đông còn phức tạp. - Chệch hướng XHCN. - Quan liêu tham nhũng. Chương II: Sự đổi mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 1. Đổi mới tư duy về chính sách tập hợp lực lượng. Cơ sở: - Xu thế ưu tiên phát triển kinh tế, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn: giảm cam kết bên ngoài, tập trung giải quyết nội bộ, chiến tranh lạnh kết thúc: thế giới không lấy ý thức hệ làm chuẩn mực, không đứng theo hai hàng dọc nữa. - Yêu cầu của Việt Nam: chống tụt hậu, tập trung cho hai nhiệm vụ chiến lược: hòa bình và phát triển, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, thoát khỏi bao vây – cấm vận. - Đổi mới tư duy về các cặp: an ninh – phát triển, lợi ích quóc gia – nghĩa vụ quốc tế, hợp tác – đấu tranh. Chính sách: - NQ32: “Chủ trương chuyển từ đối đầu sang đấu tranh, cùng tồn tại trong hòa bình với các đối tác chính” - Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại ( ĐH 6) - Thêm bạn, bớt thù ( NQ13) - Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ( ĐH 7,8) Triển khai thực hiện: 5 Với Trung Quốc: 1988: Không coi Trung Quốc là kẻ thù mà là XHCN, láng giềng lớn, còn vấn đề tồn tại. - 1/10/1988: Điện mừng Quốc khánh Trung Quốc: dùng chữ XHCN, 12/1988: sửa lời nói đầu Hiến Pháp - 1/1989: đàm phán với Trung Quốc, chuyển từ đối đầu sang đối thoại. - 11/1991: Bình thường hóa hoàn toàn. Với ASEAN: Từ 1988 không đối lập hai nhóm nước, không coi ASEAN là khối quân sự trá hình. 29/7/1988 thông cáo Việt Nam – Indonesia, JIM1, JIM2: chuyển sang đối thoại. Với Mỹ: Từ 1988: Không coi Mỹ là kẻ thù cơ bản lâu dài nữa, từ 8/1990: đàm phản với Mỹ. Với Liên Xô: từ 1988: không coi Liên Xô là hòn đã tảng trong CSĐN của Việt Nam. * Với luật đầu tư 12/1987: mở rộng quan hệ với mọi nước, không kể chế độ chính trị xã hội. Từ ĐH7: Chúng ta chủ trương hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biết chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. 2. Đổi mới tư duy về các cặp quan hệ. Các cơ sở đổi mới tư duy: - Xu thế ưu tiên phát triển kinh tế. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa. - Điều chỉnh chiến lược của các nước lớn: giảm cam kết bên ngoài, tập trung củng cố nội bộ, hợp tác đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình. - Đổi mới tư duy về tập hợp lực lượng. - Yêu cầu của đất nước: chống tụt hậu, phá bao vây cô lập, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiệp đại hóa Nội dung đổi mới: - An ninh – phát triển: Trước: chú trọng an ninh. Nay: đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu ( NQ13 BCH). - Lợi ích dân tộc – nghĩa vụ quốc tế: Trước: coi trọng nghĩa vụ quốc tế có ý nghĩa chiến lược. Nay: lợi ích dân tộc trên hết. Làm nghĩa vụ quốc tế phải phục vụ lợi ích Việt Nam, hợp khả năng Việt Nam, hợp bối cảnh quốc tế, tuân theo nguyên tắc: không xuất khẩu cách mạng, không làm thay. Đổi mới với Campuchia, Lào. Nghĩa vụ quốc tế hiện nay: xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. - Hợp tác – đấu tranh: Trước: hợp tác một chiều với XHCN, đấu tranh một chiều với ĐQ. Nay: đấu tranh tùy lúc, tùy vấn đề. Đấu tranh để hợp tác. - Độc lập, tự chủ, tự cường – đa dạng hóa, đa phương hóa: Trước: nhấn độc lập – tự chủ, tự lực – tự cường. Nay: hai vấn đề quan hệ hữu cơ. 3. Nhiệm vụ công tác đối ngoại 1986-1995. 1986-1991: Bối cảnh đất nước: Khủng hoảng kinh tế - xã hội, nguy cơ tụt hậu, bị bao vây cấm vận. Mục tiêu chiến lược cả nước: hòa bình, phát triển ( NQ13) 6 Nhiệm vụ công tác đối ngoại: - Rút khỏi vấn đề Campuchia, tham gia giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị. - Chuyển từ đối đầu sang đấu tranh cùng tồn tại trong hòa bình với các đối tác chính. - Xác định thái độ trước việc Liên Xô – Đông Âu sụp đổ. 1991-1995: Bối cảnh, thời cơ, thách thức mới Mục tiêu chiến lược: hòa bình, phát triển. Mục tiêu kinh tế - xã hội: 1991-1995: Cơ bản thoát ra khỏi khủng hoảng KT – XH, thực hiện một phần mục tiêu ổn định và phát triển KT – XH đến năm 2000, GDP năm 2000 gấp đôi 1990. 1996-2020: GDP theo đầu người năm 2000 gấp đôi 1990. Tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2020: thành nước công nghiệp. GDP 2020 bằng 8 đến 10 lần năm 1990. Nhiệm vụ công tác đối ngoại: Đại hội 7: Nhiệm vụ đối ngoại bao trùm trong thời gian tới là giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ. Đại hội 8: Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trường hòa bình , tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh quá trình phát triển KT – XH, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cụ thể: Bình thường hóa và phát triển quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, các trung tâm kinh tế chính trị, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế… Vào ASEAN, phá bao vây cấm vận, mở rộng quan hệ. Chương III: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 - 1995 1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986-1991 Từ giữa những năm 80, Mỹ đi vào giai đoạn đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình với Liên Xô, Trung Quốc, hợp tác giải quyết vấn dề khu vực trong đó có vấn đề Campuchia. Mỹ chuyển từ thụ động, ủng hộ lập trường ASEAN, đặt điều kiện tiên quyết cho bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là ( giải quyết vấn đề Campuchia ) sang chủ động đóng vai trò lớn trong P5 ( Các nước thường trực Hội dồng Bảo an Liên hiệp quốc ) về Campuchia, cải thiện quan hệ với Việt Nam nhằm ép Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Mỹ và giải quyết vấn đề MIA. Việt Nam cải thiện quan hệ với Mỹ nhằm từng bước phá bao vây, cấm vận của Mỹ, tiến tới bình thường hóa và phát triển quan hệ với Mỹ. Dùng quan hệ với Mỹ tác động tới các đối tác khác, mở rông quan hệ đối ngoại của Việt Nam 7 Từ năm 1988: với chủ trương thêm bạn, bớt thù, chúng ta không coi Mỹ là kẻ thù nữa, song tiếp tục phải cảnh giác với “Diễn biến hòa bình” của Mỹ và Phương Tây. Chính sách đối với Mỹ: Giữa năm 1986 Việt Nam chủ trương chuyển từ đối đầu sang đấu tranh cùng tồn tại hòa bình với Mỹ. Đại hội VI nêu: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ giải quyết các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hòa bình, ổn định ở ĐNÁ”. Từ giữa năm 1988 ta đẩy mạnh chính sách thủ Mỹ, từng bước phá chính sách bao vây cấm vận của Mỹ, tiên tới bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Ta chủ trương giải quyết cơ bản vấn đề MIA, người ra đi có trật tự, người cải tạo được đi Mỹ, khuyến khích chính giới, văn nghệ sỹ, nhà kinh doanh, Việt kiều ở Mỹ vào Việt Nam trao đổi hợp tác giữa các giới khoa học, kỹ thuật, văn hóa. Ta đã ra sức tranh thủ Mỹ, khuyến khích các xu thế nội bộ Mỹ muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tích cực giải quyết vấn đè MIA, đẩy mạnh việc giải quyết vấn đề Campuchia bằng giải pháp chính trị, đẩy nhanh tiến độ rút quân tình nguyện khỏi Campuchia… 18/7/1990 Ngoại trưởng Mỹ Baker tuyên bố Mỹ thôi ủng hộ ghế Dân chủ ở LHQ, sẵn sàng đàm phán với Việt Nam để giải quyết vấn đề Campuchia và sẽ tiếp tục với Phnompenh: đánh dấu mốc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Việt Nam, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia và hòa bình ổn định ở khu vực, tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước. 19/4/1991 Tướng Vessey vào Hà Nội bàn về việc lập văn phòng MIA. 25/4/1991 USAID bắt đầu viện trợ (1 triệu đô la làm chân tay giả, 11 triệu đô la đưa lao động từ Irak về), cho chuyển kiều hối, bỏ cấm vận điện thoại, cho phép mở đường hàng không vào Việt Nam chở người ra có trật tự… 9/4/1991 Mỹ nêu “Bản lộ trình”, gắn việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam – Mỹ với việc giải quyết vấn đề CPC và vấn dề POW/MIA. 2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1991-1995 Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam không chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ, nhưng quan trọng trong chính sách an ninh của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương, nhất là về mặt an ninh. Cải thiện quan hệ với Việt Nam giúp Mỹ vượt qua được sự chia rẽ về nội bộ xã hội Mỹ về quá khứ ( chiến tranh Việt Nam ). Mỹ muốn phát triển quan hệ với Việt Nam sẽ thúc đẩy kinh tế thị trường, làm suy yếu CNXH ở Việt Nam. 11/7/1995 Tổng thống Clinton nói: “Tôi tin rằng việc bình thường hóa và tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa người Mỹ và người Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tự do ở Việt Nam như đã từng diễn ra ở Đông Âu và Liên Xô trước đây”. Ở Mỹ còn có các thế lực và các đạo luật từ chiến tranh lạnh cản trở các quan hệ với Việt Nam. Việt Nam coi quan hệ với Mỹ là nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Mỹ có thể tạo cho Việt Nam những điều kiện tốt ( thị trường lớn, nguồn vốn và khoa học kỹ thuật tiên tiến… ) để giúp Việt Nam phát triển và góp phần tích cực vào việc giữ hòa 8 bình ổn định và an ninh khu vực. Có quan hệ tốt với Mỹ chúng ta có điều kiện tốt để cải thiện quan hệ với các nước khác và với các tổ chức quốc tế. Đổi mới trong đánh giá Mỹ: Từ khi bắt đầu đổi mới, ta từng bước điều chỉnh đánh giá Mỹ, thấy rõ tầm quan trọng của Mỹ đối với hòa bình và phát triển của ta, đồng thời thấy rõ được giới hạn của “Diễn biến hòa bình” của Mỹ và Phương Tây đối với ta. Chính sách của Việt Nam đối với Mỹ: Đại hội VII nêu chủ trương: “thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ” Ta tập trung giải quyết 2 vấn đề Mỹ quan tâm: CPC và MIA. Vấn đề CPC: Với chủ trương rút ra khỏi vấn để CPC của ta và với sự kết thúc chiến tranh lạnh, vấn đề CPC mau chóng được giải tỏa trong quan hệ Việt Nam – Mỹ. Ta rút hết quân tình nguyện khỏi CPC vào ngày 26/9/1989, đã ký hiệp định Pari về CPC và hoàn toàn tôn trọng hiệp định. Mỹ đánh giá rất cao thái độ xây dựng của Việt Nam trong vấn đề này. Vấn đề CPC được kết thúc sau khi tổng tuyển cử ở Campuchia được tiến hành và việc thành lập chính phủ 9/1993. Thậm chí 22/3/1993 Ngoại trưởng Mỹ W.Chrisopher nói rằng: “Mỹ sẵn sàng tiến về phái trước ngay khi có tiến triển trong vấn đề MIA… đó là vấn đề duy nhất ngăn chúng ta bỏ cấm vận” ( theo VietNam joins the world P.97) Về vấn đề MIA: - Vấn đề này rất quan trọng đối với chính quyền Mỹ, là vấn đề gây cản trở lớn nhất cho quan hệ Việt Nam – Mỹ. - Rất khó giải quyết vì chiến tranh đã lâu, địa hình đã thay đổi lớn. Chính sách của Việt Nam: Coi MIA là vấn đề nhân đạo, tích cực hợp tác giải quyết. Triển khai: - 14/11/1985 đến 6/1995: Việt Nam và Mỹ tiến hành 36 đợt khai quật hỗn hợp để tìm kiếm MIA. - 1/8/1987: Việt Nam đón đặc phái viên John Vessey: hai bên thỏa thuận đáp ứng vấn đề nhân đạo mà hai bên quan tâm không gắn với vấn đề chính trị lớn hơn như bình thường hóa, viện trợ kinh tế. - 9/4/1991: Mỹ đưa ra “bản lộ trình” gắn việc bình thường hóa quan hệ với tiến trình giải quyết vấn đề CPC và MIA. Việt Nam tích cực đáp ứng các đề nghị của Mỹ : cho họ đi tới bất cứ đâu, gặp bất cứ ai đề hỏi vấn đề POW/ MIA. Tháng 10/1992 Việt Nam cho phép Mỹ nghiên cứu tài liệu lưu trữ của Bộ Quốc phòng về số phận MIA. 1/1993 Bản báo cáo cuôi cùng của Uỷ ban POW/MIA của Thượng nghị viện Mỹ khẳng định: không có bằng chững khẳng định có tù binh Mỹ còn sống bị giam giữ ở ĐNÁ. 11/7/1995: Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Bin Clinton nêu rõ: “ Chỉ còn lại 55 trường hợp tin tức trái ngược nhau”… “Trong lịch sử chiến tranh chưa bao giờ có một nỗ lực lớn lao như vậy để giải quyết số phận những binh sỹ đã không trở về”. Đây là kết quả to lớn vì tổng số người Mỹ được coi là mất tích ở Đông Dương là 2.264 và còn 20.000 MIA Pháp ở Đông Dương, 80.000 MIA Mỹ trong chiến tranh thế giới, 8000 9 MIA trong chiến tranh Triều Tiên, 200.000 người Việt mất tích trong chiến tranh chống Mỹ. Sau khi bình thường háo quan hệ, Việt Nam tiếp tục hợp tác với Mỹ để giải quyết vấn đề MIA. Những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực MIA đã góp phần từng bước nới lỏng cấm vận và bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Mỹ: Quan hệ kinh tế là một nội dung quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Mỹ. Việt Nam nhằm tranh thủ Mỹ để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. Mỹ: khai thác tiềm năng của Việt Nam , dùng quan hệ kinh tế làm đòn bẩy để thực hiện các mục tiêu khác. Triển khai: Buôn bán: 1996: 939 triệu USD, gấp 2 lần năm 1995, gấp 4 lần năm 1994. Đầu tư: Hơn 60 dự án với hơn 1 tỷ USD, một trong 10 nước lớn nhất, hơn 400 công ty mở văn phòng. Một số công ty dầu lửa lớn của Mỹ đã haotj động tại biển Đông. Giải quyết vấn đề còn tồn tại: - Từ 1994: giải quyết nợ, tiền, tài sản. Việt Nam nhận kế thừa, trả các khoản nợ liên quan đến kinh tế, dân sinh. Sau khi bù trừ, Mỹ trả ngay 158 triệu USD. Việt Nam phải trả: 153 triệu USD trong 25 năm, 16 năm đầu: trả với lãi suất 3% /năm. - 27/6/1997: Việt Nam - Mỹ ký Hiệp định về bảo vệ bản quyền. - Chính phủ Mỹ cho phép TDA hỗ trợ các hoạt động thương mại với Việt Nam. - Hai bên đã ký tắt Hiệp định về hoạt động của cơ quan đầu tư tư nhân Hải ngoại (OPIC) ở Việt Nam. Tổng thống Mỹ đã quyết định tham khảo ý kiến quốc hội về việc bỏ Điều luật Jackson Vanick. Hai bên tiếp tục đàm phán về Hiệp định thương mại, dành cho nhau quy chế MFN Chương IV: Kết quả, thách thức, khó khăn, ý nghĩa trong việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ 1. Kết quả của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ Năm 1993, Tổng thống Clinton đã rất cố gắng để tuyên bố bắt đầu cho Việt Nam vay các khoản tín dụng của nước ngoài vì trước đó chúng ta bị cắt quan hệ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Đến tháng 10 năm 1993, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm Mỹ, làm việc với Ngân hàng Thế giới để bắt đầu tiến hành các khoản vay. Trong chuyến đi này, Phó Thủ tướng cũng làm việc với Quốc hội Mỹ về việc thúc đẩy quá trình bình thường hoá. Ngày 3 tháng 2 năm 1994, Thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời lên để thông báo về việc Tổng thống Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam. Ông đã cảm động đến rơi nước mắt vì phải đấu tranh ngần đấy năm trời mới bỏ cấm vận thành công. Mà bỏ cấm vận tức là giải quyết được rất nhiều vấn đề, về tài chính, Việt 10 [...]... liệu sách - TS Nguyễn Vũ Tùng - Học viện Quan Hệ Quốc Tế, Giáo trình Chính sách đối ngoại Việt Nam II ( 1975-2006) - TS Vũ Dương Huân (chủ biên) - Học viện Quan Hệ Quốc Tế, Ngoại giao Việt Nam hiện đại,vì sự nghiệp đổi mới(1975-2002) - Học Viện Ngoại Giao khoa chính trị quốc tế và Ngoại giao, Tập bài giảng Chính sách đối ngoại Việt Nam II - Tài liệu tham khảo Bộ ngoại giao Việt Nam, Chinh sách đối ngoại. .. để Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác và các tổ chức quốc tế 12 LỜI KẾT Trong giai đoạn 1986 – 1995 chúng ta có thể thấy rằng việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là chính sách đúng đắn của cả hai nước, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới Phải thừa nhận rằng mỗi bước đi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ là những bước đi thông minh, mềm dẻo... thành viên của ASEAN, đã trở thành năm đáng ghi nhớ nhất của ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới, tạo ra một hình ảnh mới về Việt Nam trên trường quốc tế 4 Ý nghĩa Với việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, lần đầu tiên Việt Nam có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới Việc này góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam mở rộng... bỏ cấm vận với Việt Nam Từ đó tới cuối năm 1994 là giai đoạn hai bên thương lượng để tiến tới thiết lập các cơ quan ngoại giao Việc này làm mất khá nhiều thời gian vì phía Hoa Kỳ muốn làm rõ nhiều vấn đề như người Việt Nam có quốc tịch Hoa Kỳ nếu sang VN mà bị bắt thì phải như thế nào, giải quyết những văn phòng, nhà cửa của họ tại đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) ra sao… Đến tháng Giêng năm 1995 thì hai... nhằm thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ gặp rất nhiều vấn dề khó khăn và gây tranh cãi trong chính phủ hai nước Đối với Việt Nam đó là cả một chặng đường dài đấu tranh và giải quyết các vấn đề và những mâu thuẫn với Hoa Kỳ Nhưng với sự lãnh đạo khôn ngoan và sáng suất của Đảng và nhà nước thì Việt Nam đã gặt hái được những thành công mong đợi Tất cả những nỗ lực đó là nhằm giữ vững môi trường hòa... xấu của Mỹ 3 Những cơ hội mở ra cho Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ Như vậy, nhờ sự điều chỉnh đúng đắn đường lối đối ngoại, trên cơ sở nhận thức sâu sắc những biến chuyển của thời cuộc, Việt Nam đã đạt được thành tựu bước đầu quan trọng là phá bỏ sự bao vây cấm vận, gỡ bỏ những trở ngại trong quan hệ quốc tế và khu vực, khơi thông dòng chảy hội nhập, bước vào trường quốc tế với. .. Nội) ra sao… Đến tháng Giêng năm 1995 thì hai bên mới trao đổi công hàm chính thức thiết lập Văn phòng liên lạc tại thủ đô hai nước Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam 2 Những thách thức với Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ giữa hai nước - Quan hệ Việt Nam và Mỹ được tuyên bố bình thường hóa khi hai bên vẫn đang trong quá... hệ với Mỹ đã giúp ta khai thông quan hệ với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, gia nhập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức quốc tế khác Quan hệ giữa ta với các nước bạn bè cũ ở Đông Âu được xác định lại trên cơ sở mới Năm 1995 với 3 sự kiện quan trọng cùng diễn ra trong tháng 7 là ký Hiệp định khung với EU; thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và chính. .. nề của chiến tranh, mọi điều kiện cơ sở hạ tầng, pháp lý còn chưa hoàn thiện Khi đàm phán với Việt Nam, phía Mỹ 11 thường đưa ra những đòi hỏi áp dụng những tiêu chuẩn của một nền kinh tế đã phát triển, những đòi hỏi, điều kiện quá khắt khe mà Việt Nam chắc chắn với thực tế của mình chưa thể chấp nhận được - Thông qua việc bình thường hóa quan hệ, Mỹ muốn can thiệp sâu hơn vào công việc nội bộ của Việt. .. người Việt Nam Chiến tranh cũng đã chia rẽ cộng đồng người Việt tại Mỹ Vào thời điểm 1995, tuy chiến tranh kết thúc đã 20 năm, nhưng lực lượng chống đối bình thường hóa quan hệ hai nước trong họ còn nặng nề Ngày 5/8 /1995, Đại sứ quán của ta được khai trương tại Thủ đô Washington Khách mời từ phía Mỹ của Đại sứ Lê Văn Bàng là đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao và một số chuyên viên Tôi được mời đến dự với . III: Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 – 1995 1.1. Chính sách đối ngoại Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 - 1991 1.2. Chính sách đối ngoại Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn. Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 - 1995 1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986- 1991 Từ giữa những năm 80, Mỹ đi vào giai đoạn đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình với Liên. của khoá luận: - Trình bày hệ thống cơ sở hình thành và nội dung đường lối chính sách đối ngoại của Việt Nam với Hoa Kỳ giai đoạn 1986 – 1995. - Khẳng định vai trò, tác dụng của chính sách đối