Tại khoản 6 điều 9 Luật Đất Đai 2003, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nhà nước) đã xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể là người sử dụng đất:“Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;”Điều 126 Luật Nhà Ở cũng xác dịnh quyền sở hữu nhà ở của người Việt man định cư ở nước ngoài
Bài tập tuần 1 (HK 2) Môn : Luật dân sự Sinh viên : Nguyễn Hữu Hòa Mã số : QT31A024 Khoa : Quốc tế Trường : Đại học luật Hà Nội Đề bài: Hãy nêu các nội dung cơ bản về việc Nhà nước cho phép người việt nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam? Ý nghĩa của chính sách này đối với người định cư ở nước ngoài? Bài làm Phần I: Các nội dung cơ bản về việc nhà nước cho phép người việt nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam Tại khoản 6 điều 9 Luật Đất Đai 2003, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nhà nước) đã xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể là người sử dụng đất: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hoá, hoạt động khoa học thường xuyên hoặc về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;” Điều 126 Luật Nhà Ở cũng xác dịnh quyền sở hữu nhà ở của người Việt man định cư ở nước ngoài “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được xác định theo Luật Quốc Tịch Việt Nam1999: Theo điểm 1.1 phần I thông tư liên tịch 02/2005/TTLT/BKH-BTP-BNG- BCA xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm “ a) Người có quốc tịch Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài; b) Người có gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài; c) Người có cha đẻ, mẹ đẻ, hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay có hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam. ” Vậy có thể hiểu người Việt Nam định cư ở nước ngoài là: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng có quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch nước ngoài nhưng chưa thôi quốc tịch Việt Nam, người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà được nêu tại khoản 1điều 121 Luật Đất Đai 2003: “a) Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; b) Người có công đóng góp với đất nước; c) Những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; d) Người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam; đ) Các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.” Theo nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài dược nêu cụ thể ở trên được mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở như người Việt Nam ở trong nước (không hạn chế về số lượng nhà ở được sở hữu). Đồng thời xác đinh rõ cho từng đối tượng như sau: • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam là người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có công đóng góp với đất nước bao gồm: người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005; người có thành tích đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được Chủ tịch nước, Chính phủ tặng Huân chương, Huy chương; được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; được Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành ở Trung ương tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp của ngành đó; người tham gia vào Ban Chấp hành của các tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được các tổ chức chính trị - xã hội đó xác nhận; người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, người là nòng cốt trong các phong trào, tổ chức của kiều bào có quan hệ với trong nước thông qua Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và người có những đóng góp và giúp đỡ tích cực cho các cơ quan đại diện hoặc các hoạt động đối ngoại của Việt Nam ở nước ngoài xác nhận; • Nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước bao gồm: nhà văn hoá, nhà khoa học được phong học hàm, học vị về khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật của Việt Nam hoặc của nước ngoài; chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các đối tượng nêu tại điểm này phải được lãnh đạo Đảng, Nhà nước hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mời về Việt Nam làm chuyên gia, cộng tác viên khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật, có xác nhận của lãnh đạo cơ quan mời; • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép về sống ổn định tại Việt Nam là người có đơn đề nghị về sinh sống ổn định tại Việt Nam, được cấp có thẩm quyền của cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam chấp thuận. Quyền và nghĩa vụ: Cũng trong khoản 2 điều 121 Luật Đất Đai 2003 quy định:ngoài quyền cơ bản của một người sử dụng đất, nhà ở nêu tại điều 105 và các nghĩa vụ nêu tại điều 107, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn có các quyền sau: “b) Bán nhà ở gắn liền với đất ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này; c) Thế chấp nhà ở gắn liền với đất ở tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; d) Để thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật về dân sự; trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cá nhân nước ngoài thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó; đ) Tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Luật này; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.” Đây là các điều khoản cho thấy sự khác nhau về quyền đối với bất động sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài với các đối tượng là người sử dụng đất trong nước. Để thực hiện được các quyền với nhà ở của mình, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần thực hiện: Khoản 1 điều 61 nghị định 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở “1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia các giao dịch về mua bán, tặng cho, thừa kế nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện các quy định sau đây: a) Thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Điều 126 và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 92 của Luật Nhà ở; b) Thực hiện việc mua bán, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở theo đúng các quy định tại Chương V của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định này; c) Những người không thuộc diện quy định tại Điều 126 của Luật Nhà ở hoặc những người thuộc diện quy định tại khoản 2 Điều 126 của Luật Nhà ở nhưng đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó theo quy định tại Điều 68 Nghị định này.” Một số điểm lưu ý Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang 2 quốc tịch, được quy định rõ khi tham gia quan hệ mua bán nhà ở, sở hữu nhà thì áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để giải quyết những vấn đề về quyền và nghĩa vụ. Người việt Nam ở nước ngoài mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở hoặc được sở hữu nhà ở thông qua hình thức khác theo quy định của pháp luật để được cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì phải có giấy tờ về giao dịch đó theo quy định tại Điều 93 của Luật Nhà ở kèm theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo quy định Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có ghi nhận về nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai của bên chuyển nhượng. (nêu trong điểm b khoản 3 điều 43 nghị định 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở) Các thiếu sót của chính sách: Trong quá trình thực hiện, phần vì thiếu các văn bản hướng dẫn, phần vì quá cẩn trọng, nên số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua được nhà rất ít. Hiện, Bộ xây dựng đang soạn thảo dự thảo nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm sửa đổi (cuối năm 2008), điều chỉnh chính sách nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo hướng nới rộng đối tượng và thủ tục. Phần II: Ý nghĩa của chính sách với người Việt nam định cư ở nước ngoài Xuất phát từ tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước: “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.” Chính sách đã tạo điều kiện cho những người Việt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp đầu tư, quản lý các doanh nghiệp ăn ở, làm việc ổn định tại Việt Nam. Qua đó góp phần cải thiện môi trường đầu tư, môi trường làm việc của Việt Nam. Chính sách tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ nhưng khá thông thoáng, phù hợp trong tình hiện nay để người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với bất động sản ở Việt Nam. Ví dụ: quyền thừa kế nhà ở có liên quan tới người Việt Nam định cư ở nước ngoài Tạo điều kiện để Việt kiều muốn trở về Việt nam định cư, đoàn tụ với gia đình, giúp đỡ người thân thực hiện được nguyện vọng của mình. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giaó trình luật đất đai – Trường đại học Luật Hà Nội - nhà xuất bản tư pháp 2005; 2. Luật Đất Đai 2003; 3. Luật Nhà Ở 2005; 4. Luật Quốc Tịch Việt Nam1999; 5. Nghị định 90/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật nhà ở; 6. Thông tư liên tịch 02/2005/TTLT/BKH-BTP-BNG-BCA; . Hà Nội Đề bài: Hãy nêu các nội dung cơ bản về việc Nhà nước cho phép người việt nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam? Ý nghĩa của chính. chính sách này đối với người định cư ở nước ngoài? Bài làm Phần I: Các nội dung cơ bản về việc nhà nước cho phép người việt nam định cư ở nước ngoài được mua