Là một nước đang phát triển, nguồn lực vốn cònhạn chế, trình độ kĩ thuật tiên tiến còn chưa đồng đều, Chính phủ và các doanhnghiệp Việt Nam đã rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ t
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I) TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 3
1 Khái niệm 3
2 Đặc điểm và phân loại FDI 3
3 Vai trò của FDI 4
II) THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM 5
1 Tình hình chung: 5
2 Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam: 10
III) CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI TRONG CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM 15
1) Giải pháp về luật pháp, chính sách 15
2) Giải pháp về quy hoạch 16
3) Giải pháp về cải thiện hạ tầng giao thông 17
4) Giải pháp về nguồn nhân lực 18
5) Giải pháp về xúc tiến đầu tư 18
6) Các giải pháp khác 19
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang ngày càng khẳng định tiếng nói của mình trên thị trườngthương mại quốc tế đặc biệt kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại mậu dịchquốc tế WTO Việc mở cửa-hội nhập đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội mớiphát triển nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, giao lưu văn hóa và được các nhàđầu tư nước ngoài quan tâm hơn Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng phải đươngđầu với không ít thách thức Là một nước đang phát triển, nguồn lực vốn cònhạn chế, trình độ kĩ thuật tiên tiến còn chưa đồng đều, Chính phủ và các doanhnghiệp Việt Nam đã rất khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mớicông nghệ, đa dạng hóa sản phẩm cạnh tranh với các hãng vốn đã nổi tiếng trênkhắp thế giới Chính vì vậy mà ta cần huy động sự trợ giúp của các nhà đầu tưđặc biệt là đầu tư nước ngoài, trong đó phải kể đến FDI
Thu hút FDI đã là một việc khó nhưng làm sao để sử dụng hiệu quả và manglại lợi nhuận, lợi ích xã hội còn khó hơn, đặc biệt đối với những ngành còn khá “non yếu” ở Việt Nam Nhóm chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một ví dụ về mộtngành còn khá “ mới” ở Việt Nam nhưng đã phát triển rất mạnh mẽ trên thế giớichính là ngành “ sản xuất ô tô” – một ngành cần sự trợ giúp rất lớn từ FDI để bổsung sức mạnh về “ vốn” và “ công nghệ” Vậy các doanh nghiệp này đã vàđang làm gì để thu hút được FDI và sử dụng nó như thế nào để cạnh tranh đượcvới những tên tuổi nổi tiếng đang rất thịnh hành ở Việt Nam như: DAEWOO,MITSUBISHI, HUYNDAI và cơ hội để vươn ra thế giới ra sao?
Hi vọng là chúng tôi sẽ mang đến cho mọi người những thông tin mới mẻ,chân thực, bổ ích về ngành này Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài tiểu luận cùngtrình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót Rấtmong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiệnhơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3NỘI DUNG
I) TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1 Khái niệm
• Theo nguồn quốc tế:
Theo khái niệm của IMF: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằmđạt được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của mộtnền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giànhquyền quản lí thực sự doanh nghiệp ( BPM5, fifth edition)
• Theo nguồn Việt Nam:
Trong luật đầu tư năm 2005 có các khái về niệm về “đầu tư”, “đầu tư
nước ngoài”, “đầu tư trực tiếp” tuy nhiên, không có khái niệm “đầu tư trực tiếpnước ngoài” Có thể hiều FDI là hình thức đầu tư bỏ vốn và tham gia quản líhoạt động đầu tư ở một chủ thể bên ngoài lãnh thổ quốc gia
2 Đặc điểm và phân loại FDI
Đặc điểm
Tìm kiếm lợi nhuận: FDI là đầu tư tư nhân Do chủ thể là tư nhân nên FDI
có mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận Các chủ đầu tư nước ngoài phảiđóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theoqui định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểmsoát doanh nghiệp nhận đầu tư Tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệhoặc vốn pháp định sẽ qui định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợinhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này
Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứkhông phải là lợi tức
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tựchịu trách nhiệm về lỗ lãi Điều này làm cho các nhà đầu tư chủ động hơn trong
Trang 4việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư để có lợi nhất Hơn nữa, hìnhthức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, tránh được những ràng buộcchính trị và không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế các nước nhận đầu
tư FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư
Phân loại:
Theo qui định của pháp luật Việt Nam: Các hình thức FDI ở Việt Nam
nước và nhà đầu tư nước ngoài,
tư
(Điều 21, Luật Đầu Tư năm 2005)
3 Vai trò của FDI
Đối với nước nhận đầu tư: Ưu điểm của hình thức này là tính ổn định và
hiệu quả sử dụng vốn vủa FDI cao hơn các hình thức khác do nhà đầu tư trựctiếp sử dụng vốn Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn để chuyển sang hình thứcđầu tư khác nếu thấy sự bất ổn của nền kinh tế nước nhận đầu tư Do đó mức ổnđịnh của dòng vốn đầu tư đối với nước nhận đầu tư cao hơn
Hơn nữa do FDI thường đi kèm với chuyển giao công nghệ nên thông quaFDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏikinh nghiệm quản lí
Tuy nhiên do đặc điểm để phân biệt FDI với các hình thức khác là quyềnkiểm soát, quyền quản lí đối tượng tiếp nhận đầu tư nên nước nhận đầu tư bị phụthuộc vào kinh tế ở khu vực FDI
Trang 5Đối với nhà đầu tư: Chủ động nên có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư, lợi nhuận thu về cao hơn Có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm,khai thác nguồn nguyên liệu, nhân công giá rẻ và những lợi thế khác của nướcnhận đầu tư, tranh thủ những ưu đãi từ những nước này Song hình thức nàymang tính rủi ro cao vì nhà đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về dự án đầu tư.Hoạt động đầu tư chịu sự điều chỉnh từ phía nước nhận đầu tư Không dễ dàngthu hồi và chuyển nhượng vốn
II) THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM
1 Tình hình chung:
Ngành ô tô là một ngành công nghiệp non trẻ ở Việt Nam nhưng đây cũng
là một trong những ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam theo chiến lượcphát triển công nghiệp ôtô giai đoạn 2010 tầm nhìn đến 2020 do Chính phủ phêduyệt Theo đó công nghiệp ôtô rất quan trọng được ưu tiên phát triển để phục
vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và an ninh quốc phòng
Theo các chuyên gia công nghiệp ôtô vốn được coi là xương sống củangành công nghiệp Bởi công nghiệp ôtô hàm chứa rất nhiều những công nghệ
cơ bản như chế tạo máy, luyện kim, đúc, khuôn mẫu, vật liệu và điện tử Những công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng sang các lĩnh vực sản xuất khác
và công nghiệp ôtô phát triển sẽ thúc đẩy những ngành công nghiệp như điện tử,luyện kim, hoá chất, nhựa cùng phát triển theo
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ôtô phát triển sẽ tạo ra hàng triệu việc làmvới sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Theo tính toán với quy mô thị trườngkhoảng 500.000 xe/năm thì công nghiệp ôtô sẽ tạo ra khoảng hơn 1 triệu việclàm với sự tham gia của hàng nghìn doanh nghiệp
Điều quan trọng nữa khi sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong nước, thậmchí là xuất khẩu sẽ làm thay đổi cán cân thương mại Theo tính toán của cácchuyên gia Nhật Bản thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản, vớinhu cầu về ôtô tăng mạnh, nếu Việt Nam không có một ngành công nghiệp ôtô
Trang 6thì vào năm 2020 mỗi năm sẽ phải chi khoảng 3 tỷ USD để nhập xe Như vậy
có thể nói không riêng gì chúng ta mà nhiều quốc gia trên thế giới mong muốn
có một ngành công nghiệp ôtô mạnh
a, Thuận lợi
Môi trường sản xuất ở Việt Nam chúng ta có những thuận lợi nổi bật để pháttriển ngành công nghiệp ô tô trong nước:
- Thị trường ôtô Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng Việt Nam,
đất nước của hơn 83 triệu dân với mức tăng trưởng cao về kinh tế thì một viễncảnh tươi sáng của ngành công nghiệp ôtô là có thể Phát triển ngành côngnghiệp này sẽ cho phép đất nước tiết kiệm được những khoản ngoại tệ đáng kểdành cho nhập khẩu, cũng như phát huy được một số thế mạnh nổi trội hiện nay,như chi phí cạnh tranh của nguồn nhân lực Đặc biệt, sẽ có những tác động trựctiếp mang tính tích cực lên một số ngành công nghiệp và dịch vụ mà Việt Namđang rất cần như hóa dầu, thép, phân phối… Là một nước công nghiệp đangphát triển cộng với dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ ô tô của người dân ngàymột cao khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho cácdoanh nghiệp trên thế giới Thống kê lượng tiêu thụ ô tô của Việt Nam trong 2tháng đầu năm 2009-2010 sẽ cho thấy rõ điều này:
Trang 7Việt Nam là thị tường tiêu thụ ô tô đầy tiềm năng
- Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu một nguồn nhân công rẻ mang lại tính
cạnh tranh cao trong chi phí sản xuất Theo Dân Trí, nhà sản xuất ô tô lớn nhấtchâu Âu, Volkswagen, đang nhắm tới thị trường các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) và họ nhìn nhận Việt Nam là một địa điểm lý tưởng để đặt cơ sở sảnxuất xe phục vụ thị trường ASEAN rộng lớn Nguyên nhân Volkswagen chọnViệt Nam làm “ cứ điểm” không chỉ bởi vị trí địa lý dễ tiến cận với thị trường
Trang 8Đông Nam Á rộng lớn, mà còn bởi sự hấp dẫn của nguồn nhân công và chi phísản xuất giá rẻ.
- Hơn thế nữa ngành công nghiệp này còn nhận được sự bảo hộ của Nhà
nước bởi hàng rào hải quan chống lại ôtô nhập Ví dụ sau sẽ minh họa: trước
tháng 1/1999, ôtô nhập khẩu bị đánh thuế 155% (55% là thuế nhập khẩu, 100%
là thuế tiêu thụ đặc biệt); sau thời gian này thì bị cấm nhập; năm 2004 thì chịuthuế đến 180% (chưa kể thuế giá trị gia tăng)
Tuy nhiên, từ năm 2018 thị trường ôtô Việt Nam mở cửa hoàn toàn và mứcthuế suất thuế nhập khẩu giảm mạnh theo các cam kết thương mại khu vực(ASEAN/AFTA) và thế giới (WTO) (Theo cam kết WTO, tất cả các loại ôtô chởngười đều quy về một mức thuế suất nhập khẩu là 47% Trong khi theo cam kếtASEAN/AFTA, ôtô chở người dưới chín chỗ trong khu vực này nhập khẩu vàoViệt Nam sẽ áp mức thuế suất 0% từ năm 2018) Cho nên, có thể nói đây sẽkhông còn là một trong những điểm thuận lợi ngành công nghiệp ô tô của ViệtNam trong những năm tới
b, Khó khăn
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp trẻ này còn tồn tại không ít hạn chế
hạn hẹp: theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, thu nhập của ngườiViệt Nam chỉ đạt 1.050 USD trong năm 2009 vì vậy một chiếc xe ô tôhạng trung bình giá đến vài nghìn USD vẫn là một món hàng xa xỉ đốivới phần lớn người dân Việt Nam…
bao gồm 11 liên doanh và hơn 160 doanh nghiệp trong nước.Thị phần củacác liên doanh chiếm đa số, chủ yếu là dòng xe cao cấp, còn doanh nghiệpViệt Nam bước đầu chỉ hướng vào dòng xe chuyên dụng, xe phổ thông
Về mặt lý thuyết, khi có nhiều nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ cùng thamgia vào thị trường, tất yếu sẽ tạo ra sức cạnh tranh, nhưng với ngành côngnghiệp ô tô Việt Nam thì ngược lại: nếu nhà sản xuất không thể tăng sảnlượng bán hàng thì tìm mọi cách tăng giá sản phẩm để vẫn đạt tổng mức
Trang 9lợi nhuận cao nhất hoặc tìm cách làm cho khan hiếm hàng để thu hútkhách (Điều tra cho thấy các nhà máy phần lớn chưa khai thác hết côngsuất của mình Thực tế hiện nay, 11 liên doanh chỉ khai thác được 30%công suất (tổng công suất đăng ký là 146.000 xe/năm).
nhà sản xuất ôtô tại Việt Nam Cam kết nội địa hóa 30-40% sau 10 nămhoạt động của các liên doanh ôtô Việt Nam đến nay vẫn chưa đạt được,trong khi giá sản phẩm lại quá cao Không ít chuyên gia đã cho rằng, khảnăng làm tốt nhất của Việt Nam chính là công nghiệp phụ trợ, song đâycũng là điểm yếu nhất hiện nay Chính sự yếu kém của công nghiệp phụtrợ cũng đã gây khó rất nhiều cho các doanh nghiệp lắp ráp Mỗi chiếc xebất kỳ đều cần khoảng 20.000-30.000 chi tiết với hàng nghìn linh kiệntrong khi đó số doanh nghiệp sản xuất linh kiện hiện còn quá ít vớikhoảng 60 doanh nghiệp, chưa kể là các doanh nghiệp đó chỉ làm đượcmột số loại sản phẩm như săm, lốp, dây điện…Ai cũng biết Thái Lan vàIndonesia là những đại bản doanh của Toyota tại khu vực Đông Nam Á.Toyota cũng xây nhiều nhà máy ở Trung Quốc, Ford cũng mới chuyểntrọng tâm sản xuất sang quốc gia đông dân nhất thế giới này Việt Nam rõràng chưa phải là địa bàn ưu tiên trong kế hoạch phát triển của các đại gia
ô tô Nếu thị trường gặp khó, họ hoàn toàn có thể ngừng sản xuất trongnước, để nhập hàng từ các nhà máy đặt tại Asean hay Trung Quốc (thựcchất các linh kiện chính như động cơ, hộp số, bộ truyền động… hiện đangnhập qua kênh này) giống như Sony đã làm với tivi
xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải cam kết đạt tỷ lệ nộiđịa hóa 20-40% sau thời gian 5-10 năm Tuy nhiên, cho đến thời điểmhiện nay, không DN nào thực hiện đúng cam kết đó.Cho đến nay các DNnày chỉ nội địa hóa được 5-10%, không đạt kế hoạch đề ra… ( theo ông
Đỗ Hữu Hào Thứ trưởng Bộ Công thương)
Trang 10• Và cuối cùng là chúng ta chưa có một chiến lược cụ thể để phát triểnngành công nghiệp ô tô trong nước Hiện tại ta vẫn loay hoay không biếtnên theo đuổi chiến lược nào để phát triển công nghiệp ô tô, vốn đượcxem là ngành đại diện cho ngành công nghiệp của đất nước: Chọn cáchchỉ dựa vào nội lực, tự mình phát triển một chiếc xe mang thương hiệuquốc gia như Proton của Malaysia? Mời gọi các hãng tên tuổi đến đầu tư,xây nhà máy, sản xuất một số loại linh kiện phụ trợ tham gia vào chuỗicung ứng toàn cầu, như Thái Lan? Hoặc vừa dựa vào sức mình, vừa bỏtiền mua công nghệ tiên tiến, rồi tiến tới làm luôn cả khâu R&D nhưTrung Quốc đã áp dụng khá thành công?
Trong khi ngành công nghiệp ôtô Việt Nam còn chưa xác định rõ đượchướng phát triển, thì xu thế công nghệ thế giới đã có những bước tiến khádài Hiện tại Trung Quốc đã ra quy định cho các nhà máy sản xuất xe hơitrong nuớc phải tối thiểu đạt được 10% sản lượng của mình là xe “sạch”.Hiện tại phần lớn xe buýt chạy tại Bắc Kinh đã dùng xe chạy điện Phầnlớn xe chạy taxi hãng VW tại Bắc Kinh cũng chạy khí gas Trung Quốcđang có chiến lược sản xuất ra các dòng xe mini chạy hoàn toàn bằngđiện Toàn bộ hệ thống taxi Bangkok, Thái Lan sử dụng nhiên liệu khíhoá lỏng Malaysia dùng dầu cọ làm nhiên liệu cho xe hơi Tại Mỹ và cácnước châu Âu việc dùng xe công nghệ hybrid và xe “sạch” ngày càngnhiều và phổ biến… Điều này đã ngày càng làm gia tăng khoảng cách củacông nghiệp ô tô của Việt Nam và thế giới
2 Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào ngành
công nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam:
Để thúc đẩy quá trình phát triển nền công nghiệp sản xuất- lắp ráp ô tôtrong nước, chúng ta không thể chỉ dựa vào những nguồn lực trong nước mà yếu
tố đầu tư của nước ngoài cũng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết địnhđến sự thành công của quá trình chiến lược này Trên thực tế, trong vòng 20 nămtrở lại đây, trên bước đường mở cửa hội nhập, nhờ tận dụng ưu thế sẵn có trong
Trang 11nước đó là nguồn nhân công rẻ, đồng thời, Việt Nam cũng được đánh giá là một
thị trường giàu tiềm năng do có chỉ số tăng trưởng cao và dân số đông, kết hợp
với những chính sách bảo hộ của Đảng và Nhà nước dành cho nền công nghiệp
non trẻ này, chúng ta đã nhận được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)đáng kể vào khu vực sản xuất ô tô:
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), ngành côngnghiệp ôtô Việt Nam được bắt đầu vào năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công tyôtô có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là Mekong và VMC, cho đến năm 2007
đã có 17 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư,trong đó có 12 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng kýkhoảng 1 tỷ USD, tổng năng lực sản xuất đạt khoảng 150.000 xe/năm Tính đếnhết năm 2006, các doanh nghiệp này đã bán được tổng cộng khoảng 270.000chiếc ô tô, đóng góp cho ngân sách nhà nước gần 1,5 tỷ USD (theo ông Đỗ HữuHào, Thứ trưởng Bộ Công Thương)
Nhìn chung bước đầu Việt Nam đã có được một ngành công nghiệp sảnxuất, lắp ráp các loại xe ôtô cao cấp thông qua hoạt động của các DN này mà từtrước năm 1990 chưa hề có Thu hút được một nguồn vốn đầu tư nước ngoài khálớn vào phát triển ngành công nghiệp ôtô Thông qua hoạt động của các liêndoanh, các đối tác phía Việt Nam bước đầu tiếp cận được với công nghệ, kỹthuật sản xuất ôtô tiên tiến trên thế giới, thu hút một lực lượng lao động đáng kể,tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Nếu chỉ nhìn vào các số liệu nêu trên, ta có thể thấy ngành công nghiệp ô
tô là một trong những ngành nhận được đầu tư nước ngoài sớm và nhiều nhất ởViệt Nam Mặc dù vậy, trên thực tế, ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam trong gần
20 năm phát triển vẫn hầu như đang dậm chân tại chỗ… Điều này đã cho thấynhững mặt trái trong quá trình thu hút FDI vào ngành công nghiệp này:
-Nguồn vốn đầu tư không đầy đủ: Mặc dù nguồn vốn FDI đầu tư vào
ngành công nghiệp ô tô là thực sự sớm, và cao tại thời điểm đó, kể cả hiện naynhưng đúc kết lại thì ngành công nghiệp ôtô của VN đến nay vẫn chỉ là lắp ráp,vẫn chỉ xoay quanh những gì mà họ đã đầu tư ban đầu với công nghệ gần như