1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG NỢ CÔNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.doc

28 3,3K 29
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 828,5 KB

Nội dung

ẢNH HƯỞNG NỢ CÔNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Trang 1

Giảng Viên Hướng Dẫn: Võ Đình Vinh

Lớp Thực Hiện: Luật Tài chính – Ngân Hàng – Chứng Khoán

Trang 2

May.18

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU

Vũ Hòa, Thiên Lý, Thế Quyền

II.NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU CÁI NHÌNH

III ẢNH HƯỞNG NỢ CÔNG ĐẾN KINH

Clip và hình ảnh Thế Quyền Tổng hợp và trình bày file word Tuấn Anh Trình bày Power Point Quế Chi, Tuấn Anh

MỤC LỤC

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Trang 3

May.18

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ CÔNG 4

1.1 Khái niệm nợ công 4

1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ 5

II.NỢ CÔNG CHÂU ÂU- CÁI NHÌN TOÀN CẢNH 5

2.1 Nguyên nhân đẩy châu Âu vào “biển nợ” 5

2.2 Tình trạng nợ công ở thế giới 10

III ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NÓI CHUNG VÀ VIỆT NAM NÓI RIÊNG 14

3.1 Đối với nền kinh tế thế 14

3.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam 19

Tham khảo 26

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ CÔNG

1.1 Khái niệm nợ công

Trang 4

May.18

Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc

mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.

Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó Để dễ

hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao

nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Nợ chính phủ thường được phân loại như sau:

• Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước).

• Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm).

1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ :

Trang 5

May.18

Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá

nhân Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ

(thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán

và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái.

Vay trực tiếp :Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng

thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính

phủ của họ không cao.

II.NỢ CÔNG CHÂU ÂU- CÁI NHÌN TOÀN CẢNH

Trang 6

May.18

2.1.1.Do vượt rào nợ công và thâm hụt ngân sách cach NN cao:

Một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực sử dụng đồng euro là hầu như tất cả các nước tham gia khu vực tiền tệ này đã vi phạm các quy tắc riêng, do chính họ tự áp đặt

Theo tiêu chuẩn được thông qua như một phần của liên hiệp kinh tế và tiền tệ này thì nợ chính phủ không được vượt quá 60% GDP vào cuối mỗi năm tài chính và thâm hụt ngân sách của chính phủ hàng năm không được vượt quá 3% GDP

Tuy nhiên chỉ có 2 trong số 16 quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu

Euro là Phần Lan và Luxembourg là đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí: tỷ lệ nợ công tối đa đối

với một quốc gia thành viên của khối sử dụng đồng euro là 60% GDP, và thâm hụt ngân sách hàng năm không được vượt quá 3%

Những quốc gia còn lại đã có một sự "vượt rào" khá ngoạn mục về tỷ lệ nợ công cũng như mức thâm hụt ngân sách hàng năm, một sự vượt rào "tập thể" chính là một nguyên nhân quan trọng khiến châu Âu rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công.

Trang 7

May.18

Tỷ lệ nợ công so với GDP tại châu Âu

2.1.2 Hy Lạp lại là "cái nôi" của khủng hoảng

Hy lạp là quốc gia có số nợ lên tới 115,1% GDP (2009) và thâm hụt ngân sách ở

mức 13,6% tổng sản phẩm quốc nội ( năm 2009 nợ công việt nam là 52,6% và thâm

hụt ngân sách là 9,4% tổng sản phẩm quốc nội… báo cáo cục thống kê) có thể nói

những con số mà hy lạp tạo ra thật ấn tượng.

Trang 8

May.18

Thâm hụt ngân sách so với GDP tại các quốc gia châu Âu

2.1.3 Các mốc của khủng hoảng nợ châu Âu

Trang 9

May.18

Eurozone

5/11/2009 Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức

12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ.

22/12/2009 Moody hạ xếp hạng nợ của Hy Lạp xuống mức A2 từ mức A1 bởi

thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao Đây là cơ quan thứ 3 hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp.

14/1/2010 Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, chính phủ Hy Lạp

tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012.

29/1/2010 Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro

tương đương 70 tỷ USD trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%

11/4/2010 Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu

Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy Lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần.

23/4/2010 Hy Lạp cầu cứu EU và IMF.

Trang 10

May.18

2/5/2010 Thủ tướng Hy Lạp cho biết chính phủ nước này đã đạt được thỏa

thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới.

9/5/2010 IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung

cấp lập tức 5,5 tỷ euro

10/5/2010: Kế hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro được đưa ra để hỗ trợ thị

trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp.

18/5/2010: Chính phủ Đức công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10

tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ đồng euro và hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS).

25/5/2010: Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24

tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách về mức 2,7% GDP từ mức 5,3% của năm 2009

27/5/2010: Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách

nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD.

28/5/2010: Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+.

29/5/2010: Nở rộ biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối kế hoạch thắt

chặt ngân sách của chính phủ.

7/6/2010: Đức thông qua kế hoạch “thắt lưng buộc bụng” nhằm mục tiêu đưa

thâm hụt ngân sách về mức quy định của EU trước năm 2013.

Trang 11

May.18

8/6/2010: Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong lĩnh

vực công sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của chính phủ bằng cách nghỉ làm.

9/6/2010: Kế hoạch thắt chặt ngân sách được bàn đến trong các cuộc bầu cử và

Đảng có chủ trương này đã chiến thắng Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung.

10/6/2010: Thỏa thuận để cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ

Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn lao động.

2.2 Tình trạng nợ công ở thế giới

Trang 12

May.18

Khi nợ công tăng cao và vượt quá xa giới hạn an toàn thì nền kinh tế rất dễ bị tổn thương và chịu nhiều sức ép cả bên trong và bên ngoài nước Xung quanh diễn biến về cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay với tâm chấn là Hy Lạp và hiện đang có nguy cơ lan tỏa sang nhiều nền kinh tế khác,nó đã tác động lớn đến nền kinh tế của thế giới.

Thứ nhất, nợ công không chỉ là vấn đề của những nước chậm hoặc đang phát triển So khoản nợ công với GDP, hiện nay, các nền kinh tế phát triển là đối tượng gánh trên vai gánh nặng nợ công lớn nhất và trong đó, khu vực đồng ơ-rô đang gặp phải những thử thách to lớn khi Hy Lạp phải viện đến gói cứu trợ của EU và IMF để tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ

Trong báo cáo được công bố ngày 9-6 "Hậu quả do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra trên phương diện thuế khóa", các chuyên gia của IMF khẳng định rằng, vào đầu năm 2010 tổng nợ công của 10 nước giàu nhất thế giới sẽ đạt mức 106% GDP (tương đương mỗi người dân nợ 50 nghìn USD) Vào đầu năm 2007 con số này là 78% Như vậy, trong vòng 3 năm, nợ công của "10 nước giàu nhất” đã tăng hơn 9 nghìn tỉ USD.

Ở những nền kinh tế đầu tàu khác của thế giới, nợ công cũng đang trong tình trạng báo động Ngày 19-5, ngày 26-5,IMF và OECD đã lần lượt cảnh báo mức nợ công hiện nay lên tới 190% GDP và chưa có dấu hiệu dừng lại, Nhật Bản có mức nợ công lớn nhất trong số các nước phát triển.Theo cảnh báo này, Nhật Bản có thể sẽ “trở thành một Hy Lạp thứ hai” Tiếp đó,ngày 2-6-2010, Bộ Tài chính Mỹ thông báo nợ công của Hoa Kỳ tính đến đầu tháng sáu năm nay đã vượt quá kỷ lục 13 ngàn tỉ USD Khoản công nợ này đã tăng khoảng 1.600 tỉ USD so với năm ngoái, tăng hơn gấp đôi trong vòng 10 năm qua và chiếm tới 90% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ.

Thứ hai, khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức tín dụng quốc tế, thế nhưng, "thắt lưng buộc bụng" lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng, gây căng thẳng, bất ổn chính trị, xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác động

Trang 13

May.18

mạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ Chẳng hạn, để được nhận gói cứu trợ nhằm giải quyết khủng hoảng nợ, Chính phủ Hy Lạp đã phải quyết định tăng nhiều loại thuế, từ thuế giá trị gia tăng đến thuế thu nhập, thuế bất động sản; và đánh thuế vào nhiều sản phẩm như rượu, thuốc lá…, đồng thời chấp nhận áp dụng các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay Để phản đối chính sách này của chính phủ, các cuộc tổng đình công đã diễn ra, hàng chục ngàn người đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước Hy Lạp, nhất là tại thủ đô A-ten.

Trong một phát biểu tại một cuộc họp ở thủ đô Bu-ê-nốt Ai-rét hồi đầu tháng 5-2010, Tổng thống Ác-hen-ti-na đã nói, ngày nay, chúng ta đang phải chứng kiến những hình ảnh đau buồn tại Hy Lạp Tình trạng rối loạn đang xảy ra ở nước này gjống với những gì mà Ác-hen-ti-na đã phải trải qua hồi năm 2001 Những công thức tương tự từ các tổ chức tín dụng đa phương yêu cầu cải cách, trong đó có việc cắt giảm mạnh tay chi tiêu ngân sách, là nguyên nhân then chốt gây ra rối loạn Các tổ chức tín dụng đa phương này không hiểu được những gì đang diễn ra trên thế giới nói chung và trong xã hội Ác-hen-ti-na hay Hy Lạp nói riêng.

Cách đây 9 năm, năm 2001, Ác-hen-ti-na đã phải đối mặt với tình trạng rối loạn nghiêm trọng do các làn sóng biểu tình khắp nơi phản ứng các biện pháp "thắt lưng buộc bụng", để rồi Tổng thống Ác-hen-ti-na khi đó là ông Féc-nan-đô đơ la Rua đã phải từ chức, và 4 ngày sau đó, người kế nhiệm là A-đôn-phơ Rô-ri-get Saa phải tuyên bố tình trạng vỡ nợ quốc gia, với khoản nợ 90 tỉ USD – mức nợ lớn nhất trong lịch sử đất nước này.

Thứ ba, trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế toàn cầu mới thoát khỏi khủng hoảng, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi do kết quả của các gói kích thích kinh tế mà chính phủ các nước đã chi ra trong những năm trước đây, thì việc cắt giảm chi tiêu, tăng thuế sẽ làm giảm đầu tư, kìm hãm sự phục hồi của nền kinh tế, làm chậm tốc độ tăng

trưởng, thậm chí có thể đẩy nền kinh tế vào "khủng hoảng kép" Nghiêm trọng hơn, việc

tung ra các gói kích thích kinh tế chính là một trong những nguyên nhân làm tăng nợ công

Trang 14

May.18

của các chính phủ, vậy nếu như khủng hoảng “tái xuất” thì liệu các chính phủ có còn đủ khả năng xoay xở, cứu vãn nền kinh tế của mình? Vấn đề đặt ra cho các chính phủ là phải chèo lái để giải quyết được thâm hụt ngân sách nhưng không đẩy nền kinh tế trở lại tình trạng suy thoái, trong khi các biện pháp để giải quyết hai vấn đề này lại có tác động không thuận chiều.

Thứ tư, khi nợ công liên tục tăng cao, nền kinh tế bị hạ bậc tín nhiệm theo báo cáo của các tổ chức chuyên đi đánh giá tín nhiệm các công ty và quốc gia khác, niềm tin của người dân và giới đầu tư bị lung lay, khi đó nền kinh tế dễ trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế Thí dụ, đối với Hy Lạp, khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của A-ten, các quỹ đầu tư lớn lập tức bán ra loại trái phiếu này, đồng thời từ chối mua vào trong các đợt phát hành tiếp theo Nếu chính phủ muốn huy động tiền từ thị trường tài chính sẽ phải chấp nhận chi phí vốn cao hơn và sau đó, rơi vào vòng xoáy: tiếp tục bị tụt bậc tín nhiệm Việc đưa ra xếp hạng tín nhiệm trong thời điểm nhạy cảm, dễ tổn thương của nền kinh tế có nguy cơ làm cho cuộc khủng hoảng thêm trầm trọng, có tác dụng như một "cú huých", đẩy nền kinh tế lún sâu thêm vào khó khăn, bế tắc.

Trang 15

May.18

Thứ năm, việc căn cứ vào mức nợ công trên GDP để xác định tình trạng nợ công là hết sức quan trọng, tuy nhiên, điều quan trọng không kém là phân tích "thực chất" nợ công Đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khỏe" nói chung của nền kinh tế; lượng dự trữ quốc gia… Chẳng hạn, hiện nay, dư luận đang lo ngại liệu Nhật Bản có thể trở thành “một Hy Lạp thứ hai”, thế nhưng, một số nhà phân tích, khi phân tích nợ công của Nhật Bản đã cho thấy có sự khác biệt khá lớn giữa nợ công của nước này với nợ công của Hy Lạp, thể hiện ở chỗ, 95% trái phiếu chính phủ của Nhật Bản do người dân nước này nắm giữ, trong khi 70% nợ chính phủ Hy Lạp do người nước ngoài nắm giữ Bên cạnh đó, Nhật còn tự chủ về tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ của Nhật cũng ở mức rất cao (theo con số mà Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 12-5, tính đến cuối tháng 4-2010, dự trữ quốc gia của Nhật là 1.046,873 tỉ USD) Do vậy, nền kinh tế Nhật Bản, mặc dù ngoài nợ công cao còn đứng trước nhiều khó khăn khác nữa, nhưng vẫn được dự báo là khó có thể trở thành mục tiêu tấn công của giới đầu cơ quốc tế.

Như vậy, việc đánh giá đúng nợ công và “thực chất” nợ công của một nền kinh tế, một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong những thời điểm nhạy cảm Bởi lẽ, nếu chỉ chú trọng vào con số tỷ lệ nợ công cao một cách thuần túy sẽ gây nên hiệu ứng tâm lý hoang mang, kích động, thiếu tin tưởng, làm gia tăng căng thẳng xã hội, bị giới đầu cơ lợi dụng tấn công, dễ gây rối loạn nền kinh tế, thậm chí dẫn nền kinh tế đến bên bờ vực phá sản Ngược lại, nếu yên tâm với tỷ lệ nợ công còn trong giới hạn an toàn, mà không phân tích cẩn trọng, chú ý đúng mức đến khoản nợ đó được hình thành như thế nào, bằng cách nào, thực trạng nền kinh tế ra sao và khả năng trả nợ thế nào…, cũng sẽ dễ đẩy nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách – "thắt lưng buộc bụng" – tác động tiêu cực đến tăng trưởng…/.

III ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI NÓI

Trang 16

May.18

Kinh tế thế giới vừa trải qua cơn bão khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái 1929-1933 và đang chật vật hồi phục Thế nhưng, sự hồi phục hiện nay của kinh tế thế giới rất mong manh, bấp bênh và không loại trừ khả năng có thể bị suy thoái trở lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, tình trạng nợ công tràn lan ở nhiều nước là một nguyên nhân quan trọng

3.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

II.NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU CÁI NHÌNH - ẢNH HƯỞNG NỢ CÔNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.doc
II.NỢ CÔNG Ở CHÂU ÂU CÁI NHÌNH (Trang 2)
1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ : - ẢNH HƯỞNG NỢ CÔNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI.doc
1.2 Các hình thức vay nợ của chính phủ : (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w