Trên phương diện pháp lý, theo quy định tại khoản 1, điều 214 Luật thương mại năm 2005: “Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông
Trang 1Đề bài số 11: Tìm hiểu thủ tục đấu thấu hàng hóa, dịch vụ theo pháp luật
Việt Nam hiện hành
BÀI LÀM
A - MỞ ĐẦU
Trong nên kinh tế thị trường như hiện nay, các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ được phát triển một cách rộng rãi trên mọi mặt của đời sống kinh
tế xã hội, trong đó có hoạt động đấu thầu, hoạt động này ngày càng trở thành một hoạt động kinh tế phổ biến, diễn ra trên hầu hết các quốc gia và trên mọi
lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội Có thể nói sự ra đời và tồn tại của hoạt
động đấu thầu trong cơ chế kinh tế thị trường là một tất yêu khách quan, một mắt xích quan trọng phục vụ cho các hoạt động sản xuất, tiêu dùng của mọi chủ thé trong xã hội Thông qua đấu thầu, việc mua sắm và cung ứng hàng hóa, dịch
vụ trên thị trường trở nên linh hoạt, có hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia Thực tiễn cho thấy, nội dung của công việc đấu thầu rất đa dạng, trong đó không thể không đề cập đến đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại, mà một vấn đề gây không ít khó khăn và làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại đó là vấn
đề thủ tục Xét thấy được tính cấp thiết của đề tài nên em đã lựa chọn đề tài
“Tìm hiểu thủ tục đấu thầu hàng hóa, địch vụ theo pháp luật Việt Nam” làm bài
tập học kỳ lần này
B ~ NỘI DUNG
I— Khái quát chung về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
1 Khái niêm
Ngày nay, dau thầu dần càng phô biến trong nền kinh tế thị trường, hoạt động này được thực hiện trong nhiều lĩnh vực như thương mại, xây dựng, điện ảnh, y tế, công nghệ viễn thông, du lịch Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất
“đầu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu (nhà cung cấp) đáp ứng được các yêu
Trang 2cầu do bên mời thầu (bên mua) đặt ra đề thực hiện một công việc cụ thể” Đấu thầu hàng hóa dịch vụ trong thương mại là một loại đấu thầu tồn tại trên thực tế Trong thương mại, khái niệm đấu thầu hàng hóa, dịch vụ thường được tiếp cận
trên cả hai phương diện kinh tế và pháp lý
Trên phương điện kinh tế, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là phương thức
giao dịch đặc biệt, trước khi thực hiện việc mua bán, g1ao kết hợp đồng phải
thông qua quá trình lựa chọn nhà thầu (bên bán) đáp ứng các điều kiện về giá cả
và các yêu cầu khác của người mua
Trên phương diện pháp lý, theo quy định tại khoản 1, điều 214 Luật thương mại năm 2005: “Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu) - Khoản 1
Điều 214 Luật thương mại năm 2005”
2 Đặc điểm:
Ngoài những đặc điểm chung của hoạt động thương mại khác như được
thực hiện bởi những nhà thầu tahm dự thầu có tư cách thương nhân; được thực hiện nhằm mục tiêu lợi nhuận; đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là các
hàng hóa thương mại được phép lưu thông và các dịch vụ thương mại được phép thực hiện theo quy định của pháp luật; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu thầu được xác lập theo những hình thức pháp lý nhất định
do pháp luật quy định, thì đấu thầu hàng hóa, dịch vụ còn có những đặc trưng riêng biệt như sau:
- Thứ nhất, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ trong thương mại luôn gắn liền với quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại.
Trang 3- Thứ hai, các bên trong quan hệ dau thầu hàng hóa dịch vụ cũng chính là bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ
- Thứ ba, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hàng hóa,
dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu
- Thứ tư, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thể hiện dưới hình thức pháp
lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu
- Thứ năm, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai
đoạn
3 Phân loại đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
- Dựa trên tiêu chí hình thức đấu thầu, có:
+ Đấu thầu rộng rãi;
+ Đấu thầu hạn chế
- Dựa trên tiêu chí phương thức đấu thầu, có:
+ Đấu thầu một túi hồ sơ;
+ Đấu thầu hai túi hồ sơ
4 Các nguyên tắc trong đấu thầu hàng hóa dịch vu
- Nguyên tắc coi trọng tính hiệu quả;
- Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau;
- Nguyên tắc thông tin đầy đủ, công khai;
- Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu;
- Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng;
- Nguyên tắc bảo đảm dự thầu
II— Thủ tục đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
Các thủ tục và trình tự đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được quy định trong Luật thương mại từ Điều 217 đến Điều 232, theo những bước sau:
- Mời thầu;
- Dự thầu;
Trang 4- Mở thầu;
- Đánh giá và so sánh hồ sơ dự thầu;
- Xép hang va lựa chon nha thau;
- Thông báo kết quả thầu và ký kết hợp đồng
Sau đây là nội dung cụ thể của từng bước trong trình tự và thủ tục dau
thầu hàng hóa, dịch vu
1 Mời thầu
Mời thầu là việc bên mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ đưa ra lời đề nghị mua hàng, dịch vụ kèm theo những điều kiện cụ thể của việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu đến nhiều người bán hàng theo thủ tục đấu thầu
Dé tiễn hành mời thầu, bên mời thầu phải chuẩn bị các công việc sau:
1.1 Sơ tyển nhà thâu
Theo Luật thương mại năm 1997, việc sơ tuyển nhà thầu được áp dụng đối với những gói thầu có giá trị lớn hoặc phức tạp, nhưng theo Luật thương mại năm 2005 thì bên mời thầu có quyền tự quyết định việc tổ chức sơ tuyển Điều 217 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Bên mời thầu có thé té chức sơ tuyển các bên dự thầu nhằm lựa chọn những bên dự thầu có khả năng đáp ứng
các điều kiện mà bên mời thầu đưa ra”
Trên thực tế, việc sơ tuyển nhà thầu được áp dụng trong những trường hợp sau: Đối với các gói thầu có giá trị lớn hoặc hàng hóa, dịch vụ có yêu cầu phức tạp về công nghệ, tiêu chuẩn; hoặc trong những trường hợp mà chỉ phí cao cho việc chuẩn bị hồ sơ có thể khiến các nhà thầu ngần ngại tham dự; hoặc thời gian và chỉ phí cho việc đánh giá tất cả các hồ sơ dự thầu quá lớn không tương
xứng với giá trị gói thầu thì trước khi phát hành hồ sơ mời thầu chính thức, bên mời thầu thường phải tiến hành sơ tuyên nhà thâu
Trang 5Mục đích của việc sở tuyển nhà thầu là nhằm đảm bảo thư mời thầu sẽ
được giới hạn trong phạm vi những nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu Thông thường sơ tuyên nhà thầu bao gồm những bước sau:
- Lập hồ sơ mời sơ tuyển;
- Thông báo mời sơ tuyển;
- Tiép nhan va quan ly hồ sơ dự sơ tuyển;
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyên;
- Trình và phê duyệt kết quả sơ tuyên;
- Thông báo kết quả sơ tuyển
Thư mời sơ tuyển được thông báo một cách không hạn chế tới tất cả các nhà thầu muốn tham gia sơ tuyển Nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển phải thể
hiện đầy đủ các thông tin về quy mô gói thầu, đặc điểm chỉ tiết về kỹ thuật và
các yêu cầu cụ thể khác đối với hàng hóa, dịch vụ được cung cấp, các chỉ dẫn đối với nhà thầu trong khi sơ tuyển, cần đành một khoảng thời gian thỏa đáng
để các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển
Khi xét tuyên phải căn cứ hoàn toàn vào năng lực của những nhà thầu và triển vọng của họ trong việc thực hiện các yêu cầu của gói thầu, dựa trên các khía cạnh sau: kinh nghiệm của nhà thầu và kết quả thực hiện những gói thầu tương tự trước đó, khả năng hiện tại về đội ngũ nhân sự, năng lực sản xuất, tình hình tài chính, máy móc, thiết bị Những nhà thầu nào đáp ứng được các tiêu chuan sơ tuyên đã đề ra sẽ được quyền dự thầu chính thức Thư mời thầu và hồ
sơ mời thầu sẽ được gửi trực tiếp tới họ Kết quả sơ tuyên phải được thông báo tới tất cả các nhà thầu đã dự tuyển
1.2 Chuẩn bị hô sơ mời thâu
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ các tài liệu sử đụng cho đấu thầu Hồ sơ mời
thầu là một trong những yếu tố căn bản quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu, do đó công việc lập hồ sơ mời thầu cần được đặc biệt coi trọng Bên
Trang 6mời thầu có thể lập tổ chuyên gia hoặc thuê các cơ quan tư van dé giúp lập hồ
sơ mời thầu Theo khoản 1 Điều 218 Luật thương mại 2005, nội dung của hồ sơ
mời thầu bao gồm:
- Thông báo mời thầu;
- Các yêu cầu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được đấu thầu;
- Phương pháp đánh giá, so sánh, xếp hạng và lựa chọn nhà thầu;
- Những chỉ dẫn khác liên quan đến việc đấu thầu
Hồ sơ mời thầu càng chi tiết thì càng thuận tiện cho nhà thầu chuẩn bị hồ
sơ dự thầu cũng như cho việc xét thầu sau này Mức độ chỉ tiết và phức tạp của các tài liệu cần có trong hồ sơ mời thầu thay đổi tùy theo loại hàng hóa được mua sắm, dịch vụ cần cung ứng và quy mô của gói thầu Nói chung hồ sơ mời thầu cần đảm bảo các yêu cầu sau: Cung cấp được tất cả các thông tin cần thiết
về đầu thầu đề nhà thầu có cơ sở chuẩn bị hồ sơ dự thầu; Giải thích rõ nội dung
các tài liệu trong hồ sơ mời thầu; Nói rõ phương pháp đánh giá và điều kiện xét thầu cũng như các yếu tố hoặc cơ sở (kể cả các yếu tố và cơ sở không thê lượng hóa được bằng tiền và trọng số cụ thể) sẽ được dùng để so sánh các hồ sơ dự thầu Đảm bảo được các yêu cầu trên cũng sẽ tạo điều kiện cho quá trình đấu thầu diễn ra thuận lợi, khách quan và công bằng do đó góp phần đảm bảo tính minh bạch và cơ hội cạnh tranh tối đa cho các nhà thầu
Trường hợp bên mời thầu sửa đổi một số nội dung trong hồ sơ mời thầu,
bên mời thầu phải gửi nội dung đã sửa đổi bằng văn bản đến tất cả các bên dự
thầu trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thầu ít nhất là 10 ngày để các bên
dự thầu có điều kiện hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu của mình (khoản 3 Điều 228 Luật thương mại 2005) Trong trường hợp có những sửa đổi lớn với hồ sơ mời
thầu, cần phải bảo đảm cho nhà thầu có đủ thời gian đề sửa đổi hồ sơ dự thầu
của họ cho phù hợp với những điều chỉnh đó
Trang 7Theo khoản 2 Điều 218 Luật thương mại 2005, chi phí về việc cung cấp
hồ sơ cho bên dự thầu do bên mời thầu quy định Do đó, bên mời thầu có thể
thu lệ phí phát hành hồ sơ mời thầu Mức thu lệ phí nhìn chung phải hợp lý và đúng chi phí đã bỏ ra Không bên đặt mức thu quá cao làm nản chí những nhà thầu có năng lực, từ đó, có thê làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu
1.3 Thông báo mời thâu
Thông báo mời thầu là thông bào về việc đấu thầu do bên mời thầu thực
hiện nhằm thu hút các nhà thầu tham gia và quá trình đấu thầu Thông báo mời thầu bao gồm các nội đung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của bên mời thầu;
- Tóm tắt nội dung đấu thầu;
- Thời hạn, địa điểm và thủ tục nhận hồ sơ mời thầu;
- Thời hạn, địa điểm, thủ tục nộp hồ sơ dự thầu;
- Những chỉ dẫn đề tìm hiểu hồ sơ mời thầu
Thông báo mời thầu phải phù hợp với hình thức đấu thầu Theo khoản 2
Điều 219 Luật thương mại 2005: Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi hoặc gửi thông báo mời đăng ký dự thầu có thể gửi trực tiếp, gửi qua FAX, qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác tới các nhà thầu trong đanh sách
đã được lựa chọn
Như vậy, Luật thương mại 2005 đã chú trọng hơn đến trách nhiệm của bên mời thầu trong việc thông báo đấu thầu, quy định rõ nội dung của thông báo mời thầu cũng như cách thức gửi thông báo mời thầu tương ứng với từng
hình thức đấu thầu cụ thẻ
2 Dự thầu
Sau khi có thông báo mời thầu, những nhà thầu quan tâm đến gói thầu hoặc đã ở trong danh sách sơ tuyên sẽ làm thủ tục dy thầu thông qua việc nộp
Trang 8hồ sơ dự thầu Bên mời thầu có trách nhiệm chỉ dẫn cho bên dự thầu về các điều
kiện dự thầu, các thủ tục được áp dụng trong quá trình đấu thầu và giải đáp các câu hỏi của bên dự thầu (Điều 220 Luật thương mại 2005)
Hồ sơ dự thầu bao gồm các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ
sơ mời thầu Hồ sơ mời thầu phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Các khía cạnh hành chính, pháp lý của nhà thầu: gồm đơn dự thầu, bản
sao giấy đăng ký kinh doanh, tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu và khoản tiền bảo đảm dự thầu;
- Các đề xuất về kỹ thuật, tiêu chuẩn: gồm đặc tính kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc của hàng hóa kèm theo chứng chỉ của nhà sản xuất, các giải pháp kỹ thuật công nghệ, tiến độ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ;
- Các đề xuất về thương mại, tài chính: gồm giá dự thầu và các biển giá
chỉ tiết, điều kiện thanh toán
Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong, trên túi hồ sơ ghi rõ tên gói thầu, tên dự án, tên và địa chỉ nhà thầu kèm theo dòng chữ “Không được mở ra trước ngày gIỜ ”
Hồ sơ dự thầu được nộp trực tiếp cho bên mời thầu hoặc được gửi bằng đường bưu điện theo địa chỉ ghi trong hồ sơ mời thầu và phải trước thời điểm
đóng thầu Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thầu Thời
điểm đóng thầu đài hay ngắn tùy thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp của
gói thầu nhưng phải đủ đề nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và cho phép bên mời thầu thu nhận tối đa các hồ sơ dự thầu Thời điểm đóng thầu có thể được bên
mời thầu xem xét gia hạn nếu việc gia hạn đưa lại sự cạnh tranh lớn hơn Bên
mời thầu không nhận hồ sơ dự thầu hay bắt cứ tài liệu bổ sung nào, kế cả thư
giảm giá, sau thời điểm đóng thầu, trừ các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem
Trang 9là không hợp lệ và được trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng Sauk hi nộp hồ
sơ dự thầu, nếu muốn sửa đồi hoặc rút lại hồ sơ, nhà thầu phải gửi đề nghị bằng văn bản cho bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu
Đối với những hồ sơ dự thầu nộp đúng hạn, bên mời thầu có trách nhiệm quản lý nghiêm ngặt theo chế độ bảo mật trước, trong và sau khi mở thầu Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ
bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu (Điều 221 và Điều 223 Luật
thương mại 2005) Chế độ bảo mật hồ sơ dự thầu thể hiện ở các yêu cầu cụ thể là: Bên mời thầu không được tự ý bóc hồ sơ trước thời điểm mở thầu; Sau khi
mở thầu, không được phép tiết lộ nội dung các hồ sơ dự thầu, các số tay ghi chép, các biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá của các
chuyên gia tư vấn; Các tài liệu trong hồ sơ dự thầu và các tài liệu khác có liên
quan được đóng dấu “Mật”, “Tối mật” hoặc “tuyệt mật”; Không được tiết lộ kết quả đấu thầu trước khi công bố chính thức; Không được cung cấp các thông tin trong các tài liệu, hồ sơ đấu thầu cho các phương tiện thông tin đại chúng
Khi dự thầu, các nhà thầu phải thực hiện việc bảo đảm dự thầu dưới hình
thức đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu So với Luật thương mại 1997, Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm hai hình thức bảo đảm là đặt cọc và bảo lãnh
dự thầu giúp cho các nhà thầu thuận tiện hơn khi tham dự thầu
Theo Điều 222 Luật thương mại 2005, bên mời thầu có thể yêu cầu bên
dự thầu nộp tiền đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lạnh dự thầu khi nộp hồ sơ dự thầu
Tỷ lệ tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu do bên mời thầu quy định nhưng không quá 3% tổng giá trị ước tính của hàng hóa, dịch vụ đấu thầu Mức bảo đảm này được xác định dựa trên đánh giá hợp lý về thiệt hại mà bên mời thầu phải chịu
trong trường hợp nhà thầu rút lại hồ sơ hoặc từ chối ký hợp đồng
Bên mời thầu quy định hình thức, điều kiện đặt cọc, kỹ quỹ hoặc bảo lãnh dự thầu Tiền đặt cọc, ký quỹ, dự thầu được trả lại cho bên dự thầu không
Trang 10trúng thầu trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả đầu thầu Việc rút thời hạn trả lại tiền đặt cọc, ký quỹ từ ba mươi ngày theo quy định của Luật thương mại 1997 xuống chỉ còn bảy ngày như trong Luật thương mại 2005 là nhằm đơn giản hóa các thủ tục cho các bên tham dự đấu thầu Bên
dự thầu sẽ không nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ dự thầu trong trường hợp rút hồ
sơ dự thầu sau thời điểm đóng thầu, không ký hợp đồng hoặc từ chối thực hiện
hợp đồng trong trường hợp trúng thầu
Đối với trường hợp bảo lãnh dự thầu, bên nhận bảo lãnh cho bên dự thầu
có nghĩa vụ bảo đảm dự thầu cho bên được bảo lãnh trong phạm vi giá trị tương đương với số tiền đặt cọc, ký quỹ
3 Mỡ thầu
Mở thầu theo Điều 224 Luật thương mại 2005, là việc tổ chức mở hồ sơ
dự thầu tại thời điểm đã được ấn định hoặc trong trường hợp không có thời
điểm được ấn định trước khi thời điểm mở thầu là ngay sau khi đón thầu Quy
định về trường hợp không có thời điểm được ấn định trước là một điểm mới của Luật thương mại 2005 tạo nên sự chặt chẽ và thống nhất khi áp dụng luật, tránh được tranh chấp liên quan đến việc xác định thời điểm mở thầu
Những hồ sơ dự thầu đúng hạn phải được bên mời thầu mở công khai Các bên dự thầu có quyền tham dự mở thầu Những hồ sơ dự thầu nộp không
đúng hạn không được phép chấp nhận và được trả lại cho bên dự thầu dưới dạng chưa mở Khi mở thầu, bên mời thầu và các bên dự thầu có mặt phải ký
vào biên bản mở thầu Biên bản mở thầu phải ghi rõ tên hàng hóa, dịch vụ đấu thầu, ngày, giờ, địa điểm mở thầu; tên, địa chỉ của bên mời thầu, các bên dự thầu; giá bỏ thầu của các bên dự thầu; các nội dung sửa đổi, bổ sung và các nội
dung có liên quan, nếu có (Điều 226 Luật thương mại 2005)
Trình tự mở thầu được tiến hành với các bước sau:
- Thông báo thành phần tham dự;
10