Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm,

Một phần của tài liệu Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách (Trang 39 - 50)

IV. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

6. Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm,

ngư nghiệp 4,65 5,55 3,76 5,20 6,18 4,17 7. Thợ thủ công có kỹ thuật 9,42 11,71 7,13 11,95 14,81 8,92 8. Thợ có kỹ thuật lắp ráp, vận hành máy móc, thiết bị 2,86 4,48 1,25 3,83 6,02 1,51 9. Lao động giản đơn 69,57 66,70 72,44 61,68 58,47 65,06 10. Các nghề khác không phân loại 0,54 0,48 0,61 0,00 0,00 0,00

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006)

Hình 7. T l tham gia lực lượng lao động theo nhóm tui và gii tính, 1996 & 2005

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65+ (% ) Nam, 1996 Nữ, 1996 Nam, 2005 Nữ, 2005 Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006)

Thứ hai, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động và tỷ lệ lao động có việc làm giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt, chủ yếu là do cơ hội không như nhau và bất bình đẳng giới trên thị trường lao động. Xét về cơ cấu tuổi, số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của các nhóm tuổi cho cả nam giới và nữ giới được thể hiện theo hình chữ U ngược, trong đó tỷ lệ tham gia lao động của nhóm tuổi 15-24 và 50-60 thấp nhất (Hình 7). Nam giới trong nhóm tuổi lao động chính (24-54) có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động khá cao (trung bình gần 90%),

trong khi nữ giới chỉ đạt ở mức 75%. Cũng theo báo cáo trên, tỷ lệ việc làm của cả nam giới và nữ giới đều giảm xuống trong giai đoạn 1996-2005, trung bình từ 74,3% xuống 69,6%, nhưng nữ giới có mức giảm cao hơn nam giới. Báo cáo bình đẳng giới của ADB (2005) cho thấy, nữ giới thường có thời gian lao động trung bình cao hơn nam giới, làm công việc lao động dễ tổn thương đến sức khỏe nhưng chỉ nhận được tiền công, tiền lương trung bình bằng 85% nam giới. Một nguyên nhân quan trọng của sự khác biệt này là do có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật giữa nam giới và nữ giới và thực trạng này được giải thích bằng mức độ tiếp cận với các cơ hội đào tạo của nữ giới thấp hơn nam giới. Nếu thực trạng như hiện nay không được cải thiện thì việc sắp xếp và quản lý một thị trường lao động ngày càng lớn trong thập kỷ tới sẽ rất khó khăn, cũng như khó đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong điều kiện lao động nữ đang chiếm tỷ trọng lớn như hiện nay và trong thời gian tới theo dự báo.

Hình 8. Tht nghip theo nguyên nhân và độ tui

Nguồn: World Bank (2007)

Thứ ba, thất nghiệp tạm thời chiếm tỷ trọng lớn do thiếu việc làm thích hợp và đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thường là nhóm dân số ở độ tuổi có sức khỏe lao động tốt nhất, nhưng cũng là nhóm có xu hướng tiêu dùng cao. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1996-2005 là khoảng 2,2%, trong đó nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới. Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 15-24 là cao nhất và tiếp đó là nhóm tuổi 25-34 (Hình 8).

Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở cả thành thị và nông thôn đều cao và đây là hiện trạng báo động về sức ép việc làm cho thanh niên. Bên cạnh vấn đề thất nghiệp, tình trạng thiếu việc làm cũng có xu hướng tăng lên theo thời gian,

đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế chịu tác động của tăng trưởng chậm. Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006) cho thấy khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn khu vực thành thị (10,4% so với 9,2% năm 1996 và 9,3% so với 4,5% năm 2005), và nữ giới có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn nam giới (10,9% so với 9,5% năm 1996 và 8,4% so với 7,9% năm 2005).

Mt s khuyến ngh chính sách:

Thứ nhất, đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy chất

lượng hoạt động của các ngành sử dụng nhiều lao động. Hiện nay, nguồn lao động của Việt Nam dồi dào nhưng năng suất lao động còn thấp. Ước lượng của Nguyen và Giang (2008) cho thấy, trong giai đoạn 1985-2006, phần lớn hoạt động sản xuất ở Việt Nam là dựa vào lao động, trong khi lao động lại chỉ đóng góp 34,5% vào tăng trưởng kinh tế. Với cơ cấu lao động trong các ngành nghề hiện nay, chúng tôi cho rằng đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc đẩy hoạt động của các ngành sử dụng nhiều lao động (như dệt may, giày dép, thủy hải sản…) vẫn phải là bước đi trong những năm trước mắt. Tính toán của một số báo cáo cho thấy đầu tư vào nông thôn sẽ đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Ví dụ, tính toán của IPSARD (2009) chỉ ra rằng đầu tư vào nông nghiệp với số tiền tương đương 1% GDP sẽ làm tăng GDP lên 1,2%, trong khi cùng số tiền đó đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ chỉ làm tăng GDP tương ứng là 0,64% và 0,94%. Một điểm nhấn quan trọng của chính sách sử dụng nhiều lao động là phải thực hiện nâng cao chất lượng. Năng lực cạnh tranh của các ngành này không phải là sản xuất được bao nhiêu mà là sản xuất hàng có chất lượng như thế nào. Liệu Việt Nam có sản xuất được ô-tô như người Nhật Bản hay làm thời trang như người Ý?

Thứ hai, vì lợi tức dân số sẽ không cao hoặc bằng không khi tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế tăng chậm hoặc bằng tỷ lệ dân số không hoạt động kinh tế nên tăng cơ

hội việc làm là chiến lược quan trọng hàng đầu. Thiếu việc làm hoặc thất nghiệp như hiện nay sẽ trở thành tai họa cho bộ phận dân số trẻ, có thể dẫn đến vòng luẩn quẩn của đói nghèo, bạo lực, nghiện hút…, đặc biệt nó có thể kéo nữ thanh niên vào con đường mại dâm (Nguyen và Le, 2007). Vu (2008) chứng minh được rằng thúc đẩy các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn bằng việc tổ chức hoạt động sản xuất theo cụm công nghiệp sẽ tạo được nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, tăng cường chuyển giao công nghệ và cách thức quản lý doanh nghiệp cho lao

động ở khu vực nông thôn. Giáo sư Michael Porter cũng gợi ý việc thành lập các cụm công nghiệp sản xuất để thúc đẩy sự phát triển liên ngành với ví dụ về công nghiệp trồng hoa ở Kenia. Gaiha và Thappa (2007) cũng gợi ý rằng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực miền núi để phát triển kinh tế các vùng này sẽ tạo được việc làm, giảm nghèo và tránh xung đột lợi ích. Chiến lược phát triển các vùng đó cũng góp phần giảm tải dân số và giảm sức ép việc làm ở các khu vực đô thị.

Thứ ba, gắn liền với chiến lược tạo việc làm ở trên là vấn đề bình đẳng giới trong việc làm. Tạo điều kiện và đảm bảo cho nữ giới tham gia thị trường lao động sẽ góp phần cải thiện vị trí xã hội của họ trong gia đình và cộng đồng, cải thiện sức khỏe, tinh thần và những nhân tố này giúp họ có sức khỏe sinh sản tốt hơn và có quyết định đúng hơn về sinh sản.

Hình 9. Khó khăn của các doanh nghip khi tuyn dng nhân công

Vit Nam và mt số nước trong khu vc

22.210.4 10.4 14.5 70.4 65.7 59.0 54.1 53.8 63.0 55.2 50.6 44.7 37.2 0 10 20 30 40 50 60 70 2007 2006 2005 2004 2003 Year

Firms that reported difficulty in recruiting workers (%) General workers Middle managers Engineers or technicians

23.427.6 27.6 7.4 11.3 22.2 25.5 42.9 51.9 30.2 70.4 25.5 36.7 29.6 37.7 63.0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Malaysia Thailand Indonesia The Philippines Vietnam C o u n tr y

Firms that reported difficulty in recruiting workers (%) General workers Middle managers Engineers or technicians

Nguồn: Điều tra của JETRO [theo trích dẫn của Mori và cộng sự (2008)].

Thứ tư, để tăng trưởng cao và phát triển bền vững thì không thể không nói đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nghiên cứu của Diễn đàn Phát triển Việt Nam (2007) cho thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam đều cho rằng họ cần công nhân có trình độ kỹ thuật cao chứ không phải máy móc tối tân bởi vì công nhân trình độ kỹ thuật cao vận hành máy móc cũ còn hiệu quả hơn công nhân không có tay nghề vận hành máy móc tối tân. Nghiên cứu gần đây của Mori và cộng sự (2008) cũng cho thấy Việt Nam đang ở thế bất lợi so với các nước trong khu vực trong việc đáp ứng nhu cầu nhân công có khả năng quản lý hoặc tay nghề cao trong một số ngành sản xuất (Hình 9).

Giáo sư Michael Porter cũng từng khuyến nghị Việt Nam về “bẫy” lợi thế nhân công giá rẻ và ông cho rằng Việt Nam cần chuyển hóa phương thức sử dụng lao động từ làm việc cần cù sang làm việc sáng tạo. Nếu không cải thiện được nguồn nhân lực còn yếu về trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý như hiện nay, Việt Nam không thể nâng cao sức cạnh tranh thông qua tăng năng suất và chất lượng, cũng như không thể xác định ngành nào là lợi thế và chủ lực để cạnh tranh. Nói cách khác, Việt Nam có thể giống như Thái Lan hoặc Malaysia là không thể vượt qua được “trần thủy tinh” để tiến xa hơn trong phát triển. Nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, trở thành chiến lược xương sống cho phát triển nguồn nhân lực.

Thứ năm, dù lao động dồi dào và có kỹ năng nhưng nền kinh tế không thể tăng trưởng nếu không có nguồn lực tài chính đảm bảo cho các nhu cầu đầu tư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong giai đoạn vừa qua ở Việt Nam là nhờ có nguồn vốn lớn, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng (ví dụ, xem Nguyễn Phi Lân, 2006; Phạm Xuân Kiên, 2008). Ước lượng của Nguyen và Giang (2008) cho thấy vốn đóng góp đến 45,8% cho tăng trưởng Việt Nam giai đoạn 1985-2006. Nghiên cứu gần đây của Nguyễn Ngọc Sơn (2009) cũng chỉ ra rằng tiết kiệm trở thành nguồn quan trọng của đầu tư trong nước trong giai đoạn tăng trưởng ấn tượng vừa qua. Để thúc đẩy và tạo điều kiện tài chính cho tăng trưởng thì việc huy động nguồn lực trong và ngoài nước thông qua một hệ thống tài chính chuyên nghiệp phải trở thành một chính sách quan trọng. Cần phải định hướng rõ vốn đầu tư dành cho ngành nào để nâng cao năng suất và kỹ năng lao động cho các ngành trọng điểm trong chiến lược phát triển.

Thứ sáu, di cư hiện đang là nhân tố dịch chuyển lao động hết sức quan trọng, nhưng cũng là nhân tố gây áp lực hoặc lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng do sự tích tụ quá mức về dân số và lao động ở một số khu vực. Do đó, cần phải có chính sách mở rộng, phát triển các đô thị lớn để chủ động đón dòng di cư đến; đồng thời, xây dựng các đô thị nhỏ làm vệ tinh và kết nối với khu vực nông thôn nhằm phân bố dân số và lao động phù hợp theo yêu cầu phát triển của từng vùng. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là việc di cư quốc tế có thể dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám” – nhân tố tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì nó làm cho nguồn lao động tốt không được sử dụng. Vì lý do đó mà các gói chính sách thúc đẩy

cần được xem xét để thu hút lao động chất lượng cao làm việc cho các ngành trong nền kinh tế.

Thứ bảy, xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm, thu nhập hiệu quả cho một lực lượng lao động lớn. Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta xuất khẩu lao động được đào tạo tay nghề chứ không phải lao động chân tay. Tất nhiên, đi kèm với chính sách này là cả một hệ thống chính sách có liên quan như đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội…

3. Chính sách dân số và y tế

Mặc dù vẫn là một nước có thu nhập thấp trên thế giới, nhưng theo đánh giá của nhiều báo cáo (ví dụ, Adams, 2005; UNESCAP, 2006; World Bank, 2007) thì các chỉ số y tế của Việt Nam tốt hơn bất kỳ nước nào có cùng trình độ phát triển, và thậm chí còn tốt hơn cả một số nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ vừa qua, tăng từ 67,7 tuổi giai đoạn 1990-1995 lên 73,0 tuổi giai đoạn 2000-2005 (United Nations, 2007). Các chỉ số y tế khác có liên quan cũng được cải thiện đáng kể như tỷ lệ chết trẻ em, dinh dưỡng trẻ em… và sự cải thiện đó ngày càng rõ nét theo thời gian. Thành tựu ấn tượng của hệ thống y tế Việt Nam còn được ghi nhận bằng hoạt động mạnh mẽ trong việc kiểm soát các căn bệnh lây nhiễm như sởi, bạch hầu, uốn ván… Chi tiêu cho y tế cũng tăng lên đáng kể và hiện bằng 5-6% GDP. Hệ thống bảo hiểm y tế bao phủ hơn 35,7 triệu người, chiếm gần 40% dân số năm 2008.

Cơ hội:

Thứ nhất, dân số trẻ em đang và sẽ tiếp tục giảm xuống nên sẽ có nhiều nguồn lực hơn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, đặc biệt là việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và tỷ lệ chết trẻ em. Những nhân tố này sẽ giúp cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai.

Thứ hai, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục tăng trong giai đoạn 2010-2020 nhưng với tốc độ chậm hơn và với trình độ giáo dục ngày càng được nâng cao cùng với các chương trình, chính sách dân số được phổ biến rộng rãi và bền vững, đặc biệt việc vận động mô hình gia đình nhỏ ít con để nuôi dạy con cái tốt hơn, thì mức sinh có thể được duy trì ở mức thay thế và dân số sẽ tăng ở mức thấp.

Thứ ba, dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, nhất là trong hai thập kỷ tới, nên nếu bộ phận dân số này khỏe mạnh về thể lực và trí lực thì đó sẽ là nguồn tiết kiệm chi tiêu y tế lớn cho nền kinh tế. Tương tự, dân số cao tuổi duy trì được sức khỏe tốt cũng là một nguồn quan trọng để giảm bớt áp lực chi tiêu chăm sóc y tế và có điều kiện hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ dân số, y tế.

Thách thc:

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong hệ thống y tế, trong đó có cả những vấn đề nghiêm trọng mà các chính sách trước đó chưa giải quyết được (Adams, 2005). Thứ nhất, sức khỏe sinh sản được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều thách thức. Báo cáo Điều tra Dân số và Sức khỏe 2002 (CPFC và ORC Marco, 2003) cho thấy nhận thức và thực trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ Việt Nam rất khác biệt, tùy thuộc vào đặc tính cá nhân. Tỷ lệ nữ giới có con lần đầu vào độ tuổi vị thành niên hoặc có tỷ lệ nạo thai cao thường là những người thuộc nhóm có mức độ giáo dục thấp hoặc chưa từng đi học, hoặc những người sống tại các khu vực còn nhiều khó khăn về kinh tế như Tây Bắc hoặc Tây Nguyên. Ở bộ phận dân số này, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hoặc có điều kiện nghe/nhìn tuyên truyền về sức khỏe sinh sản còn rất thấp. Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi thường cao hơn với nhóm dân số sống ở nông thôn, ở vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, những người dưới 20 tuổi, những người có khoảng thời gian sinh giữa hai con dưới hai năm, và những người có trình độ giáo dục thấp. Báo cáo gần đây của UNFPA (2008) tái khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa trình độ phát triển của khu vực và mức độ giáo dục của phụ nữ có quyết định quan trọng đến tỷ lệ sinh, trong đó xấp xỉ 45% phụ nữ chưa bao giờ đến trường có từ ba

Một phần của tài liệu Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách (Trang 39 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)