Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách (Trang 36 - 39)

IV. CƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

2. Chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực

Các nghiên cứu về tác động của nguồn lao động đến tăng trưởng kinh tế đã chỉ ra rằng tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nếu một quốc gia biết tăng cơ hội việc làm với tốc độ vừa đủ để duy trì và cải thiện năng suất lao động. Ngược lại, sự gia tăng bộ phận dân số trong độ tuổi lao động lại trở thành gánh nặng khi một nước phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

Cơ hội:

Thứ nhất, biến đổi cơ cấu thị trường lao động cùng dự báo dân số cho thấy quy mô lực lượng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong giai đoạn 1996-2005, lực lượng lao động Việt Nam tăng với tốc độ trung bình 2,3%/năm với số lao động mới gia nhập hơn 900.000 người/năm. Dự báo của ILO (2008) [Bảng 9] cho thấy, lực lượng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 với tốc độ trung bình xấp xỉ 2%/năm với số lao động mới gia nhập thị

trường lao động gần 1 triệu người/năm. Kết hợp dự báo của United Nations (2007) và ILO (2008) cho thấy nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực lượng lao động nên hai thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế.

Bng 9. Lực lượng lao động khu vc ASEAN: Quá kh và d báo

Đơn vị: 1000 người

Nam

Nữ

Nguồn: ILO (2008).

Thứ hai, với một lực lượng lao động có kỹ năng tiềm năng, Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu trong một số ngành sản xuất với vai trò là đối tác sản xuất. Ví dụ, trong một nghiên cứu gần đây, Ohno (2008) gợi ý rằng Việt Nam và Nhật Bản có thể trở thành đối tác chiến lược trong sản xuất công nghiệp khi lao động trẻ, nhiều tiềm năng nhưng còn thiếu kỹ thuật của Việt Nam và lao động già nhưng nhiều kỹ năng của Nhật Bản được kết hợp với nhau một cách hợp lý. Nói cách khác, lực lượng lao động lớn và có kỹ năng sẽ giúp Việt Nam thâm

nhập nhanh hơn và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Xuất khẩu lao động được đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp tại chỗ hoặc sang nước khác là kênh quan trọng để thực hiện chính sách lao động trong thời gian tới.

Bng 10. T l tham gia lực lượng lao động theo gii tính, khu vc ASEAN (%)

Nguồn: ILO (2008).

Thứ ba, trong điều kiện dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số ngoài độ tuổi lao động, Việt Nam có thể tận dụng triệt để lợi tức dân số vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đạt mức cao và ổn định. Dự báo của ILO (2008) cho giai đoạn 2006-2020 [Bảng 10] cho thấy, so với các nước trong khu vực, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới và nữ giới sẽ cao. Cụ thể, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới và nữ giới ở Việt Nam sẽ duy trì ổn định, đạt mức tương ứng 82,3% và 75,3% vào năm 2020. Xu hướng này cung cấp ngụ ý quan trọng cho chính sách lao động trong thời gian tới khi nữ giới vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn trong dân số, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động, dân số cao tuổi cũng như dân số tham gia sản xuất nông nghiệp.

Thứ tư, tỷ lệ làm việc của người cao tuổi ở Việt Nam vẫn khá cao, nhất là dân số trong độ tuổi cận sau tuổi về hưu chính thức (60-65 đối với nam, và 55-59 đối với nữ). Do đó, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng này để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế.

Thách thc:

Thứ nhất, lực lượng lao động của Việt Nam rất dồi dào nhưng thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Hiện nay, trong số những người có việc làm, lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn (59,6% năm 2005), trong khi lao động có trình độ trung học cơ sở, đại học và cao hơn tăng lên nhưng chậm. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, phần lớn lao động Việt Nam vẫn

chưa qua đào tạo (khoảng 75%). Vì lý do này mà hiện nay lao động giản đơn vẫn chiếm đa số và giảm chậm trong thập kỷ qua (khoảng 65%), trong khi lao động trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kỹ thuật bậc cao hoặc bậc trung chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng không thay đổi đáng kể (Bảng 11).

Bng 11. Lao động có vic làm phân theo ngh nghip, 1996 & 2005 (%)

Năm 1999 Năm 2005

Loi ngh

Tng Nam N Tng Nam N

1. Lao động quản lý 0,47 0,77 0,18 0,70 1,05 0,32

Một phần của tài liệu Cơ cấu dân số vàng ở việt nam cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)