1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa

47 918 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 704,5 KB

Nội dung

1. §Æt vÊn ®Ò Bệnh lý mạch máu nói chung, đặc biệt là bệnh lý về mạch vành là những bệnh hay gặp và rất nguy hiểm đối tính mạng nguời bệnh. Theo số liệu của châu Âu, có tới 600 ngàn người tử vong mỗi năm do bệnh động mạch vành, và bệnh này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam bệnh động mạch vành đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và đang dẫn đến nhiều thay đổi trong mô hình bệnh tim mạch [7]. Mặc dù là những mạch máu đã được nghiên cứu và mô tả nhiều về giải phẫu, nhưng do tính chất đặc biệt quan trọng về mặt bệnh lý, chúng vẫn vẫn tiếp tục được quan tâm nghiên cứu dựa trên những phương tiện hiện hình ngày càng hiện đại. Mạch máu nói chung, động mạch vành nói riêng, thường có nhiều biến đối. Nắm vững các biến đổi giải phẫu của các động mạch vành là cơ sở quan trọng cho bác sĩ lâm sàng phiên giải (đọc) các films chụp mạch hay thực hiện các thủ thuật can thiệp mạch máu một cách đúng đắn và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Có nhiều kỹ thuật bộc lộ động mạch vành, như làm khuôn đúc động mạch hay phẫu tích. Đây là hai kỹ thuật kinh điển được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu và kết quả của những nghiên cứu đó đã được thể hiện qua những mô tả trong các sách giáo khoa giải phẫu kinh điển. Tuy nhiên, các kỹ thuật nghiên cứu này cũng có những hạn chế: Các khuôn đúc động mạch đơn thuần không cho phép nhận định liên quan của các mạch máu đó với các cấu trúc của tim; tiêu bản phẫu tích khó đem lại cái nhìn toàn cảnh của toàn bộ lưới mạch trên không gian ba chiều, và việc phẫu tích các nhánh sâu gặp nhiều khó khăn; khó có thể làm ra một lượng tiêu bản đủ lớn để thấy được hết những biến đổi giải phẫu có tần xuất xuất hiện thấp…. Trong khi đó, với máy 1 chụp MSCT 64, người ta có thể làm hiện hình hầu hết các đoạn và các nhánh của các động mạch được nghiên cứu, có thể dựng hình ảnh các động mạch trên không gian ba chiều trong mối liên quan với các cấu trúc khác, có thể nhận định được hầu hết các biến đôi giải phẫu, và có thể thống kê được tỷ lệ của các biến đổi giải phẫu dựa trên một số lượng lớn phim chụp. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện tại cho phép tái tạo lại hình ảnh các động mạch ngày càng rõ nét hơn. Nếu coi hình ảnh trên các phim chụp mạch máu số hoá xoá nền DSA (Digital Subtraction Angiography) là “chuẩn” thì các hình ảnh động mạch trên MSCT 64 (Multislice Spiral computer tomography) cũng có giá trị rất cao, có thể sử dụng để nhận định các biến đổi giải phẫu. Trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo về biến đổi của các động mạch trên các hình ảnh chụp MSCT. Ở Việt Nam các nhà chẩn đoán hình ảnh, các nhà can thiệp mạch hay các nhà ngoại khoa tim mạch chỉ thu hẹp trong khoảng không gian bệnh lý của một nhánh mạch nhỏ nào đó, mà chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đánh giá về giải phẫu và các biến đổi giải phẫu của các mạch. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải phẫu ĐM vành trên hình ảnh MSCT 64, so với hình ảnh DSA. Nhằm mục tiêu. môc tiªu nghiªn cøu: 1. Đánh giá khả năng hiện ảnh 29 đoạn và nhánh ĐMV, xác định đường kính các đoạn và vòng nối ĐM vành trên MSCT 64, so với hình ảnh trên DSA 2. Xếp loại các biến đổi giải phẫu của ĐM vành dựa trên hình ảnh MSCT 64 và DSA 2. Tæng quan tµi liÖu 2 2.1. S¬ lîc lÞch sö nghiªn cøu m¹ch: Dựa vào sự tiến bộ của ngành vật lý học ta có thể phân chia lịch sử phát triển của nghiên cứu giải phẫu mạch máu thành các giai đoạn như sau. 2.1.1 Giai đoạn thứ nhất (thế kỷ thứ V trước và sau công nguyên): Bệnh lý của mạch máu nói chung cũng như bệnh lý mạch vành đã được biết đến từ trước công nguyên và đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Nổi bật ở thời kỳ này có Galen, Aristote hay Herophile [16]. Các nghiên cứu trong thời gian này vẫn mang nặng tính duy tâm và chỉ hạn chế ở mô tả theo trực giác và trí tưởng tượng. Do đó kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc mô tả các mạch máu lớn và chỉ được thực hiện trên các tiêu bản xác. 2.1.2 Giai đoạn thứ hai (Thế kỷ V- XV): Trong giai đoạn này ngành giải phẫu nó chung và giải phẫu về các mạch máu nói riêng có rất ít tác giả nghiên cứu vì gặp phải sự phản đối của các tín đồ thiên chúa giáo. Do đó đây là thời kỳ trì trệ kéo dài nhất của nghành giải phẫu trong lịch sử [20]. 2.1.3 Giai đoạn thứ ba ( thế kỷ XVI- đến nay) Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học cơ bản, có nhiều nhà khoa học với những phát minh cơ bản như + William Harvey (1578-1657) ông là người đầu tiên mô tả một cách có hệ thống về hai vòng tuần hoàn [16]. trong đó có tuần hoàn vành và tuần hoàn não cũng được mô tả từ nguyên uỷ đến đường đi. Tuy nhiên ở giai đoạn này việc mô tả chi tiết đến các nhánh mạch nhỏ hay phân thành từng đoạn cũng không có ý nghĩa cho việc can thiệp bệnh lý. Đồng thời phương pháp nghiên cứu dựa trên các tiêu bản xác cũng không thực sự mang lại kích thước thật trên bệnh nhân. Do đó tính ứng dụng hiện nay trong chẩn đoán bệnh sớm cũng như tiên lượng điều trị bệnh bị hạn chế. 3 + Uerner Forssman (1929) là người đầu tiên thực hiện thơng tim phải trên người sống. Ơng thực hiện thơng tim trên chính bản thân ơng [8]. Đây là một ý tưởng vĩ đại, mang tính cách mạng cho việc đi sâu nghiên cứu và can thiệp các bệnh lý về mạch máu. Nhưng tại thời điểm đó phương pháp của ơng khơng được hưởng ứng. + Mason Sones (1959) lần đầu tiên tiến hành chụp ĐMV chọn lọc tại bệnh viên Cleveland đưa ra hình ảnh ĐMV trên phim chụp ĐMV [4]. . Kỹ thuật này nhanh chóng được phổ biến ra tồn thế giới. Nó thực sự mở ra một kỷ ngun mới cho nghiên cứu hình thái, bệnh lý và can thiệp mạch. Cho tới nay hình ảnh thu được trên phim chụp mạch bằng phương pháp chụp mạch qua ống thơng vẫn được coi là “ tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đốn bệnh lý về mạch. Đồng thời cung cấp những thơng tin về giải phẫu tin cậy nhất . Qua đó đưa ra được chiến lược điều trị thích hợp, như điều trị nội khoa, can thiệp mạch vành qua da hay phẫu thuật bắc cầu chủ vành. Tuy nhiên phương pháp này lại khó áp dụng rộng trong các cơ sở y tế do mặt kinh tế cũng như thực hiện kỹ thuật. Mặt khác đây là kỹ thuật có xâm lấn và có tỷ lệ tai biến cao (khoảng2%[61]). 2.2. SƠ LƯC VỀ CHỤP MẠCH XÂM LẤN: Chụp động mạch vành qua ống thơng được sones thực hiện lần đầu tiên vào năm 1959 đã trở thành một trong những thủ thuật xâm lấn được sử dụng rộng rãi nhất trong tim mạch học. Phương pháp chụp được thực hiện bằng cách bơm chất cản quang trực tiếp vào động mạch vành và ghi nhận hình ảnh trên những film X quang 35 mm hoặc ghi hình bằng kỹ thuật số. Trải qua nhiều cuộc cách mạng về cơng nghệ và kỹ thuật, những catheter có thành dày và kích thước lớn 8f (feet) đã được thay thế bằng những loại catheter tiêm được lưu lượng cao có kích thước nhỏ hơn (5 đến 6 f). Đồng thời các catheter có vỏ bao (sheath) cũng được giảm kích thước cho phép chụp và can thiệp ít gây sang chấn cho mạch. Qua đó kéo ngắn thời gian nằm viện. 4 Nguyên lý cơ bản của phương pháp chụp ĐM vành qua ống thông là tia xạ do ống phóng tia x phát ra sẽ bị yếu đi khi đâm xuyên qua cơ thể và được phát hiện bởi một bộ phận khuếch đại hình ảnh, thuốc cản quang iode được tiêm vào ĐM vành sẽ làm tăng sự hấp thụ tia x tạo ra sự tương phản rõ ràng so với mô tim xung quanh. Bóng mờ (shadow) của tia x sau đó được chuyển thành hình ảnh sáng nhìn thấy được nhờ bộ phận khuếch đại hình ảnh trình bày trên monitor huỳnh quang và được dự trữ dưới dạng cinefilm 35 mm hoặc dưới dạng kỹ thuật số. Mặc dù hình ảnh trên cinefilm 35 mm có độ ly giải tốt hơn (4 line pairs/mm) hình ảnh kỹ thuật số (2.5 line pairs/mm), được lưu trữ dưới dạng tiêu chuẩn dicom 3 (512 × 512 × 8 bit pixel), nhưng hiện nay hình ảnh kỹ thuật số đã thay thế hầu hết cinefilm 35 mm trong chụp động mạch vành xâm lấn do dễ chuyển tải hình ảnh, giá thành chụp và lưu trữ hình thấp, có khả năng tăng cường độ hình sau khi chụp. Với phương pháp chụp này các nhánh lớn ở thượng tâm mạc và các nhánh thế hệ 2 hoặc 3 có thể thấy được. Tuy nhiên phương pháp này cũng không cho phép mô tả mạng lưới các nhánh nội cơ tim nhỏ hơn. Thường không nhìn thấy được do kích thước quá nhỏ, do cử động của tim, và do giới hạn về độ ly giải của hệ thống chụp mạch (cine-angiographic system). Cũng giống như bất cứ một thủ thuật nào khác, chụp mạch vành qua ống thông cũng có những chống chỉ định như sốt không rõ nguyên nhân, tình trạng nhiễm trùng chưa được điều trị, thiếu máu nặng với hemoglobin < 8 gm/dl, mất cân bằng điện giải nặng, chảy máu nặng, tăng huyết áp hệ thống chưa được kiểm soát, nhiễm độc digitalis, có tiền căn phản ứng với chất cản quang nhưng hiện tại chưa được điều trị trước bằng corticoides và đột quỵ đang tiến triển. Những tình trạng bệnh khác chống chỉ định tương đối với chụp mạch vành qua ống thông bao gồm suy thận cấp, suy tim sung huyết mất bù, bệnh rối loạn động máu nội hoặc ngoại sinh, viêm nội tâm mạc đang tiến triển. Tóm lại chụp mạch qua ống thông là một kỹ thuật đã mang lại nhiều lợi ích cho việc điều trị và can thiệp bệnh lý về mạch máu nói chung. Nhưng sử dụng để nghiên cứu giải phẫu các mạch thì không khả thi do đây là phương 5 pháp phức tạp, có tỷ lệ tai biến cao. Đồng thời không cung cấp đủ các thông tin mà các nhà giải phẫu quan tâm. 2.3. SƠ LƯỢC VỀ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH: + Godfrey Hounsfield cùng Ambrose (1/10/1971) [4] cho ra đời chiếc máy chụp CLVT sọ não đầu tiên. Cấu tạo máy chụp điện toán ở giai đoạn này gồm một ống phóng tia X và một dãy cảm biến (detectors) xoay xung quanh. Ống phát ra tia X có hình rẻ quạt đi xuyên qua bệnh nhân nằm chính giữa. Khi tia X đâm xuyên qua các mô khác nhau thì có sự khác nhau về mức độ cản tia X. Dựa vào sự thay đổi này mà dãy cảm biến tính ra được sự giảm cường độ tia ở mọi điểm của lát cắt. Qua đó tái tạo ra được hình ảnh lát cắt ngang hay dọc qua cơ thể. Thế hệ máy trong giai đoạn này chỉ thực hiện được kiểu cắt từng lát. Có nghĩa máy thực hiện các lát cắt ngang trong khi đó thì bàn cắt lại cố định. Do đó mỗi lát cắt khác nhau thì bàn lại phải di chuyển đến một vị trí khác, quá trình này được lặp lại trong suốt quá trình quét. Với đặc điểm cấu tạo, máy trong giai đoạn này chỉ thu được hình ảnh hai chiều trên phim và thời gian cắt lâu do đó không thích hợp cho chụp kiểm tra mạch. + Các thế hệ máy MSCT không ngừng cải tiến và nâng cấp nhằm rút ngắn thời gian và tốc độ chụp. Bằng việc cải tiến quá trình quét được thực hiện theo hình xoáy ốc, trong khi đó bệnh nhân được di chuyển liên tục ở một tốc độ định trước. Những máy quét theo phương pháp này có thể ghi nhận được thể tích của vật thể. Qua đo có thể tái tạo được hình thái của vật thể. Tuy nhiên các máy này cũng chưa đủ mạnh để có thể thăm dò được các mạch máu. Năm 1996 cuộc cách mạng về công nghệ mới thực sự diễn ra khi tích hợp nhiều dãy cảm biến mỏng và các ống phóng tia X có tốc độ quay nhanh đã làm cải thiện đáng kể chất lượng hình ảnh của vật thể. Tại thời điểm này đã có môt số tác giả nêu ra ý tưởng để nghiên cứu các động mạch từ các hình ảnh thu được. Tuy nhiên hình ảnh ở thời điểm này cũng chưa thực sự mô tả được hết cấu trúc của mạch. Do đó chưa được trú trọng nghiên cứu. Năm 2004 máy MSCT 64 dãy ra đời là một tiến bộ lớn trong y khoa với nhiều tính năng nổi bật, cho phép thăm rò hình thái các cơ quan, đặc biệt hình 6 ảnh thu được có thể đánh giá hình thái ĐM và tình trạng tổn thương ĐM như hẹp hay vôi hoá, do thế hệ máy này đã cải tiến được độ ly giải về thời gian và không gian. Hơn thế quá trình chụp chỉ kéo dài trong một hơi nín thở nên đã giảm thiểu đực các yếu tố nhiễu cũng như thời gian phơi nhiễm với tia x. Năm 2009 Tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng hiện ảnh 15 nhánh ĐMV theo sự phân loại của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ và biến đổi của các nhánh mạch này trên hình ảnh chụp MSCT 64 cho thấy, thế hệ máy này hoàn toàn cho phép đánh giá về hình thái giải phẫu. Tuy nhiên để mô tả các nhánh mạch nhỏ hơn theo sự phân loại của CASS hay của BARI gồm 29 nhánh và các nhánh mạch có đường kính nhỏ hơn 1.5 mm. Hay các vòng nối của các nhánh này thì chưa được nghiên cứu. Do đó cần mở rộng nghiên cứu để xác định giá trị thực sự của máy MSCT 64 Trong mô tả giải phẫu các mạch. 2.4. §éng m¹ch vµnh: Tim là một khối cơ rỗng, là cái bơm đảm nhận chức năng bơm máu của cả hệ thống tuần hoàn [1],[8] Cấp máu cho mọi hoạt động của tim thông qua hệ thống các ĐM vành. Mạch vành là các mạch tận, mỗi nhánh cấp máu cho một vùng riêng biệt, vòng nối giữa các ĐM là rất nghèo nàn [25],[27], [33]. Các vòng nối này phát triển trong trường hợp bị tắc mạch vành tiến triển từ từ, vì thế khi tổn thương tắc cấp tính thường dẫn đến thiếu máu hoại tử cơ tim tương ứng. Hình thái giải phẫu ĐM vành cũng có nhiều biến đổi và các bất thường. 2.4.1 Quan điểm về sự phân chia ĐM vành. Hiện tại có rất nhiều tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu về ĐM vành ở nhiều chuyên ngành khác nhau do đó có nhiều quan niệm phân chia hệ ĐM vành. Phần lớn các tác giả đều phân chia hệ ĐM vành gồm hai ĐM là các nhánh bên đầu tiên của ĐM chủ, xuất phát từ mặt trước chạy vòng theo hai phía của tim, gọi là ĐM vành phải và ĐM vành trái. Tuy nhiên ĐM vành trái rất ngắn, sớm chia thành hai nhánh chính chạy vòng theo mặt trước và mặt sau của tim, nên một vài quan điểm còn phân chia thành ba ĐM vành [24]. ĐM vành phải, ĐM liên thất trước, ĐM mũ. 7 Các tác giả theo quan điểm này đã dựa vào một số đặc điểm sau: + ĐM liên thất trước và ĐM mũ thướng có đường kính tương đối lớn xấp xỉ bằng đường kính ĐM vành phải. + Mỗi ĐM này cấp máu cho một vùng riêng biệt của tim, do đó chức năng của ba ĐM này là như nhau + Đôi khi cả ba ĐM này đều xuất phát trực tiếp từ ĐM chủ bởi ba lỗ riêng biệt, mặc dù trường hợp này chỉ gặp khoảng 1% [20],[24],[40]. Nhưng trên thực tế, hầu hết các tác giả đều phân chia hệ ĐM vành thành hai ĐM. ĐM vành phải và ĐM vành trái vì đa số các tác giả nghiên cứu về ĐM vành đều thấy ĐM liên thất trước và ĐM mũ xuất phát từ một thân chung [1],[2],[3],[25],[30],[31],[33]. Tuy vậy các nhà phẫu thuật tim mạch thường phân chia hệ ĐM vành thành bốn nhánh là ĐM vành phải, ĐM mũ, ĐM liên thất trước, ĐM liên thất sau.[10],[11,[24],[47]. Vì đây là bốn mạch có đường kính lớn, khi tổn thương tắc đều rất nguy hiểm. 2.4.2. Giải phẫu ĐM vành: 2.4.2.1. Nguyên uỷ: ĐM vành phải và trái là hai nhánh đầu tiên của ĐMC, chúng tách ra bởi hai lỗ ở khoảng 1/3 trên của các xoang chủ phải và trái ( xoang vành), ngay phía dưới bờ tự do của các van bán nguyệt tương ứng ở thì tâm thu. [24,25]. Do mối liên quan chặt chẽ giữa các lỗ xuất phát của ĐM vành phải và trái với các lá van bán nguyệt nên các lá van này còn có tên là lá van vành, lá van thứ ba không có ĐM nào tách ra gọi là van không vành. Do ở lỗ van ĐM chủ các lá van nằm trên một mặt phẳng chếch từ trên xuống dưới và từ sau ra trước, đồng thời hơi xoắn vặn nên thực tế lỗ van ĐMV phải nằm phía trước và thấp hơn ĐMV trái. Ngoài ra có thể gặp bất thưòng về nguyên uỷ ĐMV phải và trái, như ĐMV trái, ĐM mũ xuất phát từ xoang vành phải hay trực tiếp từ ĐMV phải, thân ĐM phổi. Và ngược lai ĐMV phải lai xuất phát từ thân ĐMV trái, xoang 8 vành trái [26]. Bất thường này là nguyên nhân của đau ngực, thiếu máu cơ tim hay đột tử. 2.4.2.2. Đường đi của ĐMV: + ĐMV phải: Xuất phát từ lỗ vành phải, trong xoang vành phải, ngay sau khi xuất phát ĐM thu dần khẩu kính rồi giữ nguyên khẩu kính chạy vòng sang phải xuống dưới trong rãnh vành để ra sau. Tới đầu rãnh gian thất sau, nơi gặp nhau giữa rãnh vành và rãnh gian nhĩ, gian thất ( vùng điểm) thì chia thành hai nhánh tận: nhánh gian thất sau và nhánh sau thất trái. Nhánh gian thất sau chạy xuống dưới, gần như vuông góc với ĐMV phải trong rãnh gian thất sau, tận hết ở đỉnh tim và tiếp nối với ĐM gian thất trước, một số trường hợp ĐM gian thất sau có thể lại xuất phát từ ĐM mũ của ĐM vành trái. Nhánh thất trái sau thường tiếp tục đi theo hướng của ĐM vành phải trong rãnh vành sang trái, rồi cho các nhánh vào mặt sau thất trái. Nhưng trong trường hợp ĐM gian thất sau xuất phát từ ĐM mũ thì các nhánh này không có.[1,49,50]. + ĐMV trái: xuất phát từ lỗ vành trái, ở 1/3 trên của xoang vành trái, thường có đường kính lớn hơn ĐMV phải[3,25,31]. ĐM nằm giữa thân ĐM phổi và tiểu nhĩ trái rồi chạy vòng sang trái đến rãnh vành, đoạn này ngắn, trên đường đi thường không tách ra nhánh bên nào hoặc chỉ tách ra nhánh nút xoang- nhĩ. Khi đến đỉnh rãnh vành ĐM chia thành 2-3 nhánh tận ĐM gian thất trước, ĐM mũ, có thể có ĐM phân giác 2.4.2.3. Phân nhánh của Hệ ĐMV: Sự phân nhánh của ĐMV rất đa dạng để có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho cơ tim hoạt động. Đồng thời tuỳ thuộc vào khả năng can thiệp của từng chuyên ngành mà các tác giả quan tâm đến từng phân nhánh khác nhau. Do đó có rất nhiều quan điểm phân chia các nhánh của hệ ĐMV. 9 + Theo sự phân chia và mô tả của các nhà giải phẫu học hiên tại thì chủ yếu quan tâm đến các nhánh và sự biến đổi của các nhánh tách ra từ ĐMV phải hay trái mà chưa quan tâm đến phân chia từng đoạn của ĐMV do đó việc mô tả chính xác vị trí tổn thương cũng như định hướng cho việc can thiệp trên các ĐM này gặp nhiều khó khăn [3,4,24,31]. Trong thực hành thường sử dụng cách phân chia hệ ĐMV theo hiệp hội tim mạch Hoa kỳ (1975) gồm 15 nhánh theo sơ đồ và được đánh số thứ tự như sau [16]. Tên Viết tắt Ký hiệu Tiếng Việt Right coronary artery RCA ĐMV phải Proximal (I) RCA-I 1 Đoạn gần Middle (II) RCA-II 2 Đoạn giữa Distal (III) RCA-III 3 Đoạn xa Posterior Descending Artery PDA 4 Nhánh xuống sau Left Main LM 5 Thân chính Left Anterior Descending LAD Nhánh xuống trước trái Proximal (I) LAD – I 6 Đoạn gần Middle (II) LAD – II 7 Đoạn giữa Distal (III) LAD -III 8 Đoạn xa First diagonal D1 9 Nhánh chéo một Second diagonal D2 10 Nhánh chéo hai Left circumflex LCX ĐM mũ trái proximal (I) LCX - I 11 Đoạn gần middle (II) LCX - II 12 Đoạn giữa First obtuse marginal OM1 13 Nhánh bờ tù thứ nhất Second obtuse marginal OM2 14 Nhánh bờ tù thứ hai Left Postero – lateral LPL 15 Nhánh sau bên trái Right Postero – lateral LPL 16 Nhánh sau bên phải 10 [...]... dng ct 4.2.4 So sỏnh kh nng hin nh v ng kớnh trung bỡnh M Bng 4.8 T l hin nh cỏc on MV phi so vi ng kớnh MSCT 64 KN hin K TB nh % DSA KN hin K TB nh % on gn on gia on xa Tng D kin biu dng ct: Bng 4.9 T l hin nh mi on MV trỏi so vi so vi ng kớnh MSCT 64 KN hin K TB nh % on gn on gia DSA KN hin KN hin nh % nh % 33 on xa Tng D kin biu dng ct: Bng 4.10 T l hin nh mi on M m so vi ng kớnh MSCT 64 KN hin... bng 1.2) Bng 1.1 So sỏnh s tin b t cỏc mỏy MSCT [44] V trớ MSCT 4 lp MSCT 16 lp MSCT 64 lp ly gii v thi gian 125-250ms 90-200ms 80-90ms ly gii v khụng gian 0,5x0,5x1,3mm 0,5x0,5x0,6mm 0,0x0,3x0,4mm xoay Gantry 500ms 420ms 330ms Thi gian qột 30-40s 10-15s . tài nghiên cứu đánh giá về giải phẫu và các biến đổi giải phẫu của các mạch. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu giải phẫu ĐM vành trên hình ảnh MSCT 64, so với hình ảnh DSA. . hiện ảnh 29 đoạn và nhánh ĐMV, xác định đường kính các đoạn và vòng nối ĐM vành trên MSCT 64, so với hình ảnh trên DSA 2. Xếp loại các biến đổi giải phẫu của ĐM vành dựa trên hình ảnh MSCT. [20],[24],[40]. Nhưng trên thực tế, hầu hết các tác giả đều phân chia hệ ĐM vành thành hai ĐM. ĐM vành phải và ĐM vành trái vì đa số các tác giả nghiên cứu về ĐM vành đều thấy ĐM liên thất trước và ĐM mũ xuất

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 15 nhánh ĐM vành theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ [] - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Sơ đồ 15 nhánh ĐM vành theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ [] (Trang 11)
Sơ đồ 29 đoạn và nhánh ĐM vành theo CASS và BARI [] - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Sơ đồ 29 đoạn và nhánh ĐM vành theo CASS và BARI [] (Trang 13)
Bảng 1.1 So sánh sự tiến bộ từ các máy MSCT [44] - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 1.1 So sánh sự tiến bộ từ các máy MSCT [44] (Trang 19)
Bảng 1.2 So sánh các thông số kỹ thuật qua một số nghiên cứu từ MSCT - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 1.2 So sánh các thông số kỹ thuật qua một số nghiên cứu từ MSCT (Trang 20)
Hình 2.1  Minh hoạ các lát cắt tim, và cắt lớp theo điện tim (Chu Xuân C.66T) - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Hình 2.1 Minh hoạ các lát cắt tim, và cắt lớp theo điện tim (Chu Xuân C.66T) (Trang 23)
Bảng 4.2. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.2. Vị trí lỗ xuất phát của ĐMV (Trang 29)
Bảng 4.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (Trang 29)
Bảng 4.4 Khả năng hiện ảnh đoạn gần, đoạn giữa, đoạn xa của ĐMV phải - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.4 Khả năng hiện ảnh đoạn gần, đoạn giữa, đoạn xa của ĐMV phải (Trang 30)
Bảng 4.6 Khả năng hiện ảnh đoạn gần, đoạn giữa, đoạn xa của ĐMV mũ - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.6 Khả năng hiện ảnh đoạn gần, đoạn giữa, đoạn xa của ĐMV mũ (Trang 31)
Bảng 4.10. Tỷ lệ hiện ảnh mỗi đoạn ĐM mũ so với đường kính - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.10. Tỷ lệ hiện ảnh mỗi đoạn ĐM mũ so với đường kính (Trang 33)
Bảng 4.11. Các nhánh không hằng định của ĐMV trái - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.11. Các nhánh không hằng định của ĐMV trái (Trang 34)
Bảng 4.12. Các nhánh không hằng định của ĐMV phải - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.12. Các nhánh không hằng định của ĐMV phải (Trang 34)
Bảng 4.13.  Đường đi của các ĐMV - nghiên cứu giải phẫu đm vành trên hình ảnh msct 64, so với hình ảnh dsa
Bảng 4.13. Đường đi của các ĐMV (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w