Cấu trúc cạnh tranh ngân hàng việt nam

22 460 0
Cấu trúc cạnh tranh ngân hàng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Cấu trúc cạnh tranh ngân hàng Việt Nam. 1. Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter vào phân tích cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng tại Việt Nam. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của M.Porter 1.1. Hoạt động bán lẻ của ngành ngân hàng. Hoạt động bán lẻ của các ngân hàng ngày càng đa dạng: Các dịch vụ bán lẻ của NHTM Việt Nam ngày càng đa dạng, trở nên đồng đều hơn với việc triển khai của hầu hết các NHTM, tạo cho khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn. - Các sản phẩm của ngân hàng điện tử ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến: Năm 2004 chỉ có 3 NHTM triển khai dịch vụ Internet banking thì đến năm 2008 đã có 25 NHTM chủ yếu là cung cấp thông tin, thanh toán hoá đơn định kỳ, chuyển tiều trong hệ thống và tơi nay thì hầu hết các ngân hàng đều có, phổ biến rất nhiều các dịch vụ. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn. Riêng về dịch vụ Inernet banking, có thể thấy 2 vấn đề nổi lên: (1) khối NHTMCP nhanh và thực hiện toàn diện hơn các tiện ích của ngân hàng điện tử so với khối NHTMNN; (2) khối NHTM có yếu tố nước ngoài thực hiện dịch vụ này với các tiện ích và chất lượng vượt trội so với NHTM Việt Nam (HSBC Việt Nam được Global Finance bình chọn là ngân hàng có dịch vụ Inernet banking tốt nhất Việt Nam năm 2009). - Dịch vụ thẻ ngày càng trở nên phổ biến trong các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp với nhiều tiện ích, nhiều loại thẻ tín dụng. Việc chuyển từ thẻ từ sang sử dụng thẻ chip là một hướng đi đúng và cần thiết nhằm bảo toàn cho khách hàng, mặc dù cần đến công nghệ, nhân lực và chi phí. Theo thống kê của NHNN, hệ thống ngân hàng có gần 9.000 máy ATM, hơn 28.000 điểm chấp nhận thẻ (POS), 9/41 tổ chức đã phát hành và thanh toán bằng thẻ chip với hơn 28.000 thẻ. Hiện nay có 13.500 máy POS và 2.000 máy ATM đã chấp nhận thanh toán bằng thẻ chip. Riêng ACB đã phát hành hơn 38.000 thẻ tín dụng quốc tế và 205.000 thẻ thanh toán quốc tế cho đến nay. - Các dịch vụ tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh cả về danh mục và doanh số, tất cả NHTM của Việt Nam đều có sản phẩm cho vay tiêu dùng, đứng đầu là ACB và Techcombank. - Các sản phẩm liên kết, bán chéo sản phẩm tài chính, được triển khai ngày càng nhiều, ví dụ Bancasurrance (liên kết ngân hàng - bảo hiểm), đem lại khoản thu cho ngân hàng, phát triển khách hàng, tạo ra tiện ích đa dạng hơn. Các sản phẩm này được nhiều ngân hàng ứng dụng như BIDV, Vietcombank…Điều này không những có lợi cho khách hàng trong sử dụng các dịch vụ tài chính (tiết kiệm thời gian thanh toán phí bảo hiểm, được tư vấn bảo hiểm, thanh toán…) mà còn là mong muốn của các NHTM và công ty bảo hiểm nhằm thu hút tiền gửi, thu phí bảo hiểm và chi trả qua thẻ ATM. Việc hợp tác giữa Sacombank và PVN trong cho vay tiêu dùng và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, NH ABBank và Prudential Việt Nam (PVN) mở các điểm giao dịch ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, HDBank và ACE Life, Standard Chartered Bank - SCB và PVN… đã cho thấy triển vọng của dịch vụ bán chéo sản phẩm tài chính ở Việt Nam. Riêng Prudential đã thành công với mô hình này với hơn 70 quan hệ hợp tác ở 12 quốc gia châu Á. - Dịch vụ bán lẻ của NHTM phát triển dựa nhiều vào ứng dụng hệ thống công nghệ. Ngày càng nhiều NHTM Việt Nam ứng dụng công nghệ hiện đại với chi phí lớn và diện phủ sóng rộng. Công nghệ thông tin trở thành kênh phân phối quan trọng và không thể thiếu của các DVNH điện tử nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Các NHTM lớn như Vietinbank sử dụng hệ thống INCAS, Agribank sử dụng hệ thống IPCAS… trong toàn hệ thống. - Kênh phân phối truyền thống qua mạng lưới vẫn tiếp tục được mở rộng: Agribank với hơn 2000 chi nhánh, BIDV với 104 chi nhánh cấp 1, sở giao dịch và hàng trăm phòng giao dịch, Vietinbank với 2 SGD, 130 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch, Sacombank với 52 chi nhánh và 109 phòng giao dịch, Techcombank với 109 điểm giao dịch, ACB với 84 chi nhánh và phòng giao dịch,… 1.2. Phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh tại Việt Nam. 1.2.1 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp: Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, nhà cung cấp chính và có khả năng gây ra ảnh hưởng đối với ngân hàng là nhà cung cấp công nghệ. Một số nhân tố mà theo đó, nhà cung cấp công nghệ có khả năng gây sức ép với các ngân hàng kinh doanh dịch vụ bán lẻ. - Số lượng các nhà cung cấp công nghệ mang tính đặc thù: Với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các nhà cung cấp công nghệ đặc thù trong lĩnh vực ngân hàng tuykhông phổ biến nhưng ngày càng phát triển. Hiện nay, các nhà cung cấp công nghệ chủyếu từ nước ngoài nhưng thông qua hợp tác và thương mại quốc tế, ngân hàng trong nướccó thể tiếp cận với các nhà cung cấp công nghệ trên toàn thế giới. Nghĩa là điều này cũngkhông gây sức ép đặc biệt nào đối với ngân hàng trong nước. - Khả năng thay thế công nghệ và mức độ quan trọng của một loại công nghệ nhất định đối với ngân hàng: Mặc dù công nghệ là vô cùng quan trọng đối với dịch vụ bán lẻ của ngân hàng và mang tính đặc thù, nhưng khả năng thay thế là có thể do sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. - Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp liên quan đến các chi phí lớn khác: Mỗi công nghệ nhất định thường đi kèm với các trang thiết bị, chu trình, kỹ năng, thao tác nhất định. Do đó việc chuyển đổi nhà cung cấp công nghệ sẽ bắt buộc ngân hàng phải bỏ thêm rất nhiềukinh phí để thay thế các trang thiết bị kèm theo, chi phí cho chuyên gia, chi phí cho đào tạovà các chi phí chuyển đổi liên quan khác. Đó chính là cơ chế nhà cung cấp gây sức ép lên ngân hàng. Thực tế đây chính là một trong những lý do khiến cho khả năng đổi mới, nângcấp dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng Việt Nam hạn chế. Ba nhân tố trên gây sức ép đối với các ngân hàng nước ngoài không mạnh như đối với các ngân hàng trong nước do các ngân hàng nước ngoài tiềm lực tài chính mạnh và có nền tảng công nghệ cũng như khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại dễ dàng hơn. Mức độ khác biệt của các công nghệ ngân hàng bán lẻ: mức độ khác biệt càng lớn, sức mạnh của nhà cung cấp càng lớn do khả năng thay thế công nghệ khó khăn hơn. - Mức độ tương quan giữa chi phí cho công nghệ đầu vào và giá bán dịch vụ đầu ra: Nếu việc sử dụng một công nghệ mà chi phí cho nó ảnh hưởng lớn đến giá bán dịch vụ thì sức ép của nhà cung cấp công nghệ với ngân hàng càng lớn. 1.2.2 Quyền lực từ khách hàng. Trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, một số nguyên nhân có thể đưa khách hàng trở thành người nắm giữ quyền lực đáng kể - Chuyển sang sử dụng các sản phẩm cạnh tranh khác là đơn giản đối với khách hàng: Khách hàng hoàn toàn có quyền lựa chọn và thay thế dịch vụ đang sử dụng tại ngân hàng này sang ngân hàng khác mà không gặp hoặc gặp rất ít khó khăn, cản trở. Ngày hôm nay,khách hàng sử dụng thẻ thanh toán của Vietcombank, ngày hôm sau, họ hoàn toàn có thể chuyển sang sử dụng thẻ của Ocean Bank nếu họ cảm thấy mức độ thoả mãn cao hơn và không gặp phải rắc rối nào từ sự chuyển đổi đó. Sự liên thông của mạng lưới ngân hàng tự động cũng tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi. - Mức độ cần thiết, quan trọng của dịch vụ bán lẻ với khách hàng: Mặc dù thu nhập và trình độ dân trí của người dân ngày càng cao đã làm gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bán lẻ của ngân hàng, song vẫn tồn tại những quan điểm, thói quen trong một bộ phận lớn dân cư, doanh nghiệp khiến cho dịch vụ bán lẻ chưa trở thành nhu cầu thiết yếu. (ví dụ như thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán). Trình độ dân trí chưa đồng đều với mức độ hiện đại của dịch vụ ngân hàng; hạn chế trong tiếp xúc với công nghệ, máy móc hiện đại; tâm lý ngại sử dụng các sản phẩm mới khiến cho ngân hàng tiếp cận khách hàng khó khănhơn. Vô hình trung, khách hàng có một sức ép nhất định đối với dịch vụ bán lẻ của ngânhàng Khách hàng nhạy cảm với giá của dịch vụ: Chỉ cần sự thay đổi nhỏ hay sự khác biệt nhỏ về giá cả (hiểu rộng ra là lợi ích tài chính của khách hàng) giữa các ngân hàng cũng có thể khiến khách hàng thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ. Sở dĩ như vậy là do lĩnh vực bán lẻ hướng đến phục vụ số đông khách hàng, không phải là các sản phẩm xa xỉ. Đặc biệt là các sản phẩm bán lẻ mà giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tài chính của khách hàng như tín dụng cá nhân, tiền gửi tiết kiệm. Các dịch vụ nào khách hàng càng nhạy cảm với giá càng thúc đẩy hình thức cạnh tranh bằng giá hay lãi suất giữa các ngân hàng. - Chi phí chuyển đổi khách hàng liên quan đến chi phí của ngân hàng: Việc tập trung sản phẩm bán lẻ từ phân đoạn thị trường này sang phân đoạn thị trường khác thường làm phátsinh các chi phí liên quan: chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí thiết kế lại sản phẩm, chi phí cho chiến lược marketing, quảng cáo mới,… Nếu mối liên quan này càng chặt chẽchứng tỏ sức mạnh càng lớn của khách hàng. Mặc dù vậy, xét trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, đang có những nhân tố thuận lợi,làm hạn chế bớt sức mạnh của người mua. - Bên cạnh sự nhạy cảm về giá của khách hàng, ngày càng xuất hiện một lượng lớn khách hàng không coi yếu tố giá là quyết định, họ coi trọng hơn vấn đề chất lượng dịch vụ, các tiện ích của dịch vụ. Điều này tạo nên tính hấp dẫn cho thị trường bán lẻ và cũng tạo nênxu hướng cạnh tranh bằng cách tối đa hoá các tiện ích, tăng cường sự khác biệt và tạo thêmgiá trị gia tăng cho các dịch vụ bán lẻ. Đây chính là những “ràng buộc” để duy trì lòngtrung thành của khách hàng. Ví dụ, đối với dịch vụ thẻ, phí phát hành không quan trọng bằng các tiện ích mà khách hàng được hưởng khi sử dụng, được tư vấn cách chi tiêu cũngnhư thái độ ân cần, chu đáo của nhân viên ngân hàng. Hay đối với mỗi biến động tài chínhcủa khách hàng, ngân hàng đều có những tư vấn kịp thời và thiết kế sản phẩm phù hợp vớiđúng nhu cầu của khách hàng khi đó, sẽ càng khiến cho khách hàng “phụ thuộc” hơn, trungthành hơn với ngân hàng. - Khối lượng khách hàng lớn và giá trị mỗi giao dịch nhỏ: đặc điểm của sản phẩm bán lẻ là phục vụ số đông khách hàng, lợi nhuận thu được trên cơ sở số lượng giao dịch lớn. Vì vậy, thị trường đang phát triển với quy mô dân số lớn như Việt Nam thì khả năng gia tăng khách hàng là đáng kể. Giá trị trung bình mỗi giao dịch của dịch vụ bán lẻ nhỏ hơn nhiều so với dịch vụ bán buôn nên sự biến động của một số ít khách hàng không làm biến độngquá nhiều đến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng. - Sự sẵn có của thông tin khách hàng: Công nghệ truyền thông, thông tin hiện đại và sựsẵn sàng công khai thông tin của khách hàng cá nhân khiến cho việc tiếp cận khách hàng gặp phải rắc rối nào từ sự chuyển đổi đó. Sự liên thông của mạng lưới ngân hàng tự động cũng tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi. 1.2.3 Đối thủ tiềm ẩn: Trong một thị trường mà sự gia nhập của các doanh nghiệp mới càng dễ dàng thì sự cạnh tranh càng gay gắt. Lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung, ngân hàng bán lẻ nói riêng, việc gia nhập mặc dù phải đảm bảo những điều kiện tương đối nghiêm ngặt của Ngân hàng Nhà nước như yêu cầu về vốn, đội ngũ quản lý, hệ thống quản trị rủi ro,… nhưng trong điều kiện hội nhập quốc tế với cam kết mở cửa thị trường tài chính thì việc gia nhập là hoàn toàn có thể. Một số yếu tố có thể coi như rào cản đối với việc gia nhập vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.Các ngân hàng trong nước có thể tận dụng để bảo vệ mình trước sự gia nhập của các đối thủ mới - Lòng trung thành của khách hàng với những thương hiệu chính Thương hiệu được sử dụng như một rào cản với các đối thủ muốn gia nhập thị trường. Ví dụ, khi nhắc đến dịch vụ thẻ thanh toán, Vietcombank (ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam) được nhắcđến như một thương hiệu uy tín. Những khách hàng đã sử dụng thẻ của Vietcombank đa phần sẽ không muốn chuyển sang dịch vụ của ngân hàng khác. Đó có thể xem như một rào cản đối với các ngân hàng khác khi muốn thâm nhập vào thị trường thẻ thanh toán, đồngthời, cũng là một lợi thế cạnh tranh cần phát huy và duy trì của Vietcombank. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, rất ít ngân hàng thương mại trong nước khẳng định được ưu thế và thương hiệu vững chắc trên thị trường, chưa duy trì được lòng trung thành của khách hàng. - Lợi thế chi phí tuyệt đối Chi phí cố định cao và yêu cầu về vốn đầu tư: Việc đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị - nền tảng cơ bản để phát triển dịch vụ bán lẻ cùng với các chi phí về hạ tầng đi kèm khiến cho việc đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tốn kém chi phí đáng kể cho các ngân hàng. Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa là rào cản với các đối thủ là ngân hàng trong nước mới gia nhập, còn đối với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, điều này không thực sự có ý nghĩa - Khả năng “trả đũa” của các ngân hàng hiện tại: Đó là các giải pháp nhằm chống lại nguy cơ bị giảm thị phần, giảm lợi nhuận do sự gia nhập của đối thủ mới (không tính đến các biện pháp “trả đũa” bất hợp pháp) như giảm phí, thay đổi lãi suất, tăng cường hoạt độngkhuyến mại, chiêu thức lôi kéo khách hàng,… Các ngân hàng thương mại trong nước chưa có nhiều phương thức đa dạng và thực sự hấp dẫn để lôi kéo khách hàng, tiềm lực tài chính cũng là một vấn đề hạn chế khiến cho việc giảm phí sản phẩm hay hoạt động khuyến mạikhó theo kịp ngân hàng nước ngoài. - Các quy định của Chính phủ: Lĩnh vực tài chính nói chung là một lĩnh vực nhạy cảm, chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước. Tuy nhiên, rào cản này cũng không phải bất khả xâm phạm mà đã được nới lỏng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, các ngân hàng thương mại trong nước không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước để né tránh việc cạnh tranh quốc tế. Ví dụ ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài từ năm 2008. Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên trong tương lai. Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp, đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập ngân hàng trở lại. - Chi phí chuyển đổi Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ. Một yếu tố có thể làm tăng chi phí chuyển đổi lên một chút và tạo một lợi thế cạnh tranh cho các ngân hàng đang hoạt động là hệ thống phân phối. Các ngân hàng thành lập sau này sẽ gặp khá nhiều rắc rối trong việc tìm một địa điểm ưng ý để đặt văn phòng chính cũng như các chi nhánh văn phòng giao dịch bởi vì các vị trí đẹp và tiện lợi đều đã bị các ngân hàng đang hoạt động dành mất. Tuy vậy, các ngân hàng thành lập sau này vẫn có thể dựa vào lợi thế công nghệ để phát triển hệ thống kinh doanh của mình thông qua Internet banking hoặc hệ thống ATM. 1.2.4 Sản phẩm thay thế. Với sự hấp dẫn của thị trường tài chính cá nhân thì ngày càng có nhiều tổ chức, không chỉ có ngân hàng mà cả các tổ chức phi ngân hàng tham gia cung ứng các dịch vụ bán lẻ nhưcông ty bảo hiểm, bưu điện, các quỹ, các công ty tài chính,… Điều này làm gia tăng sự sẵn có của các sản phẩm thay thế. Cơ bản mà nói, các sản phẩm và dịch vụ của ngành ngân hàng Việt Nam có thể xếp vào 5 loại: • Là nơi nhận các khoản tiền (lương, trợ cấp, cấp dưỡng…) • Là nơi giữ tiền (tiết kiệm…) • Là nơi thực hiện các chức năng thanh toán • Là nơi cho vay tiền • Là nơi hoạt động kiều hối Đối với khách hàng doanh nghiệp, nguy cơ ngân hàng bị thay thế không cao lắm do đối tượng khách hàng này cần sự rõ ràng cũng như các chứng từ, hóa đơn trong các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hàng này thường chuyển sang sử dụng một ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng. Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt khiến cho người tiêu dùng Việt Nam thường giữ tiền mặt tại nhà hoặc nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm. Ngay ở các siêu thị, người tiêu dùng cũng phải chờ đợi nhân viên đi lấy máy đọc thẻ hoặc đi tới một quầy khác khi muốn sử dụng thẻ để thanh toán. Chính sự bất tiện này cộng với tâm lý chuộng tiền mặt đã khiến người tiêu dùng muốn giữ và sử dụng tiền mặt hơn là thông qua ngân hàng. Ngoài hình thức gửi tiết kiệm ở ngân hàng, người tiêu dùng Việt Nam còn có khá nhiều lựa chọn khác như giữ ngoại tệ, đầu tư vào chứng khoán, các hình thức bảo hiểm, đầu tư vào kim loại quý (vàng, kim cương…) hoặc đầu tư vào nhà đất. Đó là chưa kể các hình thức không hợp pháp như “chơi hụi”. Không phải lúc nào lãi suất ngân hàng cũng hấp dẫn người tiêu dùng. 1.2.5 Cạnh tranh nội bộ ngành. Lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại sự ganh đua quyết liệt dưới nhiều hình thức. Một số nhân tố thể hiện mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện tại: - Ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường bán lẻ, coi bán lẻ là định hướng phát triển. [...]... thống ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) đã có nhiều thay đổi quan trọng Sự xuất hiện của các ngân hàng (NH) 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh NH đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam (VN) phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển Tuy nhiên, chính sức ép của cạnh tranh và hội nhập sẽ buộc các ngân hàng Việt Nam phải... thu hút các ngân hàng mà còn các tổ chức phi ngân hàng khác(bảo hiểm, bưu điện, công ty đầu tư, công ty chứng khoán, ) Hiện nay Việt Nam có khoảng 39 NHTM, 14 Ngân hàng có 100% vốn nước, 6 ngân hàng lien hoanh và 2 ngân hàng chính sách nhà nước Trong bối cảnh đó, khối NHTM Việt Nam không thể ngồi yên hưởng lợi thế sân nhà như trước kia, nhiều ngân hàng xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ... các ngân hàng không quá khác biệt do tính chất chuẩn hoá của các sản phẩm bán lẻ Đồng lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam thời, hiện nay các ngân hàng đều cung cấp gần như đầy đủmột danh mục các sản phẩm tài chính cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng - Tương ứng với sự đa dạng của các loại dịch vụ, hình thức cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. .. khách hàng mới, dẫn đến cường độ cạnh tranh có thể giảm đi Cường độ canh tranh của các ngân hàng càng tăng cao khi có sự xuất hiện của nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài Ngân hàng nước ngoài thường sẵn có một phân khúc khách hàng riêng, đa số là doanh nghiệp từ nước họ Họ đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở những thị trường khác và khi khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng. .. nhiều nước của ngân hàng ngoại Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này, các ngân hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nhân sự… khá quy mô Lợi thế của ngân hàng trong nước là mối quan hệ mật thiết với khách hàng có sẵn Ngân hàng trong nước sẵn sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan trọng của họ 2 Chiến lược cho ngành ngân hàng hiện nay:... ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi can thiệp của các cơ quan chính quyền, tình trạng tài chính yếu kém, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ ngân hàng tụt hậu so với các nước, nợ khó đòi cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định đã đặt hệ thống ngân hàng vào tình thế rủi ro khá cao Đẩy mạnh hội nhập ngân hàng, ... lại, tác động xấu tới ngành ngân hàng nhưng thị trường Việt Nam chưa được khai phá hết, tiềm năng còn rất lớn Ảnh hưởng tạm thời của cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng mới, dẫn đến việc cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên Nhưng khi khủng hoảng kinh tế qua đi, với một thị trường tiềm năng còn lớn như Việt Nam, các ngân hàng sẽ tập trung khai phá... mạnh hội nhập ngân hàng, xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh là cách tốt nhất cho nền kinh tế đang cần vốn như Việt Nam từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn theo định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Vì vậy, lĩnh vực ngân hàng cần nhanh chóng hội nhập cùng với hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới, xây dựng hệ thống ngân hàng có năng lực cạnh tranh vững mạnh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn... vụ mới, phương thức phân phối hiệu quả, tăng cường mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng Việc gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho thị trường tài chính Việt Nam Tuy nhiên bên cạnh đó, đầu tư trong lĩnh vực tài chính -ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mại của Việt Nam Năm 2012 là một năm khó khăn với nề kinh tế chung Nhưng hiện nay, các... cho các ngân hàng thương mại trong nước phát triển, mở rộng thị phần, đương đầu với những sự cạnh tranh từ các đối thủ có tầm vóc và quy mô quốc tế Sân nhà là 1 lợi thế, tuy nhiên nếu không có 1 chiến lược cạnh tranh bán lẻ đúng đắn, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ rất khó để củng cố vị thế về thị phần tại thị trường Việt Nam Chính vì thế,nắm bắt được cơ hội, đánh giá đúng nhân tố cạnh tranh, . tài: Cấu trúc cạnh tranh ngân hàng Việt Nam. 1. Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter vào phân tích cấu trúc cạnh tranh ngành ngân hàng tại Việt Nam. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh. độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các NH Việt Nam (VN) phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, chính sức ép của cạnh tranh và hội nhập sẽ buộc các ngân hàng Việt Nam. tại Việt Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng thương mại nội địa, số ngân

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan