1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM

34 478 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 716,39 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM Phân tích chính sách thuế là môn học trang bị cho người học những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết để khám phá các vấn đề như thuế tác động đến tiết kiệm và đầu tư, hành vi người tiêu dùng, cung lao động, sự giàu có, tài sản và thương mại. Vì vậy, môn học này được đưa vào giảng dạy và là môn học bắt buộc trong giai đoạn chuyên ngành của chương trình cao học.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỀ TÀI: THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM TP. Hồ Chí Minh Tháng 10/2013 GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng LỚP : CH Ngày 4 - TCDN K22 Nhóm 5 1. Hà Thị Sen 2. Vũ Huỳnh Phương 3. Võ Thị Hà 4. Nguyễn Thị Thanh Túy 5. Vương Thị Hồng Lâm 6. Võ Hoàng Mẫn 7. Trần Thị Bích Kiều LỜI CẢM ƠN Phân tích chính sách thuế là môn học trang bị cho người học những quan điểm, nhận thức, phương pháp và công cụ cần thiết để khám phá các vấn đề như thuế tác động đến tiết kiệm và đầu tư, hành vi người tiêu dùng, cung lao động, sự giàu có, tài sản và thương mại. Vì vậy, môn học này được đưa vào giảng dạy và là môn học bắt buộc trong giai đoạn chuyên ngành của chương trình cao học. Lời đầu tiên, lớp TCDN ngày K22 xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường ĐH Kinh tế TP HCM đã tạo điều kiện tốt nhất cho học viên có môi trường học tập và trau dồi thêm kiến thức môn học này. Các thành viên của Nhóm cũng xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Ngọc Hùng, người thầy với tất cả sự nhiệt tình, yêu nghề đã truyền đạt những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu cho lớp TCDN Ngày – K22 cũng như hướng dẫn tận tình và cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo cho nhóm hoàn thành đề tài này. Và cuối cùng, trong quá trình tìm hiểu về đề tài, mỗi thành viên trong nhóm đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, cả nhóm mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy và các bạn. Trân trọng! MỤC LỤC PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN II: NỘI DUNG 2 2.1 Lý thuyết truyền thống 2 2.1.1 Mô hình giản đơn- Mô hình tiêu dùng của Fisher 2 2.1.2 Phân tích chính sách thuế tác động đến hành vi tiết kiệm 4 2.1.2.1 Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập của thuế đánh vào lãi tiết kiệm 4 2.1.2.2 Tác động thuế đến hành vi tiết kiệm 4 2.1.3 Minh chứng lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm: 6 2.1.4 Tác động của thuế đánh vào lãi tiết kiệm trong điều kiện có lạm phát 6 2.2 Mô hình tiết kiệm khác 9 2.2.1 Mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro 9 2.2.2 Mô hình tự kiểm soát 10 2.3 Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm hưu trí (chính sách ưu đãi thuế đối với tiết kiệm) 11 2.3.1 Các phương thức của chính sách ưu đãi thuế đối với tiết kiệm hưu trí 12 2.3.1.1 Tài khoản 401(k) 12 2.3.1.2 Tài khoản hưu trí cá nhân (Indiviđual retirement account-IRA) 13 2.3.1.3 Tài khoản Keough 14 2.3.2 Tại sao chính sách ưu đãi thuế lại tăng mức sinh lời của tiết kiệm 17 2.3.3 Hiệu ứng lý thuyết đến tiết kiệm hưu trí được ưu đãi thuế 17 2.4 Chính sách ưu đãi thuế đối với tiết kiệm tại Việt nam 23 2.4.1 Quy định đánh thuế vào lãi tiết kiệm tại Việt Nam 23 2.4.2 Chính sách ưu đãi thuế đối với tiết kiệm hưu trí tại Việt Nam 25 PHẦN III: KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Quyết định lựa chọn tiêu dùng theo thời gian khi chưa có thuế ………… ….2 Bảng 2: Quyết định lựa chọn tiêu dùng theo thời gian khi có thuế……………………… 4 Bảng 3: Tác động ròng giữa hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thu nhập …………………………………………………………………………………… 5 Bảng 4: Ảnh hưởng của thuế đến thu nhập thực ……………………………………….7 Bảng 5: Thuế đánh vào lãi tiết kiệm trong môi trường lạm phát ………………………8 Bảng 6: So sánh các tài khoản tiết kiệm hưu trí …………………………………… 14 Bảng 7: Dự đoán dòng tiền khi không đánh thuế vào lãi tiết kiệm ……………… 15 Bảng 8; Dự đoán dòng tiền công cụ IRA – đánh thuế khi rút lãi 1 lần …………… 16 Bảng 9: Dự đoán dòng tiền khi sử dụng công cụ tiết kiệm thông thường – đánh thuế ngay trên lãi khi được thanh toán …………………………………………………….16 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Đánh thuế và quyết định lựa chọn theo thời gian 3 Hình 2.2: Ưu đãi thuế và đánh đổi tiêu dùng theo thời gian 18 Hình 2.3: IRAs và quyết định tiêu dùng theo thời gian 19 Hình 2.4: Người tiết kiệm thấp 20 Hình 2.5: Người tiết kiệm cao 21 Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Nhóm TH: Nhóm 5 – TCDN ngày 4 – K22 Page 1 PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU Thuế là một khoản chuyển giao nguồn lực bắt buộc thông qua chính phủ. Hai loại thuế chủ yếu là gián thu thông qua hàng hóa và thuế trực thu thông qua thuế thu nhập. Thuế thu nhập là loại thuế có tính nhạy cảm nhất đối với đời sống của các tầng lớp dân cư. Ở các nước phát triển, thuế thu nhập là nguồn thu chủ yếu của Chính Phủ, trong khi đó các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam thì thuế thu nhập chưa thể đóng vai trò chính trong nguồn thu ngân sách. Các nghiên cứu cho thấy các hệ thống thuế gây ảnh hưởng ít nhiều đến tài chính, hành vi người tiêu dùng và cả người sản xuất. Trong đó thuế đánh vào tiết kiệm đã được áp dụng rộng rãi ở một số quốc gia trên thế giới, là một bước trong tiến trình phát triển hệ thống thuế Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra : Liệu cấu trúc thuế thu nhập có làm giảm khối lượng tiết kiệm của người dân hay không ? Chính phủ có nên sử dụng luật thuế để khuyến khích người dân tíêt kiệm hơn? Nếu có, các khuyến khích nên được cấu trúc như thế nào? Và cũng đã có những nghiên cứu về các quyết định tiết kiệm. Một trong những các tranh luận chính sách ở Mỹ và thế giới là vai trò thích hợp của thuế đánh vào thu nhập từ vốn, tức là thuế đánh trên sự sinh lợi của tiết kiệm. Còn đối với Việt Nam thì vấn đề này ra sao, đang nghiên cứu, đã áp dụng hay không phù hợp với nền kinh tế. Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích các mô hình lý thuyết về chính sách thuế đánh vào lãi tiết kiệm, nhằm làm rõ những tác động đến hành vi của người tiêu dùng trong tiết kiệm và tiêu dùng. Từ đó làm tiền đề cho các tổng hợp thực tiễn tiếp cũng như là cơ sở đề xuất ý kiến cho các chính sách trong tương lai. Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Nhóm TH: Nhóm 5 – TCDN ngày 4 – K22 Page 2 PHẦN II: NỘI DUNG 2.1 Lý thuyết truyền thống 2.1.1 Mô hình giản đơn- Mô hình tiêu dùng của Fisher * Các giả định - Tổng thu nhập của cá nhân là không đổi - Thuế suất đánh vào lãi tiết kiệm là thuế tỉ lệ - Người tiêu dùng nhìn xa trông rộng: tiêu dùng hiện tại phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng có được trong tương lai. Hàm ý rằng heo lý thuyết truyền thống về tiết kiệm, vai trò của tiết kiệm là ổn định tiêu dùng theo thời gian. - Cuộc đời con người chia thành 2 giai đoạn: (i) Làm việc (ii) Nghỉ hưu - Tổng tiêu dùng cả hai giai đoạn bằng tổng thu nhập của cả hai giai đoạn. Do các cá nhân ưa thích việc ổn định tiêu dùng theo thời gian hơn, nên họ sẽ giảm chi tiêu trong những lúc thu nhập cao để tăng chi tiêu trong những lúc thu nhập nhận được thấp thông qua tiết kiệm. Như vậy, vai trò của tiết kiệm là ổn định tiêu dùng. * Mô hình Mô hình này nhấn mạnh việc lựa chọn cách thức phân bổ tiêu dùng cá nhân theo thời gian. Chúng ta làm việc hôm nay để tài trợ cho tương lai, tức là sự đánh đổi giữa lựa chọn tiết kiệm và tiêu dùng hiện tại. Thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của cá nhân trong các giai đoạn thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Quyết định lựa chọn tiêu dùng theo thời gian khi chưa có thuế (i) Làm việc (ii) Nghỉ hưu Thu nhập Y 0 Chi tiêu C W C R = S * (1+r) Tiết kiệm Y- C W 0 Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Nhóm TH: Nhóm 5 – TCDN ngày 4 – K22 Page 3 Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Tài chính Công và Phân tích chính sách thuế - Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010) Điểm A là giao điểm giữa đường ngân sách BC 1 và đường bàng quan IC 1 – đây cũng là điểm tiêu dùng tối ưu của người lao động khi chưa bị đánh thuế vào tiết kiệm. Khi đó độ dốc đường bàng quan là –(1+r) thể hiện chi phí cơ hội của việc đánh đổi tiêu dùng trong giai đoạn thứ nhất là thu nhập từ tiền lãi lý ra nhận được nếu tiết kiệm để tiêu dùng trong giai đoạn thứ 2. Hình 2.1 Đánh thuế và quyết định lựa chọn theo thời gian Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Tài chính Công và Phân tích chính sách thuế - Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010) Khi chính phủ đánh thuế vào thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm, thu nhập, chi tiêu và tiết kiệm của cá nhân trong các giai đoạn được thế hiện trong bảng sau: S Tiêu dùng giai đoạn 2, C R Tiêu dùng giai đoạn 1, C w Y C 1 R A Y(1+r) S(1+r) C 1 W B C 2 R S(1+r(1-t)) Y(1+r(1-t)) Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Nhóm TH: Nhóm 5 – TCDN ngày 4 – K22 Page 4 Bảng 2: Quyết định lựa chọn tiêu dùng theo thời gian khi có thuế (i) Làm việc (ii) Nghỉ hưu Thu nhập Y 0 Chi tiêu C W C R = S * [1+r(1-t)] Tiết kiệm Y- C W 0 Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Tài chính Công và Phân tích chính sách thuế - Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010) Khi Chính phủ đánh thuế, đường ngân sách trở nên phẳng hơn, từ BC 1 thành BC 2 . Độ dốc đường giới hạn ngân sách giảm từ (1+r) thành [1+r(1-t)] Đường ngân sách phẳng hơn phản ánh giá cả giá cả tiêu dùng trong giai đoạn thứ nhất giảm đi: chi phí cơ hội của việc tiêu dùng trong giai đoạn thứ nhất giảm vì mỗi đồng tiết kiệm giờ đây mang lại ít tiêu dùng trong giai đoạn thứ hai. 2.1.2 Phân tích chính sách thuế tác động đến hành vi tiết kiệm 2.1.2.1 Hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập của thuế đánh vào lãi tiết kiệm Thuế đánh vào lãi tiết kiệm luôn gây ra hai hiệu ứng, hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Hiệu ứng thay thể xảy ra khi chính phủ đánh thuế vào lãi tiết kiệm, làm cho lãi thu được từ khoản tiết kiệm của cá nhân giảm xuống. Một nhóm người tiêu dùng hiện tại sẽ thích tiêu dùng ở hiện tại hơn và do đó gia tăng mức tiêu dùng trong giai đoạn thứ nhất lên. Điều này dẫn đến tiết kiệm giảm. Đồng thời, thuế đánh vào lãi tiết kiệm gây ra hiệu ứng giảm thu nhập trong giai đọng nghỉ hưu của cá nhân sụt giảm. Cá nhân giờ đây trở nên nghèo hơn ở tất cả các mức tiết kiệm vì tiền lãi trên mỗi đồng tiết kiệm giảm đi. Do vậy, một nhóm người tiêu dùng hiện tại sẽ có khuynh hướng điều chỉnh giảm mức tiêu dùng ở hiện C R . Đây chính là tác động của hiệu ứng thu nhập. 2.1.2.2 Tác động thuế đến hành vi tiết kiệm Bởi vì hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập diễn ra theo 2 hướng trái ngược nhau nên hiệu ứng ròng đánh thuế vào tiền lãi tiết kiệm có thể dẫn đến 3 trường hợp: [...]... lợi ích của việc trì hoãn thuế, ta phân tích ước lượng dòng tiền với các phương thức đánh thuế theo ví dụ sau: Ví dụ 2: Cho các thông tin: Thu nhập cá nhân sau thuế: 10,000,000 Gửi tiết kiệm hưu trí: 10%/năm Lãi suất tiết kiệm : 14%/ năm Thuế suất tiết kiệm : 5% Bảng 7: Dự đoán dòng tiền khi không đánh thuế vào lãi tiết kiệm Dự đoán Dòng tiền khi không đánh thuế vào tiết kiệm Năm Vốn gốc 0 1 2 3 4... chính sách khuyến khích tiết kiệm Tuy nhiên, riêng đối với Việt Nam, chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm vẫn còn yếu kém Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm như ưu đãi thuế, miễn thuế, và đánh thuế sau khi trừ đi các khoản đóng góp vào quỹ tiết kiệm như quỹ hưu trí làm cho người dân có động lực hơn trong việc tiết kiệm Nhưng để tránh thất thu thuế, thâm hụt ngân sách nhà nước thì sau... – TCDN ngày 4 – K22 Page 17 Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Hình 2.2 : Ưu đãi thuế và hành vi tiết kiệm Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Tài chính Công và Phân tích chính sách thuế - Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010) Khi tiết kiệm hưu trí được thực hiện dưới hình thức được ưu đãi thuế, tiền tiết kiệm bị đánh thuế ở mức nhẹ hơn nhiều bởi vì thuế sẽ không phải trả cho đến... sau: Lãi suất thực (r) = Lãi suất danh nghĩa (i) – tỷ lệ lạm phát Nhóm TH: Nhóm 5 – TCDN ngày 4 – K22 Page 7 Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Bảng 5: Thuế đánh vào lãi tiết kiệm trong môi trường lạm phát Tỷ lệ Tình lạm huống phát Không Thuế Lãi Tổng Giá suất Tiết suất Tiền nguồn mỗi túi đ/v kiệm danh lãi lực sau không thuế khí tiền lãi nghĩa Số lượng túi không khí 0% Lạm phát Lãi. .. toán, phương thức tiết kiệm đánh thuế khi rút lãi sẽ có số tiền nhận được khi rút lãi lớn hơn Chứng tỏ rằng với việc miễn thuế đánh vào tiền lãi tiết kiệm qua các năm, chỉ bị đánh thuế khi người tiêu dùng rút lãi ra đã khuyến khích người tiêu dùng ưa thích việc tiết kiệm hơn vì tạo ra thu nhập nhận được sau cùng lớn hơn 2.3.2 Tại sao chính sách ưu đãi thuế lại tăng mức sinh lời của tiết kiệm Như ví dụ... S3 Page 5 Y Thuế đánh vào lãi tiết kiệm GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình Tài chính Công và Phân tích chính sách thuế - Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2010) 2.1.3 Minh chứng lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm: Không giống như lý thuyết thực nghiệm về cung lao động, có ít sự đồng tình về tác động của thuế hay tác động của lãi suất đến các quyết định tiết kiệm Các ước... ngân sách trong ngắn hạn 2.4 Chính sách ưu đãi thuế đối với tiết kiệm tại Việt nam 2.4.1 Quy định đánh thuế vào lãi tiết kiệm tại Việt Nam Theo Luật Quản lý Thuế của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Thuế trực thu là thuế mà người chịu thuế và người nôp thuế là một, ví dụ như thuế. .. thấy với chính sách ưu đãi thuế làm tăng mức sinh lợi của tiết kiệm Bởi vì nếu việc tiết kiệm không được ưu đãi thuế thì bạn sẽ trả thuế khi bạn kiếm được tiền Chính phủ sẽ lấy tiền thuế đó, gửi vào ngân hàng và kiếm đưọ'c tiền lãi trên tiền thuế mà bạn đã trả Nhưng với tiền tiết kiệm hưu trí được ưu đãi thuế, bạn sẽ giữ lại toàn bộ số thuế mà lý ra bạn phải nộp trên tiền đóng góp ban đầu và tiền lãi nhận... miễn thuế Về vấn đề, hiện nay đang có 2 quan điểm trái ngược nhau và rất khó thống nhất với nhau về việc đưa thu nhập từ lãi gửi tiết kiệm vào thu nhập chịu thuế * Quan điểm hưởng ứng việc đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế Quan điểm này đưa ra các vấn đề phát sinh nếu không đánh thuế vào tiền lãi tiết kiệm: Thứ nhất, việc định nghĩa và xác định như thế nào là tiền gửi tiết kiệm. .. mức lãi suất thỏa đáng của một người tiết kiệm nào đó Bên cạnh đó, lãi suất của bất kỳ dạng tiết kiệm nào cũng thay đổi theo thời gian với cách thức như nhau cho tất cả mọi người Ngoài ra, sự co giãn của tiết kiệm theo lãi suất sau thuế là tham số quyết định đối với các nhà phân tích chính sách và cần có những nghiên cứu thêm để xác định mức độ tác động của lãi suất đến tiết kiệm 2.1.4 Tác động của thuế . “hãy tiết kiệm cho tưong lai nhiều hơn” (Save Morc Tomorrovv). Người lao động được quyền chọn lựa tiết kiệm theo cam kết dành một phần thu nhập tăng thêm trong tương lai cho tiết kiệm hưu trí. rộng: tiêu dùng hiện tại phụ thuộc vào thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng có được trong tương lai. Hàm ý rằng heo lý thuyết truyền thống về tiết kiệm, vai trò của tiết kiệm là ổn định tiêu. thức phân bổ tiêu dùng cá nhân theo thời gian. Chúng ta làm việc hôm nay để tài trợ cho tương lai, tức là sự đánh đổi giữa lựa chọn tiết kiệm và tiêu dùng hiện tại. Thu nhập, chi tiêu và tiết

Ngày đăng: 17/11/2014, 16:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Quyết định lựa chọn tiêu dùng theo thời gian khi chưa có thuế - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Bảng 1 Quyết định lựa chọn tiêu dùng theo thời gian khi chưa có thuế (Trang 8)
Hình 2.1 Đánh thuế và quyết định lựa chọn theo thời gian - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Hình 2.1 Đánh thuế và quyết định lựa chọn theo thời gian (Trang 9)
Bảng 3: Tác động ròng giữa hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Bảng 3 Tác động ròng giữa hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập (Trang 11)
Bảng 4: Ảnh hưởng của thuế đến thu nhập thực - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Bảng 4 Ảnh hưởng của thuế đến thu nhập thực (Trang 13)
Bảng 6: So sánh các tài khoản tiết kiệm hưu trí  Đặc điểm  Tài khoản 401 (k)  Tài khoản IRA  Tài khoản Keough - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Bảng 6 So sánh các tài khoản tiết kiệm hưu trí Đặc điểm Tài khoản 401 (k) Tài khoản IRA Tài khoản Keough (Trang 20)
Bảng 7: Dự đoán dòng tiền khi không đánh thuế vào lãi tiết kiệm - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Bảng 7 Dự đoán dòng tiền khi không đánh thuế vào lãi tiết kiệm (Trang 21)
Bảng 9: :  Dự đoán dòng tiền khi sử dụng công cụ tiết kiệm thông thường – đánh thuế  ngay trên lãi - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Bảng 9 : Dự đoán dòng tiền khi sử dụng công cụ tiết kiệm thông thường – đánh thuế ngay trên lãi (Trang 22)
Hình 14.4 cho thấy ảnh hưởng của IRA đến đường giới hạn ngân sách của cô. Ban đầu,  đường  giới  hạn  ngân  sách  sau  thuế  giữa  việc  tiêu  dùng  ở  giai  đoạn  thứ  nhất  và  giai  đoạn thứ hai của cô là BC2 hay đường AB, có độ dốc là -(1+r x[1-t]) vớ - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Hình 14.4 cho thấy ảnh hưởng của IRA đến đường giới hạn ngân sách của cô. Ban đầu, đường giới hạn ngân sách sau thuế giữa việc tiêu dùng ở giai đoạn thứ nhất và giai đoạn thứ hai của cô là BC2 hay đường AB, có độ dốc là -(1+r x[1-t]) vớ (Trang 24)
Hình 2.3: IRAs và quyết định tiêu dùng theo thời gian - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Hình 2.3 IRAs và quyết định tiêu dùng theo thời gian (Trang 25)
Hình 2.4: Người tiết kiệm thấp - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Hình 2.4 Người tiết kiệm thấp (Trang 26)
Hình 2.5: Người tiết kiệm cao - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ, THUẾ ĐÁNH VÀO LÃI TIẾT KIỆM
Hình 2.5 Người tiết kiệm cao (Trang 27)
w