Đạo đức kinh doanh
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1 Lời mở đầu Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và cũng là vấn đề gây nhiều hiểu nhằm nhất trong xã hội kinh doanh hiện nay. Trong vòng hơn 20 năm vừa qua, đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều quan tâm. Ngày nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũng được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp - từ hoạt động marketing đến bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp và không thể hoạt động ngoài vòng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp luật xã hội không cấm. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững. Việc xây dựng đạo đức kinh doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là nhiệm vụ cần được quan tâm, coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chính vì điều này mà nhóm em chọn đề tài “Đạo đức kinh doanh”. Trong quá trình làm bài không tránh khỏi những thiếu sót,mong thầy cô và các bạn đóng góp để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn. Phương pháp nghiên cứu: Nhận diện các vấn đề đạo đức; Nghiên cứu các hành vi đạo đức trong kinh doanh; Xậy dựng đạo đức trong kinh doanh; Đưa ra biện pháp khắc phục và giải quyết các hạn chế và thiếu sót. Thông tin được thu thập từ: Sách “ Đạo đức kinh doanh & Văn hóa doanh nghiệp” “PGS.TS.Nguyễn Mạnh Quân” 2 Website:http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-dao-duc-kinh- doanh 316958.html Website:http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/dao-duc-kinh-doanh-tai-viet- nam-thuc-tai-va-giai-phap.316952.html Và một số thông tin từ các website khác. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Phần 1. Khái niệm đạo đức và kinh doanh A. Đạo đức: 1. Đạo đức là gì? Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác và với xã hội. 2. Sự khác nhau giữa đạo đức và luật pháp: ĐẠO ĐỨC LUẬT PHÁP Tính cưỡng chế Tự nguyện Bắt buộc Thể hiện văn bản Không Có Phạm vi điều chỉnh Rộng bao quát mọi lĩnh vưc của thế giới tinh thần . Hẹp chỉ điều chỉnh hành vi liên quan đến chế độ xã hội, chế độ nhà nước . Đạo lý đúng đắn tồn tại bên trên luật. Chỉ làm rõ những mẫu số chung nhỏ nhất của các hành vi hợp lẽ phải. B. Kinh doanh: 1. Kinh doanh là gì? Kinh doanh là toàn bộ hay một phần quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ đến cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Là hoạt động kinh tế xã hội thường ngày. 2. Các loại hình kinh doanh: a. Sản xuất kinh doanh: Là hoạt động của các doanh nghiệp chế tạo các sản phẩm cho xã hôi, bán được trên thị trường và đạt một mức lời nhất định. b. Thương mại: Góc ở chữ “mãi mại”, mua ở chỗ nhiều, bán ở chỗ ít; mua ở chỗ rẻ, bán ở chỗ đắt. Thương mại không chỉ đơn thuần là hành vi mua bán hàng hóa, mà còn là các dịch vụ mua bán như: môi giới, đại lý … và xúc tiến thương mại. c. Dịch vụ: Là các hoạt động đáp ứng nhu cầu con người một cách hợp pháp để hưởng thù lao. Ngày nay, tỷ lệ dịch vụ đóng góp vào GDP của các quốc gia phát triển rất cao. d. Đầu tư: Phải góp vốn cụ thể để làm ăn chính đáng thì mới gọi là đầu tư. Có đầu tư trong nước và nước ngoài: đầu tư trực tiếp FDI và đầu tư gián tiếp FII . 3. Vấn đề xã hội của hoạt động kinh doanh: Hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi công dân và an sinh xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết như: Những vấn đề này cần được giải quyết như thế nào? a. Lợi nhuận: Lợi nhuận ngày nay phải hiểu là “hai bên cùng có lợi”, lợi ích cá nhân phải đặt trong nhiệm vụ xã hội. b. Cạnh tranh: Cạnh tranh luôn phải đặt trong lợi ích xã hội để không làm thiệt hại quyền lợi người tiêu dung, mà phải tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn. c. Môi trường: Sản xuất ngày nay nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Phần 2. Đạo đức kinh doanh: A. Sơ lược đạo đức kinh doanh: I. Khái niệm đạo đức kinh doanh: Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Vấn đề xã hội Cạnh tranh Lợi nhuận Môi trường II. Lịch sử phát triển của đạo đức kinh doanh: 1. Ở phương Đông, theo quan điểm nho giáo thì hoạt động kinh doanh không được xem trọng do tư tưởng trọng nông. Phường buôn bán là những kẻ tiểu nhân, ti tiện. Hành vi “buôn bán” bị coi rẻ, bị đánh đồng với các hành vi “lừa đảo”. “Đồ con buôn!” là một câu chửi rất nặng nề ở miền bắc Việt Nam cách đây 30 năm. 2. Ở phương Tây, đạo đức kinh doanh xuất phát từ tín điều tôn giáo: a. Luật tiên tri Mose Law) – Do Thái giáo: Tới mùa thu hoạch không nên gặt hết. Ngày Sabbath chủ và thợ được nghỉ. Sau 50 năm, mọi món nợ được hủy bỏ. b. Giáo hội công giáo đề ra tiêu chuẩn: Tiền nào của nấy. Không trả lương cho thợ dưới mức có thể sống được. c. Luật hồi giáo ngăn cản việc cho vay lãi. 3. Đạo đức kinh doanh thời cận đại: a. Nhiều tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh đã được luật hóa: Luật chống độc quyền Sherman - act of America 1896 . Luật tiêu chuẩn chất lượng. Luật bảo vệ người tiêu dùng. b. Hoa Kỳ 1900 – 1970: Trước 1960: Giáo hội đề nghị mức lương công bằng, quyền công dân, quan tâm mức sống và các giá trị khác. Năm 1963, Kennedy đã đưa ra thông báo đặc biệt bảo vệ người tiêu dùng. Năm 1965, yêu cầu ngành ôtô coi trọng sự an toàn và sự sống của người sử dụng. Năm 1970, luật về kiểm tra phóng xạ, luật về nước sạch, luật về chất độc hại. c. Hoa Kỳ - thập niên 1970s: Đạo đức kinh doanh trở thành một lĩnh vực nghiên cứu. Bắt đầu viết và giảng dạy về trách nhiệm xã hội, những nguyên tắc cần được áp dụng trong kinh doanh. Thành lập trung tâm nghiên cứu đạo đức kinh doanh. Cuối những năm 70, bùng nổ vấn nạn hối lộ, quảng cáo lừa gạt, thông đồng cấu kết với nhau để đặt giá: đạo đức kinh doanh đã trở thành vấn đề nóng của xã hội. d. Hoa Kỳ - thập niên 1980s: Hơn 30 cơ quan nghiên cứu đạo đức kinh doanh được thành lập. 500 khóa học và 70.000 sinh viên được học về đạo đức kinh doanh ở các trường Đại học ở Mỹ. Các công ty lớn như Johnson & Jondson, Carterpilar đã thành lập ủy ban đạo đức và chính sách xã hội để giải quyết những vần đề trong công ty. e. Hoa Kỳ - thập niên 1990s: Chính quyền Clinton: Thể chế hóa đạo đức kinh doanh. Ủng hộ thương mại tự do. Ủng hộ trách nhiệm của doanh nghiệp. 11/1991, chỉ dẫn xử án đối với các tổ chức vi phạm. Khuyến khích các doanh nghiệp có biện pháp trành hành vi vô đạo đức. f. Thế giới - từ năm 2000 đến nay: Đạo đức kinh doanh là lĩnh vực nghiên cứu được quan tâm. Đạo đức kinh doanh được xem xét từ nhiều góc độ: luật pháp, triết học và các khoa học xã hội khác. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt khái niệm trách nhiệm đạo đức với việc ra quyết định. Các hội nghị thường xuyên về đạo đức kinh doanh. B. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: I. Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm. Thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, khiếm công vi tự. Chữ “Tín” là đức tính hàng đầu của doanh nhân, là tôn trọng sự thật và lẽ phải trong hành vi ứng xử, là cơ sở cho các quan hệ hợp tác trong hoạt động kinh doanh. “Một sự thất tín, vạn sự bất tin”. II. Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ. III. Tính sáng tạo: Hoạt động kinh doanh diễn ra trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể tồn tại và phát triển nhất thiết đòi hỏi bạn phải sang tạo biết kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong kinh doanh . Hãy nghĩ đến điều người khác chưa nghĩ, hãy làm điều người khác chưa làm, Nếu họ làm rồi, hãy làm … tốt hơn! C. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội: I. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới tính, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. II. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội: 1. Khía cạnh kinh tế: Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp Kinh tế Đạo đức Nhân văn Pháp lý TRÁCH NHIỆM [...]... chủ yếu được đào tạo để ra các quyết định tác nghiệp kinh doanh nhưng đồng thời lại phải chịu trách nhiệm về cả những vấn đề đạo đức và pháp lý Hầu như không thể tách rời các khía cạnh này trong một quyết định kinh doanh, và những bất cần về mặt đạo đức trong hành vi kinh doanh rất dễ dẫn đến những khiếu nại dân sự Hệ quả về mặt tinh thần, đạo đức và kinh tế thường rất lớn Hành vi sai trái bị phát hiện... lâu dài 3 Đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính Các kế toán viên cũng liên quan đến những vấn đề đạo đức trong kinh doanh và phải đối mặt với các vấn đề như sự cạnh tranh, số liệu vượt trội, các khoản phí “không chính thức” và tiền hoa hồng Các áp lực đè lên những kiểm toán là thời gian, phí ngày càng giảm, những yêu cầu của khách hàng muốn có những ý kiến khác nhau về những điều kiện tài chính,... trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản được ủy thác Những giá trị và tài sản này... có đạo đức vì làm ăn theo một cách thức phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và những chuẩn tắc đạo đức là vô cùng quan trọng Vì đạo đức là một phần của trách nhiệm xã hội nên chiến lược kinh doanh cần phải phản ánh một tầm hiểu biết, tầm nhìn và các giá trị của các thành viên trong tổ chức và các cổ đông và hiểu biết về bản chất đạo đức của những sự lựa chọn mang tính chiến lược Khía cạnh đạo đức của... trị nguồn nhân lực Đạo đức trong hoạt động Marketing Xét trong các chức năng của doanh nghiệp Đạo đức trong hoạt động tài chính, kế toán 1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực a Đạo đức trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động Trong hoạt động tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự sẽ xuất hiện một vấn đề đạo đức khá nan giải, đó là tình trạng phân biệt đối xử Phân biệt đối xử là việc không cho phép của... tiêu dùng Lạm dụng các tài sản trí tuệ hoặc bí mật thương mại một cách bất hợp pháp cũng là biện pháp thường thấy trong cạnh tranh Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề sở hữu và lợi ích mà còn liên quan đến quyền của con người Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt động của doanh nghiệp Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá... triển kinh tế - xã hội Trách nhiệm và nghĩa vụ của các tổ chức, công ty đối với xã hội là rất nhiều Để thực hiện tốt những trách nhiệm và nghĩa vụ này, bên cạnh việc nhận thức đầy đủ và rõ rang, cách thức tiếp cận khi thực hiện cũng có ý nghĩa rất quan trọng D Các khía cạnh thể hiện của đạo đức kinh doanh: I Xét trong các chức năng của doanh nghiệp: Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực Đạo đức trong... trái: Hầu hết các trường hợp vi phạm về đạo đức đều là do các doanh nghiệp vượt khỏi giới hạn của các chuẩn mực đạo đức do doanh nghiệp hay ngành quy định Những chuẩn mực này một khi đã được thể chế hóa thành luật để áp dụng rộng rãi đối với mọi đối tượng, các trường hợp vi phạm đạo đức sẽ trở thành vi phạm pháp luật Tuy nhiên, ranh giới giữa chuẩn mực đạo đức và pháp lý thường rất khó xác định, nhất... đạo đức Các vấn đề về đạo đức liên quan đến marketing-bán hàng có thể sẽ nảy sinh trong mối quan hệ với sự an toàn của sản phẩm, quảng cáo và bán sản phẩm, định giá hay các kênh phân phối điều khiển dòng sản phẩm từ nơi sản xuất tới tay khách hàng b.1 Quảng cáo phi đạo đức Lạm dụng quảng cáo có thể xếp từ nói phóng đại về sản phẩm và che dấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn Quảng cáo bị coi là vô đạo đức. .. hoạt động nhân đức càng lớn bấy nhiêu Mỗi khía cạnh của trách nhiệm xã hội định nghĩa một lĩnh vực mà các công ty phải đưa ra quyết định biểu thị dưới dạng những hành vi cụ thể sẽ được xã hội đánh giá Tóm lại, trong thực tế, các khái niệm trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh thường được sự dụng lẫn cho nhau Mặc dù vậy, chúng có những ý nghĩa khác nhau Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh đề cập đến . ngày nay nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Phần 2. Đạo đức kinh doanh: A. Sơ lược đạo đức kinh doanh: I. Khái niệm đạo đức kinh doanh: Là một. TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 1 Lời mở đầu Đạo đức kinh doanh là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu và cũng là vấn đề gây nhiều hiểu. Đạo đức kinh doanh đã gắn chặt khái niệm trách nhiệm đạo đức với việc ra quyết định. Các hội nghị thường xuyên về đạo đức kinh doanh. B. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh