rèn kĩ năng đọc cho học sinh tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực...
TaiLieu.VN Page 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH” TaiLieu.VN Page 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Tiểu học, từ chưa biết đọc tới biết đọc chữ, học sinh đã trải qua một bước nhảy vọt về chất để thoát khỏi nạn mù chữ. Do đó đọc thông, viết thạo là hai kĩ năng đầu tiên nhà trường phải phấn đấu rèn luyện cho học sinh. Suốt thời gian học tập từ nhỏ tới lớn, học sinh sử dụng hoạt động đọc nhiều nhất. Hoạt động đọc chỉ xảy ra khi người đọc nắm được chữ viết. Tập đọc là phân môn có tầm quan trọng đặc biệt trong môn Tiếng Việt. Nó là tiền đề để giúp các em học tốt các phân môn khác của môn Tiếng Việt đó là: Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập viết. Ở lớp 1 học sinh chỉ mới được học đọc vần, tiếng, từ, câu và đoạn văn ngắn. Lên lớp 2, yêu cầu đọc được nâng dần về tốc độ đạt khoảng 50 tiếng/1 phút, đọc rõ ràng, rành mạch, biết hiểu và cảm nhận văn bản, cao hơn nữa là bước đầu biết đọc diễn cảm. Thông qua việc dạy tập đọc để giúp học sinh tiếp cận với tri thức, rèn luyện các thao tác tư duy, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Để đạt được mục tiêu trên giáo viên cần phải sử dụng những biện pháp nào? Bắt nguồn từ thực tiễn dạy học tôi có suy nghĩ: Có nâng cao chất lượng của phân môn tập đọc thì mới nâng cao chất lượng cho tất cả các môn học khác. Chính vì vậy mà tôi có “Một vài suy nghĩ về rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2” cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp. TaiLieu.VN Page 3 II. NỘI DUNG A. THỰC TRẠNG: Về phía giáo viên: - Vận dụng kênh hình còn hạn chế, chưa khai thác hết nội dung trong kênh hình nên chưa lôi cuốn được sự chú ý, tập trung của học sinh vào bài học. - Một số giáo viên còn nói nhiều, ôm đồm kiến thức, giọng đọc mẫu của giáo viên chưa diễn cảm, vì thế hiệu quả giờ dạy chưa cao. - Do đề cao quá mức yêu cầu cảm thụ văn học nên có giáo viên đã biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn, cô giảng là chính, trò chỉ còn nghe, ít có thì giờ luyện đọc. Về phía học sinh: - Một số học sinh phát âm lệch chuẩn chữ viết ở một số âm đầu s/x; tr/ch; một số vần anh/ăn; ươu/iêu; ât/âc… - Ngắt nghỉ hơi tuỳ tiện, tốc độ đọc còn chậm, đọc rời rạc, chưa biết nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm; chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ. - Đặc biệt do ảnh hưởng của phương ngữ các em hay sai lỗi phát âm giữa thanh ngã/thanh hỏi, thanh ngã/thanh nặng. B. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH 1. Khảo sát thực tế: Để quan tâm được tới từng đối tượng học sinh việc đầu tiên tôi làm khi tiếp nhận lớp mới là khảo sát thực tế: Kiểm tra việc đọc của các em qua một bài văn ngắn. Kết quả cụ thể như sau: TaiLieu.VN Page 4 Tổng số học sinh dự kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 32 em 6 em 18,8% 6 em 18,8% 13 em 40,6% 7 em 21,8% 2. Nắm vững yêu cầu của tiết học Ở trường tiểu học, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc. Trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với các mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng rành mạch, đọc thông thạo và lưu loát. Bên cạnh đó là yêu cầu đọc hiểu. Ngoài ra, yêu cầu đọc diễn cảm với quan niệm: đọc diễn cảm là một hình thức đọc thơ văn của thầy và trò nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng đọc và kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Đọc diễn cảm tốt tức là truyền được một phần nội dung và cảm xúc bài văn tới người nghe mà chưa cần giảng. Thông qua đọc các bài văn thơ trong chương trình, học sinh được tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật và cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương. Như vậy đọc diễn cảm không chỉ đơn thuần thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc phạm trù văn học, phạm trù thẩm mĩ. Xét ở cách đọc có thể chia ra: đọc thành tiếng và đọc thầm. Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng đọc là khả năng hoạt động của cơ quan thị giác và cơ quan phát âm, trình độ am hiểu về đề tài sẽ đọc, năng lực cảm thụ văn học, các kĩ thuật xử lí giọng đọc để diễn đạt cảm xúc. Đọc thành tiếng là hoạt động chuyển các kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh vang lên trong không khí. Xét về đối tượng đọc có thể chia ra: đọc cá nhân và đọc đồng thanh (của nhiều người), xét về mặt chất lượng đọc có thể chia ra: đọc thông thường và đọc diễn cảm. Đọc thầm là hình thức đọc không thành tiếng của mỗi cá nhân. Đọc thầm có ưu thế giúp người đọc dễ có điều kiện tiếp nhận thông tin. Trong thực tế cuộc sống đọc thầm có vai trò quan trọng vìhoạt động đọc chủ yếu của con người là đọc thầm. Đọc hiểu là đích của hoạt động đọc. Để hiểu được nội dung văn bản đọc, người đọc phải thực hiện hàng loạt các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá…) xem TaiLieu.VN Page 5 xét quan hệ giữa các sự kiện (hoặc chi tiết, tình tiết nếu là văn bản nghệ thuật) nói đến trong văn bản. Ở giai đoạn này, hoạt động tư duy gắn liền với hoạt động ngôn ngữ. 3. Xác định rõ vai trò của giáo viên Trong thực tế, vì cứ sợ học sinh không hiểu bài nên giáo viên thường chú trọng xoáy sâu vào phần tìm hiểu bài. Kết quả cho thấy: vì học sinh đọc ít nên chất lượng đọc còn kém và nắm nội dung bài cũng chưa sâu. Từ đó tôi đã phân chia thời gian trong mỗi tiết tập đọc hợp lý hơn và ưu tiên hơn cho phần luyện đọc. Khi soạn bài tôi dự đoán những từ khó học sinh lớp mình thường phát âm sai để chú ý luyện cho các em chứ không phụ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên. Bên cạnh đó, để giúp học sinh đọc tốt tôi rất quan tâm tới việc đọc mẫu. Vì đọc mẫu tốt sẽ truyền được một phần nội dung và cảm xúc bài văn tới các em mà chưa cần giảng. Học sinh ở lớp 2 còn nhỏ, nhận thức của các em đi từ trực quan sinh động. Điều đặc biệt thuận lợi là chương trình sách giáo khoa mới được in rất đẹp, bài tập đọc nào cũng có tranh minh hoạ, chính vì vậy mà tôi khai thác triệt để tranh vẽ ở sách giáo khoa (kênh hình) vào việc giới thiệu bài, giảng từ, tìm hiểu một số nội dung có liên quan trong bài đọc. 4. Phân loại đối tượng học sinh và có biện pháp cụ thể Với đối tượng học sinh phát âm chưa đúng các phụ âm đầu: s/x, tr/ch; vần dễ lẫn: ât/âc, ăt/ăc; tiếng có thanh ngã/thanh hỏi, thanh ngã/thanh nặng (do ảnh hưởng của phương ngữ). Ví dụ: “nhất định” đọc là “nhấc định” “trìu mến” đọc là “chìu mến” “bắt đầu” đọc là “bắc đầu” “sẽ” đọc là “xẽ” “nặng trĩu nỗi buồn” đọc là “nặng trỉu nổi buồn” “buồn bã” đọc là “buồn bạ” “lặng lẽ” đọc là “lặng lẹ” (Bài Bàn tay dịu dàng – Tiếng Việt 2 tập 1, trang 166) TaiLieu.VN Page 6 Để sửa sai cho học sinh tôi cho 2 em ngồi cạnh nhau, em đọc tốt đọc trước, em đọc yếu nghe bạn đọc rồi đọc theo. Hầu hết học sinh đã biết đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ ở chỗ có dấu câu, nhưng khi đọc những câu dài không có dấu phẩy ngăn cách giữa các cụm từ các em thường tỏ ra lúng túng. Với đối tượng này tôi ghi sẵn các câu khó cần luyện đọc ra bảng phụ, đọc mẫu giúp học sinh tìm ra cách đọc cho mình. Ví dụ: Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp lao tới, dùng đôi gạc chắc khoẻ/ húc Sói ngã ngửa.// (Bài Bạn của Nai Nhỏ-Tiếng Việt 2 tập 1, trang 23) - Cô đã ngắt hơi chỗ nào? - Học sinh phát hiện chỗ ngắt hơi rồi đọc lại Khi đọc thơ các em cũng gặp khó khăn vì chưa biết ngắt nhịp, tôi cũng tiến hành tương tự như trên. Ví dụ: Những ngôi sao/ thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con. (Bài Mẹ - Tiếng Việt 2 tập 1, trang 101) Ai mang nước ngọt, nước lành, Ai đeo/ bao hũ rượu/ quanh cổ dừa. (Bài Cây dừa - Tiếng Việt 2 tập 2, trang 88) - Cô đã ngắt nhịp như thế nào? - Học sinh phát hiện chỗ ngắt nhịp rồi đọc lại. Để giúp học sinh đọc các dấu câu đúng ngữ điệu tôi hướng dẫn các em với kiểu câu cảm thì chú ý đến cảm xúc của tác giả (vui, buồn, giận dữ, hài hước,…). Với kiểu câu hỏi thì cần lên giọng ở cuối câu, nhấn giọng ở các từ để hỏi. Với kiểu câu cầu khiến giọng đọc cao hơn và nhấn giọng ở các từ cầu khiến. TaiLieu.VN Page 7 Tôi giúp học sinh nắm cách đọc đặc trưng của từng loại văn bản. Chẳng hạn với thể thơ lục bát các em đọc giọng êm, nhẹ, nhấn giọng ở các tiếng gieo vần. Với những bài văn xuôi chú ý ngắt hơi theo ý mạch văn dựa vào dấu câu. Để giúp các em đọc hiểu tôi cho các em đọc nhẩm, đọc thầm. Trong quá trình học sinh đọc nhẩm, đọc thầm giáo viên phải kiểm tra, đánh giá được kết quả hoạt động đọc thầm của các em để giúp đỡ, uốn nắn. Trước khi đọc thầm tôi thường giao kèm nhiêm vụ nhằm định hướng đọc hiểu (đọc để biết – hiểu – nhớ điều gì?). Cũng có thể cho học sinh đọc đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải (tránh đọc quá to) ở những bài học thuộc lòng để học sinh chóng thuộc bài. Đọc thầm giúp học sinh tập trung suy nghĩ để hiểu, do đó tôi rèn luyện nhiều cho học sinh kết hợp với phần tìm hiểu bài. Để giúp học sinh hiểu nghĩa từ khó trong bài giáo viên cần giải nghĩa bằng nhiều cách: cho học sinh đọc chú giải (nếu có) rồi tìm từ trái nghĩa, thay thế từ đó bằng một từ đồng nghĩa, đặt câu với từ đó… Giáo viên nêu tác dụng của từ đó trong văn cảnh cụ thể, hướng vào chủ đề bài học, tránh quá rộng, quá sâu, vượt quá trình độ của các em. Ví dụ: Để giúp học sinh hiểu nghĩa từ “hoành hành” trong bài “Ông Mạnh thắng Thần Gió” tôi cho học sinh - Đọc chú giải - Đặt câu có từ “hoành hành” Giáo viên giảng: Ngỡ rằng rời hang núi về đồng bằng cuộc sống của loài người sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Nhưng không! Cuộc sống của loài người vẫn chưa yên ổn khi gặp phải Thần Gió. 5. Quan tâm đúng lúc đối với học sinh Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên trong sáng, hiếu động nhưng cũng rất nhạy cảm. Khi đã để mất lòng tin của các em thì dễ dẫn các em đến tâm trạng chán nản và có thể có những hành vi ngỗ ngược. Là giáo viên, là người trọng tài, là người mẹ hiền thứ hai của các em nên cô giáo cần phải đối xử công bằng với từng học sinh, thương yêu tôn trọng, chăm sóc, dạy dỗ các em tận tình. Vì lẽ đó trong các giờ học tôi thường quan tâm hơn tới các học sinh yếu, quan tâm ngay từ việc sắp xếp chỗ ngồi. Tôi xếp các em ngồi ở bàn đầu để tiện theo dõi trong các tiết học, xếp xen kẽ các em đọc tốt vào các bàn để các em giúp nhau nhận xét, sửa sai trong hình thức đọc nhóm. 6. Động viên khen chê kịp thời TaiLieu.VN Page 8 Xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học: rất thích được cô giáo khen, thích gần gũi, vui vẻ cùng cô giáo, luôn cố gắng làm nhiều việc tốt để được cô giáo chú ý, khen ngợi. Ngược lại nếu không được cô giáo động viên kịp thời thì các em cũng rất dễ thất vọng. Vì vậy khi các em đọc có tiến bộ hơn dù rất ít tôi cũng kịp thời khen ngợi, khuyến khích các em để các em phấn khởi, vui vẻ và tự tin hơn. Mặt khác tôi hạn chế việc chê bai học sinh một cách lộ liễu trước cả lớp. Đối với những em chậm tiến bộ tôi nhẹ nhàng nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục chứ không phê bình gay gắt. TaiLieu.VN Page 9 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trên đây là những biện pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 và thấy có kết quả khả quan. Đặc biệt càng gần cuối năm học kĩ năng đọc của các em càng thành thạo, đáp ứng được yêu cầu đặc trưng của phân môn. Các em ham thích đọc sách báo nhiều hơn trước, cách diễn đạt trong giao tiếp và học tập cũng tốt hơn trước. Qua lần khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc vừa qua lớp tôi đạt kết quả như sau: Tổng số học sinh dự kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 32 em 16 em 50% 10 em 31,2% 6 em 18,8% 0 em 0% TaiLieu.VN Page 10 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Từ những kết quả mà tôi đã nêu trên, trong quá trình giảng dạy tôi tự nhận thấy rằng: Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 cũng như để nâng cao chất lượng học tập của học sinh giáo viên cần phải thực hiện tốt những vấn đề sau: Trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, phải hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh thân yêu. Từ đó có ý thức học hỏi, tìm tòi các phương pháp, biện pháp tối ưu, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học, tránh sự nhàm chán, buồn tẻ cho học sinh. Giáo viên cần tạo tình huống gây hứng thú cuốn hút học sinh tập trung vào bài học: đọc mẫu thể hiện đúng giọng điệu của bài; khi yêu cầu học sinh đọc thầm cần nêu câu hỏi để hướng cho học sinh tìm hiểu nội dung bài. Đối với những bài có lời thoại, cần cho học sinh xác định lời các nhân vật sau đó cho thi đọc phân vai để gây không khí hào hứng, sôi nổi trong giờ học. Bố trí chỗ ngồi hợp lý để giáo viên tiện theo dõi những em còn yếu và để cho các em học giỏi giúp giáo viên kèm cặp thêm những em đó. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng đọc, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tạo cho các em có một cơ sở ban đầu vững chắc đẻ học lên các bậc học trên. Những ý kiến nhỏ này chỉ là những gì tôi suy nghĩ, tìm tòi và thực hiện chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học ngành. Tôi xin chân thành cảm ơn! . cầu đọc hiểu. Ngoài ra, yêu cầu đọc diễn cảm với quan niệm: đọc diễn cảm là một hình thức đọc thơ văn của thầy và trò nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng đọc và kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh. . cho học sinh tôi cho 2 em ngồi cạnh nhau, em đọc tốt đọc trước, em đọc yếu nghe bạn đọc rồi đọc theo. Hầu hết học sinh đã biết đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ ở chỗ có dấu câu, nhưng khi đọc. yêu cầu của tiết học Ở trường tiểu học, phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc. Trước tiên là rèn yêu cầu đọc thành tiếng với các mức độ đọc đúng, đọc rõ ràng rành mạch, đọc thông thạo