1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thu hoạch_bộ máy nhà nước hoa kỳ

26 578 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 455,33 KB

Nội dung

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA TỔNG THỐNG Ở MỸ Chế độ Tổng thống Hoa Kỳ là mô hình xuất hiện đầu tiên của chính thể cộng hòa Tổng thống, là nơi đầu tiên dạng cầm quyền này được thiết lập. Xuất hiện vào cuối thế kỷ 18. TÓM TẮT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Sau khi Columbus- nhà hàng hải người Ý tìm ra châu Mỹ, các nước đế quốc phương Tây đưa các đoàn thám hiểm sang khai phá vùng đất mới. Trong đó, Anh Quốc với lực lượng hàng hải hùng hậu cùng thể chế chính trị ổn định đã chiếm được phần lớn vùng đất nơi này( cả khai phá và sự xâm chiếm từ các nước khác). Từ đó, hình thành 13 thuộc địa của Anh. Ngoài lượng người dân nhập cư với mục đích khai phá thì chiếm một phần không nhỏ trong đó là những người nô lệ, nhân công. Người dân ở đây phải tuân theo sự cai trị của pháp luật Anh và sự quản lí của chính phủ. Và do còn duy trì chế độ phong kiến nên chính quốc vẫn có tác động rất lớn, độc tài, độc đoán, kìm hãm cuộc sống của những người dân trong khi họ lại mong muốn sự tự do, dân chủ. Từ đó, các thuộc địa dần bất mãn với sự cai trị của Nhà nước, dẫn đến sự xảy ra mâu thuẫn, các cuộc đấu tranh đòi quyền dân chủ nổ ra. 4/7/1776( sau này 4/7 trở thành ngày Quốc khánh Hoa Kỳ), các thuộc địa tuyên bố li khai khỏi chính quốc, Tuyên ngôn độc lập được công bố. Nhà nước mới ra đời chỉ có Quốc hội gồm những thành viên của 13 bang( 2-7 người/bang), chưa có cơ quan hành pháp và tư pháp. Nói chung, nhà nước mới này không mang dáng dấp của loại hình nhà nước nào. Do đó, khi đưa ra quyết định nào có sự ảnh hưởng đến cả liên bang, phải có sự đồng thuận của 9/13 bang. Tuy nhiên, đôi khi, mỗi bang hoạt động độc lập, duy trì quyền tự chủ cho riêng mình, đặt quyền lợi của mình lên trên toàn bang. Quyền của tiểu bang là nguyên nhân thành lập các đảng phái chính trị. Trước tình hình đó, hội nghị triệu tập giữa các bang được lập ra đề xuất mô hình nhà nước thống nhất. Có 3 mô hình chính gồm: + Phương án của bang Virginia: quyền lực nhà nước phân thành 3 nhánh quyền lực: lập, hành và tư pháp. Lập pháp giao cho quốc hội- gồm 2 viện, Hành pháp( Tổng thống đứng đầu) sẽ đc 2 viện bầu chọn thành viên. Tư pháp sẽ gồm tòa án các cấp( do Lập pháp lập ra). Trung ương có quyền phủ quyết mọi luật do cơ quan Lập pháp của tiểu bang ban hành => áp dụng học thuyết phân quyền. Trung ương được tập trung nhiều quyền nhưng quyền của tiểu bang ko đc coi trọng, quyền công dân chưa được đề cập. Tranh cãi giữ bang lớn và bang nhỏ, những người ủng hộ dân chủ và những người coi trọng một liên bang mạnh. + Phương án của bang New Jersey: tăng quyền lực Quốc hội. Quốc hội điều hành thương mại, thuế. Quốc hội được quyền thành lập bộ máy Hành pháp( một số người giữ chức trong 1 một nhiệm kỳ có số năm nhất định). Quốc hội có một viện duy nhất . Hành pháp do một nhóm người lãnh đạo. Về Tư pháp, tòa án liên bang chỉ được trao quyền phúc thẩm=> mang tính thay đổi, bổ sung 1 số điều khoản trong: Các điều khoản hợp bang trước kia. + Phương án Hamilton: tiểu bang ko có quyền lực nào ngoài qui định những vấn đề địa phương. Xem như là 1 tỉnh của 1 quốc gia thống nhất. Quốc hội chia làm 2 nhưng Thượng viện có quyền cao hơn. Trưởng ngành Hành pháp có quyền lực cao( như quân vương), bầu theo nhiệm kì. Có thể phủ nhận luật của quốc hội. Nhưng mô hình này bị đánh giá như mô hình chính quyên của Anh=> ít nhận được sự đồng thuận. => Yêu cầu giải quyết: có được chính quyền trung ương mạnh mà không thôn tính chủ quyền các bang; giữ được quyền công dân mà tránh được tình trạng dân chủ thái quá. Hiến pháp 1787 ra đời: chế độ Tổng thống hợp chúng quốc Hòa Kỳ ra đời.( chế độ CHTT được các nhà lập quốc đặt tên khi nghiên cứu về các chính thể chứ trước đây nó chưa hề tồn tại. Càng không phải, Mỹ biết rõ và lấy chính thể đó làm chính thể cho mình). Chính thể này cho phép áp dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập. Thành lập Quốc hội 2 viện để giải quyết mâu thuận giữa bang lớn và bang nhỏ. Bang nhỏ được ngang bằng, đình đẳng với bang lớn ở thượng viện=> số lượng đại biểu mỗi bang ở Thượng viện là 2( không kể bang lớn hay nhỏ). Ngược lại ở bang lớn dân số đông hơn nên số lượng đại biểu ở Hạ viện sẽ phụ thuộc vào số lượng dân cư mỗi bang. Đến năm 1920, quy định số ghế ở Hạ viện là 435 người số lượng đại biểu hạ viện áp đảo khuynh loát thượng viện. Đại biểu các bang thỏa thuận quy định cho 2 viện ngang nhau. Không có viện nào lãnh đạo viện nào. Thỏa hiệp khác giữa xu hướng đồng thuận và chống hiến pháp:phe chống hến pháp sẽ bỏ phiếu chấp nhận hiến pháp nếu phe ủng hộ hiến pháp chấp nhận ghi trong hiến pháp tuyên ngôn về các quyền. Các bang miền bắc chấp nhận cho các bang miền nam duy trì nhập khẩu nô lệ trong thời gian 20 năm, số nô lệ được bầu cử là 3/5. Ngược lại các bang miền nam cho các bang miền bắc khi phê chuẩn các dự luật về hàng hải, thương mại chỉ cần sự chấp nhận của đa số quá bán tại nghị viện là được. TÓM LẠI ĐẶC ĐIỂM: + Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. + Không có chức danh Thủ tướng . + Tổng thống có toàn quyền trong việc quyết định nhân sự chính phủ, trừ quyền phê chuẩn của Thượng viện. + Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bàn bạc chịu trách nhiệm tập thể trước nghị viện, mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thống. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, các bộ trưởng chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện những chính sách của Tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lối, chính sách của Tổng thống. + Ở đây Lập pháp không được quyền đứng ra thành lập Hành pháp và Hành pháp không phải chịu trách nhiệm trước Lập pháp. Do đó, Nghị viện cũng không được quyền lật đổ chính phủ và chính phủ cũng không có quyền giải tán Nghị viện. Lập pháp là lập pháp và hành pháp là hành pháp. Chúng là hai thiết chế hoàn toàn độc lập, cùng do dân bầu ra và cùng chịu trách nhiệm trước dân. + Người được Tống thống bổ nhiệm vào chức danh trong bộ máy hành pháp phải là nghị sỹ, hoặc ngược lại, muốn làm nghị sỹ thì phải thôi làm bộ trưởng + Các thành viên hành pháp và Tổng thống không có quyền trình dự án luật trước Nghị viện…… CƠ CHẾ TAM QUYỀN PHÂN LẬP Tam quyền phân lập là một học thuyết nổi tiếng của tác giả người Pháp Montesquieu, trong cuốn "Tinh thần pháp luật" mình, ông lên án gay gắt chế độ phong kiến độc tài, chuyên chế, nắm toàn bộ quyền lực, vô hạn định, vô kiểm soát. Quyền lực nhà nước chia thành 3 quyền cơ bản lập pháp, hành pháp, tư pháp, trong thời kì chuyên chế, cả 3 quyền này đều thuộc tay nhà vua. Theo ông, cần phải chia 3 quyền này cho 3 cơ quan khác nhau đảm nhiệm, 3 cơ quan này phải tương tác, đan xen, phối hợp với nhau, đồng thời kiểm soát, đối trọng lẫn nhau. Không cơ quan nào nắm toàn bộ quyền lực, cũng không cơ quan nào lép vế cơ quan nào, quyền lực được chia ra làm ba. Đó là tầm vóc tư tưởng lớn lao, vĩ đại của một nhà khai sáng. Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự chia sẻ quyền lực của các nhà tư bản với nhau và cùng cai trị giai cấp lao động. Nó không thể hiện được sự làm chủ của nhân dân trong bộ máy nhà nước, trong điều kiện hoàn hảo thì 3 cơ quan đó (lập pháp, hành pháp, tư pháp) hoạt động một cách độc lập, tách biệt hoàn toàn. Còn trong điều kiện không hoàn hảo (áp dụng không triệt để) thì cho thấy sự lạm quyền đặc biệt thấy rõ nhất là ở Hoa Kỳ, Tổng Thống đang dần "lấn sân" của Quốc hội trong vấn đề lập pháp. Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một mô hình quản lý nhà nước với mục tiêu kiềm chế quyền lực để hạn chế lạm quyền, bảo vệ tự do và công bằng pháp luật. Mô hình và khái niệm này được biết đến từ lâu, ít nhất là từ thời La Mã cổ đại và được thể chế hóa trong hiến pháp hiện đại của nhiều quốc gia, trong đó có Hiến pháp Hoa Kỳ, Hiến pháp CHLB Đức nhưng không có trong Hiến pháp Việt Nam (phiên bản 1992) hay các nước cộng sản khác. Trong mô hình này, quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp được tách biệt và giao cho 3 cơ quan độc lập khác nhau thực hiện và qua đó ràng buộc, kiểm tra và giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của một quốc gia. + Ưu điểm quan trọng nhất của thuyết "tam quyền phân lập" là tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. Đưa xã hội loài người lên một bước mới trong quản lý. + Nhược điểm: Do phân quyền nên dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước nhằm giành quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước. Đồng thời cũng tạo nên sự giảm đồng bộ ,thốngnhất và gắn kết giữa các cơ quan nhà nước. TỔNG THỐNG (HÀNH PHÁP) BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ QUỐC HỘI LIÊN BANG (LẬP PHÁP) HỆ THỐNG TÒA ÁN LIÊN BANG (TƯ PHÁP) THƯỢNG VIỆN HẠ VIỆN P.TỔNG THỐNG CÁC BỘ HÀNH PHÁPỦY BAN HÀNH PHÁP TÒA ÁN LIÊN BANG TỐI CAO TÒA ÁN LIÊNG BANG KHU VỰC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HOA KỲ I. Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ Cơ cấu tổ chức nghị viện: 1. Thượng Nghị Viện Theo quy định tại Điểm 1 khoản 3 Điều 1 Hiến pháp 1787, thành viên của Thượng nghị viện do cơ quan lập pháp của các bang bầu ra, nhiệm kỳ sáu năm. Mỗi bang được bầu hai đại biểu. Tuy nhiên, theo Tu Chính Án 17 Hiến pháp 1913 đã thay thế chế độ thành viên Thượng nghị viện do cơ quan lập pháp của các bang bầu bằng chế độ nhân dân trực tiếp bầu. Theo quy định của Hiến pháp, cứ hai năm một lần lại tiến hành bầu lại 1/3 tổng số thượng nghị sĩ. Các nhiệm kỳ được phân chia sao cho khoảng 1/3 số ghế sẽ bị trống để được đưa ra cho bầu cử cứ hai năm một lần. Vì vậy, trong mỗi cuộc bầu cử, các bang chỉ tiến hành bầu một thượng nghị sĩ. Hiện nay, số thành viên của Thượng nghị viện là 100 đại biểu đại diện cho 50 bang, mỗi bang được cử hai đại biểu không phân biệt dân số mỗi bang. Ứng cử viên thượng nghị sĩ phải là công dân Mỹ đủ 30 mươi tuổi trở lên, đã có chín năm mang quốc tịch Mỹ và phải là người cư trú tại bang nơi họ ra tranh cử. Chức năng:  Quyền Lập Pháp: Hiến pháp cho Thượng viện một số chức năng có một không hai là khả năng "kiểm tra và cân bằng" quyền lực của các thành phần khác trong chính phủ liên bang. Khả năng này gồm có qui định bắt buộc rằng Thượng viện có quyền tư vấn và Thượng viện phải ưng thuận đối với một số bổ nhiệm viên chức chính phủ của Tổng thống Hoa Kỳ; cũng như Thượng viện phải phê chuẩn tất cả các hiệp ước với các chính quyền ngoại quốc; xét xử tất cả các vụ luận tội, và bầu Phó Tổng thống Hoa Kỳ trong trường hợp không có ai nhận đa số phiếu đại cử tri (thường thường, các qui định đòi hỏi sự phê chuẩn chỉ dành cho các viên chức có thẩm quyền ra quyết định tối hậu quan trọng). Thông thường, một ứng viên trước tiên được giới thiệu trước một ủy ban Thượng viện trong một cuộc điều trần. Sau đó, ứng viên này sẽ được xem xét bởi cả Thượng viện. Đa số ứng viên được phê chuẩn, ngoài một số nhỏ trường hợp hàng năm các Ủy ban Thượng viện cố tình không xem xét để ngăn cản sự bổ nhiệm. Cũng đôi khi Tổng thống Hoa Kỳ tự rút lại các ứng viên khi họ trông có vẽ khó được phê chuẩn. Vì lý do này, việc bác bỏ thẳng thừng các ứng viên tại Thượng viện rất hiếm khi thấy.  Kiểm soát và cân bằng quyền lực: Thượng viện cũng có một vai trò trong tiến trình phê chuẩn của hiệp ước. Hiến pháp có nói rằng Thổng thống Hoa Kỳ có thể chỉ phê chuẩn một hiệp ước nếu 2/3 số thượng nghị sĩ biểu quyết tán thành. Tuy nhiên, không phải tất cả các thỏa thuận quốc tế được xem là hiệp ước, và vì vậy không cẩn đến sự chấp thuận của Thượng viện.  Theo Tu chính án 12 Hiến pháp Hoa Kỳ, Thượng viện có quyền bầu Phó Tổng thống Hoa Kỳ nếu như không có ứng cử viên Phó Tổng thống nào nhận được đa số phiếu đại cử tri. Tu chính án 12 đòi hỏi Thượng viện chọn lựa từ hai ứng cử viên có số phiếu đại cử tri cao nhất. Sự bế tắc không thể quyết định được đối với đại cử tri đoàn thì rất hiếm; trong lịch sử Hoa Kỳ, Thượng viện phải giải quyết sự bế tắc như thế chỉ có một lần vào năm 1837 khi Thượng viện bầu cho Richard Mentor Johnson.  Thượng viện là nơi duy nhất có quyền xét xử tất cả các vụ bị kết tội. Khi nhóm họp để xét xử, thượng nghị sĩ sẽ phải tuyên thệ hoặc thề. Trong trường hợp xét xử tổng thống, chánh án tòa án tối cao sẽ chủ tọa phiên tòa. Không một ai được kết án nếu không được sự nhất trí của 2 phần 3 thượng nghị sĩ có mặt.(khoảng 3, điều 1, hiến pháp hợp chủng quốc hoa kỳ) 2. Hạ Nghị Viện Theo khoản 2 Điều 1 Hiến pháp 1787, thành viên Hạ nghị viện do nhân dân các bang bầu ra trong cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu. Ứng cử viên đại biểu Hạ nghị viện phải là công dân Mỹ đủ 25 tuổi trở lên, đã có ít nhất bảy năm mang quốc tịch Mỹ và phải là người cư trú tại bang nơi họ ra tranh cử. Số lượng thành viên Hạ nghị viện là 435 đại biểu đại diện cho 50 bang căn cứ vào số dân của bang. Căn cứ vào kết quả tổng điều tra dân số được tiến hành 10 năm một lần, có sự điều chỉnh trong việc phân bổ số đại biểu cho các bang. Đồng thời, pháp luật quy định không tuỳ thuộc vào số dân, mỗi bang cũng được bầu ít nhất là một đại biểu. Hiện nay, có 6 bang - Alaska, Delaware, North Dakota, South Dakota, Vermont, Wyoming - mỗi bang bầu 1 đại biểu và bang Caliornia đươc bầu 45 đại biểu theo tỷ lệ trung bình 1 đại biểu đại diện cho khoảng 530.000 dân. Theo quy định của Hiến pháp, nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là hai năm bắt đầu từ thời điểm Hạ nghị viện tiến hành kỳ họp đầu tiên. Với nhiệm kỳ ngắn như vậy nên cũng có những khó khăn nhất định cho hoạt động của Hạ nghị viện, bởi vì trong mỗi nhiệm kỳ của mình, Hạ nghị viện phải mất một thời gian để tổ chức bộ máy, các đại biểu vừa trúng cử chưa kịp làm quen với công việc lại phải nghĩ đến cuộc bầu cử cho nhiệm kỳ mới. Để khắc phục nhược điểm này, các đảng chính trị khi đề cử người của đảng ra làm đại biểu Hạ nghị viện, thường chọn người có thâm niên hoạt động lâu năm tại Quốc hội. Theo con số thống kê, trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1968, 92% số thành viên của Hạ nghị viện lần lượt tái cử qua các cuộc bầu cử. Cơ cấu tổ chức của Thượng nghị viện và Hạ viện nghị về cơ bản là giống nhau, gồm hai bộ phận sau: bộ phận chính thức được thành lập trên cơ sở luật định, bộ phận không chính thức do các đảng chính trị thành lập. Bộ phận chính thức gồm Chủ tịch viện, Thư ký, các Uỷ ban thường trực, các uỷ ban khác, bộ máy giúp việc. Bộ phận không chính thức cũng gồm hai tổ chức: tổ chức của đảng đoàn đại biểu chiếm đa số ghế và tổ chức của đảng đoàn đại biểu chiếm thiểu số ghế.  Chủ tịch viện. Chủ tịch Hạ nghị viện do Hạ nghị viện bầu ra trong số các thành viên của Viện. Thực tế cho thấy, đảng nào chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện thì người của đảng đó sẽ là Chủ tịch viện và thường là người của một trong hai đảng Cộng hoà hoặc đảng Dân chủ. Chủ tịch Hạ nghị viện có vai trò quan trọng đối với tổ chức và hoạt động của Viện, là một trong số những nhân vật chủ chốt của đảng chiếm đa số ghế ở Hạ nghị viện. Trong cơ cấu quyền lực, Chủ tịch Hạ nghị viện được coi là nhân vật đứng thứ ba sau Tổng thống, Chánh án Toà án Tối cao. Đối với tổ chức và hoạt động của Hạ nghị viện, Chủ tịch Hạ nghị viện là người lãnh đạo Viện, đảm bảo quy chế hoạt động của Viện; quyết định thành lập các các uỷ ban điều tra, uỷ ban hỗn hợp của Viện; giải quyết các tranh chấp liên quan đến các thủ tục hoạt động của Viện; cho phép hoặc không cho phép đại biểu phát biểu; quyết định thứ tự phát biểu của các đại biểu tại các phiên họp của Viện. Theo Hiến pháp 1787, Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch của Thượng nghị viện. Trường hợp khuyết Phó Tổng thống, Thượng nghị viện sẽ tổ chức bầu Chủ tịch lâm thời trong số các thành viên của mình. Chủ tịch Thượng viện là người lãnh đạo hoạt động, bảo đảm việc thực hiện quy chế của Viện; điều khiển các phiên họp của Thượng nghị viện (nhưng không tham gia biểu quyết, trừ trường hợp số phiếu ngang nhau trong một cuộc biểu quyết).  Để đảm nhiệm khối lượng công việc lớn và phức tạp, Nghị viện Mỹ phân chia nhiệm vụ của mình cho các uỷ ban. Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đều có hệ thống các uỷ ban riêng với những điểm tương tự nhau nhưng không trùng nhau hoàn toàn. Theo các nguyên tắc chung của Nghị viện, mỗi Uỷ ban lại có nội quy riêng của mình; và vì thế, có sự khác biệt giữa các uỷ ban với nhau. Về cơ cấu tổ chức, có ba loại uỷ ban, đó là Uỷ ban thường trực, Uỷ ban đặc biệt và Uỷ ban chung:  Uỷ ban chung là uỷ ban được thành lập gồm thành viên của cả hai Viện nhằm giải quyết các bất đồng giữa Thượng nghị viện và Hạ nghị viện trong quá trình xem xét, giải quyết đối với một biện pháp cụ thể.  Uỷ ban đặc biệt được Viện thành lập bằng quyết định riêng của Viện nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định, thường là để tiến hành một cuộc điều tra và nghiên cứu. Một uỷ ban đặc biệt có thể tồn tại lâu dài hoặc lâm thời.  Uỷ ban thường trực là các uỷ ban được thành lập và hoạt động trong suốt nhiệm kỳ của Nghị viện; có thẩm quyền xác định theo quy định của của Nghị viện. Với thẩm quyền lập pháp của mình, các Uỷ ban thường trực tiến hành thẩm tra các vấn đề và các dự luật, kiến nghị biện pháp trình ra để Viện liên quan xem xét. Đồng thời, các Uỷ ban này có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các cơ quan, các chương trình và các hoạt động trong thẩm quyền của mình và trong một số trường hợp khác còn giám sát các lĩnh vực có liên quan. Hầu hết các uỷ ban thường trực có quyền kiến nghị về việc cấp ngân sách đối với các hoạt động của chính quyền và của các chương trình mới hoặc đang tồn tại, nhưng một số ít lại có các chức năng khác. Trong phạm vi chức năng của mình, các uỷ ban thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Thực hiện quyền lập pháp theo những vấn đề thuộc phạm vi của các uỷ ban. Quy chế của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện liệt kê cụ thể những vấn đề thuộc thẩm quyền của từng uỷ ban, theo đó tất cả những dự án luật, các kiến nghị về luật phải được đưa ra uỷ ban thảo luận trước khi trình Viện thông qua. Thực tế hoạt động của Nghị viện Mỹ cho thấy, ý kiến của uỷ ban thường trực có ảnh hưởng quyết định đối với số phận của các dự án luật. - Giữ mối liên lạc với các cơ quan hành pháp và thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy đó. - Tiến hành điều tra hoạt động của các cơ quan thuộc bộ máy hành pháp, các tổ chức xã hội, các công ty tư nhân trong trường hợp cần thiết khác. - Là cầu nối giữa các nhóm gây áp lực và Nghị viện. Thông qua các uỷ ban thường trực, các nhóm gây áp lực gây ảnh hưởng đến hoạt động của Nghị viện nhằm đạt được hoặc ngăn cản việc thông qua một văn bản luật nào đó. - Là cầu nối giữa Nghị viện và dư luận xã hội. Phiên họp của các uỷ ban thường trực được tiến hành công khai, được tường thuật trực tiếp hoặc gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, dư luận xã hội biết được tình hình hoạt động của các uỷ ban nói riêng, của Nghị viện nói chung. Ngoài ra, các uỷ ban còn thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo, các cuộc gặp gỡ với công luận. Chức năng của Hạ Viện:  Quyền Lập Pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng "Tất cả các dự luật nhằm tăng tiền thế thu nhập phải bắt đầu từ Hạ viện." Kết quả là Thượng viện không có quyền đưa ra sáng kiến về các dự luật ấn định mức thuế. Hơn nữa, Hạ viện cũng muốn bảo đảm rằng Thượng viện không có quyền khởi sự các dự luật về chi tiêu của chính phủ hay các dự luật cho phép chi tiêu ngân quỹ liên bang. Tuy nhiên, bất cứ khi nào Thượng viện khởi sự một dự luật về chi tiêu thì Hạ viện từ chối xem xét nó ngay, qua đó giải quyết được sự tranh chấp trong thực tế. Luật định của Hiến pháp ngăn cản Thượng viện giới thiệu các dự luật thu thuế là dựa theo Quốc hội Vương quốc Anh, theo đó Hạ viện Vương quốc Anh mới có thể khởi sự những dự luật như vậy. Mặc dù Hiến pháp cho Hạ viện quyền khởi sự các dự luật thu thuế nhưng trong thực tế Thượng viện ngang bằng Hạ viện trong các mối quan tâm về thuế và chi tiêu. Việc chấp thuận của cả Hạ viện và Thượng viện là bắt buộc đối với bất cứ dự luật nào, bao gồm dự luật về thu thuế, để chúng trở thành luật. Cả hai viện phải thông qua cùng phiên bản giống như của dự luật; nếu có khác biệt, chúng có thể được giải quyết bởi một ủy ban hội nghị mà trong đó có cả thành viên của hai viện. Tổng thống có thể phủ quyết bất cứ dự luật nào mà cả Hạ viện và Thượng viện thông qua; nếu Tổng thống làm vậy thì dự luật không thể thành luật cho đến khi cả hai viện xem xét lại và với 2/3 đa số phiếu tại mỗi viện để giúp thông qua dự luật đó bất chấp sự phản đối của Tổng thống.  Kiểm soát và cân bằng quyền lực: Hiến pháp cho quyền Hạ viện Hoa Kỳ luận tội các viên chức liên bang vì lý do "phản quốc, hối lộ, hoặc các tội đại hình và tội phi pháp khác" và cho phép Thượng viện quyền xử những vụ luận tội như thế. Nếu Tổng thống Hoa Kỳ hiện thời bị xét xử, Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ chủ tọa phiên xử. Trong bất cứ vụ xử luận tội nào, các thượng nghị sĩ được hiến pháp yêu cầu đến chứng kiến lời thề hoặc xác nhận lời khai. Để kết án trong một vụ luận tội cần phải có 2/3 đa số các thượng nghị sĩ có mặt. Viên chức bị kết án sẽ tự động bị sa thải khỏi chức vụ đang giữ; ngoài ra, Thượng viện có thể qui định rằng bị cáo đó sẽ bị cấm giữ chức vụ trong tương lại. Không có hình phạt nào khác nữa được phép đưa ra trong suốt thời gian tiến hành luận tội; tuy nhiên, bị cáo có thể đối diện với các hình phạt khác tại một tòa án luật pháp bình thường.  Quyền bầu Tổng thống Hoa Kỳ trong trường hợp bế tắc của đại cử tri đoàn thuộc trách nhiệm của Hạ viện. II. Tổng Thống Hoa Kỳ 1 Tổng Thống Hoa Kỳ Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia (head of state) và cũng là người đứng đầu chính phủ (head of government) Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của chính phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Hoa Kỳ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Hoa Kỳ). Trong số những trách nhiệm và quyền hạn khác, Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ giao cho Tổng thống hành xử một cách trung thành luật liên bang, đưa Tổng thống vào vai trò tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, cho phép Tổng thống đề cử các viên chức tư pháp và hành pháp với sự góp ý và ưng thuận của Thượng viện và cho phép Tổng thống ban lệnh ân xá. Đôi khi, tổng thống có thể được triệu tập trực tiếp để thực thi một phán quyết của tòa án. Một ví dụ là vụ Hoa Kỳ kiện Nixon (1974). Một cuộc điều tra do ủy ban của Thượng viện tiến hành về chi tiết vụ đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate tại Washington, D.C., đã viện dẫn trực tiếp tới các quan chức cao cấp của chính phủ làm việc gần gũi với tổng thống. Cuộc điều tra cũng đã phát hiện thấy rằng Tổng thống Richard Nixon đã cho lắp đặt một hệ thống ghi âm tự động trong Văn phòng tổng thống. Leon Jaworski, người đã được chỉ định làm ủy viên công tố đặc biệt để điều tra vụ Watergate, đã yêu cầu phải đưa ra trước tòa một số cuốn băng mà ông cảm thấy có thể là bằng chứng cần thiết cho việc khởi tố các quan chức cao cấp. Nixon từ chối giao các cuộn băng này dựa trên cơ sở đặc quyền hành pháp và yêu cầu bảo mật đối với các cuộc thảo luận dẫn tới những quyết định của tổng thống. Phán quyết của Tòa án tối cao đã chỉ thị cho Tổng thống phải giao những cuốn băng đó cho Thẩm phán John J. Sirica, người đang điều khiển các phiên tòa xét xử các quan chức chính phủ. Nixon đã tuân thủ chỉ thị của Tòa án tối cao và như vậy đã thực thi một phán quyết mà nhanh chóng dẫn đến sự sụp đổ của ông. Trong vòng hai tuần, ông đã từ chức tổng thống, vào tháng Tám 1974. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG: a. Vai trò lập pháp theo Điều khoản I Hiến pháp: Quyền lực đầu tiên được Hiến pháp Hoa Kỳ qui định dành cho tổng thống là quyền phủ quyết của tổng thống đối với các qui trình lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ. Đoạn 2 và 3, Phần 7, Điều khoản 1, Hiến pháp Hoa Kỳ bắt buộc bất cứ đạo luật nào mà Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đều phải được trình lên tổng thống trước khi trở thành luật. Một khi đạo luật đã được trình lên thì tổng thống có ba sự chọn lựa:  Ký văn bản luật và đạo luật sẽ trở thành luật.  Phủ quyết văn bản luật, trả về Quốc hội kèm theo bất cứ lý do vì sao mình phản đối. Đạo luật sẽ không thành luật trừ khi cả hai viện lập pháp của Quốc hội biểu quyết với tỉ lệ 2/3 phiếu thuận để gạt bỏ sự phủ quyết của tổng thống.  Không hành động gì. Trong trường hợp này, tổng thống không ký và cũng không phủ quyết văn bản luật. Sau 10 ngày, không kể chủ nhật, có hai trường hợp có thể xảy ra:  Nếu Quốc hội vẫn còn nhóm họp thì đạo luật trở thành luật.  Nếu Quốc hội không nhóm họp thì văn bản luật không thể trả về Quốc hội được. Lúc đó đạo luật không thành luật. Đề xuất và phụ trợ làm luật Mặc dù tổng thống không thể trực tiếp giới thiệu luật nhưng ông có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra luật, đặc biệt nếu đảng chính trị của tổng thống chiếm đa số ghế tại một hoặc hai viện của quốc hội. Mặc dù các viên chức ngành hành pháp bị ngăn cấm không được cùng lúc giữ ghế trong quốc hội và ngược lại nhưng các viên chức hành pháp thường hay thảo ra các qui trình luật và nhờ cậy vào các Thượng nghị sĩ và Dân biểu để giới thiệu luật thay cho họ. Tổng thống có thể tạo thêm ảnh hưởng đối với ngành lập pháp bằng những báo cáo thường kỳ mà Hiến pháp bắt buộc trước Quốc hội. Những báo cáo này có thể bằng văn bản hay được đọc trước Quốc hội. Tuy nhiên trong thời hiện đại, các báo cáo này được đọc trong hình thức "Diễn văn về Tình trạng Liên bang" trong đó tổng thống nêu ra những đề nghị về luật của mình cho năm trước mắt. Theo Đoạn 2, Phần 3 của Điều khoản II, Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống có thể triệu tập một hoặc cả hai viện của Quốc hội. Ngược lại, nếu cả hai viện không thể đồng ý được với nhau về 1 ngày nhóm họp thì tổng thống có thể chọn 1 ngày cho Quốc hội nhóm họp. Tổng thống có thể đề xuất một đạo luật trực tiếp tác động tới các tòa án. Một ví dụ là Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã không thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội mở rộng quy mô của Tòa án tối cao để ông có thể đưa vào đó những thẩm phán ủng hộ chương trình lập pháp của chính quyền của ông. b. Điều khoản Hiến pháp II về quyền lực hành pháp  Quyền lực đối ngoại và chiến tranh Có lẽ điều quan trọng nhất trong số những quyền lực của tổng thống là quyền lực tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ trong vai trò tổng tư lệnh. Trong lúc quyền lực tuyên chiến được hiến pháp đặt nằm trong tay Quốc hội thì tổng thống là người nắm quyền tư lệnh và điều khiển trực tiếp quân đội và có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược quân sự. Những vị khai sinh ra Hiến pháp Hoa Kỳ đã thận trọng trong việc giới hạn các quyền lực của tổng thống liên quan đến quân sự. Quốc hội, theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh, phải cho phép bất cứ một cuộc khai triển quân đội nào kéo dài hơn 60 ngày. Ngoài ra, Quốc hội cũng đảm trách việc theo dỏi quyền lực quân sự của tổng thống qua việc kiểm soát các qui định và chi tiêu quân sự. Song song việc nắm giữ các lực lượng vũ trang, tổng thống cũng là người nắm giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền quyết định việc có nên công nhận các quốc gia mới và chính phủ mới hay không, và thương thuyết các hiệp định với các quốc gia khác. Các hiệp định này có hiệu lực khi được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận với 2/3 số phiếu tán thành. Tổng thống có quyền sử dụng quân đội trong vòng 90 ngày trong trường hợp quân đội HK bị tấn công hay an ninh quốc gia bị xâm hại mà không cần phải được sự chuẩn thuận của Quốc Hội. Nếu cuộc chiến quá thời gian trên cần có sự chuẩn thuận của quốc hội. Tổng thống là người tổng tư lệnh quân đội (commander in chief ) thời chiến (tức là người quyền tối cao điều hành quân dội trong chiến tranh. Ngoài ra, tổng thống còn có vài quyền đặc biệt: Điều hành quân đội ra khỏi nước để tiến hành các mục tiêu chiến tranh trong thời hạn ngắn hơn 60 ngày mà không cần thông qua quốc hội. Thời gian lâu hơn, Tổng thống phải được sự chấp thuận của quốc hội  Quyền lực hành pháp Tổng thống là viên chức hành chính trưởng của Hoa Kỳ và như thế ông là người đứng đầu ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ. Trách nhiệm của tổng thống là "trông coi việc [...]... Hiến pháp Hoa Kỳ, Phó Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ Với tư cách là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo Thượng viện Hoa Kỳ Trong vai trò này, Phó Tổng thống được phép bỏ phiếu tại Thượng viện nhưng chỉ khi nào cần thiết khi một cuộc đầu phiếu tại Thượng viện Hoa Kỳ không có kết quả chung cuộc Theo Tu chính án Hiến pháp Hoa Kỳ số 12, Phó Tổng thống Hoa Kỳ là người... 3 Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Phó Tổng thống Hoa Kỳ (Vice President of the United States) là người giữ một chức vụ công do Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra Phó Tổng thống, cùng với Tổng thống Hoa Kỳ, được dân chúng Hoa Kỳ bầu lên một cách gián tiếp qua hệ thống đại cử tri đoàn với một nhiệm kỳ bốn năm Phó Tổng thống là người đầu tiên trong thứ tự kế nhiệm lên làm tổng thống nếu như Tổng thống Hoa Kỳ qua đời, từ chức... trò là Chủ tịch Thượng Viện Hoa Kỳ Với vai trò là Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, Phó Tổng thống có hai bổn phận chính: bỏ lá phiếu quyết định trong trường hợp cuộc biểu quyết ở Thượng viện gặp bế tắc và làm chủ tọa để chứng thực kết quả chính thức việc đếm phiếu đại cử tri đoàn * Các cơ quan, Bộ ngành ở Hoa Kỳ Nội các Hoa Kỳ là cơ quan của ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, với nhiệm bao gồm các bộ... đó chủ trì nhưng các vị tổng thống thường theo truyền thống là được tuyên thệ bởi Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ IV BẦU CỬ THƯỢNG VIỆN HOA KỲ Điều Kiện Ứng Cử Điều I, Phần III, Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra ba tiêu chuẩn dành cho các thượng nghị sĩ: 1 Mỗi thượng nghị sĩ phải ít nhất là 30 tuổi 2 Phải là công dân Hoa Kỳ ít nhất trong 9 năm qua 3 Phải là (vào thời gian bầu cử) một cư dân của tiểu bang mà họ ra tranh... nào tuyên thệ trước đây là ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó tham dự vào các hành động phản loạn hay giúp đỡ kẻ địch của Hoa Kỳ thì sẽ bị loại không được trở thành một dân biểu Điều luật này, trở thành có hiệu lực chẳng bao lâu sau khi kết thúc Nội chiến Hoa Kỳ, có ý định ngăn cản không cho những ai từng sát cánh bên Liên hiệp các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ phục vụ trong chính phủ Tuy nhiên, Tu chính... hình toàn quốc chỉ thu hẹp vào phạm vi dành riêng cho các ứng cử viên thu c đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng các ứng cử viên thu c đảng thứ ba cũng có thể được mời tham dự, thí dụ như trường hợp của Ross Perot không thu c đảng Cộng hòa hay Dân chủ được mời tham dự các cuộc tranh luận vào năm 1992 Các ứng cử viên sẽ vận động tranh cử khắp nơi tại Hoa Kỳ để giải thích quan điểm của họ, thuyết phục cử tri... sự Xã-thành phố thống nhất III Hệ Thống Tòa Án Hoa Kỳ Các cơ quan tư pháp Hoa kỳ được tổ chức theo mô hình liên bang với tổng cộng 57 hệ thống, bao gồm hệ thống tòa án liên bang, 50 hệ thống tòa án tiểu bang, và 6 hệ thống tòa án ở các vùng thủ đô Washington D.C., đảo Puerto Rico, đảo Guam, đảo Samoa, quần đảo Bắc Mariana, và quần đảo Virgin thu c Hoa kỳ Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các hệ thống... pháp Hoa Kỳ, sau khi truy tố qua những cuộc luận tội, Thượng viện Hoa Kỳ có thể tước quyền của những cá nhân bị buộc tội và không cho phép họ giữ các chức vụ liên bang trong đó gồm có cả chức vụ tổng thống.[10]  Theo Phần 3 của Tu chính án 14, Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không cho một người hội đủ điều kiện (làm tổng thống) trở thành tổng thống nếu người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa. .. người này đã tuyện thệ trung thành ủng hộ Hiến pháp Hoa Kỳ nhưng sau đó lại nổi loạn chống Hoa Kỳ Tuy nhiên, Quốc hội có thể hủy bỏ lệnh cấm này bằng tỉ lệ 2/3 phiếu thu n ở cả hai viện quốc hội 5 Đề cử và chiến dịch tranh cử Trong thời hiện đại, chiến dịch tranh cử tổng thống sẽ bắt đầu trước khi có các cuộc bầu cử sơ bộ Hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ (Dân chủ và Cộng hòa) dùng các cuộc bầu cử sơ bộ... Thương mại Văn phòng Đại diện Thương mại Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Susan Rice 22 - 1 - 2009 Alan Krueger 3 - 11 - 2011 Karen Mills Hiệp Quốc 13 - 1 - 2012[1] Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Hội đồng Cố vấn Kinh tế Cục quản lý Doanh nghiệp nhỏ Quản lý Doanh nghiệp nhỏ * Phân chia hành chính ở Mỹ: Phân cấp hành chính của Hoa Kỳ Cấp thứ nhất • Tiểu bang • Thịnh vượng chung . giữ chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Qua Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, tổng thống có trách nhiệm bảo vệ người Mỹ ở hải ngoại và công dân ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền. Thống Hoa Kỳ Phó Tổng thống Hoa Kỳ (Vice President of the United States) là người giữ một chức vụ công do Hiến pháp Hoa Kỳ tạo ra. Phó Tổng thống, cùng với Tổng thống Hoa Kỳ, được dân chúng Hoa Kỳ. quan, Bộ ngành ở Hoa Kỳ Nội các Hoa Kỳ là cơ quan của ngành hành pháp của chính phủ Hoa Kỳ, với nhiệm bao gồm các bộ trưởng. Tuy là một trong những cơ quan có quyền hành nhất trong Chính phủ Hoa Kỳ

Ngày đăng: 15/11/2014, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w