77 Câu hỏi Lịch Sử ôn thi Đại Học,Cao Đẳng và thi HSG cấp THPT

8 12.2K 115
77 Câu hỏi Lịch Sử ôn thi Đại Học,Cao Đẳng và thi HSG cấp THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

 Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) 77 ĐỀ THI ÔN LUYỆN KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THPT   Dưới đây là những dạng bài tập & câu hỏi lịch sử mang tính chất tổng hợp, so sánh và phân tích các sự kiện, quá trình lịch sử. Phần này bổ sung thêm cho mục B : “Các câu hỏi và bài học dựa trên cơ sở kiến thức bài học” ở các chuyên đề trên, dùng để ôn tập cho các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và Học sinh giỏi cấp trung học phổ thông. Stt ĐỀ BÀI Chú thích 1 Đánh giá về cục diện thế giới sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và mối quan hệ giữa cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với sự điều chỉnh chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. 2 Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh hưởng đến Cách mạng Việt Nam từ 1919 đến 1929 ? Phân tích một sự kiện đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam. 3 Nhận xét về bước chuyển quan trọng trong phong trào công nhân nước ta qua cuộc đình công của công nhân hãng Ba Son (tháng 8/1925). 4 Nêu những điểm giống và khác nhau giữa phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 – 1925 với phong trào dân tộc dân chủ những năm đầu thế kỉ XX. 5 Sau năm 1929, Nguyễn Ái Quốc từng có nhận định : “Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, trang 28) Bằng những kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 6 Qua lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến trước năm 1930, anh (chị) hãy chứng minh : a. Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. b. Công lao của Nguyễn Ái Quốc trong việc tìm ra con đường cứu nước mới. 7 Trong thời kì lịch sử 1919 – 1945, sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác ? Trình bày hiểu biết của anh (chị) về sự kiện này. 8 Đánh giá giá trị khoa học và thực tiễn trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam nêu trong Cương lĩnh đã được áp dụng trong thời kì cách mạng 1930 – 1945 như thế nào ? 9 Trình bày sự ra đời và hoạt động của các tổ chức : Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng. 10 Anh (chị) hãy nêu những sự kiện tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 – 1935 và phân tích một sự kiện tiêu biểu nhất thể hiện tính chất triệt để của từng phong trào đối với thắng lợi của phong trào. 11 Đánh giá những quan điểm khác nhau trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối cách mạng qua các văn kiện chính của Đảng từ năm 1930 đến năm 1936. 12 Phân tích tính chất dân tộc và ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939. 13 Nêu nhận xét của anh (chị) về quy mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939. 14 Có ý kiến cho rằng, đến Hội nghị Trung ương lần VIII (5/1941) thì những hạn chế, thiếu sót của Luận cương chính trị (10/1930) mới được khắc phục  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) hoàn toàn. Những sự kiện nào xác nhận ý kiến trên là đúng ? 15 Chủ trương khởi nghĩa vũ trang do Hội nghị Ban Chấp Trung ương lần thứ VIII (5/1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương được đề ra như thế nào ? Bằng những kiến thức lịch sử từ năm 1941 đến 1945, hãy chứng minh tính đúng đắn của chủ trương đó. 16 Nêu rõ chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ VIII (5/1941), so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần VI (9/1939) có gì mới ? 17 Nêu và phân tích vai trò của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1945. 18 Nêu những mốc lịch sử quan trọng trong thời kì cách mạng 1939 – 1945. Tác dụng của những mốc lịch sử đó đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. 19 Phân tích điều kiện bùng nổ và diễn biến chính của Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945. Vì sao Cao trào kháng Nhật đã tạo tiền đề thúc đẩy cho thời cơ khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám nhanh chóng chín muồi ? 20 Vì sao trong Cách mạng tháng Tám 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương có thể phát động được toàn dân nổi dậy ở cả nông thôn lẫn thành thị ? 21 Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là từ lúc quân đội Nhật nhảy vào bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đã có những hoạt động gì để chứng tỏ quyết tâm giải phóng dân tộc ? 22 Qua thời kỳ 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương và nhân dân ta đã chuẩn bị cho một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang như thế nào ? Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 23 Con đường cách mạng bạo lực của quần chúng : kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang để đi đến giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám 1945 như thế nào ? 24 Bàn về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, có ý kiến cho rằng : Đảng ta không những có đường lối chủ trương đúng đắn mà còn nhận thức đúng thời cơ và kiên quyết hành động cách mạng. Bằng những sự kiện đã học thời kì 1939 – 1945, anh (chị) hãy trình bày tình hình này. 25 Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị những gì về lực lượng nhằm tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ? (Đề thi HSG Quốc gia, bảng B, năm 2005) 26 Phân tích các chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương về việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến với việc tập hợp lực lượng cách mạng từ năm 1930 đến 1945. 27 Phân tích điểm khác nhau về nhiệm vụ, lực lượng của cách mạng Việt Nam qua các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản trong thời kỳ 1930 – 1945 và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó ? 28 Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể, anh (chị) hãy phân tích quá trình đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm xác định một đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn trong thời kỳ 1930 – 1945. 19 So sánh và phân tích điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương trong thời kì 1939 – 1945 với điều kiện lịch sử, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong thời kì 1936 – 1939. 30 Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập hợp mọi tầng lớp yêu nước xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong các Mặt trận dân tộc thống nhất, được Đảng Cộng sản Đông Dương xúc tiến như thế nào trong giai đoạn cách mạng 1930 – 1945 ? 31 - Tại sao trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (5/1941), - Trang 233 -  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh ? - Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh theo tinh thần của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam hay theo tinh thần của Luận cương chính trị tháng 10/1930 về vấn đề mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc ? Hãy giải thích. 32 Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy chứng minh cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở nước ta không chỉ là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc điển hình mà đồng thời còn là cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 33 Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu xảy ra trong thời kì từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến ngày 2/9/1945. 34 Vẽ lược đồ Việt Nam và ghi thời gian khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 35 Bằng những sự kiện có chọn lọc, anh (chị) hãy nêu những điểm nổi bật của từng phong trào cách mạng Việt Nam : 1930 – 1931; 1932 – 1935; 1936 – 1939; 1939 – 1945 và bài học lớn nhất của từng phong trào đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. 36 Hãy lập bảng so sánh ba thời kì lịch sử 1930 – 1931; 1936 – 1939 và 1939 – 1945; theo các nội dung sau : - Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương. - Nhiệm vụ, hình thức và khẩu hiệu đấu tranh. - Kết quả và bài học kinh nghiệm. 37 Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã thể hiện mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới như thế nào ? 38 Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945) đã ra đời như thế nào ? Phân tích sự giống và khác nhau giữa hình thức chính quyền công nông với hình thức dân chủ cộng hòa. 39 Nêu những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 cà phân tích những khó khăn làm nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những đối sách của Đảng và Chính phủ trước tình thế đó ? 40 Hãy làm sáng tỏ vai trò của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chính quyền, giữ vững độc lập dân tộc trong những năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám. 41 Anh (chị) hãy nêu những chiến thắng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta từ năm 1946 đến năm 1954 và phân tích một chiến thắng tiêu biểu nhất. 42 Nét khác biệt về mục tiêu, nhiệm vụ và tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì 1945 – 1954 so với thời kì 1939 – 1945 là gì ? Tại sao lại có sự khác nhau như vậy ? 43 Bằng những sự kiện lịch sử, anh (chị) hãy chứng minh : Từ thu – đông 1950 đến xuân hè 1953, quân và dân ta giữ vững và phát triển thể chủ động chiến lược, liên tục tiến công địch, đánh tiêu diệt với quy mô ngày càng lớn trên các chiến trường ở Đông Dương. 44 Lập bảng thống kê trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954), theo các nội dung sau : thời gian, các đời tướng Pháp, âm mưu, kế hoạch của chúng, những thắng lợi của quân dân Việt Nam, ý nghĩa lịch sử. 45 Vì sao Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương ? Kế hoạch quân sự của Nava vào tháng 5/1943 có gì khác với tháng 11/1953 ? Kế hoạch đó bị phá sản như thế nào ? 46 Bằng những sự kiện tiêu biểu của lịch sử dân tộc Việt Nam trong giai đoạn sau 1946 – 1954, anh (chị) hãy chứng minh nhận định sau đây : Trên mặt trận quân sự, quân và dân ta chủ động tiến công địch từ nhỏ đến lớn, chiến tranh du kích đến chiến tranh chính quy, kết hợp chặt chẽ giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích một cách nhịp nhàng, cân đối trên từng chiến trường và trên phạm vi cả nước. - Trang 234 -  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) 47 Hãy trình bày hai chiến dịch tiến công quan trọng nhất của quân dân ta trên chiến trường Bắc Bộ trong thời gian từ năm 1950 đến năm 1954 ở các mặt sau đây : a. Hoàn cảnh lịch sử, cần nêu rõ :  Đặc điểm tình hình.  Âm mưu của địch.  Chủ trương và kế hoạch của ta. b. Sơ lược diễn biến của từng chiến dịch. c. Kết quả và ý nghĩa của từng thắng lợi. 48 Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. 49 Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954, anh (chị) hãy trình bày : a. Sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp qua những chiến thắng quân sự lớn. b. Khái quát những thành tựu cơ bản của việc xây dựng hậu phương và vai trò của nó đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. 50 1. Thông qua việc trình bày hai sự kiện cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hãy cho biết âm mưu và hành động cuối cùng của Pháp – Mĩ đã bị quân dân ta đánh bại như thế nào ? 2. Qua đó, hãy liên hệ với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc để có thể rút ra bài học nổi bật trong việc kết thúc chiến tranh. 51 1. Lập bảng thống kê một số sự kiện trong tiến trình cách mạng Việt Nam theo yêu cầu của bảng sau : Thời gian Tên sự kiện và tóm tắt nội dung sự kiện Ngày 3 – 2 – 1930 Ngày 12 – 9 – 1930 Ngày 19 – 5 – 1941 Ngày 7 – 5 – 1944 Ngày 22 – 12 – 1944 Ngày 12 – 3 – 1945 Ngày 13 – 8 – 1945 Ngày 16 – 8 – 1945 Ngày 19 – 8 – 1945 Ngày 2 – 9 – 1945 Ngày 19 – 12 – 1946 Ngày 7 – 5 – 1954 2. Từ những sự kiện trên, hãy xác định những mốc lịch sử quan trọng và làm rõ : Mỗi mốc lịch sử ấy có ý nghĩa đánh dấu một quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. 52 Trài qua 15 năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (từ “Đồng khởi” cuối năm 1959 – đầu năm 1960 đến chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975), nhân dân miền Nam Việt Nam đã lần lượt đánh lui từng bước, đánh bại từng âm mưu, đánh đuổi từng bộ phận đi đến đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ như thế nào ? 53 Nêu những thủ đoạn của Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã thực hiện trong các chiến lược chiến tranh mà chúng thực hiện ở miền Nam Việt Nam ? Thủ đoạn nào là thâm độc nhất ? Vì sao ? 54 Nêu những điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam. Trình bày thắng lợi quyết định của quân dân ta trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ”. Thắng lợi đó có tác dụng như thế nào đối với tiến trình cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp chống Mĩ cứu nước ? - Trang 235 -  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) 55 Nêu nội dung chủ yếu và tác dụng trực tiếp của các Nghị quyết do Đảng Lao động Việt Nam đề ra trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975). 56 Những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân hai miền Nam – Bắc trong những năm 1965 – 1968 và 1969 – 1973 như thế nào ? Phân tích vai trò của miền Bắc đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ của đồng bào miền Nam nói riêng và sự nghiệp cách mạng cả nước nói chung. 57 Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1954 – 1975) đã trải qua những thời kì lịch sử nào ? Nêu tóm tắt nhiệm vụ chính của những thời lịch sử đó. 58 Trong hơn 20 năm từ 1954 đến 1975, miền Bắc đã đạt được những thành tựu cơ bản như thế nào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ? Nêu ý nghĩa lịch sử của những thắng lợi trên đối với sự nghiệp cách mạng chung của các nước. 59 Trình bày những sự kiện tiến công chiến lược và tổng tiến công chiến lược để đưa đến thắng lợi hoàn toàn của cách mạng miền Nam từ năm 1972 đến năm 1975. 60 Sau Hiệp định Pari, thời cơ cách mạng xuất hiện ở Việt Nam ra sao ? Đảng Lao động Việt Nam đã chớp lấy thời cơ để phát động cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 như thế nào ? 61 Phân tích những điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975. 62 Đánh giá về cuộc cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam Việt Nam (1954 – 1975), có quan điểm cho rằng: “Ba mươi năm nội chiến từng ngày”. Theo anh (chị), ý kiến này có đúng hay không ? Vì sao ? 63 Trình bày khái quát quá trình đế quốc Mĩ đi từ can thiệp đến trực tiếp xâm lược nước ta từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975. Giải thích nguyên nhân bùng nổ ? 64 So sánh Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 với Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 25/4 đến ngày 30/4/1975). 65 Các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975? Nêu những thắng lợi quân sự tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. 66 Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975, có những sự kiện lịch sử nào quan trọng ? Hãy cho biết những sự kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến từng giai đoạn của thời đó ? 67 Kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) thắng lợi, một phần là do ta đã có căn cứ địa cách mạng vững chắn và hậu phương. Hãy cho biết căn cứ địa được xây dựng dựa vào những điều kiện như thế nào? Nêu vai trò của hậu phương đối với tiền tuyến. 68 Đánh giá những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 và cuộc Tổng tiến công & nổi dậy Xuân 1975. 69 - Vì sao chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào tuyên bố độc lập vào tháng 8/1945, trong khi đó ở các nước khác trong khu vực Đông Nam Á đã giành được độc lập ở mức độ thấp hơn ? - Hãy so sánh tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam với cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 ở Inđônêxia. 70 Chiến lược “Phản ứng linh hoạt” và “Ngăn đe thực tế” của đế quốc Mĩ đã ứng dụng như thế nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) ? Sự thất bại của nó ? 71 Phân tích sự chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc đấu tranh ngoại giao và ký kết Hiệp định Pari 1973 về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. - Trang 236 -  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) 72 Dựa vào hai sự kiện sau đây : Hội nghị Giơnevơ 1954 về Đông Dương và Hội nghị Pari 1973 về Việt Nam, anh (chị) hãy làm sáng tỏ tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao trong tiến trình Cách mạng Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. 73 1. Nêu vắn tắt hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết Hiệp định sơ bộ (6/3/1946), Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương (21/7/1954) và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973). 2. Từ nội dung của những hiệp định trên, anh (chị) hãy làm rõ thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành các quyền dân tộc cơ bản. 74 Thế kỉ XIII và thế kỉ XX, lịch sử Việt Nam ghi nhận hai sự kiện tiêu biểu thể hiện quyết tâm chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân để giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đó là hai sự kiện nào ? Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về hai sự kiện đó. 75 Trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và xúc tiến thành lập những mặt trận nào ? Vì sao Đảng lại chủ trương thành lập những mặt trận ấy ? 76 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thắng lợi trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của nhân dân ta là các sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu những chặng đường đấu tranh anh dũng, thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày kết quả và ý nghĩa của các sự kiện đó để thấy được tác động to lớn của nó đối với cách mạng trong nước và góp phần tích cực vào phong trào cách mạng thế giới. 77 Qua công cuộc đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay, hãy làm sáng tỏ các ý sau : - Vì sao ta phải đổi mới đất nước ? Đổi mới như thế nào cho đúng ? - Nêu nội dung đường lối đổi mới đất nước về kinh tế và chính trị. - Đường lối đổi mới về quan hệ sản xuất mà Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra có điểm gì giống với Chính sách Kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết ?  MỘT SỐ ĐỀ HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA CẦN LƯU Ý THÊM. ĐỀ BÀI Chú thích ĐỀ I – Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1998. Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý (1075 – 1077), anh (chị) hãy : 1. Trình bày và phân tích những nét nổi bật trong việc phòng thủ, tấn công và kết thúc cuộc chiến tranh này. 2. Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này được vận dụng như thế nào trong công cuộc giữ nước của thế hệ sau ? (qua việc trình bày một cuộc kháng chiến, do anh/chị tự chọn). ĐỀ II – Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 1999. 1. Trên cơ sở trình bày và phân tích những nét lớn về diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỉ XIII, anh (chị) hãy nêu những bài học về huy động sức mạnh toàn dân và nghệ thuật tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta thời Trần. 2. Những bài học đó được vận dụng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975), của nhân dân ta như thế nào? Xem hướng dẫn chấm và đáp án ba đề thi Học sinh giỏi này Quốc gia trong quyển “Những bài đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử”, Hội Giáo dục lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. - Trang 237 -  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) ĐỀ III – Đề thi HSG Quốc gia, bảng A, năm 2002. 1. Lập bảng thống kê về các anh hùng dân tộc trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến năm 1975, theo yêu cầu sau: Số thứ tự Anh hùng dân tộc Thời gian Chiến công nổi bật 2. Qua một cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (tự chọn) của nhân dân ta trong thời gian từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, anh (chị) hãy nêu một bài học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. 3. Bài học lịch sử nêu ở câu 2 đã được vận dụng sáng tạo như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 (Hoặc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975) ? - Trang 238 -  Châu Tiến Lộc Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000) TÀI LIỆU THAM KHẢO A/ CÁC ĐỀ THI THAM KHẢO 1. Đề thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (từ năm 2000 đến 2009) 2. Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (từ năm 1997 đến 2009) 3. Đề thi HSG Quốc gia (từ năm 1997 đến 2009) 4. Đề thi HSG Hà Nội cấp THPT (từ năm 2000 đến 2008) 5. Đề thi HSG TP.Hồ Chí Minh cấp THPT (từ năm 2000 đến 2009) 6. Đề thi HSG tỉnh Thừa Thiên Huế cấp THPT (từ năm 2000 đến 2009) B/ TƯ LIỆU THAM KHẢO 7. Đại cương Lịch sử Việt Nam (Tập 2, 3), NXB Giáo dục, năm 2000. 8. Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, năm 2006. 9. Sách giáo khoa “Lịch sử 12” (Nâng cao), NXB Giáo dục, năm 2006. 10. Sách giáo khoa “Lịch sử 12”, NXB Giáo dục, năm 1992. 11. Hướng dẫn học & luyện thi lịch sử, NXB ĐHQG Hà Nội, năm 2006. 12. 1000 câu hỏi & bài tập trắc nghiệp lịch sử 12, NXB ĐHQG Hà Nội, năm 2006. 13. Ôn tập môn lịch sử theo chủ đề, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. 14. Tuyển tập “160 câu hỏi luyện thi Đại học, Cao đẳng môn Lịch sử”, Trần Vĩnh Thanh, NXB Đà Nẵng, năm 2006. 15. Đề luyện thi tuyển sinh và hướng dẫn làm bài luyện thi môn Lịch sử, Trung tâm khuyến học, NXB Giáo dục năm 2006. 16. Những bài đạt giải trong kì thi HSG Quốc gia, Hội giáo dục lịch sử, NXB Quốc gia Hà Nội. 17. Các bài thi Học sinh giỏi môn lịch sử, Hội giáo dục lịch sử, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 18. Hướng dẫn học và ôn tập Lịch sử PTTH, tập 2, GS.Phan Ngọc Liên (chủ biên), NXBGD 1999. 19. Tài liệu chuẩn kiến thức lịch sử 12 , Bộ giáo dục và đào tạo, NXBGD 1998. 20. Thực hành Lịch sử 9, Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, NXBGD, năm 2007. 21. Thực hành Lịch sử 12, Sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, NXBGD, năm 2009. 22. Hỏi và đáp Lịch sử 12, Huỳnh Quang Thái – Nguyễn Văn Minh, NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 23. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử (khối 12), Hội Giáo dục lịch sử. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 24. Hướng dẫn ôn tập và làm bài thi môn Lịch sử lớp 9, PGS. Nguyễn Thị Côi chủ biên, NXBGD. 25. Chuẩn kiến thức ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng môn Lịch sử, Nguyễn Xuân Trường, NXB Giáo dục. 26. Đề luyện thi tuyển sinh và hướng dẫn làm bài thi vào các trường ĐH, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp môn Lịch sử, Trung tâm sách khuyến học, NXB Giáo dục. 27. Ôn thi tuyển sinh đại học và cao đẳng môn Lịch sử (Huỳnh Kim Thành, Đinh Thị Lan, Nguyễn Thuý Vinh), NXB Đà Nẵng. 28. Tuyển sinh đại học & Cao đẳng môn Lịch sử, Nguyễn Thu Đông – Nguyễn Tiến Phúc, Tủ sách hiếu học, NXB Trẻ, năm 2001. 29. Kiến thức Lịch sử 9, PGS.TS Nguyễn Văn Am – Ths.Nguyễn Văn Đằng – Đặng Thuý Quỳnh – Nguyễn Thành Phương, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh – 2006. 30. Kiến thức Lịch sử 9, Hội giáo dục Lịch sử, NXB Thanh Niên. C/ TƯ LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ 31. Tài liệu của cô Nguyễn Thị Liễu (Hiệu trưởng trường THCS Ngô Chí Quốc), cô Nguyễn Thị Thịnh (Chuyên viên Phòng giáo dục Quận Thủ Đức), cô Lệ Hồng (giáo viên trường THCS Trương Văn Ngư) và thầy Ths.Lê Văn Dũng (Giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội). 32. Một số tài liệu, đề cương ôn tập Lịch sử 12 của các trường : THPT chuyên Lê Hồng Phong, THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THPT Nguyễn Hiền, THPT Thủ Đức, THPT Nguyễn Hữu Huân (Thành phố Hồ Chí Minh). - Trang 239 - . – 2000) 77 ĐỀ THI ÔN LUYỆN KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THPT   Dưới đây là những dạng bài tập & câu hỏi lịch sử mang tính chất tổng hợp, so sánh và phân. B : “Các câu hỏi và bài học dựa trên cơ sở kiến thức bài học ở các chuyên đề trên, dùng để ôn tập cho các kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng và Học sinh giỏi cấp trung học phổ thông. Stt. luyện thi tuyển sinh và hướng dẫn làm bài thi vào các trường ĐH, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp môn Lịch sử, Trung tâm sách khuyến học, NXB Giáo dục. 27. Ôn thi tuyển sinh đại học và cao

Ngày đăng: 14/11/2014, 23:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan