Thực trạng hoạt động thị trường phái sinh Việt Nam

25 448 3
Thực trạng hoạt động thị trường phái sinh Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đặng Phương Quỳnh Lớp: Đại học Tài chính – Ngân hàng 6C Giáo viên: Trương Hoàng Phương Cần Thơ, ngày 27 tháng 09 năm 2014 1 MỤC LỤC I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Lịch sử hình thành và phát triển………………………………… 3 2. Khái niệm về các công cụ phái sinh……………………………… 4 2.1Thị trường phái sinh hàng hóa………………………………… 5 a. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau b. Hợp đồng quyền chọn 2.2Thị trường phái sinh ngoại hối……………………………… 5 a. Hợp đồng kỳ hạn………………………………………… 5 b. Hợp đồng hoán đổi………………………………………… 6 c. Hợp đồng giao sau………………………………………… 7 d. Hợp đồng quyền chọn………………………………………. 7 3. Cách thực hiện các giao dịch phái sinh: 3.1Thị trường phái sinh hàng hóa a. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau…………………… 9 b. Hợp đồng quyền chọn………………………………………. 11 3.2Thị trường phái sinh ngoại hối a. Hợp đồng kỳ hạn……………………………………………. 13 b. Hợp đồng hoán đổi………………………………………… 14 c. Hợp đồng giao sau………………………………………… 15 d. Hợp đồng quyền chọn………………………………………. 16 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG: 1. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh tại Việt Nam……………… 18 2. Thị trường phái sinh hàng hóa…………………………………… 21 3. Thị trường phái sinh ngoại hối…………………………………… 23 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lịch sử hình thành và phát triển Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển ngày một lớn mạnh, mở cửa thị trường là điều tất yếu. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ đem lại những rủi ro khá lớn khi lưu lượng vốn được tự do luân chuyển. Nếu có bất kì sự rút ra hoặc chảy vào đột ngột của dòng vốn, sẽ dẫn đến những tổn thất cho nền kinh tế. Do đó, việc sử dụng các công cụ tài chính để phòng ngừa rủi ro và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế là một phương pháp đang được thế giới ưa chuộng và áp dụng một cách hiệu quả. Khoảng 30 năm trước đây, thị trường phái sinh chỉ mang tính nhỏ lẻ và nội bộ các nước. Nhưng đến nay, thị trường phái sinh đã có những bước phát triển ấn tượng – gần 20% mỗi năm trong thập kỷ qua – đóng góp vào thị trường tài chính toàn cầu con số khoảng 687 nghìn tỷ USD tính theo tổng giá trị danh nghĩa hợp đồng giao dịch chưa đáo hạn. Chưa từng có công cụ tài chính nào trải nghiệm sự đổi mới phát triển nhanh chóng như vậy. Sự đổi mới công nghệ và sản phẩm cùng sự cạnh tranh tích cực trong thị trường phái sinh thế giới đã thúc đẩy sự tăng trưởng ấn tượng đó, đóng góp vào sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung. Sở giao dịch công cụ phái sinh đầu tiên trên thế giới được ra đời tại London, Anh với tên gọi Sở giao dịch Hoàng Gia và cho phép giao dịch các hợp đồng kỳ hạn vào thế kỷ XVII. Tiếp theo, vào năm 1650, các hợp đồng giao sau được chuẩn hóa đầu tiên được thực hiện dựa trên cơ sở thị trường gạo tại Osaka, Nhật Bản. Các hợp đồng này tương đối giống với hợp đồng giao sau ngày nay, tuy nhiên chúng vẫn chưa được bù trừ hàng ngày và đảm bảo bởi bên thứ ba uy tín. Năm 1848, sự thành lập Ủy ban thương mại Chicago trở thành dấu mốc quan trọng. Chicago khi đấy được xem như trung tâm dự trữ, mua bán và phân phối các loại ngũ cốc cho khu vực quanh vùng. Một nhóm thương gia tại đây, để tránh việc chênh lệch giá quá lớn của ngũ cốc qua từng mùa, đã tạo ra một loại hợp đồng hữu hiệu phòng ngừa rủi ro và đầu cơ do chênh lệch giá mang lại, cho phép nông dân ấn định giá hợp đồng trước và giao ngũ cốc sau. Những hợp đồng này đã được chuẩn hóa vào năm 1865. Và mãi đến năm 1925, trung tâm thanh toán bù trừ đầu tiên cho hợp đồng giao sau được thành lập. Khoảng thế kỷ XIX, Hussell Sage ở New York đã sử dụng nguyên lý ngang giá quyền chọn bằng cách xác định trước các quyền mua, quyền bán và mức giá thực hiện, để tạo ra một khoảng cho vay với mức lãi suất cao hơn nhiều lần so với mức lãi suất pháp luật quy định lúc bấy giờ. Điều này đã khiến các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng giao sau và các giao dịch phái sinh khác bị cấm tại nhiều nơi trên thế giới. Đầu thế kỷ XX là thời kỳ đen tối của thị trường phái sinh, do các công ty ma được thành lập, hoạt động trên các hợp đồng quyền chọn để thu hút giao dịch và sau đó bỏ trốn với số tiền đạt được. Tại thời điểm này, các giao dịch phái sinh thỉnh thoảng lại bị cấm ở các nước khác nhau trên thế giới. Mãi đến năm 1973, sự ra đời của Sở giao dịch quyền chọn Chicago chính thức đánh dấu ấn phẩm công thức nổi tiếng nhất trong lĩnh vực tài chính – Mô hình định giá quyền chọn của Fischer Black và Myron Scholes. Sự kiện này đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong thế giới đầu tư, mở ra cơ sở cho sự bùng nổ của các giao dịch phái sinh trên thế giới. 3 Mặc dù các hợp đồng phi tập trung đã được xuất hiện từ trước đó rất lâu. Nhưng phải đến những năm 80 của thế kỷ XX, kỷ nguyên của công cụ hoán đổi (swaps) chính thức được đánh dấu. Đây là kết quả của việc nới lỏng và hòa nhập của thị trường vốn các nước cùng với sự biến động mạnh của lãi suất trên thị trường. Đầu năm 1991, tổng số giao dịch lên đến 2 tỷ tỷ USD. Tuy nhiên vào năm 1994, những khoản lỗ khủng khiếp của các tập đoàn lớn và giàu kinh nghiệm được cho là do giao dịch phái sinh mang lại, đã dẫn đến làn sóng tẩy chay các công cụ và giao dịch phái sinh. Dù vậy, cho đến nay, thị trường phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ, cung cấp đa dạng cho nhu cầu phòng trừ rủi ro nền kinh tế của thế giới. Trong những năm gần đây, ở các nước phát triển, các sàn giao dịch phái sinh mới đã bắt đầu cạnh tranh với các sàn giao dịch phái sinh trước đây. Ví dụ, Sở giao dịch chứng khoán quốc tế ISE (The International Securities Exchange) bắt đầu hoạt động vào năm 2000 và đến giữa năm 2003 trở thành sàn giao dịch đi đầu trong giao dịch quyền chọn cổ phiếu, cùng với Sở giao dịch Chicago (CBOE). Năm 2004, BOX tham gia thành công vào cung ứng giao dịch quyền chọn cổ phiếu tại Mỹ. Ngoài thị trường phái sinh tại các nước phát triển, thị trường phái sinh ở các nước mới nổi cũng đã định hình và phát triển chuyên sâu. Ba sàn giao dịch phái sinh đã bắt đầu đi vào hoạt động ở Trung Đông từ năm 2005: Sở giao dịch vàng và hàng hóa Dubai, Sở Giao dịch Chứng khoán Kuwait, và Sở Giao dịch IMEX Qatar. Riêng Ấn Độ thành lập các sàn giao dịch phái sinh từ năm 2000 đến 2003: Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ, Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay, Sàn giao dịch MCX Ấn Độ, và Sàn giao dịch NCDEX Ấn Độ. Trung Quốc cũng hình thành 2 sàn giao dịch phái sinh vào năm 2005: Sở giao dịch hợp đồng tương lai Thượng hải (Shanghai Futures Exchange) và Sở giao dịch hợp đồng tương lai tài chính Trung Quốc (China Financial Futures Exchange). Tuy đã có sự phát triển nhất định nhưng tại các thị trường phái sinh các nước mới nổi này cũng chưa có các sản phẩm phái sinh đa dạng như ở các nước phát triển. Đối với các nước đang và kém phát triển thì thị trường hàng hóa phái sinh chưa có định hình hoặc chỉ phát triển các sản phẩm phái sinh truyền thống như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn và hoán đổi lãi suất. 2. Khái niệm về các công cụ phái sinh Phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các hàng hóa cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại quý… là hàng hóa cơ sở tạo lập nên các phái sinh này; hoặc phái sinh chứng khoán thì cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ là những hàng hóa cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì tỷ giá, lãi suất, ngoại hối… là hàng hóa cơ sở. Thị trường phái sinh bao gồm 4 công cụ chủ yếu, đó là: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Trong đó, 2 công cụ đầu tiên được thực hiện giao dịch trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC) còn 2 công cụ sau được giao dịch trên thị trường tập trung. Tại Việt Nam hiện nay, hai thị trường phái sinh chủ yếu đó là thị trường phái sinh ngoại hối và thị trường phái sinh hàng hóa. 4 2.1 Thị trường phái sinh hàng hóa: a. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau: Hai hợp đồng này đều là hợp đồng mua hoặc bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo mức giá đã được xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Tuy nhiên hợp đồng kỳ hạn sẽ được thỏa thuận trực tiếp giữa hai bên ký kết hợp đồng, hợp đồng giao sau lại được thỏa thuận và thực hiện mua bán thông qua một bên thứ ba. Hợp đồng giao sau được thực hiện trên thị trường tập trung và hợp đồng kỳ hạn được thực hiện trên thị trường phi tập trung. Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro (do giá đã xác định trong tương lai), nhưng vì cả 2 dạng hợp đồng này đều bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng mất cơ hội kinh doanh, nếu như sự biến động giá thuận lợi b. Hợp đồng quyền chọn: Để khắc phục được nhược điểm của hai hợp đồng kỳ hạn và giao sau, hợp đồng quyền chọn được thành lập, cho phép người mua có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở, tại một thời điểm hay trước một thời điểm xác định trong tương lai, với mức giá được đưa ra tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. 3.2 Thị trường phái sinh ngoại hối a. Hợp đồng kỳ hạn: Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện trên thị trường hối đoái kỳ hạn.Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn là một công cụ tài chính dùng để mua hoặc bán một số lượng tiền nhất định, với một tỷ giá nhất định, và được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Các giao dịch kỳ hạn không diễn ra trên sở giao dịch, mà giống như giao dịch giao ngay. Đây là thị trường phi tập trung của các ngân hàng và các nhà môi giới được liên kết với nhau bằng điện thoại, vi tính và hệ thống SWIFT. Bộ phận liên ngân hàng của thị trường hối đoái kỳ hạn hoạt động liên tục thông qua việc đấu giá mở hai chiều giữa các thành viên tham gia. Nghĩa là mỗi ngân hàng yết tỷ giá kỳ hạn mua vào, bán ra liên tục cho các ngân hàng khác và ngược lại. Trên thị trường này nhìn chung có hai loại hợp đồng hối đoái kỳ hạn. Gồm: Hợp đồng outright và hợp đồng swap.  Hợp đồng outright: là sự thỏa thuận giữa một ngân hàng và một khách hàng không phải là ngân hàng, nhằm phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng. Về bản chất, trước hợp đồng thực hiện thì không có bất cứ sự chuyển giao tiền tệ nào giữa các bên tham gia. Tuy nhiên ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ với một mức tối thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản, nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiểu không được hưởng lãi, nhưng có thể được hưởng lợi tức phát sinh từ tài sản thế chấp (nếu tài sản thế chấp là tài sản chính)  Hợp đồng swap là hợp đồng có kỳ hạn giữa hai ngân hàng, theo đó hai bên thỏa thuận hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai với tỷ giá khác tỷ giá hoán đổi ban đầu. 5 Tỷ giá trên thị trường hối đoái có kỳ hạn thường được niêm yết theo bội số của 30 ngày và năm tài chính thường được xác định là 360 ngày. Vì thế, để thuận tiện cho việc sử dụng thời hạn của hợp đồng kỳ hạn thường là 1 tháng, 2 tháng… Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng, vẫn có thể có những hợp đồng có kỳ hạn dưới 1 tháng và một số ít hợp đồng có thời hạn không phải là bội số 30 ngày. Tại Việt Nam, thị trường hối đoái có kỳ hạn chưa phát triển mạnh mẽ. Do vậy, thời hạn giao dịch theo bội số 30 ngày chưa được áp dụng phổ biến, mà thường theo thỏa thuận giữa hai bên. Thường là không quá 180 ngày. b. Hợp đồng hoán đổi ngoại hối: Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định. Trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau. Như vậy, hoán đổi ngoại hối là việc hoán đổi một lượng cố định một đồng tiền này lấy một lượng biến đổi đồng tiền khác trong một thời gian xác định bằng cách ký cùng một lúc hai hợp đồng. Bao gồm: hợp đồng mua bán giao ngay và hợp đồng bán mua kỳ hạn tương ứng để phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá. Căn cứ vào đặc điểm ngày giá trị, giao dịch hoán đổi gồm 2 loại: Spot – forward swap và Forward – forward swap. Spot – forward swap bao gồm 1 giao dịch giao ngay và 1 giao dịch kỳ hạn. Ví dụ như hợp đồng hoán đổi giao ngay – kỳ hạn giữa đồng VND và USD. Mua USD giao ngay tại thời điểm t 0 và bán USD kỳ hạn tại thời điểm t 1 . Forward – forward swap bao gồm 2 giao dịch kỳ hạn được ký vào cùng một ngày nhưng có ngày giá trị khác nhau. Ví dụ: Hợp đồng hoán đổi kỳ hạn – kỳ hạn giữa VND và USD: tại thời điểm t 0 ký kết hai hợp đồng, một hợp đồng mua USD kỳ hạn có ngày giá trị là t 1 và hợp đồng bán USD kỳ hạn có ngày giá trị là t 2 . Đặc điểm cơ bản của hoán đổi ngoại hối: - Là giao dịch bao gồm đồng thời cả về mua và bán - Số lượng một trong hai đồng tiền mua bán là cố định - Tỷ giá Spot áp dụng trong mua và bán là như nhau - Ngày giá trị của mua và bán là khác nhau - Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, không có luồng tiền nào xảy ra trừ hai luồng tiền duy nhất xảy ra khi thực hiện mua và bán. Điều này có nghĩa lãi suất phát sinh trong thời hạn hợp đồng được thanh toán một lần tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Hóan đổi tiền tệ là loại hợp đồng có những đặc điểm tương tự như hợp đồng hoán đổi ngoại hối. Tuy nhiên, thời hạn của hợp đồng hoán đổi tiền tệ thường là dài hạn. Nên khoản lãi phát dinh được thanh toán định kỳ trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Khoản gốc chỉ được hoán đổi khi hợp đồng đáo hạn. Vậy, hợp đồng hoán đổi tiền tệ được xem như hợp đồng hoán đổi ngoại hối dài hạn và lãi suất được thanh toán định kỳ thong khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai giao dịch này là: Giao dịch hoán đổi ngoại hối được thực hiện trên thị trường ngoại hối. Giao dịch hoán đổi tiền tệ được thực hiện trên thị trường hoán đổi. c. Hợp đồng giao sau: Hợp đồng này là một thỏa thuận về việc mua hoặc bán một tài sản trong tương lai với một mức giá nhất định (giá đã được thỏa thuận). Nhưng việc giao nhận tài sản và thanh toán sẽ xảy ra tại thời điểm nhất định trong tương lai. Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên nhiều sở giao dịch khác nhau trên toàn cầu. Khác với hợp đồng kỳ hạn và những hợp đồng hoạt động trên thị trường phi tập trung, hợp đồng giao sau đã được tiêu chuẩn hóa và được giao dịch trên các sở giao dịch. Trong đó, 6 người mua và người bán không có ý định thực sự giao trả tiền đã ghi trong hợp đồng. Người mua hợp đồng giao sau thường bán lại hợp đồng khi gần đáo hạn để kiếm lợi nhuận bù trừ cho phần lỗ mà họ có thể phải gánh chịu từ việc biến động tỷ giá. Và người bán hợp đồng thường mua lại hợp đồng này với mục đích tương tự. Những nghiệp vụ này được gọi là nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Điều bắt buộc trong giao dịch giao sau là người mua và bán phải có tài khoản ký quỹ và phải trả phí giao dịch. Khoản ký quỹ này được duy trì trên tài khoản đã được mở tại nhà môi giới. Nhà môi giới sẽ ký quỹ tại nhà thanh toán bù trừ của sở giao dịch. Tại đây, nhà thanh toán bù trừ đối chiếu các lệnh mua và bán. Sau đấy tiến hành giao dịch các lệnh khớp. Nếu số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống dưới mức quy định, người nắm giữ hợp đồng sẽ nhận được lệnh yêu cầu nộp khoản ký quỹ bổ sung. Ngược lại nếu giá trị thị trường của hợp đồng tăng, người nắm giữ có thể rút ra. Nếu người nắm giữ hợp đồng không thực hiện đúng nghĩa vụ ký quỹ bổ sung, nhà môi giới sẽ thanh lý hợp đồng. Đối với hợp đồng giao sau, thanh toán lãi lỗ vào cuối mỗi ngày như việc tất toán trước hạn: kết thúc hợp đồng kỳ hạn cũ có thời hạn (t + 1) để ký hợp đồng kỳ hạn mới có thời hạn t nhưng có cùng ngày giá trị với hợp đồng kỳ hạn cũ. Ngoài ra, mọi hợp đồng giao sau giữa hai bên mua và bán đều được sở giao dịch đảm bảo. Nếu một trong hai người mua hoặc bán mất khả năng thanh toán hợp đồng, thì vẫn được đảm bảo bởi công ty thanh toán bù trừ sẽ chịu trách nhiệm. Thời hạn tối đa cho một hợp đồng giao sau là 12 tháng trong khi hợp đồng kỳ hạn có thể kéo dài đến 20 năm. Tuy nhiên các hợp đồng giao sau ít khi được thanh toán tại thời điểm đến hạn. Và nếu như được thanh toán tại thời điểm đến hạn, rủi ro điều chỉnh giá trị theo điều kiện thị trường vẫn tồn tại vì sự bù đắp vào khoản lãi, lỗ trên tài khoản ký quỹ và sự biến động tỷ giá giao ngay trên thị trường không phải lúc nào cũng hoàn hảo. d. Hợp đồng hối đoái quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn cho phép người mua hợp đồng có quyền, nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một loại ngoại tệ nhất định, tại một mức tỷ giá xác định đã được thỏa thuận từ trước trong tương lai. Trong giao dịch quyền chọn, người mua quyền chọn có quyền lựa chọn: giao dịch theo tỷ giá đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc để hợp đồng hết hạn mà không thực hiện giao dịch. Tuy nhiên người bán hợp đồng phải luôn sẵn sàng thực hiện giao dịch khi người mua có yêu cầu. Trong hợp đồng đối hoái quyền chọn có hai quyền chọn: - Quyền chọn mua (bao gồm hai đối tượng): Người mua quyền chọn mua: có quyền nhưng không bắt buộc phải mua một lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá nhất định vào một ngày đã xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó Người bán quyền chọn mua: có trách nhiệm phải bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một giá đã xác định trước tại một ngày xác định hoặc trước ngày đó khi người mua có nhu cầu thực hiện giao dịch. - Quyền chọn bán (gồm hai đối tượng): Người mua quyền chọn bán: có quyền nhưng không bắt buộc phải bán một lượng ngoại tệ nhất định, theo một tỷ giá xác định trước vào một ngày đã xác định trong tương lai hoặc trước ngày đó Người bán quyền chọn bán: có trách nhiệm phải mua một lượng ngoại tệ nhất định tại một ngày xác định hoặc trước ngày đó khi người mua quyền chọn bán có nhu cầu thực hiện quyền. 7 Mỗi giao dịch diễn ra, luôn bao gồm cả hai quyền chọn mua và quyền chọn bán. Ví dụ: Ông A mua hợp đồng quyền chọn mua USD (có nghĩa là A đồng thời mua quyền chọn bán VND, và ngược lại nếu A mua hợp đồng quyền chọn mua VND là đồng thời mua quyền chọn bán USD). Do vậy, khi nói đến hợp đồng quyền chọn mua, nghĩa là mua đồng yết giá – bán đồng định giá; hợp đồng quyền chọn bán là bán đồng yết giá – mua đồng định giá. - Tỷ giá quyền chọn: áp dụng trong hợp đồng quyền chọn. Tỷ giá này khác với tỷ giá trong các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, do ngoài yếu tố cung cầu thị trường, tỷ giá quyền chọn còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp. Vì vậy, nó có thể thấp hơn hoặc cao hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn hoặc tỷ giá hợp đồng giao sau. Tỷ giá quyền chọn có thể thay đổi miễn là người mua và bán chấp nhận, vì giữa tỷ giá quyền chọn và phí quyền chọn luôn có quan hệ tỷ lệ nghịch. Người bán thường sẵn sàng chấp nhận tỷ giá quyền chọn mà người mua đề nghị, nhưng áp dụng mức phí hợp lý để có lãi. - Phí quyền chọn: hay còn gọi là giá hợp đồng quyền chọn. Là khoản tiền mà nguwoif mua phải trả cho người bán. Giá hợp đồng quyền chọn phải là lượng tiền hợp lý để có thể bù đắp rủi ro xét từ góc độ người bán và không quá đắt đối với người mua. Nếu hợp đồng đáo hạn mà không có giao dịch xảy ra thì chỉ có một luồng tiền duy nhất là khoản phí quyền chọn mà người mua trả cho người bán.Phí quyền chọn là khoản tiền không truy đòi và thường được thanh toán một lần vào thời điểm ký kết hợp đồng. Phí quyền chọn được xác định trên nguyên tắc: Nếu xác suất xảy ra càng cao và/hoặc lãi suất dự tính phát sinh từ thực hiện quyền chọn càng lớn thì phí quyền chọn càng cao. Từ đó chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến phí quyền chọn là: • Tỷ giá giao ngay: Tại mỗi mức tỷ giá giao dịch, nếu tỷ giá giao ngay càng cao thì xác suất xảy ra việc thực hiện hợp đồng quyền chọn mua càng lớn, phí giao dịch quyền chọn mua càng cao và ngược lại đối với quyền chọn bán. • Tỷ giá quyền chọn: Nếu tỷ giá trong hợp đồng quyền chọn mua càng cao thì xác suất thực hiện giao dịch càng thấp. Do đó phí quyền chọn thấp. • Thời gian đến hạn: Thời gian đến hạn càng dài thì khả năng tỷ giá trên thị trường biến động lên cao hơn mức tỷ giá quyền chọn trong quyền chọn mua càng lớn. Do đó phí quyền chọn mua càng cao • Sự biến động của tỷ giá: Tỷ giá biến động mạnh thì xác suất để tỷ giá giao ngay vượt qua tỷ giá quyền chọn tại thời điểm hợp đồng đáo hạn càng lớn. Do đó phí quyền chọn mua cao • Lãi suất của đồng yết giá: Nếu hợp đồng mua được thực hiện thì người giữ hợp đồng sẽ nhận được một số lượng đồng tiền yết giá tăng làm cho giá trị hiện tại của đồng tiền này giảm, dẫn đến các hợp đồng quyền chọn mua trở nên kém hấp dẫn, phí quyền chọn mua giảm. • Lãi suất của đồng định giá: Nếu hợp đồng mua được thực hiện thì người nắm giữ hợp đồng sẽ phải chia ra một lượng đồng tiền định giá khi hợp đồng đáo hạn, do đó nếu mức lãi suất đồng tiền định giá tăng thì giá trị hiện tại của đồng tiền này giảm, hợp đồng quyền chọn mua trở nên hấp dẫn, phí quyền chọn mua tăng. 3. Cách thức thực hiện các giao dịch phái sinh 3.1 Thị trường phái sinh hàng hóa: 8 a. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau: - Thỏa thuận mua bán theo hợp đồng kỳ hạn thực ra phát sinh rất nhiều trong đời sống kinh tế hàng ngày ngay cả trong xã hội Việt Nam từ rất xa xưa. Ví dụ: Ngày 1 tháng 9, ông A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 10 tấn cà phê kỳ hạn 3 tháng (tức là vào ngày 1/12) với giá 925 USD/tấn. B được gọi là người bán trong hợp đồng kỳ hạn, A là người mua trong hợp đồng. Sau 3 tháng B phải bán cho A mười tấn cà phê với giá 925 USD/tấn và A phải mua 10 tấn cà phê với giá đã thỏa thuận. Cho dù giá cà phê trên thị trường khi đấy có biến động chênh lệch với giá hai bên thỏa thuận trước đó. - Hợp đồng giao sau: Vào ngày 28/2, A ký hợp đồng giao sau mua 100 cổ phiếu XYZ với giá tương lai là F 0 = 80.000 đồng/cổ phiếu. Để hạn chế rủi ro, Sở giao dịch yêu cầu khhi ký hợp đồng, A phải ký quỹ một khoản tiền trong tài khoản bảo chứng tại công ty thanh toán bù trừ. Mức bảo chứng là 1 triệu đồng. Sau mỗi ngày, nếu có lãi, khoản lãi sẽ được cộng vào tài khoản. Nếu có lỗ, cũng sẽ bị trừ vào tài khoản. Nếu giá trị trong tài khoản bảo chứng giảm xuống tới một mức giới hạn, ví dụ 0.8 triệu đồng. Nhà đầu tư sẽ được yêu cầu ký quỹ thêm cho đạt mức 1 triệu đồng lúc ban đầu. Hàng ngày, trong thời hạn hợp đồng, công ty thanh toán bù trừ sẽ ghi nhận giá cổ phiếu trên thị trường so với giá hôm trước để tiến hành ghi Nợ hoặc Có vào tài khoản tương đương với các khoản lãi lỗ của A. Ngày Giá cổ phiếu Lãi, lỗ hàng ngày Giá trị tài khoản bảo chứng Ghi chú 28/2 80.000 1.000.000 1/3 89.000 100×(89.000 – 80.000) 1.900.000 2/3 90.000 100×(90.000 – 89.000) 2.000.000 3/3 80.000 100×(80.000 – 90.000) 1.000.000 4/3 77.000 100×(77.000 – 80.000) 700.000 Giá trị xuống dưới 0,8 triệu đồng, ký quỹ thêm 300.000 để đạt 1 triệu đồng 5/3 70.000 100×(70.000 – 77.000) 300.000 Giá trị xuống dưới 0,8 triệu đồng, ký quỹ thêm 700.000 để đạt 1 triệu đồng 6/3 77.800 100×(77.800 – 70.000) 1.780.000 7/3 77.600 100×(77.600 – 77.800) 1.760.000 8/3 78.200 100×(78.200 – 77.600) 1.820.000 9/3 88.600 100×(88.600 – 78.200) 2.860.000 10/3 98.400 100×(98.400 – 88.600) 3.840.000 Ví dụ trong hợp đồng giao sau, X là người mua và Y là người bán. Theo hợp đồng, X phải mua 1 đơn vị tài sản cơ sở (1 Kg gạo) với giá tương lai là F = 5000 vào thời điểm đáo hạn T = 3 tháng. Vậy giá trị nhận được đối với mỗi bên là như sau: - Đối với người mua X: 9 Sau 3 tháng, giá gạo trên thị trường là S T . X phải mua gạo của Y với giá đã thỏa thuận F, và có thể bán gạo ra thị trường với giá S T . Giá trị X nhận được sẽ là S T – F. Nếu S T < F  X được lợi từ hợp đồng. Nếu S T > F  X bị lỗ. - Đối với người bán Y: Y có thể bán gạo ra thị trường với giá S T . Tuy nhiên theo hợp đồng, Y phải bán 1 Kg gạo cho X với giá đã thỏa thuận F. Giá trị Y nhận được từ hợp đồng sẽ là F – S T . Nếu S T < F  Y được lợi từ hợp đồng. Nếu S T > F  Y bị lỗ từ hợp đồng - Định giá hợp đồng giao sau: Gọi giá tài sản cơ sở hiện hành là S 0. Công ty A vay S 0 đồng với lãi suất r f . Dùng tiền này để mua tài sản cơ sở và bán hợp đồng giao sau tài sản cơ sở với giá F 0 . Kỳ hạn bằng kỳ hạn vay tiền. Trong suốt thời gian đến khi hợp đồng giao sau đáo hạn, tài sản cơ sở tạo ra khoản lãi D. Tại thời điểm đáo hạn, giá tài sản trên thị trường là S T. 10 Giá trị người mua nhận được S T – F S T F Giá tài sản cơ sở khi đáo hạn Giá trị người bán nhận được Giá tài sản cơ sở khi đáo hạn F S T F - [...]... sẽ không thực hiện quyền, khi đó nhà nhập khẩu nhận được lãi khoản phí quyền chọn II THỰC TRẠNG 1 Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại Việt Nam: Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu trên thị trường hàng hóa (cà phê) Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện... khai các công cụ tài chính phái sinh được bền vững Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khoán phái sinh ở Việt Nam thời gian qua có thể tổng kết được những thành tựu và hạn chế sau: - Những thành quả bước đầu: + Nhận thức về các công cụ phái sinh và sự vận dụng chúng vào trong hoạt động kinh doanh ngày càng phổ biến và hiệu quả Bằng việc đưa các công cụ phái sinh hoán đổi (swap), kỳ hạn... sinh trên thị trường chưa được hoàn thiện Các giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh trên thị trường ngoại hối, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước, còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các giao dịch này 2 Thị trường phái sinh hàng hóa: Thị trường phái sinh hàng hóa (PSHH) trên thế giới đã xuất hiện từ thế... các công cụ từ khách hàng; tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết vai trò là công cụ dự trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và tạo ra lợi nhuận; hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ… + Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn... (options) vào giao dịch trên thị trường, bước đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh 20 hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá Trên cơ sở những thành quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cá phê trên thị trường London được ngân hàng... ở trạng thái tăng liên tục Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam. .. các Công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết... hợp với quá trình phát triển thị trường toàn cầu Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” được thành lập vào ngày 20/9/1994 theo Quyết định số 203/QĐ-NH thay thế cho trung tâm giao dịch ngoại tệ và Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được ban hành, đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam theo các chuẩn mực quốc... với thị trường quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn phải bán dưới giá bình quân thế giới Những bất cập trên đã cho thấy nhu cầu phát triển thị trường PSHH cho các DN để quản lý rủi ro biến động giá hàng hóa, tạo điều kiện cho các DN và người sản xuất tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với chiến lược phát triển dài hạn và tạo sự bình đẳng cho các DN Việt Nam. .. rất phổ biến trên thế giới nhất là giao dịch hàng hóa phái sinh, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy giao thương, rào chắn rủi ro, kiếm lời từ hoạt động đầu tư của các đối tượng tham gia Tuy nhiên, ở Việt Nam đây vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ với sự ra đời của một số sàn giao dịch ở TP.HCM, Đaklak nhưng hoạt động cũng chỉ cầm chừng và chưa thực sự hiệu quả Nội dung Địa điểm Năm thành lập Sàn giao

Ngày đăng: 11/11/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan