THỰC TRẠNG về KIỂM TRA XUẤT xứ HÀNG hóa ở VIỆT NAM

24 2.4K 77
THỰC TRẠNG về KIỂM TRA XUẤT xứ HÀNG hóa ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực tế cho thấy, việc xác định xuất xứ hàng hóa là khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất. Ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng những vấn đề cũng như vướng mắc về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Trong khi đó, việc xác định xuất xứ hàng hóa là một việc vô cùng quan trọng của bất kì quốc gia nào. Đề tài THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM tập trung nghiên cứu về các vấn đề trong việc kiêm tra xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam và những giải pháp của nó.

A. LỜI MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài Thực tế cho thấy, việc xác định xuất xứ hàng hóa là khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất. Ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng những vấn đề cũng như vướng mắc về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Trong khi đó, việc xác định xuất xứ hàng hóa là một việc vô cùng quan trọng của bất kì quốc gia nào. 2. Tên đề tài: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM Bài viết tập trung nghiên cứu về các vấn đề trong việc kiêm tra xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam và những giải pháp của nó. 3. Kết cấu I. Tổng quan về xuất xứ hàng hóa II. Thực trạng 1. Nguyên tắc kiểm tra xuất xứ hàng hóa 2. Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa NK vào VN và một số vướng mắc 3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa NK 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào xuất xứ của các hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu: làm theo trình tự qua các bước: + Tìm đề tài nghiên cứu: dựa theo sự hướng dẫn của Giảng viên và theo sự hiểu biết của các thành viên trong nhóm về tính cấp thiết của vấn đề. + Tìm kiếm thông tin liên quan đến đề tài: Các thành viên trong nhóm thu thập các thông tin xoay quanh vấn đề xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam. + Xử lý thông tin: Đánh giá những thông tin đã thu thập được là có cần thiết hay không, cần thêm những thông tin gì để bài nghiên cứu rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Đồng thời loại bỏ những thông tin không cần thiết. + Tổng hợp kết quả: tập hợp tất cả những thông tin đã xử lý để làm thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh. B. NỘI DUNG CHÍNH I. Tổng quan về xuất xứ hàng hóa 1 Các khái niệm liên quan: • Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản do tổ chức, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. • Chuyển đổi mã hàng hóa là sự thay đổi về mã số HH (trong biểu thuế xuất nhập khẩu) của HH được tạo ra ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này. • C/O giáp lung là C/O được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên C/O của nước thành viên đầu tiên xuất khẩu đầu tiên • Tổ chức cấp C/O là tổ chức được Chính phủ nước thành viên xuất khẩu ủy quyền cấp C/O và các thông tin của tổ chức này được thông báo tới tất cả các nước thành viên khác theo quy định • Thời điểm nộp C/O cho hải quan là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp chưa nộp được C/O tại thời điểm đăng kí tờ khai hải quan, nếu có lý do chính đáng và người khai hải quan có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O thì Chi cục trưởng hải quan quyết định gia hạn thời gian nộp C/O trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng kí tờ khai hải quan 2 Vai trò • XXHH đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động thương mại. Để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia sử dụng quy định về xuất xứ hàng hóa như phương tiện nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ đổi với hàng hóa xuất, nhập khẩu bao gồm cấp hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu, đánh thuế đối kháng, chống bán phá giá để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia khác trên cơ sở xác định nguồn gốc và tiêu chuẩn của xuất xứ hàng hóa. Đây có thể xem như cách thức sản xuất kiểm soát, xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục tiêu kinh tế thương mai nhất định. Khi nó bị lạm dụng sẽ trở thành rào cản phi thuế, các biện pháp chống lại xu thế tự do hóa thương mại mà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang theo đuổi. • Tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu: HH nhập khẩu chỉ được hưởng ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt khi được xác định đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục về xuất xứ từ các quốc gia có thỏa thuận song phương và đa phương với nhau về ưu đãi thương mại theo các cấp độ khác nhau. Xác định chính xác xuất xứ nhằm đảm bảo sự thực hiện các điều khoản của thỏa thuận một cách thuận lợi và công bằng đối với việc hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập khẩu đối với nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu • Xuất xứ được sử dụng với Mã số thuế để xác định mức thuế suất: Mỗi quốc gia đều có hệ thống xuất khẩu và nhập khẩu theo các mục biểu thuế khác nhau. Biểu thuế cho các mức thuế suất khác nhau đối với từng hoặc nhóm mặt hàng dựa trên mã số của danh mục phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu hay được gọi là mã số thuế. Bên cạnh đó, tùy theo các thỏa thuận thương mại song phương và đa phương, các mức ưu đãi về thuế suất cho từng mặt hàng khác nhau và khác với mức thuế suất của cùng mặt hàng trên cơ sở xác định xuất xứ của mặt hàng đó theo thỏa thuận. • Khẳng định uy tín, trách nhiệm của hàng hóa đối với thị trường, khách hàng và vị trí của nước xuất khẩu trong thương mại quốc tế. Vai trò này thể hiện rất rõ khi hàng hóa xuất khẩu đứng vững trên thị trường thương mại quốc tế. Uy tín, chất lượng của hàng hóa đôi khi gắn liền với xuất xứ được khách hàng tín nhiệm và thừa nhận. • Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng, lợi ích người tiêu dùng, môi trường. Xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu cũng là tiêu chí quan trọng trong việc kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông qua kiểm soát xuất xứ hàng hóa, các cơ quan hữu trách có thể kiểm soát hiệu quả hàng hóa, phương tiện, hành lí nhập khẩu có liên quan đến vấn đề dịch bệnh, vệ sinh, các yếu tố nguy hại các quốc gia khác làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. • Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc thống kê ngoại thương Dựa vào xuất xứ hàng hóa, các chính phủ thực hiện thống kê ngoại thương theo từng nước hoặc từng khu vực. Qua các số liệu thông kê ngoại thương, các chính phủ có thể dự báo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế thương mại phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước mình. Đối với Việt Nam, số liệu thống kê được lập theo tiêu chí xuất xứ đã giúp Chính Phủ, các bộ, ngành có biện pháp và chính sách trong việc cân bằng cán cân thương mại. II. Thực trạng 1. Nguyên tắc kiểm tra xuất xứ hàng hóa a. Nguyên tắc chung - Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa và hồ sơ hải quan. Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai thác trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quan hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hóa thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ. C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung, trừ trường hợp có nội dung chính đáng và do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật - Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O) cơ quan hải quan kiểm tra các nội dung sau: • Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; • Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/O thuộc chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam: • Thời hạn hiệu lực của C/ O. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra cùng với giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Yêu cầu kiểm tra cần phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hóa đang xem x{t. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được ph{p thông quan theo các thủ tục hải quan thông thường. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. b. Cơ sở pháp lý Với tư cách là thành viên của WTO, của ASEAN, APEC Việt Nam đã tham gia thực hiện các quy định của Hiệp định Quy tắc xuất xứ, Chương trình hài hòa quy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ cập chung của EU, các quy tắc xuất xứ ASEAN và nhiều Hiệp định quốc tế khác làm căn cứ để phục vụ công tác xác định, xác minh và kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Cùng với tiến trình phát triển của hiện đại hóa Hải quan và các quy trình thủ tục hải quan, về cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế về xuát xứ hàng hóa của Hiệp định Quy tắc xuất xứ và Phụ lục K của Công ước Kyoto sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Để từ đó, ban hành các hệ thống văn bản luật pháp nhằm đảm bảo công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu tại hải quan Việt Nam như Luật hải quan 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan Việt Nam 2005, Nghị định 154/ 2005/ NĐ- CP, Thông tư 45/ 2005/ TT- BTC, Thông tư 112/ 2005/ TT- BTC, Thông tư 07/ 2006/ TT- BTC, Thông tư 14/ 2006/ TT- BTC, Thông tư 45/ 2007/ TT- BTC, Quyết định 865/ 2004/ QĐ- BTM, Quyết định 12/ 2007/ QĐ- BTM, Quyết định 02/ 2007/ QĐ- BTM, Quyết định 19/ 2008/ QĐ- BTC, Quyết định 2006/ QĐ- BTC c. Trình tự thực hiện - Đối với cá nhân, tổ chức: Người nhập khẩu nộp hồ sơ đăng ký Tờ khai hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan. - Đối với cơ quan hành chính nhà nước: • Sau khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký Tờ khai Hải quan của người nhập khẩu, cơ quan Hải quan tiến hành xem x{t việc xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu. • Đối với hàng hoá đã nhập khẩu phù hợp với hàng hoá được nêu trong xác nhận trước về xuất xứ, cơ quan Hải quan không xác định lại xuất xứ. Trường hợp phát hiện hàng hoá đã nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá được nêu trong xác nhận trước về xuất xứ, cơ quan Hải quan căn cứ theo các quy định tại Nghị định này để xác định lại xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu. • Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, cơ quan Hải quan có thể gửi yêu cầu kiểm tra cùng với Giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Yêu cầu kiểm tra phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực của Giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hoá đang xem x{t. • Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được ph{p thông quan theo các thủ tục hải quan thông thường. • Việc kiểm tra được quy định tại điểm 3 nêu trên phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. 2. Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa NK vào VN và một số vướng mắc Thực tế, khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá và giải quyết những vướng mắc về xuất xứ hàng hóa, Hải quan Việt Nam rất nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm 01/4/2009, Tổng cục Hải quan chưa ban hành quy trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hướng dẫn cụ thể cán bộ công chức HQ kiểm tra xuất xứ. Cán bộ HQ chủ yếu “soi so” chữ ký, tên người ký, mẫu dấu theo kinh nghiệm hay do người trước hướng dẫn người sau Việc kiểm tra này là cần thiết nhưng không phải là cơ bản vì cán bộ công chức HQ chưa có các cơ sở để kiểm tra các tiêu chí khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. Có nhiều vấn đề chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và quy tắc xác định xuất xứ, văn bản hướng dẫn kiểm tra xuất xứ chưa được chặt chẽ. Ví dụ, hàng nhập khẩu từ Hồng Kông được cấp C/O form E có cho ph{p hưởng ưu đãi ASEAN - Trung Quốc trong khi hoá đơn thương mại do Hồng Kông cấp. Hiện nay, Quyết định 12/2007/QĐ-BCT ngày 31/5/2007 của Bộ Công thương không có quy định cho ph{p chấp nhận C/O có ghi số hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành. Do vậy, mặc dù hàng hóa đáp ứng quy tắc vận tải trực tiếp nhưng trên C/O form E có ghi số hóa đơn thương mại do đối tác Hồng Kông lập thì sẽ không phù hợp với Quyết định 12 nêu trên và không được chấp nhận hưởng ưu đãi ACFTA. Tuy nhiên đối với C/O mẫu D ban hành theo Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT ngày 24/7/2008 lại không quy định điều này nên hàng hoá có C/O mẫu D nhưng hoá đơn thương mại do một nước thứ ba phát hành (không phải thành viên ASEAN) vẫn được chấp thuận. Do việc hướng dẫn kiểm tra các tiêu chí trên C/O của TCHQ chưa thật rõ ràng đã dẫn đến một số trường hợp công chức HQ chấp nhận các C/O chưa đầy đủ các tiêu chí (như thiếu giá FOB trên C/O mẫu D ô số 9, C/O mẫu S ô số 8 ) tức là các C/O không hợp lệ trong một thời gian khá dài nên đã đến tình trạng phải truy thu nhiều chục tỷ dồng tiền thuế do chấp nhận C/O không hợp lệ. Ví dụ xác định xuất xứ năng lượng điện nhập khẩu, hàng lỏng, hàng rời chỉ căn cứ vào bộ hồ sơ nhập khẩu, đường dây cung cấp điện thực tế xuất phát từ nước xuất khẩu điện. Đối với các loại hàng lỏng, hàng rời không đóng trong bao bì, thùng phuy, mà được rót hoặc đổ trực tiếp vào hầm tàu như mặt hàng than, quặng, , sẽ khó xác định xuất xứ hơn và không thể ghi nhãn trên bao bì như hàng hóa thông thường khác. Tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá kể cả hàng nhập lẫn hàng xuất khá phổ biến làm cho việc kiểm tra xuất xứ của công chức hải quan rất khó khăn. Một số mặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam là hàng do Trung Quốc sản xuất, bị Châu Âu, Hoa kỳ đánh thuế chống bán phá giá, kiểm soát bằng hạn ngạch hoặc muốn hưởng mức thuế ưư đãi GSP mà châu Âu dành cho các nước như k{m phát triển như Việt Nam nên tìm mọi cách để có giấy chứng nhận xuất xứ VN: Như tôm Trung Quốc năm 2002-2003 do có tồn dư lượng chất kháng sinh quá mức quy định nên bị Hoa kỳ cấm nhập khẩu, giá tôm Trung Quốc xuống giá rất thấp nên một số doanh nghiệp đã tìm cách nhập khẩu tôm Trung Quốc rồi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với danh nghĩa tôm Việt Nam. Hoặc mặt hàng mật ong Trung Quốc và các sản phẩm mật ong Trung Quốc do bị cấm nhập vào châu Âu và do bị Hoa kỳ đánh thuế chống bán phá giá là 2,5USD/Kg nên các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách để đưa mật ong vào Việt Nam sau đó làm giả giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang EU và Mỹ .Các cơ quan chức năng của VN đã phát hiện và xử lý một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhập khẩu nước đường Trung Quốc để sản xuất sau đó xuất khẩu mật ong nhân tạo có xuất xứ Việt Nam, nhưng qua giám định đó là lô hàng mật ong có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi ong và ngành nuôi ong của Viêt Nam như EU đã tạm ngưng nhập khẩu mật ong Viêt Nam đã làm giảm giá bán mật ong xuất khẩu từ 10% đến 15%, ảnh hưởng đến khoảng 15.000 người nuôi ong ở Viêt Nam (Công văn 2286-TB/A11(A17) ngày 2/8/2007 của Tổng cục An ninh -Bộ Công An, Công văn số 01/HNO ngày 6/1/2009 của Hội nuôi ong.) Ngoài ra còn một mặt hàng xuất khẩu của Việt nam thường bị làm giả xuất xứ như hàng may mặc, da giày. Trong năm 2006 và quý 1 năm 2007 thì Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận được nhiều thông báo của hải quan các nước về C/O VN giả: HQ Sec 135 bộ, HQ Balan 79 bộ; HQ Slovakia 41 bộ Đối với hàng nhập khẩu, qua việc kiểm tra C/O và trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng khác cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm trong việc sử dụng C/O như giấy C/O mẫu D của Thái Lan tại Nọng khai không đúng quy định với mặt hàng Tivi Sony, tủ lạnh Mitsubishi; gần đây, cuối năm 2006 [...]... xuất xứ: Kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa, bao bì, nhãn hàng hóa + Kiểm tra thực tế hàng hóa theo tiêu chí vận tải trực tiếp: công chức hải quan cần kiểm tra hành trình của lô hàng phải tuân thủ quy tắc vận tải trực tiếp được quy định trong các Hiệp định Sau khi kiểm tra đầy đủ các tiêu chí trên, công chức hải quan ghi kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa vào phần kiểm tra hàng hóa trên... định xuất xứ hàng hóa, thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hóa và cách thức xác minh xuất xứ hàng hóa cho Doanh nghiệp Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về xuất xứ hàng hóa để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia học tập, nâng cao nhận thức về xuất xứ hàng hóa Hải quan nên thành lập tổ tư vấn tại chỗ và từ xa để giúp đỡ các doanh nghiệp tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa. .. sau của C/ O phải đúng quy định ( ghi đủ tên các nước thành viên) • Kiểm tra chi tiết, kiểm tra thực tế hàng hóa – Kiểm tra nộ dung C/ O khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa theo tiêu chí xuất xứ Hải quan kiểm tra sự phù hợp về thủ tục, tiêu chí xuất xứ và điều kiện vận tải + Kiểm tra chi tiết hồ sơ: Kiểm tra đối chiếu dấu và chữ ký trên C/ O với mẫu dấu và chữ ký của người... hàng hóa, công chức hải quan phải ghi rõ ràng, đầy đủ các thông tin về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan theo quy định - Kiểm tra xuất xứ trong thông quan: • Kiểm tra sơ bộ - Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra bộ hồ sơ hải quan: Công chức tiếp nhận tờ khai hải quan tiến hành kiểm tra sự phù hợp về thủ tục đối với hàng nhập khẩu tất cả các luồng + Trường hợp không phải nộp C/ O: Kiểm tra. .. hiểu biết về xuất xứ của cán bộ còn nhiều hạn chế; các văn bản hướng dẫn kiểm tra, xác minh xuất xứ có những bất cập (Biểu đồ 1) - Quan niệm về việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu của cán bộ công chức hải quan cũng chủ yếu dựa vào kiểm tra hình thức C/O (Biểu đồ 2) Biểu đồ 2 Đánh giá việc kiểm tra xuất xứ hàng hoá dựa theo các tiêu chí 3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập... quan Trong lĩnh vực nghiệp vụ liên quan đến xuất xứ hàng hóa, việc xác định chính xác xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng về kinh tế đối với đát nước mà hưởng lợi trực tiếp là các Doanh Nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp phải nắm được xuất xứ hàng hóa, các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa, quy chế cấp C/ O, thủ tục cấp C/ O, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình Hải... mặt hàng để nhận định khả năng gian lận + Đối với C/ O giáp lung: Ngoài việc thực hiện kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung C/ O như trên, cần kiểm tra việc xác nhận trên ô 13 của C/ O + Đối với C/ O cáp điện tử: Kiểm tra C/ O như hướng dẫn trên và tại các văn bản có liên quan để thực hiện Hiệp định thương mại tự do + Kiểm tra thực tế hàng hóa + Kiểm tra thực tế hàng hóa theo tiêu chí xuất xứ: ... xác định xuất xứ, đảm bảo đủ điều kiện được nhập khẩu mới tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa + Xử lý kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa Đối với hàng hóa phải ghi xuất xứ theo quy định tại Nghị định số 89/ 2006/ NĐCP, công chức hải quan phát hiện xuất xứ hàng hóa nhập khẩu không thể hiện trên hàng hóa/ bao bì/ nhãn mác, phải xử lý theo các quy định về ghi nhãn Trường hợp lô hàng được hưởng mức... vướng mắc về C/O năm 2008) đòi hỏi công chức hải quan phải có trình độ nhất định mới kiểm tra phát hiện được gian lận về xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu Việc thẩm tra, xác minh, kiểm tra xuất xứ cho hàng hóa được sản xuất ở nước khác là vấn đề rất khó khăn và mang tính nhạy cảm cao Cơ quan có thẩm quyền xác định trước xuất xứ có thể ra văn bản chấp nhận (chủ yếu dựa trên cơ sở bộ hồ sơ, cơ sở dữ liệu... hợp về trao đổi thông tin tình báo, tương trợ tư pháp, giúp đỡ kỹ thuật, đặc biệt là các đối tác quan trọng để kiểm soát xuất xứ hàng hóa + Thông báo cho nhau mẫu “ Giấy chứng nhận xuất xứ , dùng để xác định xuất xứ hàng hóa, trên đó, cơ quan có thẩm quyền phát hành giấy chứng nhận này sẽ chứng nhận nước xuất xứ của hàng hóa + Nếu phát hiện có sự gian lận xuất xứ của doanh nghiệp của nước xuất xứ hoặc . lệ. 2. Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa NK vào VN và một số vướng mắc Thực tế, khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá và giải quyết những vướng mắc về xuất xứ hàng hóa, Hải quan Việt Nam rất. viên) • Kiểm tra chi tiết, kiểm tra thực tế hàng hóa – Kiểm tra nộ dung C/ O khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa theo tiêu chí xuất xứ. Hải quan kiểm tra sự phù hợp về. vướng mắc về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Trong khi đó, việc xác định xuất xứ hàng hóa là một việc vô cùng quan trọng của bất kì quốc gia nào. 2. Tên đề tài: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM TRA XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Ngày đăng: 10/11/2014, 20:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan