1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM TƯƠI LÀM THỨC ĂN CHO BÒ

6 557 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 259,79 KB

Nội dung

CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ RƠM TƢƠI LÀM THỨC ĂN CHO TRÂU BÒ Ths. Nguyễn Thị Hoa GV khoa Nông – Lâm - Ngƣ 1. Đặt vấn đề Cây lương thực chủ yếu trồng ở nước ta là cây lúa. Hàng năm nước ta có khoảng 25 triệu tấn rơm (0,8 rơm/1 lúa). Rơm có hàm lượng xơ cao (32 - 35%VCK), nghèo protein (3- 5%). Chất xơ của rơm khó tiêu hoá vì bị lignin hoá. Tuy giá trị dinh dưỡng của rơm thấp nhưng lại là nguồn thức ăn rẻ tiền và nông dân có tập quán sử dụng lâu đời. Trong thực tế, người nông dân bảo quản rơm làm thức ăn cho trâu bò bằng cách phơi khô rồi chất thành đống. Quá trình phơi khô đó làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Mặt khác phơi rơm cần phải có diện tích đủ rộng và cần phải có công đảo thường xuyên thì rơm phơi mới có thể đảm bảo chất lượng. Một yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của rơm đó là thời tiết và thời gian sau thu hoạch, thời tiết không thuận lợi rơm tươi không được phơi ngay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thậm chí rơm có thể thối, hỏng nếu như để kéo dài thời gian. Trên cơ sở những nhận thức trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng của gia súc nhai lại với nguồn thức ăn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Các phương pháp xử lý rơm tươi làm thức ăn cho trâu bò” 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp tiến hành 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Rơm tươi sau khi thu hoạch - Rỉ mật, Urê 2.2. Phương pháp tiến hành 2.2.1. Phương pháp ủ rơm Rơm tươi sau khi thu hoạch dược ủ chua (nhằm bảo quản lâu dài) và ủ kiềm hóa (nhằm bảo quản và làm tăng giá trị dinh dưỡng) được bố trí theo các công thức: Lôđối chứ ng Lô thí nghiệm Ủ chua Kiềm hóa CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 RT RT+1% RM RT+2%R M RT+3% RM RT+1% UR RT+1,5% UR RT+2% UR Ghi chú: RT (rơm tươi), RM (rỉ mật), UR (urê) Trước khi ủ, rơm tươi được băm nhỏ tới kích thước từ 20 - 30 cm rồi trộn đều với các chất bổ sung (tùy theo công thức) theo đúng tỷ lệ. Sau đó cho 10 kg hỗn hợp đã được trộn vào các túi ni lon nén thật chặt, bịt kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng (23 - 32 0 C). Rơm không xử lý được dùng làm đối chứng. 2.2.2. Đánh giá chất lượng rơm * Đánh giá trực quan: Sau khi ủ rơm được 30, 60 ngày các mẫu đại diện được lấy theo TCVN - 86 (Tiêu chuẩn Việt Nam - Thức ăn chăn nuôi, tổng cục đo lượng chất lượng 1986) * Phương pháp xác định độ pH Cân 5g mẫu đã ủ cắt nhỏ. Sau đó đem trộn với 100ml nước cất, khuấy đều và để trong 15 phút, chắt nước rồi đem đo pH. 2.3. Chỉ tiêu theo dõi - Màu sắc, mùi vị, độ mốc - Độ pH 3. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.1. Địa điểm tiến hành Tại xã Công Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An 3.2. Thời gian tiến hành Từ tháng 4 đến thàng 6 năm 2011 4. Kết quả và thảo luận 4.1. Đánh giá chất lượng rơm tươi sau xử lý bằng phương pháp trực quan Kết quả theo dõi về màu sắc, mùi và mốc của rơm tươi sau xử lý được trình bày ở bảng 1 Bảng 1: Một số tính chất của rơm tươi qua các thời gian xử lý Phƣơng pháp xử lý Màu sắc Mùi Độ mốc 30 ngày 60 ngày 30 ngày 60 ngày 30 ngày 60 ngày Đối chứng Vàng sẫm Nâu đen Hơi chua Hôi mốc + + + ++ + CT 1 Vàng tươi Vàng tươi Hơi chua Thơm + + CT 2 Vàng tươi Vàng tươi Thơm chua Thơm chua + + CT 3 Vàng tươi Vàng xanh Thơm chua Thơm chua + + CT 4 Vàng tươi Nâu đen Amoniac nhẹ Amoniac nhẹ - - CT 5 Vàng sẫm Nâu đen Amoniac hắc Amoniac nhẹ - - CT 6 Vàng sẫm Nâu đen Amoniac hắc Amoniac hắc - - Ghi chú: - : Không mốc, + : Mốc nhẹ, + + + : Mốc nặng Màu sắc của rơm ở các lô thí nghiệm này không hoàn toàn là đồng nhất giống nhau nhưng nhìn chung màu sắc rơm tươi sau ủ chua có màu vàng tươi đặc trưng. Màu sắc của rơm tươi sau xử lý bổ sung urê bị biến đổi thành màu sẫm hơn so với các công thức ủ chua. Màu sắc của rơm tươi được xử lý biến đổi theo thời gian bảo quản. Ở các mẫu ủ urê bảo quản 30 ngày có màu vàng sẫm, sau 60 ngày ủ có màu nâu đen. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng thời gian bảo quản càng lâu thì màu sắc của rơm tươi càng bị biến đổi trở nên đen hơn. Có thể nói trong giai đoạn từ 30 đến 60 ngày của quá trình ủ làm mất dần màu vàng. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần (1999a)[4] đã phân tích một số nhân tố (mức urê, độ ẩm, thời gian xử lý) ảnh hưởng tới thành phần hoá học của rơm. Mùi mẫu rơm ủ, các mẫu thí nghiệm rơm lúa tươi có mùi thơm chua dễ chịu, nhất là các mẫu ủ cùng 2% rỉ mật, 3% rỉ mật. Điều này được giải thích là do trong quá trình ủ chua, nhờ sự hoạt động của các VSV lên men tạo ra axit đã làm giảm pH, môi trường pH toan tính ức chế nấm mốc không cho chúng phát triển. Mẫu khi mở ra có mùi thơm chua của axit. Các mẫu rơm lúa tươi xử lý với urê thì có mùi hắc của amoniac, nồng độ của mùi amoniac này phụ thuộc vào lượng urê bổ sung trong mẫu thí nghiệm. Trong công thức bổ sung 2% urê nồng độ mùi amoniac nặng hơn mẫu bổ sung 1,5% urê và mẫu bổ sung 1% urê. Riêng đối với mẫu ủ đối chứng không bổ sung thì có mùi ẩm mốc khó chịu. Sau thời gian bảo quản 60 ngày. Độ mốc là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thức ăn, nấm mốc làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn và sản sinh độc tố gây hại cho tình trạng sức khoẻ của gia súc. Độ mốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên liệu ủ, nhiệt độ, độ ẩm …Với các công thức ủ khác nhau, chúng tôi thấy rằng ủ đối chứng không bổ sung có độ mốc nặng nhất +++, tiếp đó là công thức ủ chua có bổ sung 1% rỉ mật, 2% rỉ mật và 3% rỉ mật có độ mốc giảm dần. Điều đặc biệt là rơm ủ với urê ở các tỷ lệ khác nhau đều khô và không xuất hiện mốc. Điều này có thể được giải thích như sau: rơm lúa tươi có hàm lượng đường hoà tan thấp, các VSV lên men tạo axit chỉ sử dụng được đường ở dạng tự do. Do đó mẫu đối chứng không bổ sung có tỷ lệ nấm mốc nặng nhất. Với những mẫu rơm xử lý urê không có mốc xuất hiện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và Cù Xuân Dần,(1999b)[5] đã tiến hành nghiên cứu sự biến đổi thành phần hoá học của rơm lúa khi sử dụng bằng urê. Kết quả cho thấy rơm xử lý bằng 2% và 4% urê làm hàm lượng nitơ tăng lên rõ rệt, khoảng 90 - 92% N được giữ lại trong rơm sau khi mở túi, đồng thời rơm xử lý cao (3% và 6%) không ảnh hưởng gì đến hàm lượng nitơ mà sự phát triển của nấm mốc sẽ bị ức chế do amoniac sinh ra. 4.2. Ảnh hưởng của công thức ủ đến độ toan kiềm của rơm tươi (pH) Để đánh giá ảnh hưởng của các công thức ủ, các công thức xử lý khác nhau trong các thời gian bảo quản khác nhau ảnh hưởng thế nào tới độ toan kiềm của rơm tươi, chúng tôi tiến hành xác định độ pH của rơm ở các công thức ủ vào các thời điểm khác nhau (30, 60 ngày) kết quả được trình bày ở bảng 2. Bảng 2 Ảnh hưởng của ủ chua và xử lý kiềm hoá đến độ toan/kiềm của rơm lúa tươi Phƣơng pháp xử lý pH 30 ngày 60 ngày Rơm lúa tươi trước xử lý 6,08 e ủ chua + Đối chứng 4,93 g ± 0,06 4,92 g ± 0,06 + 1% rỉ mật 4,73 g ± 0,05 4,69 g ± 0,07 + 2 % rỉ mật 4,28 h ± 0,03 4,32 h ± 0,05 + 3% rỉ mật 4,11 k ± 0,03 4,18 k ± 0,04 Xử lý urê + 1% urê 8,01 c ± 0,08 8,09 c ± 0,07 b + 1.5 % urê 8,26 a ± 0,06 8,50 a ± 0,05 +2% urê 8,50 b ± 0,07 8,67 b ± 0,08 Ghi chú: a, b, c, d, e, g, h, h, k các giá trị trong từng cột không mang chữ giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê. Độ pH của rơm tươi ủ chua với thời gian bảo quản 30 ngày biến động từ 4,11 - 4,93 trong đó cao nhất ở rơm tươi ủ và thấp nhất ở công thức rơm tươi ủ 3% rỉ mật, ở thời gian bảo quản này độ pH của các công thức ủ chua có sự sai khác rõ rệt với (P < 0,05). Độ pH ở tất cả các công thức ủ chua đều giảm nhiều so với rơm lúa tươi trước khi xử lý có độ pH là 6,08. Với các công thức xử lý urê pH dao động trong khoảng từ 8,01 - 8,67 trong đó thấp nhất ở công thức rơm tươi xử lý 1% urê và cao nhất ở công thức xử lý 2% urê. Sự sai khác này là rất rõ rệt với (P< 0,05). Đối với các công thức xử lý thì sự khác biệt về pH so với mẫu đối chứng là rất lớn với (P< 0,05). Tại thời điểm 60 ngày đối với các công thức ủ chua pH dao động trong khoảng từ 4,18 - 4,92 trong đó công thức rơm lúa tươi ủ cùng 3% rỉ mật có pH thấp hơn cả pH = 4,18. Đối với các công thức xử lý urê pH dao động trong khoảng từ 8,01 - 8,67 trong đó công thức xử lý 2% urê pH cao nhất còn công thức xử lý 1% urê có pH thấp nhất. Sự sai khác này giữa các công thức xử lý mang tính thống kê (P < 0,05) còn đối với mẫu đối chứng sự sai khác là rất rõ ( P< 0,05). Với thời gian ủ mẫu khác nhau độ pH ở các mẫu ở thời điểm khác nhau cũng có những biến đổi nhỏ nhưng nhìn chung sự thay đổi này không mang ý nghĩa thống kê ( P> 0,05). Điều này cho thấy rằng việc bảo quản dự trữ rơm lúa tươi cho trâu bò dưới hình thức bảo quản là ủ chua trong một thời gian dài là rất tốt. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tiến, (1991)[2]; Nguyễn Xuân Bả, (1997)[1] đã thực hiện nghiên cứu xử lý rơm với các mức urê (0,3,4) với thời gian ủ (30, 60, 90 ngày) . Một điều đặc biệt là tại cả 2 thời điểm mở mẫu khác nhau công thức ủ chua với 3% rỉ mật có kết quả tốt nhất, giá trị pH nằm trong khoảng từ (4,11 - 4,18) điều đó nói lên rằng thức ăn ủ chua ứng với những công thức này có chất lượng tốt. Riêng đối với công thức ủ chua không bổ sung dùng làm đối chứng có pH khá cao tại 2 thời điểm mở mẫu pH dao động từ 4,52 - 4,93. Các công thức bổ sung 2% rỉ mật và 3% rỉ mật đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lên men của VSV ức chế sự phát triển của nấm mốc. Đối với công thức đối chứng có pH khá cao không ức chế được sự phát triển của nấm mốc, do đó hàm lượng chất dinh dưỡng trong rơm bị tổn thất lớn nhất. Như vậy trong quá trình ủ chua rất cần thiết phải bổ sung thêm các chất giàu đường dễ hoà tan để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic lên men, nhanh chóng hạ pH xuống đủ thấp điều đó sẽ làm giảm tổn thất giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đối với các công thức xử lý urê (1%, 1,5%, 2%) ảnh hưởng đến độ pH của rơm là rõ rệt, so với pH của rơm lúa tươi được ủ làm đối chứng sự sai khác này có (P < 0,001). Hầu hết độ pH của các công thức rơm lúa tươi xử lý urê đều cao hơn rất nhiều so với rơm lúa tươi trước khi xử lý tương ứng là: tại thời điểm 30 ngày mở mẫu, 1,93 (CT4), 2,18 (CT5 ), 2,42 (CT6), tại thời điểm 60 ngày mở mẫu, 2,01 (CT4), 2,42 (CT5), 2,60 (CT6). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trạch và Trần Thị Uyên, 1997[3] độ pH của rơm tươi được xử lý bằng 2% urê, 3% urê, 3% urê + 5% Ca0 và rơm không xử lý tương đương ở thời điểm 30 ngày mở mẫu là 8,52; 8,70; 8,82 và ; 4,18, 4,23; 4,53, 4,86. Như vậy, qua thí nghiệm trên cho thấy độ pH đạt cao nhất đối với công thức xử lý 2% urê ở tại 2 thời điểm mở mẫu. 5. Kết luận Nhìn chung các công thức ủ chua và xử lý rơm trên đều tạo ra môi trường pH có lợi cho việc bảo quản và dự trữ thức ăn. Các công thức ủ chua tạo ra môi trường pH thấp có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại, giúp cho thức ăn được bảo quản lâu hơn, tránh tổn thất về dinh dưỡng của thức ăn đem ủ. Các công thức xử lý rơm lúa tươi bằng urê tạo ra môi trường pH cao có tác dụng làm cho thức ăn mềm hơn, ngăn chặn quá trình phát triển của nấm mốc. Thức ăn xử lý urê làm tăng tỷ lệ tiêu hoá do phá vỡ mối liên kết giữa lignin với các thành phần khác của tế bào thực vật. Điều này rất tốt cho việc phân giải của vi khuẩn dạ cỏ. Trong chuyên đề sau chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc hiệu quả của rơm tươi sau khi xử lý đối với chăn nuôi trâu bò. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Bả (1997), "Sử dụng rơm xử lý urê làm thức ăn cho gia súc”. Tuyển tập những công trình nghiên cứu khoa học nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp 1997, ĐH Nông lâm Huế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Nguyễn Trọng Tiến cùng cộng sự (1991). Giáo trình chăn nuôi trâu bò ĐHNNI, Hà Nội 2. Nguyễn Xuân Trạch và Trần Thị Uyên (1997) “Một số yếu tố ảnh hưởng đến thành phần hóa học của rơm khi xử lý bằng urê”, Tập chí thông tin khoa học và kỹ thuật nông nghiệp số 2 – 29, Trường ĐHNNI, Hà Nội. 3. Nguyễn Xuân Trạch, Cù Xuân Dần (1999a), “Ảnh hưởng của một số công thức kiềm hóa đến tính chất và thành phần hóa học của rơm”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa chăn nuôi thú y, 1996 – 1998, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 4. Nguyễn Xuân Trạch, Cù Xuân Dần (1999b), “Ảnh hưởng thành phần hóa học của rơm lúa khi xử lý bằng urê và vôi”. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa chăn nuôi thú y, 1996 – 1998, Nxb Nông nghiệp Hà Nội 5. Nguyễn Xuân Trạch (2003), “Ảnh hưởng Của kiềm hóa đến giá trị dinh dưỡng của rơm và sinh trưởng của bê ”. Tạp chí chăn nuôi, Số 8/2003i . thức ăn đem ủ. Các công thức xử lý rơm lúa tươi bằng urê tạo ra môi trường pH cao có tác dụng làm cho thức ăn mềm hơn, ngăn chặn quá trình phát triển của nấm mốc. Thức ăn xử lý urê làm tăng. những nhận thức trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng của gia súc nhai lại với nguồn thức ăn này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Các phương pháp xử lý rơm tươi làm thức ăn cho trâu bò 2 trong đó thấp nhất ở công thức rơm tươi xử lý 1% urê và cao nhất ở công thức xử lý 2% urê. Sự sai khác này là rất rõ rệt với (P< 0,05). Đối với các công thức xử lý thì sự khác biệt về pH

Ngày đăng: 10/11/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w