1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ

25 560 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 218 KB

Nội dung

Đối với Cần Thơ, trong quá trình phát triển văn hóa luôn luôn có sự tác độngcủa sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại; trong đó, hiện đại bắtnguồn từ truyền thống, lấy t

Trang 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

Truyền thống và hiện đại là những yếu tố có mặt trong đời sống của mỗiquốc gia dân tộc, trên mọi lĩnh vực của quá trình phát triển, trong đó có lĩnh vựcvăn hóa, cái được xem như nền tảng tinh thần của xã hội Tuy nhiên, truyền thống

và hiện đại không bao giờ tồn tại một cách tĩnh tại, tách biệt nhau mà chúng luôn

có sự liên hệ, tác động lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau, tạo thành

sự vận động, phát triển và làm thành diện mạo văn hóa của một dân tộc Chính vìvậy mà mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa đã trở thành vấn

đề hàng đầu ở mọi quốc gia, đặc biệt là ở những nước đang phát triển, vốn mangtrên mình sức nặng của truyền thống hình thành qua suốt chiều dài của lịch sử vàlại đứng trước một sự nghiệp hiện đại hóa to lớn Nếu không nhận dạng được mộtcách đầy đủ sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quátrình phát triển của văn hóa, chúng ta không thể phát huy đầy đủ vai trò của vănhóa đối với sự phát triển xã hội Chính vì tầm quan trọng đó, khi bước vào thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương: phải giữ gìn và phát huy nhữngtruyền thống văn hóa tốt đẹp của mình; đồng thời phải biết tiếp thu kế thừa nhữngyếu tố hiện đại phù hợp với thời đại phát triển hiện nay, phù hợp với sự tiến bộchung trên thế giới Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đãviết: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệtquan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyềnthống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếp thu tinh hoa của cácdân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam”1

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là phát huy tối đasức mạnh nội sinh của dân tộc, vừa tiến lên văn minh, hiện đại, vừa giữ gìn bản sắcdân tộc, tạo lập con đường phát triển ổn định và bền vững cho đất nước

Đối với Cần Thơ, trong quá trình phát triển văn hóa luôn luôn có sự tác độngcủa sự thống nhất biện chứng giữa truyền thống và hiện đại; trong đó, hiện đại bắtnguồn từ truyền thống, lấy truyền thống làm nền tảng trên cơ sở chắt lọc, kế thừa

và phát triển truyền thống và truyền thống được bảo tồn, phát triển nâng cao mộtcách sinh động và phong phú nhờ tính hiện đại Nhờ vậy, thành phố Cần Thơ đãthu được những thành tựu và kinh nghiệm trong quá trình đổi mới nói chung vàlĩnh vực phát triển văn hóa - xã hội nói riêng Tuy nhiên, còn không ít cấp ủy vàchính quyền các cấp ở Cần Thơ nhận thức chưa đầy đủ vai trò của văn hóa, sựthống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triểnvăn hóa Từ đó dẫn đến sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ và chưa tương xứng

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 111.

Trang 2

với tăng trưởng kinh tế, thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng;những tiêu cực xã hội không những chưa được đẩy lùi mà còn có chiều hướng giatăng; vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chưa được chú trọng,chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện nhiều;

cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, các ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị giatăng lớn chưa khai thác đúng mức

Để “Phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phốcấp quốc gia văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa ngõcủa cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm của vùng đồng bằng sông CửuLong và của cả nước”, theo Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc nhậnthức sâu sắc và đầy đủ hơn nữa vị trí, vai trò của văn hóa, tầm quan trọng của sựthống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triểnvăn hóa ở Cần Thơ là vấn đề vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa có ý nghĩa lâu dài

Với mong muốn góp phần giải quyết yêu cầu cấp thiết trên đây, tác giả chọn

đề tài: “Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ ” làm luận án tiến sĩ triết học.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Liên Xô trước đây đã có những côngtrình chuyên khảo về đề tài văn hóa của các nhà lý luận mácxít Đáng kể là những

công trình lý luận văn hóa như: “Tính kế thừa trong phát triển văn hóa” (1969) của Bale A.E, Mátxcơva; “Triết học văn hóa (1975) của Migôlatep A.A, Mátxcơva;

“Cơ sở lý luận văn hóa Mác-Lênin” (1976) do Acnônđốp A.I chủ biên, Mátxcơva;

“Một số vấn đề lý luận văn hóa” (1977) của Actanốpxki S.N, Lêningrát; “Những vấn đề triết học của văn hóa” (1984) của tập thể tác giả, Mátxcơva; “Tính kế thừa trong sự phát triển văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (1977) của

Cairan V.I, Mátxcơva;…Bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn của các nhà lýluận mácxít về văn hóa, ở phương Tây đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu vềvăn hóa với khuynh hướng chung là khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu

của văn hóa truyền thống trong phát triển như: “Tạo dựng nền văn minh mới của làn sóng thứ ba” (1996) của Alvin Toffler và Heidi Toffler, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Sự va chạm của các nền văn minh” (2003) của Samuel Huntingtong, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Lịch sử văn hóa thế giới” của X Carpusina và

V Carpusin (2002), Nxb Thế giới, Hà Nội

Ở các nước khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, từ thời kỳ cải cách đếnnay, đã có nhiều công trình lý luận khoa học nghiên cứu về vai trò của văn hóa dân

tộc trong quá trình toàn cầu hóa như: “Cải cách thể chế văn hóa” (1996) do Khang Thức Chiêu chủ biên; “Thử bàn về qui luật đặc thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường” (1997) của Lưu Bôn; “Văn hóa trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Á” (2000) của Kyong-Dong Kim (Hàn Quốc)…

Trang 3

Ở Việt Nam, sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa được Đảng ta đặc biệt quan tâm và đã được thể hiện khá đầy đủ

trong các văn kiện của Đảng Đồng thời, đã có những công trình được xuất bảnthành sách hay đăng trên các tạp chí lý luận, các cuộc hội thảo khoa học bàn về vaitrò của văn hóa đối với sự phát triển, trong đó phải kể đến những công trình như:

“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (1993) của GS.Trần Văn Giàu, Nxb Tp Hồ Chí Minh; “Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ và đề xuất” (2000) của GS Phan Huy Lê; “Văn hóa và thời đại” (2009) của Nguyễn Chí Tình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội;“Hiện đại hóa ở Việt Nam” (1997) của Nguyễn Thế Nghĩa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; “Văn hóa Việt Nam - truyền thống và hiện đại” (2000) do Viện Thông tin Khoa học xã hội tổng hợp và giới thiệu; “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”

(2001) do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, TS Phạm Văn Đức, TS Hồ Sĩ Quý

(Đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Giá trị truyền thống và những thách thức toàn cầu hóa” (2002) do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS.

Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;… Đây lànhững công trình của các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu xoayquanh vấn đề là làm thế nào để loại bỏ hay kế thừa những truyền thống của vănhóa dân tộc, vừa giữ gìn được bản sắc, nhưng cũng vừa thể hiện tính hiện đại củanền văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Ở Cần Thơ, vấn đề văn hóa đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng vàmột số công trình khoa học như: công trình nghiên cứu cấp Bộ của Trường đại họcKhoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hồ Chí Minh: “Văn hóa Cần Thơ -Thực trạng và vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệpxây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam” (2001) do Thạc sĩ Thái Thị Thu Hươngchủ nhiệm đề tài; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XI,nhiệm kỳ 2005 - 2010, trong đó có nội dung về “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”; “Chương trình xây dựng, phát triển văn hóa thông tin đến năm

2010 và định hướng đến năm 2020” (2006) của Ủy ban nhân dân thành phố CầnThơ; các báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết tình hình, thực trạng phát triển vănhóa ở Cần Thơ các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 Những công trình nghiêncứu và những Nghị quyết, Chương trình, báo cáo này chỉ ra nhiều giải pháp có tínhđịnh hướng cho phát triển văn hóa và sự bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa ởCần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là từ sự trình bày, phân tích lý luận chung về văn hóa

và những nội dung, đặc điểm của văn hóa ở Cần Thơ, luận án chỉ ra sự thống nhất

và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại và đề ra những giải pháp có tính địnhhướng trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ

Trang 4

Để đạt được mục đích đó, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận chung về văn hóa và sự thốngnhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa

- Thứ hai, trên cơ sở trình bày, phân tích nội dung, đặc điểm của sự thốngnhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa

ở Cần Thơ, luận án đề xuất một số giải pháp phát triển văn hóa ở Cần Thơ trong sựthống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời còn sử dụng tổng hợp cácphương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích và tổng hợp, diễn dịch và qui nạp,lôgich và lịch sử, thống kê… để nghiên cứu và trình bày luận án Luận án đượctiếp cận dưới góc độ triết học văn hóa

5 Cái mới của luận án

- Cái mới thứ nhất là, trên cơ sở lý luận chung về văn hóa, luận án đã lý giải

và phân tích rõ về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trongquá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ

- Cái mới thứ hai là, từ sự phân tích thực trạng văn hóa Cần Thơ, luận án đềxuất một số giải pháp có tính định hướng góp phần vào phát triển văn hóa Cần Thơtrên cơ sở sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần luận giải một cách hệ thống và khoahọc về sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong quá trìnhxây dựng nền văn hóa mới ở Cần Thơ Trên cơ sở đó, luận án góp phần làm chocác cấp ủy đảng và chính quyền Cần Thơ nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn vềvai trò của văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Cần Thơ hiện nay

Về thực tiễn, một số giải pháp có tính định hướng mà luận án đề xuất, có thểgóp phần thiết thực vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong quá trình xây dựng

và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Cần Thơ

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảocho việc nghiên cứu và giảng dạy môn Triết học, văn hóa học trong các trường đạihọc và cao đẳng

7 Kết cấu của luận án

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận án được kết cấu thành ba chương, sáu tiết

PHẦN NỘI DUNG Chương 1

Trang 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, SỰ THỐNG NHẤT

VÀ MÂU THUẪN GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 1.1 LÝ VĂN LUẬN CHUNG VỀ HÓA

1.1.1 Các quan điểm khác nhau về văn hóa

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo nên, xuất hiện khá sớm trong xã hộiloài người Phản ánh những giá trị văn hóa ấy, trong lịch sử tư tưởng nhân loại đã có nhiềuquan điểm khác nhau Ở Trung Quốc, từ “văn hóa” có nguồn gốc từ chữ Hán, quẻ Bí

trong Chu Dịch nói: “Quan sát dáng vẻ con người để giáo hóa thiên hạ” (Quan hồ nhân

văn dĩ hóa thành thiên hạ) trong đó đã đề cập đến hai từ tố “văn” và “hóa” Trong đó,

“văn” với ý nghĩa là văn vẻ, văn hoa, tốt đẹp; “hóa” là biến đổi, giáo hóa Tổng hợp lại,văn hóa có ý nghĩa là làm biến đổi, giáo hóa con người theo hướng tốt đẹp

Ở phương Tây, quan điểm của nhiều nhà khoa học, nhà nhân loại học, dân tộc họcthể hiện qua các công trình nghiên cứu phần lớn đều thống nhất nhau ở chỗ: từ văn hóađều bắt nguồn từ tiếng La-tinh, Cultura bao hàm ý nghĩa trồng trọt, nuôi dưỡng, cư trú,luyện tập, lưu tâm…Từ đó mà có khái niệm culture (tiếng Anh, tiếng Pháp), kultur (tiếngĐức), kultura (tiếng Nga) Trong tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga hiện nay, từ culture vẫn giữlại một số hàm nghĩa ban đầu của tiếng La-tinh Nhưng văn hóa là một thực thể năngđộng, luôn luôn phát triển song song với sự phát triển của văn minh nhân loại, cho nên dầndần hàm nghĩa của nó được mở rộng và nó được chú ý như một đối tượng khoa học.Người đầu tiên đưa ra định nghĩa cổ điển về văn hóa thuộc nhà nhân chủng học người

Anh E Tailor trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy” xuất bản năm 1871 Theo E Tailor, văn

hóa “được cấu thành một thể thống nhất từ kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,phong tục, tập quán và mọi khả năng, thói quen khác mà con người có được như mộtthành viên xã hội” Hội nghị quốc tế Mêhicô do UNESCO tổ chức từ ngày 26 tháng 7 đến

06 tháng 8 năm 1982, có trên 100 nước tham dự, với trên 1.000 đại biểu đã chấp nhận một

quan niệm về văn hóa sau đây: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một số xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục

và tín ngưỡng Chính văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành sinh vật đặc biệt, nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà chúng ta xét đoán được những giá trị và thực thi những lựa chọn Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự

ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân mình” 2

1.1.2 Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về văn hóa

2 Người đưa tin UNESCO, số 9/1997, tr 12-13.

Trang 6

Theo quan điểm của C.Mác, văn hóa là cái thể hiện sức mạnh xã hội của hoạt động

lao động sản xuất của con người Và hoạt động lao động sản xuất của con người - cái thểhiện năng lực sáng tạo của con người, năng lực tạo ra toàn bộ sự phong phú, đa dạng chotồn tại đích thực của con người “giới tự nhiên thứ hai”, giới tự nhiên cho mình “theo quyluật của cái đẹp”, hình thành mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên xung quanh

và quan hệ của con người với con người trong cộng đồng xã hội - chính là cội nguồn củavăn hóa

Theo quan điểm của Ph.Ăngghen, để tìm hiểu cội nguồn của văn hóa, phải đặt nó

trong quá trình hình thành loài người Tư tưởng chủ đạo trong bài viết của ông là “laođộng đã sáng tạo ra bản thân con người” Nhưng lao động ở đây không chỉ là lao độngchân tay thuần túy mà chủ yếu là lao động sáng tạo Ph.Ăngghen so sánh phương thứckiếm sống của loài vượn với lao động của xã hội loài người, “Đàn vượn chỉ biết ăn hếtsạch lương thực sẵn có trong khu vực mà điều kiện địa lý hoặc là sự kháng cự của các đànvượn bên cạnh đã hạn định cho chúng”3 Nói cách khác, loài vượn không biết tự tạo rathức ăn cho mình mà chỉ ăn những thứ có sẵn trong tự nhiên Ăngghen gọi phương thứckiếm ăn của loài vượn là “kinh tế cướp đoạt” Ông nhận định, “Nhưng tất cả những cái đóvẫn chưa phải là lao động, đúng theo ý nghĩa của nó Lao động bắt đầu cùng với việc chếtạo ra công cụ”4 Như vậy, chính lao động sáng tạo mới là động lực chính tác động vàoquá trình chuyển biến từ vượn thành người và đó cũng là cội nguồn của văn hóa, hay cóthể nói, lao động sáng tạo là bản chất của văn hóa

Theo quan điểm của Lênin, văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không

phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh ra Văn hóa

vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người tíchlũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọnquan liêu

1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa

Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩa khá toàn diện về văn hóa: “ Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích cuộc sống, loài người sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về

ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức làvăn hóa” 5

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “ Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vậtchất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựngnước và giữ nước”6, “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”

3 C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 647

4 Sđd, tr 648.

5 Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 431

6 Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.6

Trang 7

Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, có thể rút ra khái niệm văn

hóa, theo quan điểm của tác giả: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và được con người tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn; những giá trị đó đáp ứng được nhu cầu của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa nhận và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.

1.2 SỰ THỐNG NHẤT VÀ MÂU THUẪN GIỮA TÍNH TRUYỀN

THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI NHƯ MỘT QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA

1.2.1 Khái niệm truyền thống trong văn hóa

Truyền thống được hiểu như là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những thóiquen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hìnhthành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Do đó, truyền thống bao giờ cũng mang ba đặc trưng cơ bản là: tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền Tất nhiên, những đặc trưng đó chỉ có ý nghĩa tương đối, vì bản

thân truyền thống cũng có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi Mỗi khi hoàn cảnhlịch sử, cơ sở kinh tế - xã hội và hệ tư tưởng thay đổi thì truyền thống cũng có những biếnđổi, vừa có mặt kế thừa, phát triển, có mặt loại bỏ; vừa có sự hình thành những truyềnthống mới

1.2.2 Khái niệm hiện đại trong văn hóa

Hiện đại, nguyên nghĩa là “thời đại hiện nay” (période contemporaine), cũng được

hiểu là những gì “thuộc thời đại ngày nay”, là “cái đang diễn ra trước mắt, tức là mới” Theo nghĩa đó, hiện đại là cái đang diễn ra, cái mới được bổ sung làm cho cái cũ, cái trước đây biến đổi để phù hợp với thời đại hiện nay Hiện đại gắn liền với phát triển, tạo

ra những giá trị mới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ Phạm trù hiện đại mang

tính lịch sử, liên quan đến tính thời gian và chất lượng

1.2.3 Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa

Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa, được biểu hiện:

Thứ nhất, truyền thống là cơ sở, là tiền đề của hiện đại Truyền thống văn hóa là hệ

thống giá trị văn hóa đã hình thành và luôn được bổ sung để trở thành phẩm chất văn hóamột dân tộc, và tự thân đã là một khái niệm có tính biện chứng, chuyển tải trong đó nộihàm là hành vi sáng tạo văn hóa của cộng đồng Truyền thống văn hóa là bộ mặt vật chất,tinh thần của một xã hội trong những thời kỳ lịch sử nhất định Truyền thống và hiện đạithống nhất hữu cơ trong một chỉnh thể, ở đó, truyền thống văn hóa là nền tảng, tính hiệnđại là sự bổ sung cho nền tảng ấy ngày càng bền vững, và sự thống nhất phải đạt đến mứctính hiện đại gia nhập, trở thành yếu tố của truyền thống văn hóa Chính vì thế, phát triểnvăn hóa trong thời đại mới, chúng ta cần phải dựa trên nền tảng của truyền thống văn hóa,

Trang 8

và truyền thống ấy luôn phải được củng cố, bổ sung phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.

Thứ hai là, hiện đại bắt nguồn từ truyền thống trên cơ sở chắt lọc, kế thừa và phát triển truyền thống Truyền thống là những kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã

được đúc kết thành các giá trị và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Truyền thống

có ý nghĩa vô cùng to lớn; vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc Nó luôn

tồn tại trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai Còn hiện đại, là cái được bổ sung làm

cho cái cũ, cái trước đây biến đổi để phù hợp với thời đại hiện nay Hiện đại gắn liền vớiphát triển, tạo ra những giá trị mới hơn, có phẩm chất tốt hơn của cái quá khứ Vì vậy,không nên tuyệt đối hóa truyền thống, vì nếu tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa các giá trị truyềnthống sẽ dẫn đến ý thức phục cổ, cản trở công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Trái lại, không nên phủ định truyền thống, nếu phủ định truyềnthống sẽ dẫn đến xu hướng hiện đại hóa bằng con đường ngoại nhập, đánh mất bản sắcdân tộc, tự hủy hoại sức mạnh nội sinh, làm mất tính bền vững và ổn định của sự phát

triển Thứ ba là, truyền thống được bảo tồn, phát triển một cách sinh động và phong phú nhờ tính hiện đại Trải qua hàng nghìn năm xây dựng, bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam

đã tạo lập cho mình một di sản truyền thống tinh thần rất phong phú, đa dạng, đó là tinhthần yêu nước; truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc; truyền thống lao động cần cù,sáng tạo, tính thích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển, lối ứng xử mềm dẻo; tínhcộng đồng kết hợp với tinh thần nhân ái, truyền thống khoan dung…; trong các giá trịtruyền thống văn hóa đó, những cái tiến bộ, phù hợp luôn được bảo tồn, phát triển nângcao sinh động, phong phú Còn những truyền thống lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp vớiyêu cầu phát triển của xã hội và thời đại cần được loại bỏ

Sự mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển của văn hóa,

được biểu hiện trên những mặt cơ bản sau:

Một là, tính ổn định của truyền thống và một số yếu tố lạc hậu, bảo thủ của truyền thống trở thành lực cản của hiện đại Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước, nhân dân ta đã từng bước xây dựng lối sống mới phù hợp với sự phát triển của xãhội công nghiệp, nhưng vẫn giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp trong lối sống cổtruyền của dân tộc Tuy nhiên, trong lối sống vẫn còn một số hạn chế, đó là tư tưởng tiểunông sản xuất nhỏ, tính bảo thủ, mê tín dị đoan, tâm lý bè phái, cục bộ, chủ nghĩa kinhnghiệm, chủ nghĩa bình quân, thói quan liêu, gia trưởng , không còn phù hợp với thời đại

ngày nay cần khắc phục, nhằm xây dựng lối sống mới văn minh, hiện đại Hai là, trong quá trình phát triển có những yếu tố của hiện đại không phù hợp, mâu thuẫn, xung đột với truyền thống Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế mang lại cho nhân dân ta khá nhiều

cái mới, cái hiện đại từ phương Tây; đồng thời, nó cũng tạo ra những giá trị truyền thống,

về lối sống cá nhân và dân tộc Biểu hiện rõ nét nhất là các giá trị văn hóa ngoại lai mà họcho là "mới”, "hiện đại" Một bộ phận trong giới trẻ chạy theo thứ văn hoá và lối sốngthực dụng, thích chạy theo các mốt thời trang kiểu Tây, không phù hợp với thị hiếu thẩm

mỹ của dân tộc; ít hoặc không quan tâm đến lý tưởng chính trị xã hội; thích lối sống sòng

Trang 9

phẳng hơn là nghĩa tình Đó là những biểu hiện xa rời lối sống truyền thống của dân tộc,

xa rời bản sắc dân tộc, chạy theo lối sống lai căng ngoại nhập vốn rất xa lạ với dân tộc ta

Kết luận chương 1

Văn hóa là hoạt động sáng tạo và là hệ thống các giá trị do chính con người tạo ratrong mỗi thời đại lịch sử Văn hóa chỉ dùng để nói về những gì tốt đẹp, đúng đắn, hướngtới phát triển và hoàn thiện nhân tính Truyền thống và hiện đại có mối quan hệ biệnchứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, truyền thống là cơ sở, là tiền đề củahiện đại, còn hiện đại là sự kế thừa, phát triển nâng cao truyền thống Vì vậy, việc xâydựng quan niệm mới về giá trị, đổi mới nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống, chútrọng giáo dục văn hóa, đặc biệt là giáo dục giá trị để hướng dẫn dư luận và thực hànhtrong lối sống, trong đời sống văn hóa là một đòi hỏi bức xúc, cần thiết

Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CẦN THƠ

2.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CẦN THƠ, CÁC LOẠI

HÌNH VĂN HÓA CHỦ YẾU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ

2.1.1 Những điều kiện hình thành và phát triển của văn hóa ở Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạnglưới sông ngòi kênh rạch Cần Thơ tiếp giáp với 5 tỉnh: phía bắc giáp An Giang và đôngbắc giáp Đồng Tháp, phía nam giáp Hậu Giang, phía tây giáp Kiên Giang, phía đông giáp

Vĩnh Long Diện tích: 1.401,6 km² Dân số: 1.139,9 nghìn người (năm 2006), gồm các

dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm Đơn vị hành chính: 5 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy,

Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh Vềtôn giáo, Cần Thơ có nhiều nét đặc sắc, độc đáo của văn hoá đồng bằng Nam Bộ được kếthợp hài hoà các sắc thái văn hoá truyền thống của người Việt, Khmer, Hoa Hầu hếtngười Việt, người Hoa theo đạo Phật (người Khmer theo phái Nam Tông) Phần còn lạitheo đạo Công giáo (Thiên Chúa và Tin Lành); một số khác theo đạo Cao Đài

2.1.2 Qúa trình phát triển và các loại hình văn hóa ở Cần Thơ

Về quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ có thể chia làm ba giai đoạn như sau:

Giai đoạn khai hoang mở đất: cư dân ở các vùng, miền khác nhau, các dân tộc khác nhau

(Kinh, Khmer, Hoa, Chăm) lưu tụ về đây để khai mở đất đai, thành lập thôn ấp đầu tiêntrên vùng đất Trấn Giang này, với hành trang có sẵn trong mình là những điệu hát, câu hò,những phong tục, truyền thống văn hóa từ miền Bắc, miền Trung mang vào, hình thànhnên nền nông nghiệp lúa nước Từ những đặc điểm văn hóa, những phong tục tập quán,lối sống của các vùng, miền khác nhau đó kết hợp với điều kiện sống, những phong tục

Trang 10

tập quán, sinh hoạt văn hóa của vùng đất mới, tạo ra sự vun hợp của nền văn minh sôngnước, miệt vườn Các nghi lễ cúng đình, thờ cúng Thần nông, các vị tiền hiền, hậu hiền cócông với dân, với nước; những phong tục, tập quán: cưới xin, ma chay, cùng với nó là cáclàn điệu dân ca, hò vè, đờn ca tài tử mang đặc điểm văn hóa sông nước ca ngợi tấm lòngnhân hậu, nghĩa khí kiên trung, yêu quê hương đất nước, tôn trọng lẽ phải cũng dần dầnxuất hiện; các phương thức sinh hoạt, tinh thần lao động cần cù với tính cách táo bạo,phóng khoáng, thực tế, trọng tình nghĩa, đã tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóaCần Thơ Các tài danh tiêu biểu được nhân dân yêu thích của giai đoạn này là Bùi HữuNghĩa, Phan Văn Trị (cử Trị), Lê Quang Chiểu, Nguyễn Thần Hiến, Mộc Quán - Nguyễn

Trọng Quyền Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ giải phóng dân tộc: giai

đoạn này các loại hình văn hóa, nghệ thuật, những phong tục, tập quán, những giá trị vănhóa truyền thống, lễ hội của giai đoạn đoạn trước được phát huy, hình thành nên các loạihình văn hóa mới mang tính chất cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của dântộc, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần táo bạo trong chiến đấu và sản xuất.Đồng thời, đã xuất hiện các loại hình văn hóa lớn, đầu tiên phải kể đến là Đoàn văn cônggiải phóng, đội thông tin tuyên truyền lưu động, cùng với các loại hình văn hóa đó lànhững là điệu ca dao, dân ca kháng chiến, chập cải lương, tấu hài… ca ngợi lòng yêunước, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Cần Thơ, động viên nhân dân taysúng, tay cày vừa chiến đấu đánh đuổi ngoại xâm, vừa sản xuất xây dựng quê hương đấtnước; đồng thời góp phần ngăn chặn những loại văn hóa phẩm đồi trụy, những tệ nạn xãhội Bên cạnh những loại hình văn mới, ở Cần Thơ đã hình thành các khu di tích lịch sử -văn hóa lớn như: Khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, Hội linh Cổ Tự, Chùa Ông, Nam NhãĐường…; ngoài ra còn có di tích kiến trúc nghệ thuật: Long Quang Cổ Tự, được lưutruyền đến ngày nay Giai đoạn này xuất hiện các văn hóa lớn như: Lưu Hữu Phước, VõTrọng Cảnh, nhóm Tao đàn Bát tiên Tây Đô (gồm Lãng Ba, Dương Chi, Như Phong)7

Giai đoạn hòa bình, thống nhất đất nước: bước vào giai đoạn cải tạo và xây dựng đất, văn

hóa Cần Thơ có bước phát triển mới: xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với nội dungmới, truyền thống văn hóa tiếp tục phát triển nhưng nó được bổ sung nâng lên phù hợp vớinhiệm vụ mới, gắn với quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ; giáo dục đạo đức mới, lýtưởng sống, quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin; duy trì các giá trị truyền thống về phong tụctập quán, lễ hội, cưới xin và các quan hệ ứng xử với những đức tính tốt đẹp, nhưng vẫngiữ được thuần phong mỹ tục với tính thật thà, chất phác, trọng tình nghĩa…; các làn điệu

ca dao, dân ca, hò vè cũng được nâng lên về chất để phản ánh chân thật đời sống củangười dân, ca ngợi quê hương đất nước trong thời kỳ đổi mới; phát triển các hình thức vănhóa mới: đoàn văn công giải phóng trước đây đã nâng lên thành Đoàn Cải lương Tây Đô,phong trào đờn ca tài tử đã phát triển rộng khắp mọi nơi ở Cần Thơ; các đội thông tintuyên truyền tiếp tục được duy trì, phát triển; các thuyền văn hóa được thành lập, các khuvăn hóa, nhà văn hóa được xây dựng… hoạt động hiệu quả; phong trào toàn dân đoàn kết

7 Địa Chí Cần Thơ, (2002), tr 541-544.

Trang 11

xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư đi vào chiều sâu, góp phần xây dựng nếp sống mới

và hình thành nhân cách người Cần Thơ “Trí tuệ - năng động - nhân ái - hào hiệp - thanh

hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia như: mộ nhà thơ yêu nướcPhan Văn Trị, mộ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, đền thờ Bác Hồ Tuy nhiên, trong quátrình hội nhập quốc tế văn hóa ở Cần Thơ không sao tránh khỏi ảnh hưởng của văn hóatiêu cực như: quan điểm về lối sống lệch lạc, thực dụng, phai nhạt lý tưởng, lễ nghi, tiệctùng linh đình, làm xói mòn văn hóa truyền thống Trước tình hình đó, một mặt Đảng bộ

và nhân dân Cần Thơ tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, giá trị văn hóa của nhân loại;mặt khác phải biết giữ gìn, bảo tồn những đặc điểm giá trị riêng có của vùng đất Cần Thơ,góp phần vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giai đoạn này xuấthiện những nhà văn hóa, với những tác phẩm tiêu biểu như: “Giáp hạt”, Tập truyện củaHoàng Hà; “Nắng mùa xuân”, Văn của nhiều tác giả; “Nhìn xa”, Thơ của Nguyễn Bá;

“Nhớ lại cái Tết năm ấy”, Hồi ký của Nguyễn Thanh Bình8

Về các loại hình văn hóa - nghệ thuật ở Cần Thơ: Văn học dân gian, được nhân

dân sáng tác từ khi đặt chân đến đây khai thác vùng đất mới này đến nay suốt mấy thế kỷqua và ngay từ ban đầu đã mang sẵn trong mình cái vốn văn hóa ngàn đời của dân tộc Họ

đã thuộc nằm lòng những điệu hát hò, những chuyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại… từmiền Bắc và miền Trung mang vào bổ sung cho văn hóa địa phương không ngừng phát

triển Văn hóa - nghệ thuật không thể tách rời văn hóa quần chúng và văn hóa chuyên

nghiệp, cũng như không thể tách rời nghệ thuật dân gian và nghệ thuật đỉnh cao Văn học

- nghệ thuật bao gồm các loại hình như: dân ca, hò, sân khấu (đặc biệt đờn ca tài tử và cải

lương là loại hình nghệ thuật được nhiều người ưa thích nhất) Sân khấu, trước khi nói đến

các loại hình nghệ thuật sân khấu chính thống như hát bội, cải lương, kịch nói trên đất CầnThơ, không thể không nói tới nhạc lễ, nhạc tài tử là hai loại hình nghệ thuật tiền thân củasân khấu hát bội và cải lương đã từng thịnh hành ở vùng đất trung tâm đồng bằng sôngCửu Long này Bên cạnh các loại hình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, còn có các loại hìnhnghệ thuật như: Nhạc, múa, họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, v.v… và các hoạt động văn hóa:triển lãm, bảo tàng, thư viện, thông tin, tuyên truyền, báo chí… đã góp phần tạo nên giá trịvăn hoá chuẩn mực của người dân Cần Thơ Giá trị văn hóa đó là: giá trị đạo đức, chínhtrị, xã hội, thẩm mỹ… đáp ứng nhu cầu cơ bản của cả cộng đồng, được cộng đồng thừa

nhận như một lý tưởng, một khát vọng vươn tới Lễ hội Cần Thơ có nền tảng chung là lễ

nghi nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước Các trò diễn xướng phổ biến trong lễ hội ởCần Thơ là hát bội (mang tính chính thống) và một số loại hình diễn xướng dân gian khácnhư múa bóng rỗi, múa mâm vàng… gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Lễ hộitiêu biểu của người Việt ở Cần Thơ là cúng đình, trong năm đình có 2 kỳ lễ hội lớn được

tổ chức long trọng: Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch)

Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm lịch) Tục đón

8 Dư địa chí Cần Thơ (2002), tr 545-548.

Trang 12

Xuân của Cần Thơ cũng rất hấp dẫn Người ta thường chuẩn bị đón Tết rất sớm Mỗi gia

đình nông dân thường có tráng bánh tráng, gói bánh tét, quếch bánh phồng để ăn tết.Trong ngày Tết, cành mai là không thể thiếu trong mỗi gia đình ở miền Nam nói chung vàCần Thơ nói riêng Ngày Tết thường có nhiều trò vui đặc biệt như: đá gà, đá cá lia thia…Những lễ tục phiền toái, lãng phí, xa hoa, tốn kém thời giờ và tiền của hay mang tính chất

mê tính dị đoan theo thời gian đều được nhân dân tự giác loại bỏ Về phong tục tập quán,

người Cần Thơ coi trọng việc cưới xin Trong đời sống tinh thần của người Việt (Kinh)

nói chung, người Cần Thơ nói riêng thì cưới là chuyện hệ trọng trong cuộc đời của mỗi

con người Dân gian Cần Thơ cũng có câu: “Mua trâu, cưới vợ, làm nhà, Trong ba việc

ấy thật là khó thay” Cưới là một phong tục có nghi lễ mang đậm nét bản sắc văn hoá

vùng miền tốn kém và phức tạp Tuy vậy, do những đặc điểm lịch sử, địa lý riêng, ngườiCần Thơ đã giản lược nghi thức theo hướng nghiêm trang nhưng tiện lợi, đã làm cách tâncác nghi thức cưới xin theo hướng hết sức tiến bộ

2.1.3 Những đặc điểm cơ bản của văn hóa Cần Thơ

Văn hóa Cần Thơ có nhiều đặc điểm, tổng hợp lại có ba đặc điểm chủ yếu: (1) Đặc

điểm thứ nhất của văn hóa Cần Thơ là, văn hóa sông nước và văn minh miệt vườn Nét

độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch Kênh rạch cũng

là "đường phố", nó mang vẻ đẹp của một đô thị lớn từng được mệnh danh là Tây Đô Chonên các loại hình văn hóa ở Cần Thơ đều mang nặng dấu ấn, đặc điểm của vùng sông

nước và miệt vườn (2) Đặc điểm thứ hai của văn hóa Cần Thơ là, tính phong phú và đa dạng Các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer sống ở Cần Thơ đều có những giá trị và sắc thái

văn hóa riêng Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóaViệt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy

tính đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em (3) Đặc điểm thứ ba của Văn hóa Cần Thơ

là, văn hóa mang hơi thở của đời sống thực tiễn sinh động, giản dị, phóng khoáng, trọng tình nghĩa, được biểu hiện qua các phương thức sinh hoạt: từ các công trình kiến trúc, các

tác phẩm văn học - nghệ thuật, cho đến các phong tục, tập quán, lễ hội và các sinh hoạt tôngiáo Điều đó được thể hiện ở chỗ, các loại hình và giá trị văn hóa Cần Thơ là phản ánhđời sống thực tiễn sinh động của cư dân và vùng đất Cần Thơ; đến lượt mình, các loạihình và các giá trị văn hóa Cần Thơ lại tác động trở lại, góp phần nâng cao nhận thức, tìnhcảm của con người, định hướng các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, ýthức trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng không ngừng được nâng lên, tình làng nghĩaxóm được bồi đắp, có ý thức giúp đỡ nhau trong cuộc sống, hình thành nên tính cáchphóng khoáng, giản dị, “trọng nghĩa khinh tài”… của người Cần Thơ nói riêng và miềnTây nói chung

2.2 QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở CẦN THƠ

2.2.1 Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa ở Cần Thơ

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w