Tuy nhiên, do có những hạn chế về mức độ đầu tư trong công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nên vẫn còn những vấn đề khoa học chưa được làm sáng tỏ như các vấn đề về
Trang 1MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, hoạt động điều tra,
nghiên cứu địa chất - khoáng sản trong đới Đà Lạt đã diễn ra liên tục với mức độ ngày càng chi tiết hơn Kết quả điều tra, nghiên cứu đã từng bước làm sáng tỏ cấu trúc địa chất đới Đà Lạt hiện tại tương ứng với đới cấu trúc kiểu rìa lục địa Mesozoi muộn, đồng thời đã phát hiện nhiều loại khoáng sản có giá trị, trong đó có vàng Trong số những điểm vàng có triển vọng
đã được triển khai tìm kiếm - thăm dò, có mỏ đã được khai thác công nghiệp, không ít điểm có quy mô hạn chế được nhân dân khai thác nhỏ Tuy nhiên, do có những hạn chế về mức độ đầu tư trong công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nên vẫn còn những vấn đề khoa học chưa được làm sáng tỏ như các vấn đề về nguồn gốc quặng hóa vàng, các kiểu cấu trúc địa chất thuận lợi cho quá trình tạo quặng và thành phần vật chất quặng vàng, quy luật phân bố và triển vọng của chúng Mặc khác, việc tổng hợp, nghiên cứu hệ thống hóa các kiểu quặng hóa vàng trong khu vực chưa đáp ứng những yêu cầu thực tiễn cho công tác tìm kiếm-thăm dò và
khai thác Do vậy, đề tài: “Đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới Đà Lạt
qua nghiên cứu các vùng Trảng Sim, Krông Pha, Gia Bang và Suối Linh”
được lựa chọn để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên
Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ đặc điểm quặng hóa vàng nhiệt dịch đới Đà Lạt vào Mesozoi muộn về các mặt bao gồm: đặc điểm phân bố, thành phần vật chất, nguồn gốc quặng hóa và triển vọng theo từng kiểu mỏ (KM), kiểu khoáng (KK)
- Xác lập quy luật phân bố, phân vùng sinh khoáng và đánh giá triển vọng của vàng nhiệt dịch trong đới Đà Lạt vào Mesozoi muộn
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tại các vùng cụ thể: Nghiên cứu đặc điểm quy mô phân bố, hình
thái thân quặng, các biểu hiện biến chất trao đổi giữa thân quặng với đá vây quanh, thành phần khoáng vật, tổ hợp nguyên tố quặng, dạng tồn tại của vàng; xác lập nguồn gốc quặng hóa vàng và hoạt động tạo khoáng, tính phân đới và mức độ bóc mòn quặng, quy mô quặng gốc và độ tạo sa khoáng
Trang 2+ Trong phạm vi đới Đà Lạt: Nghiên cứu để xuất các tiêu chí để phân
chia KM, KK vàng nhiệt dịch trên cơ sở kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất, sự phân bố của thân quặng, thành phần và đặc điểm vật chất quặng; xác lập các nhân tố khống chế quặng vàng nhiệt dịch để rút ra quy luật phân bố của chúng và phân vùng sinh khoáng vàng nhiệt dịch Mesozoi muộn đến cấp vùng quặng và đánh giá triển vọng
Những điểm mới của luận án:
- Xác lập sự có mặt của các KM, KK vàng nhiệt dịch Mesozoi muộn trong đới Đà Lạt, đánh giá mức độ phổ biến và giá trị công nghiệp của chúng
- Xác lập mối liên quan của các KM, KK vàng nhiệt dịch Mesozoi muộn với các tổ hợp đá magma trong đới Đà Lạt
- Phân chia các đơn vị sinh khoáng vàng nhiệt dịch Mesozoi muộn trong đới Đà Lạt đến cấp vùng quặng và đánh giá triển vọng chúng
Các luận điểm bảo vệ
1 Quặng hóa vàng nhiệt dịch Mesozoi muộn đới Đà Lạt gồm 2 KM
vàng thực thụ: KM vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch và KM vàng-bạc sulphur xâm tán trong đá phun trào biến đổi Trong đó, KM vàng-thạch anh-sulphur dạng mạch với 2 KK: vàng-thạch anh-arsenopyrit-pyrit và vàng-thạch anh-sulphur đa kim có triển vọng về vàng hơn cả
2 Trong đới sinh khoáng Đà Lạt, đã phân chia được 14 vùng quặng
vàng nhiệt dịch khác nhau Các vùng quặng rất triển vọng là Trà Năng, Hiếu Liêm và Vĩnh An; các vùng quặng triển vọng là Thác Mơ, Cát Tiên
và Tây Sơn; các vùng quặng chưa rõ triển vọng gồm Đak Đrông và Krông Nô; các vùng quặng còn lại ít triển vọng
Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ thêm một bước
về đặc điểm cấu trúc địa chất các KM vàng nhiệt dịch, đặc điểm hình thái thân quặng và biến đổi đá vây quanh, đặc điểm và thành phần vật chất các điểm quặng hóa vàng trong đới Đà Lạt, qua đó góp phần nhận thức đầy đủ
và có hệ thống về quặng hóa vàng nhiệt dịch trong đới Đà Lạt gồm: làm rõ đặc điểm quặng hóa, điều kiện thành tạo, quy luật phân bố và triển vọng của từng KM, KK vàng
Trang 3Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đã làm sáng tỏ thêm
các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm cũng như quy luật phân bố của các KM vàng nhiệt dịch trong đới Đà Lạt, đánh gía triển vọng quặng hóa vàng nội sinh trong đới Đà Lạt Việc này có ý nghĩa định hướng cho công tác tìm kiếm - thăm dò khoáng sản vàng trong khu vực ở các bước tiếp theo
Cơ sở tài liệu để hoàn thành luận án
Mẫu phân tích thí nghiệm do nghiên cứu sinh phân tích hoặc sử dụng
kết quả từ các đề tài có nghiên cứu sinh tham gia: 159 mẫu lát mỏng thạch học (tự phân tích 62 mẫu, gửi phân tích 97 mẫu ở Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam (LĐBĐĐCMN); 95 mẫu khoáng tướng (tự phân tích 53 mẫu, gửi phân tích 42 mẫu ở LĐBĐĐCMN); 38 hóa silicat toàn đá và đơn khoáng (phân tích ở LĐBĐĐCMN); 34 mẫu bao thể (phân tích ở Viện Nghiên cứu Địa chất - Khoáng sản); 136 mẫu hấp thụ nguyên tử, 61 mẫu nung luyện, 47 mẫu quang phổ bán định lượng, ICP và plasma và 68 mẫu trọng sa nhân tạo (phân tích tại LĐBĐĐCMN); 35 mẫu đơn khoáng (phân tích ở LĐBĐĐCMN, Viện Địa chất và Khoáng vật học, Phân viện Siberi - Viện Hàn lâm Khoa học Nga): vàng tự sinh 22, antimonit 1, galena 1; 59 mẫu nguyên tố vi lượng gửi tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt; 5 mẫu tuổi đồng vị K-Ar, Ar-Ar (phân tích ở Nhật Bản (4) và Trường Đại học Tổng hợp Đài Bắc, Đài Loan (1) Ngoài ra, còn sử dụng số liệu của các tác giả đã công bố để đối sánh
Tài liệu tham khảo chính chủ yếu là các đề tài có nghiên cứu sinh
tham gia: Nghiên cứu thành lập bản đồ sinh khoáng và dự báo khoáng sản đới Đà Lạt tỷ lệ 1/200.000… (1990), Nghiên cứu lập bản đồ sinh khoáng
và dự báo khoáng sản khối nhô Kon Tum tỷ lệ 1/200.000… (1995), Nghiên cứu Kiến tạo và Sinh khoáng Nam Việt Nam (2000), Nghiên cứu điều kiện thành tạo và quy luật phân bố khoáng sản quý hiếm liên quan đến hoạt động magma khu vực miền Trung và Tây Nguyên (2005) và các báo cáo đo
vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000
và các báo cáo tìm kiếm - thăm dò khoáng sản vàng trong đới Đà Lạt chủ yếu do LĐBĐĐCMN và một số đơn vị khác thực hiện (1986 - 2005)
Trang 4Bố cục của luận án Luận án gồm 200 trang không kể phụ lục, trong
đó có 44 biểu bảng, 12 hình, 10 bản vẽ (từ A4 đến A1), 36 ảnh minh họa và
74 tài liệu tham khảo Bố cục của luận án gồm:
Mở đầu
Chương 1 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2 Đặc điểm cấu trúc địa chất đới Đà Lạt
Chương 3 Đặc điểm quặng hóa các kiểu mỏ vàng nhiệt dịch đới Đà Lạt Chương 4 Đặc điểm sinh khoáng và triển vọng quặng hóa vàng nhiệt
dịch đới Đà Lạt
Kết luận và kiến nghị; Danh mục công trình và Tài liệu tham khảo.
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA – KHOÁNG VẬT CỦA VÀNG
Vàng có ký hiệu hóa học là Au và ở vị trí thứ 79 trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev, thuộc nhóm nguyên tố siderophil và chalcophil; vàng ưa sắt hơn đồng Vàng có nguồn gốc dưới sâu liên quan manti và là nguyên tố ít phổ biến, phân tán rất không đồng đều trong vỏ Trái đất với trị
số Clark là 4,3x10-7% Trong cùng một lọai đá, các khóang vật tạo đá khác nhau cũng chứa hàm lượng Au khác nhau Trong số các khóang vật quặng
đi kèm trong granitoid có khả năng chứa vàng, vàng tập trung cao trong arsenopyrit, pyrit, chalcopyrit, loellingit, cabaltit và magnetit
1.2 KHOÁNG VẬT VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VÀNG
Vàng thường gặp ở trạng thái tự sinh, liên kết với bạc tạo electrum (Ag trên 20%), liên kết với đồng (AuCu hoặc Au3Cu), có thể liên kết với bismut, antimon, platin (AuPt), paladi (pocpeit-AuPd), iridi (iraurit-AuIr)
và với reni nhưng ít gặp và còn có thể tạo thành hợp chất với telur và selen.Vàng dạng hạt thường phân bố ở rìa các mạch và đôi khi trong đá mạch Vàng còn có dạng bao thể vi mô trong sulphur và sulphur-arsenur, nhất là sulphur sắt, đồng, bạc, antimon, arsen Sulphur và sulphosol kẽm và chì không chứa Au, dù galena và sphalerit đôi khi có hàm lượng Au cao
Có nhiều khoáng vật là hỗn hợp giữa Au các nguyên tố khác như Hg, Bi,
Trang 5Pt,… Các khoáng vật chứa Au tỷ lệ cao phổ biến nhất là vàng tự sinh, electrum, mandonit, calaverit, krennerit, silvanit, petzit, nagiagit, fischesserit.
1.3 MỎ KHOÁNG NHIỆT DỊCH
1.3.1 KHÁI QUÁT VỀ NHIỆT DỊCH VÀ MỎ KHOÁNG NHIỆT DỊCH Dung dịch nhiệt dịch chủ yếu từ quá trình kết tinh của dung thể magma, một số bắt nguồn từ nước dưới đất hoặc nước do biến chất và được nung nóng khi vận động trong vỏ Trái đất từ 50 đến 500oC với áp suất thấp, có hoà tan nhiều nguyên tố như Fe, Ti, Cu, Pb, Zn, Sn, Hg, U,v.v Các nguyên tố quặng từ lò magma thoát ra hoặc từ đá vây quanh do biến chất trao đổi hòa tan, tái động viên vào dung dịch nhiệt dịch di chuyển từ dưới
đi lên trong vỏ Trái đất dưới dạng pha khí hoặc lỏng; sau đó, khi gặp nhiệt
độ, áp suất thay đổi và môi trường thuận lợi, khoáng vật quặng tập trung, lắng đọng trong những điều kiện địa chất thuận lợi và có thể thành mỏ khoáng nhiệt dịch Khoáng vật quặng cũng có thể sinh thành do sự tương tác của dung dịch nhiệt dịch với đá vây quanh hoặc với các dung dịch có thành phần khác ở dưới sâu đưa lên hoặc từ trên thấm xuống Quá trình đó gọi là quá trình nhiệt dịch, sản phẩm đặc trưng là mỏ khoáng nhiệt dịch
Mỏ khoáng nhiệt dịch phổ biến rộng rãi trong vỏ Trái đất và là những đối tượng có giá trị của nhiều loại khoáng sản khác nhau từ kim loại đến khoáng sản không kim loại khác; trong đó, vàng (bạc) là phổ biến nhất.1.3.2 THÀNH PHẦN KHOÁNG VẬT MỎ KHOÁNG NHIỆT DỊCH Cáckhoáng vật quặng điển hình của mạch nhiệt dịch là hợp chất của S, Se, Te,
Sb, As với các nguyên tố chalcophil tương ứng Trong số các khoáng vật chalcophil, chủ yếu là sulphur bởi S là nguyên tố phổ biến hơn trong vỏ Trái đất so với 4 nguyên tố kia Theo Vernatski, sulphur chiếm khoảng 0,15% trong vỏ Trái đất, trong đó chủ yếu là sulphur Fe (pyrit, pyrotin, marcazit); tổng sulphur của các nguyên tố khác không quá 0,0n% Hợp chất của kim loại với Se, Te, Sb và As còn ít hơn Có 25 nguyên tố chalcophil tạo 200 dạng khoáng vật độc lập, phần lớn có trong các mạch nhiệt dịch Các khoáng vật mạch (phi quặng) chủ yếu là thạch anh, carbonat, felspat, barit, biotit, muscovit, sericit, xinvandit, beril, topaz
Trang 61.3.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA CỦA MẠCH NHIỆT DỊCH Các nguyên tố chính trong mạch chủ yếu thuộc nhóm chalcophil và ở những vị trí nhất định trong bảng tuần hoàn Ngoại trừ S có hàm lượng tương đối cao trong
vỏ Trái đất, các nguyên tố chalcophil có hàm lượng rất thấp (n.10-3 %), nhưng có ái lực mạnh với S nên thường tạo thành hợp chất sulphur Thế ion hóa của các nguyên tố chalcophil tương đối cao, nên chúng có thể tồn tại dưới dạng khoáng vật tự sinh (Au, Ag, Hg, có thể Cu, Pb,…) Các nguyên
tố kết tinh, tạo khoáng và dần tách khỏi dung dịch nhiệt dịch theo một trình
tự nhất định khi nhiệt độ giảm từ 6000C xuống 500C và các nguyên tố có bán kính nhỏ, hóa trị lớn (Mo, Sn, W) thường tách ra tạo khoáng trước so với các nguyên tố có hóa trị thấp và bán kính lớn hơn (Pb, Zn, Hg) Sự hình thành các hợp chất oxy điển hình (Fe, Mn)WO4, SnO2, CaCO3,… và hợp chất lưu huỳnh (FeS, ZnS, PbS,…) trong những thời điểm khác nhau chứng
tỏ có sự thay đổi chế độ oxy-lưu huỳnh trong quá trình nhiệt dịch
1.3.4. NGUỒN GỐC CỦA DUNG DỊCH TẠO KHOÁNG NHIỆT DỊCH Nguồn vật chất ban đầu để tạo quặng nhiệt dịch là từ magma, nhưng với các mức hàm lượng khác nhau của phần lớn các nguyên tố chalcophil Từ nguồn magma, các nguyên tố đi vào các đá rất ít, chủ yếu tập trung trong dung dịch tàn dư sau magma, từ đó hình thành mạch nhiệt dịch Không loại trừ nguồn cung cấp số lượng không nhỏ của kim loại cho quá trình tạo khoáng nhiệt dịch từ đá vây quanh bị lôi kéo vào do sự đồng hóa magma ban đầu
và do tác động tương hỗ nước - đá trên đường dung dịch nhiệt dịch di chuyển Nước là hợp phần chủ đạo của dung dịch tạo quặng nhiệt dịch có thể chủ yếu từ dung thể magma, là nước khí tượng, từ nước biển chuyển thành nước ngầm, khi xuống sâu bị nung nóng và trở thành nhiệt dịch, từ
đá trầm tích được giải phóng ra trong quá trình biến chất
1.3.5 DẠNG TỒN TẠI VÀ DI CHUYỂN CỦA KIM LOẠI TRONG DUNG DỊCH NHIỆT DỊCH Các kim loại có thể tồn tại trong dung dịch dưới dạng các phức ion, phức phân tử Mỗi kim loại tồn tại dưới dạng phức ion, phức phân tử nào là quan trọng nhất phụ thuộc vào đặc điểm của kim loại đó, thành phần dung dịch, nhiệt độ và áp suất của môi trường Hợp chất
Trang 7clorur vận chuyển nhiều kim loại khác nhau Hợp chất As vận chuyển As và Au.1.3.6 ĐIỀU KIỆN HÓA LÝ THÀNH TẠO MỎ KHOÁNG NHIỆT DỊCHCác mỏ khoáng nhiệt dịch có đặc điểm hình thái, thành phần khoáng vật và nguyên tố rất khác nhau do được thành tạo trong điều kiện hóa lý khác nhau; trong đó, nhiệt độ và áp suất là 2 yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tạo khoáng Quặng hóa nhiệt dịch có thể bắt đầu từ ~6000C, rồi giảm dần đến 50÷250C nhưng phong phú nhất xảy ra trong khoảng 400÷1000C;
có thể xảy ra ở khoảng độ sâu rất khác nhau, từ gần mặt đất cho đến độ sâu
15 km và áp suất thành tạo có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn áp suất thủy tĩnh
Độ pH của dung dịch nhiệt dịch thay đổi trong quá trình tạo khoáng, nhưng dung dịch ban đầu có thể là acid mạnh hay kiềm mạnh vẫn chưa xác định chính xác Qua nghiên cứu và thực nghiệm, ngày nay người ta cho rằng độ pH của dung dịch nhiệt dịch cơ bản là trung tính Quan hệ phản ứng giữa các ion kim loại và lưu huỳnh, oxy hoạt động hóa học có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình tạo khoáng nhiệt dịch; sự thay đổi chế độ lưu huỳnh, oxy và hành vi địa hóa của các nguyên tố kim loại quyết định sự lắng đọng hoặc hòa tan các hợp chất của chúng
1.3.7 TÍNH PHÂN ĐỚI CỦA MỎ KHOÁNG NHIỆT DỊCH Trình tự tách rời và lắng đọng các nguyên tố của mạch nhiệt dịch không phải là quy luật cứng nhắc mà thay đổi theo từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, trình tự đó phản ánh khá rõ nét tính phân đới địa hóa của các thân quặng nhiệt dịch theo hướng phát triển của thân quặng từ dưới sâu lên phía trên Trong điều kiện hóa lý và địa chất bình ổn, mỗi kiểu quặng nhiệt dịch cụ thể liên quan đến một hoạt động magma nhất định chủ yếu là granitoid tiến triển từ trong
ra ngoài theo chiều ngang lẫn chiều đứng so với khối granitoid sẽ phân thành 7 đới quặng nhất định theo điều kiện nhiệt độ giảm dần và thay đổi theo không gian và thời gian (D.V Rundkvich và I.А Nhezenski, 1975) Theo sự phân đới này, bắt đầu là đới I (không quặng) trong khối granitoid sinh quặng; sau đó, tương ứng mỗi đới được đặc trưng bởi một kiểu quặng nhất định có tính phân đới tương tự theo W.H Emmons theo chiều xa dần khối xâm nhập cụ thể có tính chuyên khoáng nhất định
Trang 81.4 PHÂN LOẠI VỀ QUẶNG VÀNG
1.4.1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHÂN LOẠI QUẶNG VÀNG Tổng quát,
quặng vàng nội sinh gồm 2 loại hình chính: Quặng vàng thực thụ: Vàng là
sản phẩm duy nhất của quặng hoặc là sản phẩm chính đi kèm một số kim
loại khác trong quặng Quặng vàng cộng sinh: Vàng là sản phẩm phụ có ý
nghĩa đi cùng các nguyên tố kim loại chính khác trong đá hoặc quặng
1.4.2 SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI QUẶNG VÀNG TRÊN THẾ GIỚI
1 Phân loại theo nguồn gốc theo nhiều cách khác nhau dựa vào quan
hệ giữa khoáng sản với đá vây quanh, chiều sâu và nhiệt độ thành tạo, bản chất đá vây quanh, nguồn gốc mỏ, độ sâu thành tạo đá magma và điều kiện
cư trú các thân quặng, dựa vào thành tạo địa chất và theo bối cảnh kiến tạo
2 Phân loại theo thành hệ quặng chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn thành
phần vật chất và điều kiện thành tạo quặng, gồm 2 kiểu phân loại chính: kiểu địa hóa (N.V Petrovskaia, 1973) và kiểu tổ hợp khoáng vật chính (Timofeevski, 1971 và V.I Smirnov (1986)
3 Phân loại theo kiểu mỏ của vàng trước tiên phân nhóm theo môi
trường địa chất lắng đọng quặng là nhóm đá chính; sau đó, phân chia KM
cụ thể theo loại khoáng sản chính và đặc điểm nhận dạng của mỏ (như Dennis P Cox và Donald A Singer, 1986, 1987, 1992)
4 Phân loại theo kiểu công nghiệp của vàng để chỉ các mỏ khoáng
vàng có cùng điều kiện địa chất là nguồn cung cấp vàng khoáng sản chính cho công nghiệp (theo V.I Smirnov, 1956) và V.I Crasnhicov, 1963)
1.4.3 VỀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI QUẶNG VÀNG Ở VIỆT NAM
Phân loại quặng vàng theo thành hệ quặng ở Việt Nam có các công trình của Yu A Epstein (1986), Nguyễn Văn Đễ (1987), Nguyễn Nghiêm Minh, Nguyễn Văn Chữ (1994), Nguyễn Nghiêm Minh và nnk (1990), Vũ Ngọc Hải và nnk (1991), Nguyễn Tường Tri và nnk (1990, 1994) và phân loại quặng vàng theo KM ở Nam Việt Nam có Nguyễn Xuân Bao, Nguyễn Văn Bỉnh, Nguyễn Kim Hoàng và nnk (2000)
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trang 9+ Thu thập, xử lý và kế thừa có tính khoa học tài liệu đã công bố + Nghiên cứu thực tiễn gồm 2 bước đồng thời để có thông tin trực
tiếp trên đối tượng cụ thể và điều tra gián tiếp có tính tổng hợp trên diện rộng
+ Nghiên cứu lý thuyết theo 2 bước có tính có tính kế tiếp: nghiên
cứu tài liệu khoa học và phân loại - hệ thống đối tượng nghiên cứu
+ Phân tích và đối sánh kết quả nghiên cứu rút ra những kết luận.
1.5.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHÍNH:
+ Thu thập thông tin và xử lý các dạng tài liệu liên quan.
+ Lộ trình địa chất, khảo sát vết lộ quặng ở các vùng điển hình + Nghiên cứu địa hóa - khoáng vật gồm: phân tích lát mỏng, khoáng
tướng, bao thể, hóa silicat, giã đãi, kích hoạt nơtron, quang phổ hấp thụ nguyên tử, nung luyện, đơn khoáng, microsond,…
+ Thống kê-tin học: xử lý tài liệu thạch-địa hóa và sinh khoáng
+ Đối sánh: gồm đối sánh tương đồng và đối sánh loại trừ.
+ Tổng hợp để rút ra kết luận cơ bản.
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT ĐỚI ĐÀ LẠT 2.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU
Diện tích nghiên cứu với ranh giới phía bắc là đường uốn trong diện tích
ĐB tỉnh Đắk Lắk và ĐN tỉnh Phú Yên, phía nam có dạng tuyến phương TB–ĐN đi qua phần TN tỉnh Tây Ninh, ĐB tỉnh Long An và Tiền Giang
2.2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN VÀNG
Từ sau 1975, trên đới Đà Lạt, công tác đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản được đẩy mạnh từ tỷ lệ 1/500.000 trên lãnh thổ Nam Việt Nam (Đoàn 500, 1980), tiếp theo ở tỷ lệ 1/200.000 trên nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai gồm phần lớn diện tích đới Đà Lạt (Đoàn 20B, 1986) và tỷ lệ 1/50.000 trên các nhóm tờ lần lượt được thực hiện đến nay gần như phủ kín diện tích đới này (Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, từ giữa thập niên
80 đến nay) Khoáng sản nói chung và quặng hóa vàng nói riêng trong đới
Đà Lạt lần lượt được phát hiện với nhiều điểm có quy mô khác nhau Một
số điểm quặng hóa vàng có triển vọng được tiếp tục tìm kiếm, thăm dò
Trang 10Về nghiên cứu quặng vàng ở Việt Nam, trong đó có đới Đà Lạt gồm
có các công trình: Độ chứa vàng và bản đồ dự báo về vàng của lãnh thổ
Việt Nam" (I.A Epstein và nnk, 1984), Bản đồ trọng sa vàng Việt Nam
(Đinh Công Bảo, 1986), Bản đồ sinh khoáng Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000 (Nguyễn Nghiêm Minh và nnk, 1986) Trong công trình Lập bản đồ sinh
khoáng và dự báo khoáng sản đới Đà Lạt, Nguyễn Tường Tri và nnk
(1990) đã phân chia sơ bộ các kiểu thành hệ vàng trong đới này Trong
công trình Nghiên cứu Kiến tạo và sinh khoáng miền Nam Việt Nam
(Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2000), đã phân chia các kiểu quặng vàng theo
KM Hầu hết quặng hóa vàng trong đới Đà Lạt thuộc KM vàng-thạch anh-sulphur-dạng mạch liên quan với granitoid Mesozoi muộn
Đối với một số vùng có biểu hiện quặng hóa vàng đặc trưng như: Trảng Sim (Phú Yên), Krông Pha (Ninh Thuận), Đức Bình (Bình Thuận), Gia Bang (Bình Thuận), Suối Linh (Đồng Nai), Hóa An - Châu Thới (Đồng Nai - Bình Dương) và Trà Năng (Lâm Đồng) đã có nhiều công trình nghiên cứu, đầu tư tìm kiếm, thăm dò của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước như Nguyễn Chí Hiếu và nnk (1994), M A Lacroix (1933), J Fromaget (1937), Thirau và Desrousseaux (1919), E Saurin (1964), Huỳnh Trung, Nguyễn Xuân Bao (1980), Thân Đức Duyện và Nguyễn Đức Thắng (1986), Huỳnh Minh Cương và nnk (1986), Võ Văn Vấn (1995), Nguyễn Kim Hoàng (1997, 2000, 2009), Hoàng Phương và nnk (2004), Phạm Đình Chương và nnk (1994, 1996), Nguyễn Văn Mài (1999), Hoàng Trọng Mai
và nnk (1980), Nguyễn Huy Đễnh (1985), Công ty Donavik và Công ty Khoáng sản Đồng Nai (1996), Công ty Kim Resources (1997), Công ty Đá
quý và Vàng Lâm Đồng (1993), Trong số đó, mỏ Trà Năng đã được thăm
dò và đang khai thác Một số vùng đã được dân khai thác như Krông Pha, Trảng Sim, Suối Linh, Gia Bang,
Trong đới Đà Lạt, đến nay đã đăng ký 127 điểm vàng nội sinh, gồm có
115 điểm vàng thực thụ, gồm 1 MV, 6 MN, 37 BHKS và 71 BHKH
Nói chung, các nghiên cứu về quặng hóa vàng trong đới Đà Lạt đạt được những kết quả nhất định nhưng chưa đồng bộ và còn những hạn chế
Trang 112.3 VỊ TRÍ KIẾN TẠO ĐỚI ĐÀ LẠT
Đới Đà Lạt là bộ phận của miền hoạt động magma-kiến tạo chồng gối vào Mesozoi muộn-Kainozoi Đông Dương thuộc đai xâm nhập-núi lửa Thái Bình Dương, phát sinh và phát triển trên miền uốn nếp Tiền Cambri
và lớp phủ Paleozoi - Mesozoi sớm
2.4 CÁC TỔ HỢP THẠCH KIẾN TẠO
2.4.1 MÓNG TRƯỚC TRIAS MUỘN thường bị phủ bởi trầm tích Jura sớm-giữa, lộ dạng cửa sổ ở Đak Lin, Tà Thiết, Bửu Long-Châu Thới, gồm:
1 Cung rìa lục địa Carbon muộn-Permi muộn có các THĐ:
a Trầm tích-nguồn núi lửa vôi-kiềm thành phần chủ yếu trung tính
tương ứng hệ tầng Đak Lin (Nguyễn Kinh Quốc và nnk, 1982) và trầm tích carbonat tương ứng hệ tầng Chư Minh (Võ Dũng, 1987).
b Trầm tích lục nguyên, lục nguyên - carbonat Permi muộn tương
ứng hệ tầng Tà Thiết (Bùi Phú Mỹ và nnk, 1986, 1990,…)
c Trầm tích lục nguyên Trias sớm tương ứng hệ tầng Sông Sài Gòn
(Bùi Phú Mỹ, Vũ Khúc, 1979)
2 Va chạm Trias giữa-muộn: Trầm tích lục nguyên Trias giữa, tương
ứng hệ tầng Châu Thới (E Saurin, Tạ Trần Tấn, 1962; Bùi Phú Mỹ, 1980)
3 Rift nội lục sau va chạm Trias giữa gồm Trầm tích lục nguyên vụn
thô nguồn núi lửa thành phần acid tuổi Trias giữa tương ứng hệ tầng
Mang Yang (Nguyễn Kinh Quốc, 1985).
2.4.2 RÌA LỤC ĐỊA TÍCH CỰC MESOZOI MUỘN ĐÀ LẠT gồm:
2.4.2.1 Căng giãn tạo rift và rìa lục địa thụ động Jura sớm-giữa gồm
các THĐ trầm tích thuộc loạt Bản Đôn Jura sớm-giữa (Nguyễn Xuân Bao
và Tạ Hoàng Tinh, 1979) được phân chia chi tiết hơn thành các hệ tầng: Đray Linh (Vũ Khúc, 1983), La Ngà (Vũ Khúc và nnk, 1983) và Ea Sup (Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ, Trần Tính, 1993) Phần dưới hệ tầng Draylinh được tách ra thành hệ tầng Đắk Bùng (Trần Tính và nnk, 1993)
2.4.2.2 Nén ép sau cung rìa lục địa kiểu Andes Jura muộn-Kreta sớm
có Trầm tích lục địa Jura giữa-muộn tương ứng hệ tầng Dầu Tiếng.
2.4.2.3 Cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ Kreta gồm có:
Trang 12+ Trầm tích - nguồn núi lửa vôi-kiềm thành phần chủ yếu trung tính
tương ứng hệ tầng Đèo Bảo Lộc (Nguyễn Xuân Bao, 1977) – phần trên và
hệ tầng Long Bình (Bùi Phú Mỹ và Dương Văn Cầu, 1981) – phần dưới.
+ Granitoid vôi-kiềm thành phần chủ yếu trung tính tương ứng phức hệ
Định Quán (Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao, 1979).
+ Trầm tích - nguồn núi lửa vôi-kiềm thành phần chủ yếu acid tương ứng hệ tầng Nha Trang (A.P Belousov, Nguyễn Đức Thắng và nnk, 1984).
+ Granitoid vôi-kiềm thành phần chủ yếu acid tương ứng phức hệ Đèo
Cả (Huỳnh Trung và Nguyễn Xuân Bao, 1979)
2.4.2.4 Bồn giữa cung magma rìa lục địa kiểu Đông Á cổ Kreta muộn
+ Trầm tích lục địa màu đó và lục nguyên, trầm tích nguồn núi lửa
tướng lục địa tương ứng hệ tầng Đak Rium (N Abramov và nnk, 1984)
+ Trầm tích - nguồn núi lửa thành phần trung tính - acid cao nhôm
tương ứng hệ tầng Đơn Dương (Nguyễn Kinh Quốc, 1979).
+ Granit vôi-kiềm cao nhôm tương ứng phức hệ Ankroet (Huỳnh Trung,
Ngô Văn Khải và nnk, 1979)
+ Xâm nhập mafic tương ứng phức hệ Krông Nô (Huỳnh Trung, 1988)
hay phức hệ Tây Ninh (Nguyễn Xuân Bao, 1992) hoặc phức hệ Núi Đan
(Bùi Thế Vinh và nnk, 2005)
2.4.2.5 Chùm dike liên quan đến rift Paleogen gồm dike thành phần
acid á kiềm tương ứng phức hệ Phan Rang (Huỳnh Trung, 1980) và dike thành phần mafic tương ứng phức hệ Cù Mông (Huỳnh Trung, 1982).
2.4.3 THTKT NÂNG VÒM KHỐI TẢNG CÓ KÈM HOẠT ĐỘNG PHUN TRÀO BAZAN LỤC ĐỊA VÀ TRẦM TÍCH LỤC ĐỊA, VEN BỜ KAINOZOI MUỘN gồm: Thành tạo bazan lục địa và Trầm tích lục địa Miocen muộn – Pliocen và Đệ tứ tạo lớp phủ khá rộng lớn
2.5 ĐẶC ĐIỂM CÁC BIẾN DẠNG KIẾN TẠO
Các đứt gãy được chia làm 4 nhóm chính: TB-ĐN (Vàm Cỏ Sông Sài Gòn, Bình Long-Chứa Chan và Ea Sup-Krông Păk), ĐB-TN (Tuy Hòa-Biên Hòa, Đa Nhim-Tánh Linh và Hòn Khoai-Cà Ná), KT-á KT (Lộc