1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

đề tài nghiên cứu về rủi ro tín dụng

22 356 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 233,5 KB

Nội dung

RRTD là những RR do khách hàng vay không thực hiện đúng những điều khoảntrong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện là khách hang chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ,không trả hoặc trả không đầy

Trang 1

ời mở đầu:

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khitạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những kháchhàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọckhắc nghiệt của thị trường Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho nềnkinh tế ngày càng tăng, dẫn đến mức độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên tương ứng

Sự tăng trưởng tín dụng của các NHTM phù hợp với sự tăng trưởng của nền kinh tế cảnước nói chung và của kinh tế thành phố nói riêng Tuy nhiên sự tăng trưởng tín dụngcũng kéo theo sự gia tăng rủi ro tín dụng, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả

sử dụng vốn và làm hạn chế việc mở rộng tín dụng của các NHTM Do đó việc phát triểntín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng

Vì vậy các giải pháp tốt trong quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu củacác ngân hàng nhằm tạo ra sự tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, bền vững

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu này sangngười sử dụng trong môt khoảng thời gian nhất định, khi đến hạn người sử dụng phảihoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Như vậy phạm trù tín dụng bao gồm 3nội dung lớn: tính chuyển nhượng một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả giá trịlớn hơn

Tín dụng ngân hang là việc NH thỏa thuận với khách hang sử dụng một tài sản (tiền,tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác

1.2 Ý nghĩa của hoạt động tín dụng đối với NHTM:

- Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản có vàmang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH (từ 70 đến 90%) Mặc dù tỷ trọng của hoạtđộng tín dụng đang có xu hướng giảm nhưng tín dụng NH vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụngvốn quan trọng nhất đối với mỗi NH

- Thông qua tín dụng mà NH có thể đa dạng hóa được danh mục tài sản có, giảmthiểu rủi ro

- Thông qua hoạt dộng tín dụng mà NH mở rộng các loại hình dịch vụ khác như thanhtoán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn

2 Khái niệm rủi ro tín dụng.

RRTD là những RR do khách hàng vay không thực hiện đúng những điều khoảntrong hợp đồng tín dụng, với biểu hiện là khách hang chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ,không trả hoặc trả không đầy đủ vốn và lãi, gây ra những tổn thất trong hoạt động tàichính và kinh doanh của NHTM

3.Bản chất của RRTD.

-RRTD gắn liền với hoạt động qua trọng của nhất, có quy mô lớn nhất của hoạt động tín dụng

Trang 2

NHTM Không nhà kinh doanh NH nào có thể dự đoán chính xác RRTD có thể xảy ra Khảnăng hoàn trả tiền vay của khách hang có thể thay đổi do nhiều nguyên nhân Trên quanđiểm quản lý toàn bộ NH, RRTD là không thể tránh khỏi và là khách quan RRTD có thể

đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ Do vậy RR dự kiến luôn được xác định trướctrong chiến lược kinh doanh của NH

4 Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như:

- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu

- Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất

- Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao

- Nợ không có tài sản đảm bảo

Vì rủi ro tín dụng là khả năng (xác suất) vỡ nợ của khách hàng nên các NH cố gắng

“thấy” được càng rõ, càng kỹ, càng tốt Khách hàng phá sản, lừa đảo, chây ỳ không trả nợ

là biểu hiện rõ nhất; bên cạnh đó các khoản nợ không trả được khi đến hạn ở các cấp độkhác nhau cũng thể hiện các khả năng vỡ nợ khác nhau Nhiều NH cho rằng nếu mộtkhoản nợ đến hạn không trả được, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là

có rủi ro Thậm chí, dù nợ chưa đến hạn, hoặc đến hạn vẫn trả được, song tình hình tàichính yếu kém, môi trường kinh doanh có biến động không thuận lợi cho khách hàng, thìkhoản nợ đó cũng được coi là có rủi ro Những thước đo rủi ro tín dụng này cho thấy rủi

ro ở độ rộng với những tầng nấc khác nhau

Một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra nhưsau:

- Sự chậm chễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính

và trả nợ theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm chễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng

- Đối với tín dụng doanh nghiệp, là bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phươngthức hạch toán kế toán, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hành tồn kho, tài khoảnthuế và thu nhập

- Việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạngtín nhiệm

- Giá cổ phiếu của doanh nghiệp thay đổi bất lợi

- Thu nhập ròng giảm trong 1 hoặc nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: ROA;ROE; EBIT

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần/ nợ vay),thanh khoản ( chỉ tiêu thanh khoản hiện hành) hay mức độ hoạt động ( chỉ tiêu doanh thu/hàng tồn kho)

- Độ chênh lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng

đã được cấp

- Thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không lý do đối với số dư tiền gửi của kháchhàng tại NH

Tuy nhiên, vấn đề không phải là ở con số nợ xấu chiếm 2 % hay 7% tổng dư nợ, mà

nợ xấu được định lượng ở độ rộng hay hẹp Dù áp dụng phương pháp nào, tính chính xáccủa các kết quả phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu cán bộ NH các cấp có thực sự nghiêmtúc nhìn nhận rủi ro tín dụng hay không và chính sách quản trị rủi ro có nhằm mục tiêutạo nên tính minh bạch trong xác định rủi ro hay không

5 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Trang 3

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đivay Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuântheo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinhdoanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng Rủi ro tín dụng xuấtphát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan Rủi ro xuất phát

từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan

5.1 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định

5.1.1 Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới:

Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệpphục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may giacông,… vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khithị trường thế giới biến động xấu

Ngành dệt may trong một số năm gần đây đã gặp không ít khó khăn vì bị khống chếhạn ngạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nóiriêng và của các ngân hàng cho vay nói chung Ngành thủy sản cũng gặp nhiều lao đao vìcác vụ kiện bán phá giá vừa qua

Không chỉ xuất khẩu, các mặt hàng nhập khẩu cũng dễ bị tổn thương không kém Mặthàng sắt thép cũng bị ảnh hưởng lớn của giá thép thế giới Việc tăng giá phôi thép làmcho một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải ngưng sản xuất do chi phí giáthành rất cao trong khi không tiêu thụ được sản phẩm

5.1.2 Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế:

Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khitạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những kháchhàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọckhắc nghiệt của thị trường Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàngthương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho cácngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tănglên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoàithu hút

5.1.3 Sự tấn công của hàng nhập lậu:

Với hàng trăm km biên giới trên bộ và trên biển cùng địa hình địa lý phức tạp và tìnhhình đời sống nghèo khó của dân cư vùng biên giới, cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéodài dai dẳng từ rất nhiều năm nay mà kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phốlớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho cácdoanh nghiệp này Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần

áo, mỹ phẩm,… là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta

5.1.4.Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành:

Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếmngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ

và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiệntượng khách quan Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển mộtcách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công laođộng, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và

sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vàomột số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia

Trang 4

5 2 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi

5.2.1 Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Ngânhàng Nhà nước (NHNN)và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật,văn bản dướiluật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, luật

và các văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng thì lại hết sức chậmchạp và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập như một số văn bản về việc cưỡng chế thuhồi nợ

5.2.2 Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt được, hoạt động thanh tra ngân hàng và đảmbảo an toàn hệ thống chưa có sự cải thiện căn bản về chất lượng Năng lực cán bộ thanhtra, giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu, thậm chí một số nghiệp vụ kinh doanh và côngnghệ mới Thanh tra ngân hàng còn chưa theo kịp Nội dung và phương pháp thanh tra,giám sát lạc hậu, chậm đựơc đổi mới Vai trò kiểm toán chưa đựơc phát huy và hệ thốngthông tin chưa được tổ chức một cách hữu hiệu Thanh tra tại chỗ vẫn là phương phápchủ yếu, khả năng kiểm soát toàn bộ thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu, hoạtđộng một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn vàphòng ngừa rủi ro và vi phạm, mô hình tổ chức còn nhiều bất cập Do vậy mà có nhữngsai phạm của các NHTM không được thanh tra NHNN cảnh báo, có biện pháp ngăn chặn

từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề đã xảy ra rồi mới can thiệp Hàng loạt các sai phạm vềcho vay, bảo lãnh tín dụng ở một số NHTM dẫn đến những rủi ro rất lớn, có nguy cơ đedọa sự an toàn của cả hệ thống lẽ ra có thể đã được ngăn chặn ngay từ đầu nếu bộ máythanh tra phát hiện và xử lý sớm hơn

1.2.3 Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập:

Các công ty định mức tín nhiệm (ĐMTN) mới ra đời và hoạt động còn thiếuchuyên nghiệp, gặp nhiều khó khăn trong hoạt động của mình Có thể kể đến như: CTCPtín nhiệm và xếp hạng DN, Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC- thuộc Ngân hàng Nhànước) và Trung tâm Đánh giá tín nhiệm DN (CRVC-thuộc Công ty Phần mềm và truyềnthông Vietnamnet)… Nhưng thực tế, các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giáĐMTN theo đúng nghĩa, bởi lẽ hoạt động chính vẫn chỉ là cung cấp thông tin có liênquan tới các DN mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá ĐMTN theo chuẩn mực quốc tế

5.3 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía khách hàng vay

5.3.1 Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụthể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngânhàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sứcnặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệpkhác

5.3.2 Khả năng quản lý kinh doanh kém:

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần làtập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cungcách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩnmực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến

sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trênthực tế

5.2.3 Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Trang 5

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nơ so với vốn tự có cao là đặc điểm chungcủa hầu hết các doanh nghiệp VN Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trungthực Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉmang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tàichính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tínhthực tế và xác thực Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phầntài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng

5.4 Rủi ro do các nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

5.4.1 Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ các ngân hàng:

Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanhchóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, doviệc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh Nhưng trongthời gian trước đây, công việc kiểm tra nội bộ của các ngân hàng hầu như chỉ tồn tại trênhình thức

5.4.2 Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Một số vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ NHTM đều

có sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, haynâng giá tài sản thế chấp, cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạnchế rủi ro tín dụng

5.4.3 Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm địnhtrước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay.Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động đểđảm bảo sẽ đựơc hoàn trả Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhấtcủa cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung Việc theo dõi hoạt động củakhách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa kháchhàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinhdoanh Tuy nhiên trong thời gian qua các NHTM chưa thực hiện tốt công tác này Điềunày một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng,một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạchậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu

5.4.4 Sự hợp tác giữa các NHTM quá lỏng lẻo:

Kinh doanh ngân hàng là một nghề đặc biệt huy động vốn để cho vay hay nói cáchkhác đi vay để cho vay, do vậy vấn đề rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránhkhỏi, các ngân hàng cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hạn chế rủi ro Sự hợp tácnảy sinh do nhu cầu quản lý rủi ro đối với cùng một khách hàng khi khách hàng này vaytiền tại nhiều ngân hàng Trong quản trị tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng làmột con số cụ thể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đếnviệc nhiều ngân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa nàythì rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào

6 Tác động của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quảnghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đới sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậmchí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu

Trang 6

6.1 Tác động đến hoạt động của các ngân hàng thương mại

* Ảnh hưởng đến ngân hàng bị rủi ro

- Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và chovay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn, điều này sẽlàm ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vong quay vốn tín dụng giảm làm cho ngânhàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân hàng tăng lên so với dự kiến

- Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng cácnguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàngkhông còn đủ vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản Và kết quả là làm thuhẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm khôngnhững trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngânhàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực pha sản nếukhông có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời

* Đối với hệ thông ngân hàng

Mỗi ngân hàng trong 1 quốc gia đều có liên quan đến hệ thông ngân hàng và các tổchức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế Do vậy,nếu một ngân hàng có kết quảhoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tácđộng dây chuyền ảnh hưởng xấu đến các ngân hàng và bộ phận kinh tế khác Nếu không

có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước và chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽlây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các ngân hàng thươngmại khác, làm cho các ngân hàng khác vô hinh chung cũng rơi vào tình trạng mất khảnăng thanh toán

6.2 Tác động đến nền kinh tế- xã hội:

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chínhchuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức, các doanh nghiệp và

cá nhân có nhu cầu vay lại Do đó, thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền

sở hữu của người đã gửi tiền vào ngân hàng Bởi vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra thì khôngnhững ngân hàng chịu thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng Khi mộtngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Chính vì có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế như vậynên một ngân hàng bị phá sản sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất

ổn định và ngưng trệ,, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xãhội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nềnkinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Kinh nghiệm cho

ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tàichính Nam Mỹ (2001-2002) đã làm rung chuyển toàn cầu Mặt khác mối liên hệ về tiền

tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước liên quan

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ

khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay,nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫnđến ngân hàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngânhàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thồn ngân

Trang 7

hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng

và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay

7 Quản trị rủi ro tín dụng

7.1 Khái niệm và mục tiêu về quản trị rủi ro tín dụng

- Quản trị rủi ro tín dụng là: là tiến trình trong đó ngân hàng sẽ nghiên cứu, theo dõi,thẩm định về rủi ro tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, qua đó phát hiệnnhững khả năng có thể xảy ra rủi ro và lập các phương án phòng ngừa cũng như hạn chếtổn thất

- Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng:

Đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng

Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nếu quản lý vàđánh giá tốt rủi ro

7.2 Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng:

Để hạn chế những rủi ro phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyếthậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể như

- Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặncác tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng Giải quyếthậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng Đây làquá trình logic chặt chẽ Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất

- Phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng.Trong ngân hàng, nhân viên có thể có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngược hoặccản trở nhau Vì thế cần có quản trị để mọi người hành động một cách thống nhất

- Quản trị đề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hướng Phải có kếhoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra

7.3 Nhiệm vụ của quản trị rủi ro tín dụng:

- Hoạch định phương hướng và kế hoạch phòng chống rủi ro Phương hướng nhằmvào dự đoán xác định rủi ro có thể xảy ra đến đâu, trong điều kiện nào, nguyên nhân dẫnđến rủi ro, hậu quả ra sao

- Phương hướng phòng chống rủi ro có khoa học nhằm chỉ ra những mục tiêu cụ thểcần đạt được, ngưỡng an toàn, mức độ sai sót có thể chấp nhận được

- Tham gia xây dựng các chương trình nghiệp vụ, cơ cấu kiểm soát phòng chống rủi

ro, phân quyền hạn và trách nhiệm cho từng thành viên, lựa chọn những công cụ kỹ thuậtphòng chống rủi ro, xử lý rủi ro và giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra một cách nghiêmtúc

- Kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo việc thực hiện theo đúng kế hoạch phòng chống rủi

ro đã hoạch định, phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, các sai sót khi thực hiện giao dịch Trên

cơ sỏ đó đề nghị các biện pháp điều chỉnh và bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống quản trịrủi ro

7.4 Đo lường rủi ro tín dụng:

Trong hoạt động của ngân hàng, tín dụng là hoạt động chủ yếu Nếu quản lý tốt, tíndụng sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị ngân hàng.Ngược lại, nếu quản lý kém, tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị ngânhàng Tuu vậy, một trong những tính chất cơ bản của tài chính hiện đại là tính rủi ro, và

vì vậy tất cả các mô hình tài chính hiện đại đều được đặt trong môi trường rủi ro Do đó,cần thiết phải có một khái niệm rủi ro theo quan điểm lượng và phải xây dựng công cụ để

đo lường nó Vì thế, mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là làm giảm tối đa rủi ro tín

Trang 8

dụng Muốn vậy ngân hàng phải lượng hóa và đánh giá được rủi ro tín dụng để từ đó cócác biện pháp quản lý hiệu quả Có thể sủ dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá rủi

ro tín dụng, bao gồm mô hình định lượng và mô hình định tính

7.4.1.Mô hình định tính về rủi ro tín dụng- Mô hình 6C:

Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiệ chí

và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việcnghiên cứu chi tiết “ 6 khía cạnh-6C” của khách hàng bao gồm:

- Tư cách người vay (Character) : cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay cảukhách hàng, mục đích xin vay của họ có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành củangân hàng và phủ hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng không? Đồngthời xem xét lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng cũ; còn khách hàng mới thì cầnthu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như từ: trung tâm phòng ngừa rủi ro, từ ngânhàng khác, từ các cơ quan thông tin đại chúng

- Năng lực của người vay (Capacity) : Người đi vay phải có năng lực pháp luật vànăng lực hành vi dân sự, xem người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệphay không?

- Thu nhập của người đi vay ( Cashflow) : Xác định nguồn trả nợ của khách hàng nhưluồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ pháthành chứng khoán

- Bảo đảm tiền vay ( Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và lànguồn tài sản thứ hai có thể trả nợ vay cho ngân hàng

- Các điều kiện (Conditions) : Các ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chínhsách tín dụng từng thời kỳ

- Kiểm soát ( Control) : Tập trung vào những vấn đề này như sự thay đổi của luậtpháp có liên quan và quy chế hoạt động mới có ảnh hưởng đến khách hàng hay không?Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng hay không? Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là nó phụ thuộcvào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độphân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng

7.4.2 Các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng:

Mô hình định tính được xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng Hiện nay,hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phương pháp đánh giá rủi ro hiện đại là sử dụng các

mô hình định lượng Sau đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sửdụng nhiều nhất

* Mô hình điểm số Z:

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng Mô hình này phụ thuộc vào

Chỉ số các yếu tố tài chính của người vay – X

Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vaytrong quá khứ

Mô hình được mô tả như sau:

Z= 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5

Trong đó: X1 là tỷ số “ vốn lưu động ròng / tổng tài sản”

X2 là tỷ số “ lợi nhuận tích lũy / tổng tài sản”

X3 là tỷ số “ lợi nhuận trước thuế và lãi / tổng tài sản”

X4 là tỷ số “ thị giá cổ phiếu / giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5 là tỷ số” doanh thu / tổng tài sản”

Trang 9

Trị số Z cang cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Như vậy, khi trị số Zthấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Z< 1,8 : Khách hàng có khả năng rủi ro cao

1,8<Z<3 : Không xác định được

Z> 3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z< 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín

dụng cao

Ưu điểm: Kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản

Nhược điểm : + Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi rokhông và không có rủi ro Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tieemg năngcủa mỗi khách hàng là khác nhau, từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi chođến mức mất hoàn toàn cả vốn và lãi vay của khoản vay

+ Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lượng nhưng có thể đóng một vaitrò quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của các khoản vay ( danh tiếng của khách hàng,mối quan hệ lâu dài giữa khách hàng và ngân hàng hay các yếu tố vĩ mô như sự biếnđộng của chu kỳ kinh tế )

* Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lýđơn xin vay cảu người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất độngsản Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình này bao gồm: hệ

số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cốđịnh, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác

Mô hình này thường sử dụng 7-12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10

Ưu điểm: mô hình loại bỏ được sự phán xét chủ động trong quá trình cho vay và giảmđáng kể thời gian ra quyết định tín dụng

Nhược điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích ứngvới những thay đổi trong nền kinh tế và trong cuộc sống gia đình

* Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor:

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng tráiphiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là những công ty cung cấpdịch vụ này tôt nhất Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vaytheo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còncác hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay Nhưng thực tế do phải xem xét mối quan hệ

tỷ lệ thuận giữa rui ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấpnhưng lại có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tư vào những khoảnnày

Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu

Trang 10

Caa Chất lượng kém

Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấuMoody

AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất

CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ

C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu

7.4.3 Nguyên tắc của Basel về quản lý rủi ro tín dụng

Ủyban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban gao gồm các chuyên gia giám sáthoạt động ngân hàng được thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trungương của nhóm G10 ( Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sỹ, Anh, Mỹ)

Ủy ban tổ chức họp thường niên tại trụ sở ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS) tạiWashington hoặc tại thành phố Basel ( Thụy sỹ)

Quan điểm của Basel: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dùquốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến suej ổn định về tài chinhd trong cảnội bộ quốc gia đó Vì vậy nâng cao sức mạnh của heeh thống tài chính là vấn đề trungtâm Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nước thành viên màcòn mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu vag ban hành 2 âns phẩm:

- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách hiệuquả ( hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng)

- Tài liệu hướng dẫn( được cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hướng dẫn vàtiêu chuẩn của ủy ban Basel

Như vậy, tù chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm,hợp tác quốc tế về thanh tra và giámsát ngân hàng, Ủy ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển cácchuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc

về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảmbảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng Các nguyên tắc này tập trungvào những nội dung cơ bản sau:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp( 3 nguyên tắc): trong nội dung này, Ủy ban

Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tíndụng, xem xét rủi ro tin dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động củangân hàng( tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro ) Trên cơ sỏ này, ban Giám đốc cótrách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm pháthiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từngkhoản tín dụng và cả danh mục đầu tư Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tíndụng trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có

sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị

Trang 11

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh ( 4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ

ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh ( thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng,điều khoản và điều kiện áp dụng ) Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng chotừng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi rotín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụngnội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau Ngân hàng phải cóquy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các

bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và phải phân trách nhiệm rạch ròi các bộphận tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro có kinh nghiệm,

có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt vàquản lý rủi ro tín dụng Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch côngbằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tíndụng cấp cho các khách hàng có quan hệ

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp ( 10 nguyên tắc): các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu

tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiệnhành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay theo quy mô và mức độ phức tạp của ngânhàng Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính,

sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn

đề Ngân hàng cần có hẹ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lýcác khoản tín dụng có vấn đề Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõcách thức quản lý, trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này được giao cho bộ phận nàogiải quyết? Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độrủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng

Như vậy trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một sốđiểm cơ bản sau:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng

và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia

- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

- Xây dựng 1 hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình

đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tíndụng

II/ Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM

Hệ thống các TCTD nói chung và hệ thông ngân hàng nói riêng đã phát triển đa dạng

về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ Quy mô và chất lượng hoạt động của cácNHTM ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, năng lực cạnhtranh, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng được nâng lên Các NHTM đã cơbản thực hiện tốt vai trò trung gian, huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, cơ bảnđáp ứng được nhu cầu vốn và tiện ích của nền kinh tế và xã hội Nhờ đó, hoạt động tíndụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độcao trong nhiều năm qua

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phát triển của hệ thốngngân hàng trong giai đoạn và qua cũng còn một số tồn tại cần khắc phục Ta sẽ đi phântích một số vấn đề sau:

A Đánh giá chung:

Ngày đăng: 05/11/2014, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w