Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
734 KB
Nội dung
trường đại học kinh tế quốc dân viện ngân hàng - tài chính đ chuyên đề thực tập tốt nghiệp Giáo viên hướng dẫn : pgs.ts. vũ duy hào Sinh viên thực hiện : đoàn thanh huyền Lớp : tcdn - 51a Mã sinh viên : cq515535 Hà Nội - 2012 trường đại học kinh tế quốc dân viện ngân hàng - tài chính đ chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đề tài mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng tmcp đại dương (oceanbank) Giáo viên hướng dẫn : pgs.ts. vũ duy hào Sinh viên thực hiện : đoàn thanh huyền Lớp : tcdn - 51a Mã sinh viên : cq515535 Hà Nội - 2012 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào MỤC LỤC Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước Oceanbank : Ngân hàng TMCP Đại Dương NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Huy động vốn phân theo đối tượng giai đoạn 2009- 2011 29 Bảng 2.2: Huy động vốn phân theo loại tiền gửi giai đoạn 2009– 2011 31 Bảng 2.3: Huy động vốn phân theo kì hạn giai đoạn 2009 - 2011 32 Bảng 2.4: Tình hình dư nợ tín dụng giai đoạn 2009 - 2011 35 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động dịch vụ của Oceanbank năm 2011 36 Bảng 2.6: Tình hình doanh số cho vay 40 Bảng 2.7: Số lượng khách hàng phân theo loại hình DN 43 Bảng 2.8: Tình hình dư nợ tín dụng 45 Bảng 2.9: Tình hỡnh doanh số thu nợ 48 Bảng 2.10: Tình hình nợ quá hạn theo đối tượng doanh nghiệp 51 Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế ấy hội nhập kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong nước, và đặc biệt là các đối thủ ngân hàng nước ngoài. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam phải tiến hành ngay một công cuộc đổi mới toàn diện. Ngân hàng TMCP Đại Dương cần tìm được hướng đi riêng cho mình, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Một trong những nội dung quan trọng là hoạt động tín dụng- một hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn (70- 80%) trên tổng tài sản có sinh lời và là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới và mở rộng thế nào để tạo thuận lợi cho các DNNQD vay vốn, vừa đảm bảo ngân hàng có thể thu hồi được vốn lẫn lãi, vừa cung cấp đủ vốn cho các DNNQD với mức lãi suất thấp. Sau khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Lúc này những dòng vốn từ các ngân hàng thương mại đặc biệt là dòng vốn vay từ các ngân hàng Nhà nước là rất cần thiết để hỗ trợ sản xuất, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn và đưa nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với giải ngân vốn tín dụng, Ngân hàng cần có các biện pháp hợp lý để giám sát doanh nghiệp sử dụng đồng vốn có hiệu quả và đúng mục đích. Hàng loạt các vụ phá sản của các DNNQD dẫn đến tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng từ năm 2008 đến nay tăng vọt cho thấy Ngân hàng cần phải xem xét và đánh giá lại công tác cho vay vốn đối với từng đối tượng khách hàng đặc biệt là các DNNQD Trong thời gian thực tập ở Ngân hàng TMCP Đại Dương, em đã được tiếp xúc với hoạt động cho vay đối với các DNNQD của phòng. Và đây cùng là vấn đề em trình bày cho chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Mở rộng cho vay các DNNQD tại NHTMCP Đai Dương”. Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào Kết cấu của chuyên đề. Chương 1: Lý luận cơ bản về cho vay các DNNQD của NHTM. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay các DNNQD tại NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay các DNNQD tại NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) Vì thời gian thực tập và điều kiện đến trực tiếp Ngân hàng làm việc có giới hạn cũng như kiến thức thực tế chưa nhiều, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi nhưng thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Hào đã tận tình hướng dẫn em trong việc lựa chọn đề tài, phương hướng triển khai đề tài và tổng hợp các kết quả nghiên cứu một cách có hệ thống, giúp em có thể hoàn thành được bài viết này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ nhân viên Hội sở chính- Ngân hàng TMCP Đại Dương, đặc biệt là các cán bộ nhân viên Phòng địch vụ tín dụng- Khối khách hàng Doanh nghiệp lớn và đối tác chiến lược của Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHO VAY CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Vai trò của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế thị trường 1.1.1. Khái niệm và phân loại DNNQD • Khái niệm DNNQD Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 tại Khoản 1 Điều 4 có định nghĩa sau: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Về sở hữu đối với tư liệu sản xuất có thể phân loại Doanh nghiệp hiện nay thành hai loại doanh nghiệp cơ bản: đó là doanh nghiệp quốc doanh và DNNQD. Trong đó, các doanh nghiệp quốc doanh mang hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất còn kinh tế ngoài quốc doanh không mang hình thức sở hữu nhà nước hoặc sở hữu nhà nước không chi phối, không lấn át các hình thức sở hữu khác trong doanh nghiệp. Khoản 22 Điều 4 Luật doanh nghiệp định nghĩa về doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên”. DNNQD là những doanh nghiệp còn lại, với sở hữu của nhà nước dưới 50% vốn điều lệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, có một bộ phận thường được tách riêng ra khi phân tích - chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – do sự khác biệt rất lớn về đặc điểm của các doanh nghiệp này so với các doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài. Cho nên, trong chuyên đề này, các DNNQD mà em đề cập tới không bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào • Phân loại Xét về hình thức pháp lý, DNNQD được chia thành các loại hình: Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty cổ phần Là loại hình doanh nghiệp (DN) vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người chủ sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào DN và có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Trong quá trình hoạt động công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật để huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 phân biệt hai loại hình công ty TNHH là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. - Công ty TNHH một thành viên: là DN do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của DN trong phạm vi số vốn điều lệ của DN. Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nhưng không được quyền phát hành cổ phiếu. - Công ty TNHH hai thành viên trở lên: là DN có tư cách pháp nhân và các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào DN. Các thành viên có thể là tổ chức hay cá nhân. Công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Vũ Duy Hào hành cổ phiếu. Công ty hợp danh Là DN phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài ra còn có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về toàn bộ hoạt động của DN. Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp tư nhân Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một công ty tư nhân. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bao gồm các Doanh nghiệp liên doanh và các Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. 1.1.2. Vai trò của các DNNQD • Đối với nền kinh tế Trong xu thế hội nhập và phát triển toàn cầu, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào 7/11/2006, xu hướng cổ phần hoá các DNNN càng được khuyến khích và đẩy mạnh. Thực hiện chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, các DNNQD đã khẳng định được những đóng góp của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò đó được thể hiện thông qua những nét nổi bật sau: - Kênh tập trung vốn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền Lớp: TCDN_51A 5 [...]... động cho vay các DN NQD, để có thể đưa ra các phân tích về quá khứ, về hiện tại và dự báo về tương lai của hoạt động này * Doanh số cho vay các DNNQD Doanh số cho vay các DNNQD là tổng số tiền ngân hàng đã cho các DN NQD vay trong một thời kỳ nhất định Doanh số cho vay tăng lên theo thời gian phản ánh sự mở rộng tuyệt đối của hoạt động cho vay các DNNQD của NHTM Và sự tăng lên về doanh số cho vay các. .. ngân hàng đang cho các DNNQD vay tại một thời điểm cụ thể Chỉ số này phản ánh rõ nhất sự mở rộng cho vay của ngân hàng đối với các DNNQD + Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay cho các DNNQD: Dư nợ của DN NQD năm sau – Dư nợ của DN NQD năm trước Dư nợ của DN NQD năm trước Nếu chỉ số này dương nghĩa là đã có sự mở rộng cho vay các DNNQD Tuy nhiên nếu muốn phản ánh rõ hơn về sự mở rộng hoạt động cho vay các. .. mình Mở rộng cho vay các DNNQD của NHTM được hiểu là sự gia tăng hoạt động cho vay đối với DNNQD cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Mở rộng theo chiều rộng hoạt động cho vay các DNNQD là sự tăng lên về quy mô đối tượng cho vay, khối lượng và quy mô các khoản vay Mở rộng theo chiều sâu là sự thay đổi về tính chất và cơ cấu các khoản cho vay theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn 1.3.2 Các chỉ tiêu đo lường sự mở rộng. .. của các DNNQD cũng phản ánh chất lượng của hoạt động cho vay các DNNQD Tuy các chỉ tiêu này không phản ánh sự mở rộng về chiều rộng của hoạt động cho vay này nhưng chúng phản ánh được sự mở rộng về chiều sâu của các khoản cho vay các DNNQD và đánh giá được sự an toàn và hiệu quả của việc mở rộng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này 1.3.3 Tầm quan trọng của mở rộng cho vay DNNQD Đối với Doanh. .. Khái niệm cho vay và hoạt động cho vay các DNNQD của NHTM Khái niệm về cho vay của NHTM Cho vay là một trong các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Có rất nhiều cách để hiểu về cho vay Cho vay trong Ngân hàng được hiểu là quá trình Ngân hàng giao tiền (vốn) cho người vay Để được vay thì người vay có tài sản để thế chấp, cầm cố…Họ phải hứa hẹn thời gian trả nợ và chịu mức lãi suất của khoản vay đã được... khó.Mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường là những doanh nghiệp với số vốn ít, quy mô nhỏ Đây là khó khăn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Do đó để có thêm vốn để mở rộng quy mô, sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp này phải vay vốn Ngân hàng để bổ sung cho những thiếu sót về vốn đó Có thể nói đây là giải pháp hữu hiệu nhất Cho vay Ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt... đó mở rộng quy mô sản xuất – >Tăng số người lao động trong doanh nghiệp –> Góp phần giải quyết phần nào số người thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần to lớn trong việc ổn định nền kinh tế, chính trị, xã hội 1.3 Mở rộng hoạt động cho vay các DNNQD của NHTM 1.3.1 Khái niệm cho vay các DNNQD và mở rộng cho vay các DNNQD của NHTM Khái niệm cho vay các DNNQD của NHTM Cho vay. .. Hào Cho vay được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà ta có thể chia thành các loại hình cho vay khác nhau Mỗi loại hình cho vay được áp dụng cho các đối tượng phù hợp Nói chung là cho vay Ngân hàng Thương mại có rất nhiều hình thức với những đặc trưng riêng biệt Hoạt động cho vay các DNNQD của NHTM Theo điều 3 của quy chế cho vay của các TCTD quy định: cho vay. .. dụng vốn vay ngân hàng, nếu doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không hiệu quả thì sẽ bị ngân hàng không tiếp tục cho vay và có thể bị đòi nợ trước hạn Do vậy, khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đồng vốn hơn * Mở rộng cho vay còn giúp các DNNQD chớp được kịp thời các cơ hội kinh doanh có hiệu quả Mặc dù, các doanh nghiệp có được cơ hội kinh doanh nhưng... đối với ngân hàng, do đó quy mô cũng như hiệu quả các khoản vay ngày càng tăng lên Sinh viên: Đoàn Thanh Huyền 20 Lớp: TCDN_51A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Vũ Duy Hào CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY CÁC DNNQD TẠI NHTMCP ĐẠI DƯƠNG 2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) 2.1.1 lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền . cơ bản về cho vay các DNNQD của NHTM. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay các DNNQD tại NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay các DNNQD tại NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) . hội. 1.3. Mở rộng hoạt động cho vay các DNNQD của NHTM 1.3.1. Khái niệm cho vay các DNNQD và mở rộng cho vay các DNNQD của NHTM Khái niệm cho vay các DNNQD của NHTM Cho vay đối với các DNNQD. niệm cho vay và hoạt động cho vay các DNNQD của NHTM Khái niệm về cho vay của NHTM Cho vay là một trong các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Có rất nhiều cách để hiểu về cho vay. Cho vay trong