Bảng 2.9: Tình hỡnh doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 48 - 77)

2009 2010 2011 So sánh

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng 2009 với 2008 2010 với 2009 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

DNNN 151 26.9% 170 23,74% 162 21.23% 19 -3.16% -8 -2.51%

DNNQD 411 73.1% 546 76,26% 601 78.77% 29 3.16% 24 2.51%

Tổng 562 100% 716 100% 763 100% 36 0 20 0

Trong thời gian từ 2008 đến 2009, số lượng DNNN có quan hệ tín dụng với PGD tăng lên 19 doanh nghiệp (từ 151 170 doanh nghiệp), tuy nhiên đến thời điểm 2010 con số này giảm xuống chỉ còn 162 doanh nghiệp. Sự giảm sút này cho thấy các DNNN không còn là những khách hàng tiềm năng của PGD nữa và đang có sự điều chỉnh lại cơ cấu khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hơn nữa. Thay vào đó là sự tăng lên nhanh chóng các DNNQD, chỉ trong vòng 1 năm từ 2008 đến 2009 số lượng các DNNQD đã tăng lên từ 411 lên 546 doanh nghiệp.Là do môi trường kinh doanh và pháp lý có nhiều biến chuyển tốt.Thời gian qua, chính sách hỗ trợ huy động vốn đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển thành công của DNNQD. Nhiều biện pháp khuyến khích đầu tư cho việc phát triển như ban hành, sửa đổi các chính sách về thuế, chính sách tài chính - tín dụng, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho DNNQD.

Đồng thời, để hỗ trợ cho DNNQD tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Nhà nước đã thành lập và phát triển các định chế tài chính thuộc sở hữu Nhà nước để thực hiện chính sách bảo lãnh tín dụng cho DN. Bên cạnh đó sự lớn mạnh không ngừng của các DNNQD trong thời gian vừa qua về cả số lượng và chất lượng, đang tạo ra thế đứng mới cho loại hình doanh nghiệp này trên thị trường. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy NH hoạt động rất tích cực và hiệu quả trong việc mở rộng quy mô tín dụng đối với các DNNQD

2.2.2.2. Tình hình dư nợ tín dụng đối với các DNNQD

Dư nợ tín dụng được coi giá hiệu quả tín dụng. Nó phản ánh số tiền khách hàng còn nợ ngân hàng vào cuối kỳ và những khoản vay chưa đến kỳ hạn trả. Sự tăng trưởng trong quy mô dư nợ phản ánh sự phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với các DN nói chung và đối với các DNNQD nói riêng. Trên đây là những con số thể hiện tình hình dư nợ của Ngân hàng trong những năm vừa qua.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 so với 2009 2011 so với 2010 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 103.850 100% 145.390 100% 250.970 100% 41.540 0 105.580 0 Trong đó DNNQD 72.600 70% 109.200 75% 195.970 78% 36.600 5% 86.770 3% Ngắn hạn 48.750 67% 70.200 64% 125.000. 64% 21.450 -3% 54.800 0 Trung dài hạn 23.850 33% 39.000 36% 70.970 36% 15.150 3% 31.970 0

Cùng với sự tăng quy mô cho vay của Ngân hàng thì tình hình dư nợ tín dụng của Ngân hàng cũng có chiều hướng tăng lên. Năm 2009 tình hình dư nợ tín dụng là 103.850 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2010 chỉ số này tăng lên là 145.390 tỷ đồng tăng 41.540 tỷ đồng. Sang đến năm 2011, tình hình dư nợ của Ngân hàng tăng lên nhanh chóng là 250.970 tỷ đồng tăng105.580 tỷ đồng. Ta thấy tình dư nợ của Ngân hàng tăng khá nhanh và khá cao, nếu độ tăng về quy mô cho vay và dư nợ tín dụng hợp lý thì tình hình dư nợ của Ngân hàng cao như vậy thì vẫn có thể chấp nhận được. Trong đó, tình hình dư nợ của DNNQD của Ngân hàng cũng có chiều hướng tăng lên do việc mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng. Năm 2009, tình hình dư nợ của loại hình doanh nghiệp này là 72.600 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ, nhưng sang đến năm 2009 chỉ số này tăng lên là 109.200 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75%, tăng 36.600 tỷ đồng, tỷ trọng tăng 5%. Sang năm 2011, tình hình dư nợ của DNNQD là 195.970 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 78% trọng tổng dư nợ của Ngân hàng, tăng 86.770 tỷ đồng tương ứng với tỷ trọng tăng là 3%. Nếu chỉ tiêu này tăng quá cao đồng nghĩa với việc rủi ro cho vay của Ngân hàng cũng sẽ tăng lên, điều này cũng sẽ ảnh hưởng không tốt tới doanh thu của Ngân hàng, nhưng nếu chỉ tiêu này tăng lên tương ứng với việc mở rộng quy mô cho vay của Ngân hàng thì dự chỉ tiêu này có tăng thì cũng là hợp lý. Cụ thể, qua bảng trên ta thấy dư nợ tín dụng phân theo thời hạn cho vay qua 3 năm gần đây chiếm tỷ trọng lớn vì quy mô cho vay đối với thời hạn này lớn. qua phân tích trên ta thấy tình hình dư nợ cua Ngân hàng nhìn chung là hợp lý, phù hợp với quy mô cho vay mở rộng của Ngân hàng. Nhưng Ngân hàng cần phải đề phòng và kiểm soát 1 cách chặt chẽ hơn nữa, làm sao để cho chỉ tiêu này càng nhỏ trong khi quy mô cho vay tăng lên.

2.2.2.3. Doanh số thu nợ đối với các DNNQD

Doanh số thu nợ thể hiện tình hình thu nợ của NHTM trong một thời kỳ nhất định. Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh được chất lượng của hoạt động cho vay các DN NQD. Sự tăng lên của chỉ tiêu này sẽ phản ánh được sự mở rộng về chiều sâu của hoạt động cho vay các DN NQD của

NHTM.Việc thu nợ được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những khoản nợ quá hạn, từ đó nâng cao được hiệu quả các khoản tín dụng đã cấp. Đặc biệt đối với các DNNQD mức độ rủi ro rất lớn vì vậy cần phải xem xét chỉ tiêu này một cách kỹ lưỡng. Oceanbank đã thực hiện tốt công tác quản lý và thu hồi nợ, vì thế còn tồn tại rất ít các khoản nợ quá hạn của các DNNQD. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình doanh số thu nợ của Oceanbank giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011:

Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy, tình hình doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng lên, phù hợp với với sự tăng lên của doanh số cho vay. Năm 2009 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 216.500 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2010 doanh số này tăng lên là 250.560 tỷ đồng tăng 34.060 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2010 doanh số này là 265.750 tỷ đồng tăng 15.190 tỷ đồng so với năm 2009. Tình doanh số thu nợ của Ngân hàng có chiều hướng tăng như vậy là do sự tăng về quy mô cho vay của Ngân hàng. Trong đó, tình hình thu nợ của DNNQD của Ngân hàng cũng có chiều hướng tăng lên do sự tăng về quy mô cho vay của Ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này. Năm 2009 tình hình thu nợ của Ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này là 160.500 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 60% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng, nhưng sang đến năm 2010 doanh số này tăng lên là 175.650 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 56% trong tổng doanh số thu nợ tăng 15.150 tỷ đồng, giảm 4% tỷ trọng so với năm 2009, nguyên nhân là do trong năm 2010 là năm vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng kinh tế, cho nên các doanh nghiệp đầu tư kém hiệu quả và không có vốn để thanh toán khoản nợ cho Ngân hàng và tác động tới tình thu nợ của Ngân hàng. Sang đến năm 2011, khi kinh tế đi vào ổn định hơn cùng với việc mở rộng quy mô cho vay và nợ của năm 2010 chưa thu được sang năm 2011 đã thu được, tác động tới tình hình thu nợ tăng lên là 220.150 tỷ đồng chiếm 68% trong tổng doanh số thu nợ, tăng 44.500 tỷ đồng và tăng tỷ trọng 12% so với năm 2010. Cụ thể, xét theo thời hạn

Doanh số nợ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh

2010 so với 2009 2011 so với 2010 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng doanh số thu nợ 216.500 100% 250.560 100% 265.750 100% 34.060 0 15.190 0 Trong đó DNNQD 160.500 60% 175.650 56% 220.150 68% 15.150 -4% 44.500 12% Ngắn hạn 135.650 85% 150.650 86% 192.750 88% 23.000 1% 37.100 2% Trung dài hạn 24.850 15% 25.000 14% 27.400 12% 150 -1% 2.400 -2%

cho vay, tình hình thu nợ nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong 3 năm gần đây, do quy mô cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Qua phân tích ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng tăng lên là tốt nhưng để đánh giá chính xác hơn thì ta cần phải xem xét sự tăng quy mô cho vay của Ngân hàng tăng lên bao nhiêu, nếu như tăng nhiều quá mà tình hình thu nợ lại tăng lên không đáng kể thì lại là xấu, Ngân hàng cần phải xem xét lại công tác thẩm định dự án trước khi cho vay, tìm hiểu một cách kỹ lưỡng rồi mới quyết định cho vay để tránh rủi ro cho Ngân hàng.

2.2.2..4. Tình hình nợ quá hạn đối với các DNNQD

Nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bản phản ánh rủi ro tín dụng mà các NHTM phải đối mặt. Việc cho vay sẽ không đạt hiệu quả cao nếu doanh số cho vay, dư nợ gia tăng mà ngân hàng không thu được nợ dẫn đến nợ quá hạn của ngân hàng lớn. Nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là toàn bộ số dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đến hạn thanh toán song các doanh nghiệp này chưa thanh toán được mà chưa được xử lý như: gia hạn nợ, xóa nợ… Đây là chỉ tiêu phản ánh được rất rõ chất lượng các khoản cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trên đây là bảng số liệu thể hiện tình hình nợ quá hạn của Oceanbank trong 3 năm gần đây.

Như đã phân tích ở trên, ta thấy tình hình dư nơ của Ngân hàng có chiều hướng tăng là do quy mô cho vay của Ngân hàng tăng lên nhưng để thấy rõ và cụ thể hơn nữa về tình hình rủi ro trong cho vay của Ngân hàng ta cần phải phân tích và xem xét các chỉ tiêu: nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình nợ qua hạn của Ngân hàng có chiều hướng tăng mạnh, năm 2009 là 1.550 tỷ đồng nhưng sang đến năm

2010 là 2.100 tỷ đồng tăng 550 tỷ đồng so với năm 2010. Sang đến năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn đã là 3.950 tỷ đồng tăng 1.850 tỷ đồng so với năm 2010. ta thấy tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp có chiều hướn tăng cao là không tốt, Ngân hàng cần tìm cách hạn chế chỉ tiêu này vì khi chỉ tiêu này quá cao thì rủi ro không đòi được nợ của Ngân hàng cao, cũng ảnh hưởng cũng rất lớn đến tình hình vốn của NH

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010 với 2009 2011 với 2010 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 103.850 145.390 250.970 41.540 105.580 Trong đó :DNNQD 72.600 109.200 195.970 36.600 86.770 Nợ quá hạn (tỷ đồng) 1.550 2.100 3.950 550 1.850 Trong đó :DNNQD 1.085 1.470 2.765 385 1.295 Tỷ lệ nợ quá hạn(%) 1,5% 1,4% 1,6% 0.1% 0.2% Trong đó :DNNQD 1,49% 1,3% 1,4% -0.19% 0.1%

Ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp cũng tăng lên, điều này chứng tỏ nợ quá hạn trên tổng vốn cho vay của Ngân hàng còn khá cao, năm 2009 chỉ tiêu này là 1,5% nhưng sang đến năm 2010 lại giảm xuống còn 1,4%, sang đến năm 2011chỉ tiêu này lại tăng lên là 1,6%. Sự tăng này là không tốt, nó cho thấy nợ quá hạn trong tổng vốn cho vay còn rất cao, rủi ro không đòi được nợ của Ngân hàng là rất cao.

Qua phân tích trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng còn khá cao, dẫn đến khả năng mất vốn của Ngân hàng là khá cao, Ngân hàng cần phải có biện pháp hạn chế chỉ tiêu này trong năm tới. Mặc dù mở rộng quy cho vay là điều tốt nhưng cần phải hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn, hạn chế rủi ro trong cho vay

2.3. Đánh giá trực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD 2.3.1 Những kết quả được

Trong bối cảnh các NHTM cạnh tranh ngày càng gay gắt, Ngân hàng TMCP Đại Dương đã nỗ lực vươn lên và đạt nhiều thành tựu. Trong đó, hoạt động tín dụng với các DNNQD rất khả quan, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của lợi nhuận đồng thời nâng cao hình ảnh của Ngân hàng tới các doanh nghiệp.

1. Số lượng khách hàng là các DNNQD có quan hệ với Ngân hàng ngày càng tăng lên, điều này đã góp phần đẩy doanh số cho vay và nâng mức dư nợ.

2. Doanh số cho vay đạt mức độ tăng trưởng trung bình là 18.3%/năm, năm 2011 dư nợ tín dụng đã đạt 250.970 tỷ đồng cao hơn hẳn so với kế hoạch dự kiến là 220.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010.

quá hạn luôn được duy trì ở mức thấp dưới 3%, điều này cho thấy các DNNQD làm ăn khá hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Những thành tựu trên là nhờ vào sự cố gắng từ phía ngân hàng, các DNNQD và sự tác động tích cực của môi trường pháp lý kinh doanh.

4. Bên cạnh đó Ngân hàng đã đưa ra các chính sách khuyến khích DNNQD sử dụng các dịch vụ khác của mình như: gửi tiền không kỳ hạn, thanh toán tiền lương cho công nhân viên thông qua hệ thống ATM của ngân hàng, sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Cụ thể là số lượng thẻ ATM phát hành của Oceanbank đạt kỷ lục trong hệ thống các NHTM với hơn 5 triệu thẻ Đã có tới 90% các DNNQD quan hệ tín dụng với Ngân hàng sử dụng đồng thời các dịch vụ này tại Oceanbank, chính vì vậy đã góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh thu từ hoạt động dịch vụ.

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế

Qua kiểm tra hồ sơ tín dụng tại Ngân hàng, về cơ bản Oceanbank đã chỉ đạo thực hiện đúng quy trình cho vay, chủ động sát sao trong việc giảm dư nợ trong các lĩnh vực xây lắp, tích cực tìm kiếm khách hàng, tăng trưởng tín dụng, nhất là trong lĩnh vực mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trong qúa trình hoạt động Oceanbank vẫn còn tồn tại nhiều thiếu xót:

- Quy trình quản lý và thẩm định hồ sơ dự án cho vay của Ngân hàng chưa thực sự chặt chẽ

Trong 3 năm gần đây, tình hình nợ quá hạn và khó đòi của Ngân hàng ngày càng cao và có chiều hướng gia tăng, ta thấy tình hình quản lý và thẩm

định dự án hồ sơ cho vay của Ngân hàng không được chặt chẽ và dẫn tới nhiều doanh nghiệp vẫn có thể kê khai hồ sơ giả để xin vay vốn nhằm đầu tư vào mục đích khác, dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng ngày càng gia tăng và rủi ro cho Ngân hàng cũng tăng cao, Ngân hàng cần phải quản lý chặt chẽ hơn nữa quà trình thẩm định dự án hồ sơ cho vay để giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng đồng thời cần phải kiểm tra lại đội ngũ nhân viên cả về nghiệp vụ và cái tâm với nghề.

- Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn còn chưa hợp lý

Nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh của các DNNQD là rất lớn, bên cạnh đó nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư cho các dự án, phương án kinh doanh có thời hạn là hết sức cần thiết. Tuy hoạt động cho vay dài hạn đã tăng trưởng song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn trên thị trường hiện nay.

- Trong thực hiện quy trình quy chế pháp luật của Nhà Nước, của ngành.

Một phần của tài liệu mở rộng hoạt động cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại ngân hàng tmcp đại dương (Trang 48 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w