1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai

69 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Để dự trù chi phí xây dựng cho một công trình cần một lượng thời gian, cần có nhiều người tham gia để lập dự toán, để có thể đưa ra được chi phí dự trù chính xác giá thành của công trình

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong giai đoạn hình thành dự án xây dựng chủ đầu tư và nhà quản lý dự án luôn đặt

ra câu hỏi: Dự án này sẽ tốn bao nhiêu tiền? Liệu ta phải huy động bao nhiêu vốn cho

dự án này? Quy mô dự án này nên như thế nào? Để dự trù chi phí xây dựng cho một công trình cần một lượng thời gian, cần có nhiều người tham gia để lập dự toán, để có thể đưa ra được chi phí dự trù chính xác giá thành của công trình Để giải quyết vấn đề trên ta nghiên cứu cách ước lượng một cách gần đúng cho chi phí xây dựng Vì vậy muốn tạo ra một mô hình dự báo chi phí xây dựng cho các công trình xây dựng thấp tầng là một điều cần thiết cho chủ đầu tư và nhà quản lý dự án Để làm được điều này

ta cần giải quyết một số vấn đề sau:

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình thấp tầng

 Khảo sát thu thập dữ liệu các nhân yếu tố ảnh hưởng quyết định tới chi phí xây dựng công trình?

 So sánh chi phí xây dựng thực tế công trình đã xây dựng với chương trình dự báo xây dựng ?

 Từ kết quả cuộc khảo sát ta tiến hành xây dựng chương trình thì ta tìm hiểu các biến đầu vào nào ảnh hưởng đến chi phí và lấy biến đầu ra như thế nào cho phù hợp?

 Với cách giải quyết vấn đề của nghiên cứu này có tốt hơn các nghiên cứu trước

đó không?

Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài “ Dự báo nhanh chi phí xây dựng nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”

Trang 2

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định các yếu tố (biến đầu vào) ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình thấp tầng để ứng dụng vào mô hình

- Xây dựng thuật toán đưa vào chương trình dự báo

- Xây dựng chương trình dự báo chi phí xây dựng dựa trên thuật toán đã có

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp so sánh

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Công trình nhà ở dân dụng thấp tầng từ 2 đến 3 tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

- Phạm vi nghiên cứu: Vì thời gian (tháng 7 đến tháng 11 năm 2013) có giới hạn nên

đề tài chỉ nghiên cứu trong những giới hạn sau đây:

+ Các công trình xây dựng dân dụng thấp từng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với quy mô công trình từ 2 đến 3 tầng

+ Công trình có giải pháp kết cấu móng đồng bộ và kết cấu sàn dầm toàn khối + Chương trình tính toán chi phí tập trung chủ yếu phần xây thô của công trình + Khối lượng dự báo các thành phần công tác dự báo được xây dựng trên giá trị khối lượng trung bình các công tác để xây dựng chương trình dự báo

+ Không gian nghiên cứu: Công Ty TNHH MTV Xây Dựng Kiến Việt Tân và

Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Thống Nhất T.N

5 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến việc ước lượng chi phí cho các loại công trình xây dựng nhưng chưa có một nghiên cứu

cụ thể nào về ước lượng chi phí xây dựng cho loại hình công trình thấp tầng trên địa bàn Đồng Nai Do đó qua đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả mong muốn có những đóng góp sau:

Trang 3

Đề tài này góp phần trong việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình thấp tầng trong giai đoạn hình thành ý tưởng dự án

Đề tài này giúp chủ đầu tư và nhà quản lý dự án quyết định nhanh việc có nên đầu

tư vào dự án này hay không và chọn quy mô dự án cho phù hợp trong giai đoạn hình thành ý tưởng dự án

6 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, đề tài nghiên cứu bao gồm 6 chương:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết đề tài

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài

Chương 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Chương 4: Thu thập và xử lý bộ dữ liệu cho chương trình

Chương 5: Chương trình Visual Basic ứng dụng kết quả nghiên cứu

Chương 6: Kết luận và kiến nghị

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỀ TÀI

1.1 Ước lượng chi phí

1.1.1 Định nghĩa:

- Ước lượng là một đánh giá, một ý kiến một xấp xỉ về chi phí của một dự án, có cân nhắc các yếu tố thực tế

- Có nhiều ước lượng tại nhiều thời điểm khác nhau trong vòng đời dự án

- Ước lượng cung cấp một hướng dẫn cho các nhà thiết kế để lựa chọn vật liệu

và quy mô dự án dưới điều kiện ngân sách chủ đầu tư

1.1.2 Mục đích của ước lượng chi phí

1.1.2.1 Hỗ trợ khách hàng

Đánh giá nghiên cứu khả thi của dự án

Lập một dự toán chi phí dự án

Đánh giá khả năng chi trả của khách hàng

Quyết định tiếp tục hoặc bỏ dở dự án

Quyết định cung cấp tài chính cho dự án

+ Thời gian có sẵn dành cho ước lượng

+ Sự có sẵn của dữ liệu về chi phí

Trang 5

 Khuyết điểm của phương pháp thể tích:

- Chưa xem hết các hình dạng mặt bằng, các chiều cao tầng và số tầng tất cả ảnh hưởng tới chi phí

- Phương pháp này không chỉ ra cho khách hàng diện tích sử dụng

- Không thể hỗ trợ nhóm thiết kế để dự báo nhanh chóng những ảnh hưởng tới thay đổi trong đặc điểm kỹ thuật trên tỷ lệ thể tích

1.1.3.2 Phương pháp SEM (Storey Enclosure Method)

- Mục đích: Là tính toán tổng diện tích bề mặt mà theo đó một đơn giá đơn

vị của bề mặt là một đơn giá đính kèm

- Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng các thừa số khác nhau cho các diện tích sàn mà phụ thuộc vào vị trí sàn thông số khác nhau để được các đơn vị đính kèm Vì thế chi phí ước lượng là gần với đặc trưng của công trình hơn so với phương pháp trên

Trang 6

 Nhược điểm của phương pháp

- Khó áp dụng trong công nghiệp vì khối lượng công việc có liên quan và khan hiếm các dữ liệu mà đã được xuất bản về các ứng dụng của nó

1.1.3.3 Phương pháp diện tích sàn

- Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng = Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng nằm giữa các bức tường bao mà không có trừ tường bên trong, hố thang máy, hố thang bộ

- Tổng chi phí = Tổng diện sàn * Giá sàn 1 2

 Kết luận: Mỗi một phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng của mình để khắc phục nhược điểm của mỗi phương pháp ước lượng tính chi phí, nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp cả ba phương pháp trên để xây dựng đề tài

1.2 Chi phí đầu tư trong xây dựng [13]

1.2.1 Tổng mức đầu tư

1.2.1.1 Khái niệm tổng mức đầu tư

- Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

- Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp nội dung dự án và thiết kế cơ sở Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định phù hợp với thiết

kế bản vẽ thi công

Trang 7

- Tổng mức đầu tư là những chi phí dự tính nên giá trị giá trị của nó lớn hớn

so với giá trị khác Về cơ bản tổng mức đầu tư không được thay đổi, nó chỉ được điều chỉnh cho phù hợp

- Do người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư thay đổi điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện những yếu tố mới lạ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao

- Xuất hiện những yếu tố bất khả kháng như động đất, bão lũ, lốc, sóng thần, chiến tranh , …

- Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới

tổng mức đầu tư xây dựng công trình

1.2.2 Phương pháp xác định tổng mức đầu tư

1.2.2.1 Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án

- Theo phương pháp này thì tổng mức đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công thức sau:

Trang 8

Trong đó:

V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình

GXD: Chi phí XD của dự án

GTB: Chi phí của thiết bị dự án

GDPMD: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư

- Khái niệm suất vốn đầu tư xây dựng: Suất vốn đầu tư xây dựng là số lượng vốn đầu tư cần thiết để hoàn thành một đơn vị năng lực sản xuất của công trình trong đó bao gồm chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị, chi phí khác… Chỉ tiêu suất vốn đầu tư được xác định trên cơ sở những tài liệu dự toán đã chỉnh lý của các tổ chức xây dựng hay những tài liệu quyết toán của những công trình mới xây dựng

- Theo phương pháp này thì tổng mức đầu tư của dự án được xác định theo công thức sau:

1.3 Khái quát về dự toán chi phí xây dựng

1.3.1: Cách hiểu khái quát về Dự toán

- Dự toán công trình là chỉ tiêu biểu thị giá xây dựng công trình trên cơ sở thiết kế

kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự

án đầu tư xây dựng công trình

Trang 9

 Dự toán công trình được tính toán và xác định dựa trên cơ sở :

Khối lượng các công việc thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công Nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình

Hệ thống định mức xây dựng và đơn giá xây dựng công trình

Chọn chi phí theo tỷ lệ phần trăm (%) (sau đó gọi lại định mức chi phí tỷ lệ) cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, khối lượng công việc đó

1.3.2 Vai trò của dự toán

- Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng công

trình; là căn cứ để đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu

- Xác định vốn đầu tư xây dựng công trình, từ đó xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn

- Tính hiệu quả kinh tế đầu tư, để có cơ sở so sánh lựa chọn thiết kế, phương án tổ chức thi công

- Làm cơ sở để xác định gói thầu (trong trường hợp đấu thầu) giá hợp đồng, ký kết hợp đồng kinh tế, ký kết hợp đồng kinh tế giao nhận thầu xây lắp (trong trường hợp chỉ định thầu)

- Làm cơ sở nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, năng lực xây dựng

Trang 10

Hình:1.1 - Dự toán hạng mục móng

1.3.3 Các bước làm dự toán để đưa ra chi phí xây dựng

- Để giúp chủ đầu tư và nhà quản lý có một con số chính xác vế số tiền cần đầu

tư cho một công trình hoặc hạng mục công trình như mong muốn, cần phải làm dự toán để có thể biết được tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình Một người muốn làm dự toán cần phải hội tụ đủ những kỹ năng sau:

Thứ nhất: Kỹ năng đọc bản vẽ

- Biết đọc bản vẽ một cách thông thạo là yếu tố quan trọng của người lập dự toán, bởi bóc tách dự toán chính là bóc tách các khối lượng từ bản vẽ ra, nếu bạn không biết đọc bản vẽ thì khó có thể dạy bạn bóc tách khối lượng của công trình Khi cầm bản vẽ, yêu cầu bạn phải biết được hình dạng, khích thước tổng thể công trình, vị trí và hình dạng cấu kiện, các loại vật liệu sử dụng cho công trình…

Thứ hai: Kỹ năng tính toán

- Điều này đòi hỏi bạn phải nắm chắc được kiến thức toán học cơ bản Hầu hết các các cấu kiện xây dựng đều có hình dạng cơ bản các hình bình phương, hình tròn, hình chữ nhật… tính toán khối lượng chính là yêu cầu bạn phải tính thể tích

Trang 11

các cấu kiện này Ngoài ra nếu bạn có kỹ năng tính toán tốt bạn bạn sẽ biết kết hợp các phép tính sao cho việc tính toán nhanh nhất, dễ hiểu nhất

Thứ ba: Kỹ năng sử dụng máy tính

- Ngày nay với việc hỗ trợ các phần mềm dự toán bạn có thể rút ngắn được tới 1/2 đến 2/3 thời gian hồ sơ lập dự toán so với tính toán bằng tay Do đó việc sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên dụng (hay phần mềm Dự toán) là một ưu thế rất lớn khi bắt tay vào công việc

 Kết luận: Để muốn có tổng chi phí cho một công trình thì phải lập dự toán vậy

sẽ mất nhiều thời gian mới biết được như thế sẽ không thể tư vấn nhanh cho chủ đầu tư và nhà quản lý biết và chọn giải pháp thích hợp nhất về chi phí để đầu tư có hiệu quả Vậy vấn đề đặt ra là phải cần có một giải pháp tính tổng chi phi xây dựng công trình nhanh để tiết kiệm thời gian và có độ chính xác cao

1.4 Các nghiên cứu trước đây về việc dự trù các loại chi phí trong các dự án xây dựng

Các nghiên cứu trước đây được tổng hợp trong bảng sau:

Trang 12

Bảng 1.1 - Tổng hợp các nghiên cứu trước đây

a neural network approach to the prediction of total construcstion costs [6]

Ước lượng tổng chi phí công trình trình, tác giả đã so sánh giữa mô hình hồi quy tuyến tính

và mô hình mạng neuron

Công trình xây dựng

Hồi quy Từ 8 đến

14 biến đầu vào

Ước lượng bằng mạng neuron 41 biến đầu vào với

ANN 3 mô hình:

5 biến đầu vào

2003 Attalla và

Hegazy

Predicting cost deviation in reconstruction project: artificial neural networks versus regression [1]

Sử dụng 2 mô hình: mô hình hồi quy tuyến tính và

mô hình mạng neuron nhân tạo

để dự đoán hiệu suất chi phí của các dự án tái thiết

Các dự

án tái thiết

Hồi quy 5 biến đầu

vào

Cả 2 mô hình đều có

sự tương quan cao khi

dự toán giá chi phí CPI mô hình và thực

tế nhưng mô hình hình mạng neuron sử dụng được số lượng biến lớn

Trang 13

2006 Tran Mô hình xác định

chi phí xây dựng dựa trên ứng dụng mạng Neuron mờ [9]

Ƣớc lƣợng qua 2

mô hình hồi quy

và FNN

Công trình dân dụng và công nghiệp

Hồi quy 16 biến đầu

Xây dựng một hệ thống hỗ trợ ra quyết định dựa vào dữ liệu của công ty và mạng neuron để ƣớc lƣợng chi phí xây dựng

Công trình xây dựng

Hồi quy Sử dụng

các biến tỷ lệ: 11 biến

Hệ thống này có thể đƣợc cập nhật hàng năm

Trang 14

2008 Cao Dự đoán độ chính

xác việc ước lượng chi phí các

dự án xây dựng trong giai đoạn hình thành dự án

sử dụng nhân tố phân tích và mạng neuron mờ [4]

Nghiên cứu này

đã tổng hợp 45 yếu tố thành 11 nhóm từ đó phân tích để tìm ra các yếu tố tác động mạnh đến độ chính xác ước lượng

Công trình xây dựng

FNN 11 biến đầu

vào

5 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến độ chính xác của ước lượng

2008 Nguyen Phân tích các

nhân tố làm thay đổi chi phí trong các dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam

Xây dựng mô hình xác suất xảy

ra với từng chi phí

từ đó đánh giá rủi

ro chi phí

Công trình xây dựng

BBNs 37 yếu tố

chia ra làm

3 nhóm

Đã phân tích và ước lượng được các yếu tố rủi ro gâu ra vượt chi phí của dự án đầu tư

Trang 15

2007 An và các

tác giả

Application of support vector machines in assessing conceptual cost estimates [2]

Sử dụng 2 mô hình: mô hình SVM (The support vector machine) và mô hình phân tích biệt thức( The discriminant analysis)

Công trình xây dựng

SVM 20 biến đầu

vào

Mô hình SVM cho kết quả tốt hơn

of building [7]

Ƣớc lƣợng chi phí cho các công trình

từ 4 đến 8 tầng trong giai đoạn thiết kế sơ bộ

Công trình xây dựng dân dụng từ

4 đến 8 tầng

ANN 8 biến đầu

vào

Giải quyết đƣợc phức tạp của hàm phi tuyến

Trang 16

2004 Kim và

các tác

giả

Neural network model

incorporating a genetic algorithm

in estimating construction costs [8]

Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp để ước lượng chi phí xây dựng: mô hình lan truyền ngược (BPN) và

mô hình BPN kết với mô hình Gas

Công trình xây dựng dân dụng

Gas 12 biến

đầu vào

Kết quả cho thấy mô hình BPN kết hợp với mô hình Gas cho kết quả tốt hơn

BPN kết hợp với GAs

12 biến đầu vào

2006 An và các

tác giả

A case – based reasoing cost estimating model using experience

by analytic hierarchy process [3]

Sử dụng phương pháp AHP (mô hình AHP-CBR)

để ước lượng chi phí từ kinh nghiệm của các chuyên gia

Công trình xây dựng dân dụng

EW-CBR 9 biến đầu

vào

Mô hình AHP-CBR cho kết quả tốt nhất

Trang 17

 Nhận xét:

Chưa có các nghiên cứu cụ thể về chi phí cho loại hình nhà ở thấp tầng

Đối với nghiên cứu tại Việt nam:

Cao Trọng Khánh (2008): Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng lớn đến độ chính xác ước lượng

Nguyễn Hải Thanh (2008): Đưa ra các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến vượt chi phí

Các đề tài chưa đi sâu vào nghiên cứu để đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới giá

thành công trình và hạng mục công trình

 Kết luận: Nghiên cứu này sẽ giải quyết các vấn đề còn thiếu của các tác giả đã

nghiên cứu vấn đề quản lý chi phí công trình Đề tài nghiên cứu sẽ xác định hợp

lý các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và đi sâu vào việc ước lượng thông qua các

biến về quy mô công trình cho loại hình nhà thấp tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trang 18

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Quy trình nghiên cứu

Chuyên gia: Là cách quản lý dự án cho chủ đầu tư trong các giai đoạn đầu hình thành

dự án và các chuyên gia tính toán có trên 5 năm kinh nghiệm trong việc này

Gửi bảng câu hỏi đến các

thiết cho chương trình

Xây dựng thuật toán từ kết quả thu thập dữ cho chương trình

Kiểm tra và đánh giá kết quả xây dựng chương trình

Lập ra một phần mềm ước lượng nhanh chi phí

Sử dụng các nghiên cứu trước

để tổng hợp và lập bảng câu

hỏi

Tổng kết nghiên cứu

Trang 19

2.2 Thu thập giữ liệu

- Các bảng câu hỏi được soạn trên phiếu câu hỏi trắc nghiệm để gửi đến các chuyên gia để khảo sát

- Dữ liệu các biến sử dụng cho chương trình được thu thập qua các dự toán các công trình đã và xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, kết hợp với các dữ liệu thông qua nhân viên các công ty xây dựng và trực tiếp đến công trình thu thập

2.3 Công cụ nghiên cứu

- Sử dụng bảng câu hỏi để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình

- Sử dụng mô hình thực nghiệm từ các bảng dự toán để dự trù chi phí xây dựng

- Xây dựng sơ đồ thuật toán cho chương trình từ dữ liệu nghiên cứu trước đó

- Sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual basicđể lập chương trình ước lượng chi phí

2.4 Mô hình hồi thực nghiệm từ kết quả dự toán

- Để kiểm định các lý thuyết dữ liệu các biến đầu vào của chương trình, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện dựa trên một số dự toán các công trình đã được xây dựng thực tế để kiểm nghiệm kết quả chương trình dự báo xây dựng

- Dự toán sẽ được nhóm nghiên cứu xây dựng trên nền chương trình Dự toán

Hình 3.1 Chương trình dự toán xây dựng

Trang 20

2.4.1 Cấu trúc mô hình thuật toán

- Xây dựng chương trình visual basic trên nền sơ đồ giải thuật sau

Hình 3.2 - Sơ đồ thuật toán

Giá tiền vật liệu, nhân

công, máy xây dựng

Các biến số từ dữ liệu công trình thực tế

In kết quả, kết thúc chương trình

Khởi động chương trình

Chương trình thực hiện tính toán kết quả

Trang 21

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ THẤP TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG NAI

3.1 Lập bảng câu hỏi và thu nhập dữ liệu:

3.1.1 Lập bảng câu hỏi đợt 1:

Tổng hợp từ các nghiên cứu trước và bổ sung thêm các yếu tố đặc thù của nhà ở thấp tầng ta tổng hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình:

Bảng 3.1 - Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

1 Tổng khối lượng bê tông, cốt thép sàn

2 Tổng khối lượng bê tông, cốt thép phần móng

Trang 22

3.1.2 Thu thập dữ liệu đợt 1:

Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến 10 chuyên gia xây dựng, thu hồi được 10 bảng phản hồi trong đó có 5 chuyên gia có từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công, 5 chuyên viên có trên 5 năm kinh nghiệm giám sát trong lĩnh vực thi công

Kết quả thu được: Các chuyên gia đã bổ sung và đưa ra thêm 3 yếu ảnh hưởng đến chi phí xây dựng nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bảng 3.2 - Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các chuyên gia bổ sung

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

1 Vị trí xây dựng

2 Chi phí nhân công

3 Chi phí cho máy xây dựng

3.1.3 Lập bảng câu hỏi đợt 2:

Tổng hợp các nghiên cứu trước đó và các ý kiến chuyên gia đóng góp ta tổng hợp được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình

Trang 23

Bảng 3.3 - Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng

1 Tổng khối lượng bê tông, cốt thép sàn

2 Tổng khối lượng bê tông, cốt thép phần móng

11 Chi phí nhân công

12 Chi phí cho máy xây dựng

Ta tiến hành lập bảng câu hỏi trên phiếu khảo sát, ta có bảng câu hỏi khảo sát đợt 2 –

Phục lục 6

 Kết luận: Sau hai lần lập bảng câu hỏi khảo sát ta xác định được 12 yếu tố ảnh

hưởng đến chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trang 24

CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ BỘ DỮ LIỆU CHO CHƯƠNG TRÌNH

4.1 Thu thập bộ dữ liệu cho chương trình

Ta tiến hành thu thập bộ dữ liệu gồm giá trúng thầu và các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây dựng đã xét ở chương trước từ các công trình nhà ở thấp tầng của các công ty xây dựng tại tỉnh Đồng Nai Ta thu thập được 6 bộ dữ liệu dự toán công trình trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các công trình nằm trên địa bàn Trảng Bom và thành phố Biên Hòa

4.2 Xử lý bộ dữ liệu cho chương trình

- Do yếu tố vị trị xây dựng công trình là cố định trên cùng địa bàn tỉnh Đồng Nai nên đơn giá vật tư, các danh mục chi phí cho công trình sẽ có giá giống nhau

- Sau khi thu thập dữ liệu ta tiến hành xem xét yếu tố “Cảnh quan xung quanh” là yếu tố tác động từ thấp đến tác động trung bình của mô hình nên có thể bỏ qua

- Trong 6 dự án tại tỉnh Đồng Nai được tiến hành xây dựng với các năm khác nhau,

ở đây ta xét là thời điểm khởi công công trình, nên ta tiến hành xây dựng các biến để tính toán chi phí xây dựng tại thời điểm khởi công xây dựng công trình

Kết luận: Ta sử dụng 6 bộ dữ liệu dự toán của 6 dự án xây dựng tại tỉnh Đồng Nai với 5 biến đầu vào

Trang 25

Bảng 4.1 - Các biến giá trị thay đổi theo thời gian của chương trình

Xi măng Cát Đá Thép Nước Gỗ ván Ma tít Sơn Ca máy NC

Bảng 4.2 - Các biến đầu vào và đầu ra của mô hình

Ký hiệu Tên biến Loại biến Đơn vị

X Số lượng cầu thang Định lượng Cái

Trong 5 biến đầu vào của mô hình có tất cả 5 biến định lượng

- Dưới đây là sơ đồ tính cho mô hình:

Trang 26

Nhập giá Nước

Nhập giá Thép

Nhập giá

Gỗ ván Nhập giá Ca máy

Nhập giá Nhân công

Nhập chiều

dài (X1)

Nhập chiều rộng (X2)

Nhập số tầng (X3)

Nhập chiều cao T (X4)

Nhập số CT(X5)

Tính khối lượng BTCT

Đà kiềng

Tính khối lượng BTCT Cột

Tính khối lượng BTCT Dầm

Tính khối lượng BTCT Sàn

Tính khối lượng BTCT Câu thang

Tính khối lượng tương xây

Tính KL Gỗ Dầm

Tính KL Gỗ Trần

Tính KL Gỗ Cầu thang

Tính Tổng Khối Lượng Sơn

Tính KL

Trát Cột

Tính KL Trát Dầm

Tính KL Trát Trần

Tính KL Trát Cầu thang

Tính KL Trát Tường

(Y )Tổng Chi Phí Xây Dựng Công Trình

BẮT ĐẦU

Trang 27

CHƯƠNG 5: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VISUAL BASIC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ BÁO CHI PHÍ NHÀ Ở THẤP TẦNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

5.1 Giới thiệu trương trình Visual basic

- Visual Basic (viết tắt VB) là một ngôn ngữ lập trình cấp cao 32 bít được sử dụng để viết các chương trình chạy trong môi trường Windows Visual hay RAD (Rapid Application Development) trong đó việc tạo các cửa sổ, các điều khiển và cách ứng xử

của các cửa sổ cũng như các điều khiển được thực hiện một cách dễ dàng nhanh chóng chỉ bằng các thao tác với mouse không cần phải khai báo tính toán với nhiều câu lệnh phức tạp

- Visual basic là một ngôn ngữ lập trình theo kiểu đối tượng Nó khác với kiểu lập trình cũ là kiểu Top Down

- Lập trình Top Down: Chương trình được bố trí thực hiện từ trên xuống Với kiểu lập trình này, việc bố trí sẽ trở nên khó khăn đối với các chương trình lớn

- Lập trình theo đối tượng OOP (object-oriented propramming): các thành phần được phần thành đối tượng (Object) và viết các ứng xử riêng cho mỗi đối tượng sau đó kết hợp chúng lại với nhau thành chương trình

 Ưu điểm:

- Tiết kiệm được thời gian và công sức so với một ngôn ngữ lập trình cấu trúc khác vì bạn có thể thiết lập các hoạt động trên từng đối tượng được VB cung cấp

- Khi thiết kế chương trình có thể thấy ngay kết quả từng thao tác và giao diện khi thi hành chương trình

- Cho phép chỉnh sửa dễ dàng đơn giản

Trang 28

- Làm việc với các điều kiểu mới (ngày tháng với điều khiển Month View và Data timePicker, các thanh công cụ có thể di chuyển được CoolBar, sử dụng đồ họa với ImageCombo, thanh cuộn FlatScrollBar,…)

- Làm việc với cơ sở dữ liệu

- Các bổ sung về lập trình hướng đối tượng

- Khả năng kết hợp với các thư viện liên kết động DLL

 Khuyết điểm:

- Yêu cầu máy tính khá cao

- Chỉ chạy được trên môi trường Win95 trở lên

Dưới đây là hình ảnh giao diện và một số chương trình ứng dụng:

Hình 5.1 - Giao diện chương trình Visual Basic

Trang 29

5.2 Chương trình ứng dụng kết quả nghiên cứu

5.2.1 Thuật toán các hàm biến dữ liệu đưa váo chương trình

Input: Nhập số liệu công trình: (X1, X2,X3,X4,X5)

Nhập giá: (VL, NC, MXD)

Hệ số ẩn: ( TB Khối Lượng giữa các hạng mục chênh lệch)

Ouput: Xác định giá thành xây dựng công trình đã nhập (phần khối lượng xây

thô)

Phương pháp:

- Do xây dựng chương trình trên cơ sở nhà ở thấp tầng, nên ước lượng các nhịp

có kích thước 4m và khối lượng các hạng mục lấy giá trị trung bình từ dự báo

- Chương trình có phân cấp có các loại công trình

- Khối lượng các loại vật liệu sẽ được tính theo định mức dự toán

Nội dung chương trình

Start

Begin

Nhập bảng giá Nhập (X 1, X2,X3,X4,X5) Chương trình tính toán Nếu công trình 2 tầng Tổng KL các hạng mục =(X 1/4, X2/4, KL thép)* KT tiết diện Đơn giá x KL hạng mục x HSTB các hạng mục 2 tầng

Nếu công trình 3 tầng Tổng KL các hạng mục =(X1/4, X2/4, KL thép)* KT tiết diện

Đơn giá x KL hạng mục x HSTB các hạng mục 3 tầng

Tính

Chương trình “Xuất kết quả”

End.

Trang 30

Đơn giá x KL hạng mục x

HSTB các hạng mục 2 tầng HSTB các hạng mục 3 tầng Đơn giá x KL hạng mục x

Xuất kết quả tínhNhập bảng giá

Trang 31

PHẦN CÔNG THỨC TỔNG DỰ BÁO CHI PHÍ XÂY DỰNG

XM: Giá vật liệu xi măng (nhập) F: Giá vật liệu coffa

C: Giá vật liệu cát (nhập) G: Giá vật liệu gạch

D: Giá vật liệu Đá S: Giá vật liệu sơn

N: Giá vật liệu nước T: Giá vật liệu thép

NC: Giá nhân công M: Giá máy xây dựng Kích thước công trình:

X1: Chiều dài công trình

Trang 32

CP Móng= XM×351,19 + C×0,5085 + D×0,8343 + N×186,96 ×KLBT Móng+ KLBT Móng× NC×1,64+M (0,18+0,095) +

Trang 33

2

(m )

Trang 34

KLBT ct: Khối lƣợng bê tông cầu thang

KLTHÉP ct: Khối lƣợng thép cầu thang

KL coffa ct: Khối lƣợng coffa cầu thang

Ngày đăng: 04/11/2014, 15:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Chương trình dự toán xây dựng - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 3.1 Chương trình dự toán xây dựng (Trang 19)
Hình 3.2 - Sơ đồ thuật toán - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 3.2 Sơ đồ thuật toán (Trang 20)
Bảng 3.1 -  Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng (Trang 21)
Bảng 3.3 - Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 3.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng (Trang 23)
Bảng 4.1 - Các biến giá trị thay đổi theo thời gian của chương trình. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 4.1 Các biến giá trị thay đổi theo thời gian của chương trình (Trang 25)
Bảng 4.2 - Các biến đầu vào và đầu ra của mô hình. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 4.2 Các biến đầu vào và đầu ra của mô hình (Trang 25)
Hình 4.1- Sơ đồ tính - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 4.1 Sơ đồ tính (Trang 26)
Hình 5.1 - Giao diện chương trình Visual Basic. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 5.1 Giao diện chương trình Visual Basic (Trang 28)
Hình 5.2 – Sơ đồ thuật toán xây dựng chương trình. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 5.2 – Sơ đồ thuật toán xây dựng chương trình (Trang 30)
Bảng 5.2 - Bảng dữ liệu thay đổi theo thời gian. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.2 Bảng dữ liệu thay đổi theo thời gian (Trang 41)
Bảng 5.5 – Bảng định mức vật liệu tô M75. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.5 – Bảng định mức vật liệu tô M75 (Trang 42)
Bảng 5.3 -  Bảng định mức vật liệu bê tông M200. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.3 Bảng định mức vật liệu bê tông M200 (Trang 42)
Bảng 5.7 -  Bảng định mức vật liệu bê tông M200. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.7 Bảng định mức vật liệu bê tông M200 (Trang 43)
Bảng 5.6 - Bảng định mức vật liệu xây M75 và sơn. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.6 Bảng định mức vật liệu xây M75 và sơn (Trang 43)
Bảng 5.11 - Bảng định mức máy xây dựng - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.11 Bảng định mức máy xây dựng (Trang 45)
Bảng 5.12 - Bảng hệ số chênh lệch lệch giữa thực tế và dự báo công trình 2 tầng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Bảng 5.12 Bảng hệ số chênh lệch lệch giữa thực tế và dự báo công trình 2 tầng (Trang 45)
Hình 5.3 - Giao diện phần tính tổng chi phí xây dựng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 5.3 Giao diện phần tính tổng chi phí xây dựng (Trang 46)
Hình 5.4 - Giao diện phần nhập đơn giá xây dựng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 5.4 Giao diện phần nhập đơn giá xây dựng (Trang 47)
Hình 5.5 - Giao diện phần tính tổng khối lượng và gía vật tư xây dựng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 5.5 Giao diện phần tính tổng khối lượng và gía vật tư xây dựng (Trang 47)
Hình 5.6 - Giao diện phần tính tổng hợp và giá nhân công xây dựng. - dự báo nhanh chi phí xây dựng công trình nhà ở thấp tầng trên địa bàn tỉnh đồng nai
Hình 5.6 Giao diện phần tính tổng hợp và giá nhân công xây dựng (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w