DÙNG BẢNG PHOÓC ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM TRONG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN

7 702 3
DÙNG BẢNG PHOÓC ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM TRONG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT 3 CẨM THUỶ *********************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÙNG BẢNG PHOÓC ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM TRONG KĨ THUẬT DẠY HỌC KHĂN PHỦ BÀN Người thực hiện: Nguyễn Xuân Thiện Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT 3 Cẩm Thủy SKKN thuộc lĩnh mực (môn): công nghệ CN THANH HOÁ NĂM 2013 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh thì ngày nay trong cải cách giáo dục chúng ta đã đưa ra không ít các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực nhằm làm tăng tính hiệu quả trong dạy học. Nhưng mỗi một phương pháp, một kĩ thuật dạy học nào cũng có cái ưu, cái nhược của nó. Như chúng ta đã biết kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn có rất nhiều ưu điểm, nó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm của mỗi cá nhân và tinh thần hợp tác phối hợp của cả nhóm, đồng thời giữa các nhóm có thể tự đánh giá nhau được giúp cho tiết học trở nên sôi động hơn, phong phú hơn, học sinh cũng hứng thú hơn. Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì với hình thức sử dụng giấy A 0 hoặc A 1 để làm khăn phủ bàn như hiện nay thì rất ít giáo viên áp dụng kĩ thuật này vào các tiết dạy của mình vì nếu áp dụng sẽ gặp rất nhiều bất cập như công tác chuẩn bị giấy cho mỗi lần sử dụng, thời gian phát giấy, thời gian treo giấy, hơn nữa với cách kê bàn ghế ở hầu hết các phòng học hiện nay rất khó để các nhóm học sinh phủ giấy lên bàn cùng viết đáp án hay ý kiến riêng của mình nên sẽ dẫn tới sự đùn đẩy nhau viết trước viết sau gây mất trật tự, mất thời gian, mất đi tính tự giác, chủ động sáng tạo ở các em, đặc biệt là những em chậm tiến sẽ trông chờ vào những em viết trước để chép lại làm phản tác dụng của kĩ thuật day học này. Vậy làm thế nào để hạn chế được những nhược điểm trên? Dưới đây là một sáng kiến nhỏ hy vọng các đồng nghiệp có thể tham khảo để hạn chế phần nào những nhược điểm trên, đề tài sáng kiến là: “Dùng bảng phoóc để hạn chế những nhược điểm trong kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn” II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết ngày nay bảng phoóc và bút dạ được dùng rất nhiều trong hoạt động ngoại khóa vì nó có rất nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, sử dụng được mọi lúc mọi nơi, dễ xóa nên sử dụng dược nhiều lần. Nhưng trong các tiết học chính khóa ta lại chưa phát huy các tính năng của nó. Dưới đây là một cách thức sử dụng bảng phoóc để hạn chế những nhươc điểm trong kĩ thuât dạy học khăn phủ bàn. Ta chia lớp ra làm các nhóm, mỗi nhóm 4 em ngồi ở hai bàn trên, dưới gần nhau. Mỗi nhóm tự trang bị một bảng phoóc hình vuông có cạnh (70x70)cm, dẻ lau để sử dụng cho cả năm học, mỗi em một bút dạ để viết bảng. Như vậy các em chỉ cần chuẩn bi một lần mà có thể dùng cho mọi tiết học cần tới, khi đó vừa tiết kiệm vừa bớt được thời gian chuẩn bị của giáo viên. Để tăng độ cứng thì ở viền bảng học sinh nên dùng nẹp nhôm nhỏ, để tiện cho việc treo bảng lên bảng chính thì ở cạnh trên của bảng chính lớp bố trí lấy ba đinh vít đặt sao cho các đinh cách nhau khoảng 75cm, còn ở giữa cạnh trên của các bảng phoóc học sinh bố trí các móc để treo, cạnh dưới bảng phoóc bố trí đinh vít vào giữa cạnh để bảng dưới treo lên bảng trên. Như vậy sau này thao tác treo bảng của giáo viên sẽ nhanh hơn rất nhiều so với việc treo giấy A 0 hoặc A 1 . 2 Dưới đây là hình vẽ mô phỏng các bảng phoóc đã được chuẩn bị sẵn: Như vậy những bảng phoóc này đã được chuẩn bị sẵn cả móc treo và đinh vít để treo tranh dưới, đồng thời việc kẻ bảng chia ô, đánh số thứ tự nhóm vào góc đều được làm sẵn trước đó, các nhóm để lại một nơi quy định định của lớp, khi nào sử dụng thì ban cán sự sẽ lấy phát cho các nhóm theo số đã ghi ở góc bảng, có như vậy mới rút ngắn đươc thời gian chuẩn bị khăn phủ bàn của giáo viên mỗi khi sử dụng và càng thuận lợi hơn nếu phải sử dụng nhiều lần trong một tiết dạy. 3 ? 1 Móc treo Đinh vít Nhóm mang số Còn đây là sơ đồ cách để bảng phoóc phủ bàn và tư thế ngồi viết của học sinh trong mỗi nhóm: Với cách kê bảng và tư thế ngồi như trên có thể giúp cho học sinh của mỗi nhóm cùng viết một lúc, trong khi đó nếu phủ giấy lên mặt bàn hẹp như vậy thì chỉ có thể mỗi học sinh lần lượt xoay giấy về phía mình để viết vừa mất thời gian vì phải chờ nhau vừa mất đi tính tự giác, tính chủ động sáng tạo của các em viết sau vì nhiều em viết sau sẽ có tính đùn đẩy, ỉ lại người viết trước rồi sau đó chép lại làm mất đi tính hiệu quả, gây nhàm chán. Sau khi các ý kiến của các thành viên viết song, thì nhóm phải nhanh chóng thống nhất để đưa ra ý kiến chung của cả nhóm rồi nhóm trưởng viết ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa theo hướng chính của bảng. Để thuận tiện cho việc nhóm trưởng viết ý kiến chung thì nên để bảng lúc đầu sao cho hướng chính của bảng về phía nhóm trưởng. Ngày nay các phòng học thường dùng phổ biến loại bàn ghế mà mỗi bộ cho hai học sinh ngồi và mỗi phòng thì cần 24 bộ, vậy nếu dùng giấy làm khăn phủ bàn thì giáo viên phải dùng bao nhiêu khăn cho hợp lí, Nếu dùng ít khăn thì mỗi nhóm lại đông các thành viên càng khó viết, viết càng lâu. Nhưng nếu chia nhiều nhóm, hiệu quả cho nhóm nhất là mỗi nhóm bốn người thôi thì phải mất tới 12 nhóm tức 12 khăn phủ bàn, vậy phải mất bao nhiêu nam châm, bao nhiêu lượt treo, bao nhiêu thời gian giáo viên mới treo hết lượt khăn. Nhưng khi dùng bảng phoóc ta vẫn dùng tới 12 bảng để mỗi 4 1 Bàn trên của nhóm Bàn dưới của nhóm Thành viên của nhóm Thành viên của nhóm Thành viên của nhóm Thành viên của nhóm nhóm 4 em có một bảng, và xoay chéo bảng đi để mỗi em ngôi gần giữa của một cạnh bảng và hai em ở bàn trên hơi nghiêng người quay xuống bàn dưới một chút như ở hình vẽ trên để viết cho thuận lợi. Còn khi thu bảng để treo lên bảng chính thì ta chia số bảng ra làm hai lượt, mỗi lượt 6 bảng rổi sau đó treo bảng lên bảng chính như hình vẽ minh họa dưới đây: Theo hình vẽ thì ta treo 3 bảng phía trên bằng cách dùng các móc gắn ở các cạnh trên của nó mấu lên các đinh vít được vít sẵn lên cạnh trên của bảng chính, còn 3 bảng phía dưới ta lại dùng các móc gắn ở các cạnh trên mấu lên các đinh vít được vít sẵn lên các cạnh dưới của loạt bảng trên. Bằng cách treo bảng này ta không cần tới nam châm mà thời gian để treo và gỡ bảng lại rất nhanh, lại treo được nhiều tranh cùng một lúc rất thuận tiện cho học sinh cùng so sánh và tự đánh giá giữa các nhóm với nhau. Sau loạt thứ nhất giáo viên gỡ ra để treo loạt thứ hai lên để nhận xét, đánh giá, sau cả hai loạt giáo viên có thể chọn ra một vài bảng của các nhóm làm tốt nhất để tổng kết lại. Sau mỗi lần sử dụng ban cán sự lớp lên lấy bảng về cho các nhóm, các nhóm nhận bảng rồi dùng dẻ lau sạch đi để chuẩn bị cho 5 ? 1 ? 1 ? 1 ? 1 ? 1 ? 1 ? ? ? ? ? ? Loạt bảng phía trên Loạt bảng phía dưới các lần sau. Như vậy nếu có ý thức giữ gìn tốt thì chỉ một bảng nhỏ như vậy thôi các nhóm có thể dùng được rất nhiều lần trong cả năm học còn giáo viên có thể sử dụng kĩ thuật này nhiều lần trong một tiết dạy mà không mất nhiều thời gian và công sức. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Về kinh tế: Nếu mỗi bảng phoóc đươc sử dụng khoảng 20 lần thì dùng bảng sẽ kinh tế hơn so với dùng giấy làm khăn phủ bàn. - Về thời gian: Khi đã có sẵn bảng phoóc rồi thì mọi công đoạn thao tác đều nhanh hơn so với dùng giấy. - Về chuyên môn: Bằng cách này đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hơn, đồng thời nó còn giúp giáo viên dễ dàng tìm ra nhóm tích cực, và thành viên tích cực trong nhóm hơn. - Về thái độ của học sinh: Hầu hết học sinh tham gia hoạt động nghiêm túc hơn, chủ động hơn, có trách nhiệm hơn. IV. KẾT LUẬN. Từ những kết quả đạt trên ta thấy rằng dùng bảng phoóc thay cho dùng giấy đã khắc phục hoặc hạn chế được hầu hết các nhược điểm trong kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn, nó đã giúp cho học sinh và cả giáo viên hứng thú hơn với kĩ thuật dạy học này. Vì vậy để cách làm này có hiệu quả cao hơn phổ biến hơn thì mỗi nhà trường hãy kết hợp với học sinh coi các bảng phoóc này như là các phương tiện dạy học để trang bị cho mỗi lớp một bộ dùng cho cả năm học. Có như vậy thì chắc chắn giáo viên chẳng ai còn phải ngại ngần với kĩ thuật dạy học khăn phủ bàn nữa, mà học sinh cũng cảm thấy có hứng thú hơn, có trách nhiệm hơn với mỗi khi được học kĩ thuật dạy học này. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Xuân Thiện 6 MỤC LỤC Trang I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 2 II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. 2 III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. 6 IV. KẾT LUẬN. 6 7 . công sức. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Về kinh tế: Nếu mỗi bảng phoóc đươc sử dụng khoảng 20 lần thì dùng bảng sẽ kinh tế hơn so với dùng giấy làm khăn phủ bàn. - Về thời gian: Khi đã có sẵn bảng. HỌC KHĂN PHỦ BÀN Người thực hiện: Nguyễn Xuân Thiện Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT 3 Cẩm Thủy SKKN thuộc lĩnh mực (môn): công nghệ CN THANH HOÁ NĂM 2013 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để. 1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT 3 CẨM THUỶ *********************** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DÙNG BẢNG PHOÓC ĐỂ HẠN CHẾ NHỮNG

Ngày đăng: 03/11/2014, 14:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Người thực hiện: Nguyễn Xuân Thiện

  • Đơn vị công tác: Trường THPT 3 Cẩm Thủy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan