1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập 3 định luật niutơn

2 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 362,47 KB

Nội dung

Ba định luật Newton - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com - phone: 0948249333 Trang 1 Bài 10. BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT. 1.Định luật I Niutơn. -Định luật: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không. Thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. -Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của về hướng và độ lớn. 2.Định luật II Niutơn. -Định luật: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. -Biểu thức: F a m  hay F ma với 12 F F F   -Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. -Tính chất của khối lượng: + Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật. + Khối lượng có tính chất cộng. -Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là P . Trọng lực tác dụng lên vật đặt tại trọng tâm của vật. -Trọng lượng: Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế. -Công thức của trọng lực: P mg 3.Định luật II Niutơn. -Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác. -Định luật: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. -Biểu thức: AB BA FF - Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. -Đặc điểm của lực và phản lực : + Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời. + Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc điểm như vậy gọi là hai lực trực đối. + Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. B.BÀI TOÁN. Dạng 1. Xác định lực tác dụng và các địa lượng động học của chuyển động. a.Phương pháp. 1.Xác định lực bằng các đại lượng động học và ngược lại. -Nhận ra các lực tác dụng lên vật. -Viết phương trình định luật II Niutơn: F ma  (*) -Chiếu phương trình (*) lên hướng chuyển động. Thực hiện tính toán: 0 2 0 22 0 1 2 2 v v at F ma s v t at v v as              -Tiến hành theo trình tự ngược lại để giải bài toán ngược. 2.Lực tương tác giữa hai vật. -Viết phương trình định luật III Niutơn:     ,, 1 1 2 2 1 1 1 2 2 2 m a m a m v v m v v       -Chiếu lên trục hoặc thực hiện cộng; trừ véc tơ để tính toán. b.Bài tập. Ba định luật Newton - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com - phone: 0948249333 Trang 2 Bài 1. Một chiếc xe khối lượng 100m kg đang chạy với vận tốc 30,6km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm là 250N. Tìm quãng đường xe còn chạy thêm trước khi dừng hẳn. Bài 2. Dưới tác dụng của lực F nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi được quãng đường 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bài 3. Lực F truyền cho vật khối lượng m 1 gia tốc 2m/s 2 , truyền cho vật khối lượng m 2 gia tốc 6m/s 2 . Hỏi lực F sẽ truyền cho vật khối lượng 12 m m m một gia tốc là bao nhiêu? Bài 4. Một xe lăn khối lượng 50kg, dưới tác dụng của một lực kéo theo phương ngang, chuyển động không vận tốc đầu từ đầu đến cuối phòng mất 10s. Khi chất lên xe một kiện hàng, xe phải chuyển động mất 20s. Bỏ qua ma sát. Tính khối lượng kiện hàng. Bài 5. Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng lực F 1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 đến 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F 2 theo phương ngang và tăng vận tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t. a)Tính tỉ số 2 1 F F b)Vật chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 2t vẫn dưới tác dụng của lực F 2 . Tìm vận tốc của vật ở D. Biết A,B,C,D cùng nằm trên một đường thẳng. Bài 6. Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong 6s, vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 10s tiếp theo, lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn còn hướng không đổi. Tính vận tốc ở thời điểm cuối. Bài 7. Một xe tải khối lượng 2000m kg đang chuyển động thì hãm phanh và dừng lại sau khi đi thêm quãng đường 9m trong 3s. Tìm lực hãm. Bài 8. Xe khối lượng 500m kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong giây cuối của chuyển động là 1m. Bài 9. Đo quãng đường một vật chuyển động thẳng đi được trong những khoảng thời gian 1,5s liên tiếp, người a thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 90cm. Tìm lực tác dụng lên vật, biết 150mg Bài 10. Hai quả cầu trên mặt phẳng ngang, quả (I) chuyển động với vận tốc 4m/s đến va chạm với quả cầu (II) đang đứng yên. Sau va chạm hai quả cầu cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu (I) với vận tốc 2m/s. Tính tỉ số khối lượng hai quả cầu. Bài 11. Quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 90km/h đến đập vuông góc vào một bức tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 54km/h. Thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng. Bài 12. Quả bóng khối lượng 200g bay với vận tốc 72km/h đến đập vào tường và bật lại với độ lớn vận tốc không đổi. Biết va chạm của bóng và tường tuân theo quy luật phản xạ gương (góc phản xạ bằng góc tới) và bóng đến đập vào tường dưới góc tới 30 0 , thời gian va chạm là 0,05s. Tính lực do tường tác dụng lên bóng. Bài 13. Hai chiếc xe lăn đặt nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhỏ, nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén lại rồi buông tay. Sau đó hai xe chuyển động, đi được các quãng đường 12 1 ; 2s m s m trong cùng thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tính tỉ số khối lượng của hai xe. Bài 14. Xe A chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đập vào xe B đang đứng yên. Sau va chạm xe A dội ngược lại với vận tốc 0,1m/s, còn xe B chạy với vận tốc 0,55m/s. Biết 200 B mg . Tìm m A . Bài 15. Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai quả bóng lăn được nhưỡng quãng đường 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai quả bóng chuyển động chậm dần đều với cùng gia tốc. Tính tỉ số khối lượng hai quả bóng. . Ba định luật Newton - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com - phone: 094824 933 3 Trang 1 Bài 10. BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT. 1 .Định luật I Niutơn. . cộng; trừ véc tơ để tính toán. b .Bài tập. Ba định luật Newton - Biên soạn: Nguyễn Đình Vụ - email: nguyendinhvu@thuvienvatly.com - phone: 094824 933 3 Trang 2 Bài 1. Một chiếc xe khối lượng. lực: P mg 3. Định luật II Niutơn. -Khi một vật tác dụng lên vật khác một lực thì vật đó cũng bị vật kia tác dụng ngược trở lại một lực. Ta nói giữa 2 vật có sự tương tác. -Định luật: Trong

Ngày đăng: 03/11/2014, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w