VĂN 8 (TIẾT 83-84)

5 724 2
VĂN 8 (TIẾT 83-84)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn:4/1 Ngày dạy:13/1 Lớp: 8 1,2,3 Tiết:83 Tiếng Việt: KHI CON TU HÚ(Tố Hữu) I.Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm. A.Mức độ cần đạt: -Biết đọc-hiểu một tác phẩm thơ để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại. -Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ Cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc. B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1.Kiến thức: -Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu. -Nghệ thuật khắc họa hình ảnh (thiien6 nhiên, cái của cuộc đời tự do). -Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả. 2.Kỹ năng: -Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù. -Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. -GDKNS: Trình bày được suy nghĩ về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trong mỗi bài thơ. II.Chuẩn bị: Gv soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV -Hs: Soạn bài, SGK III.Tổ chức hoạt động dạy và học: HĐ1: Ổn định: Ss 8 1 Ss 8 2 Ss 8 3 HĐ2: Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh? Nêu ý nghĩa văn bản? 2. Cho biết bến cảng lúc đoàn thuyền ra khơi trở về như thế nào? HĐ3: Giới thiệu bài mới. HĐ4: Bài mới. KHI CON TU HÚ(Tố Hữu) Hoạt động của Thầy & trò Nội dung kiến thức HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN A.Tìm hiểu chung. -Đọc rõ ràng, 6 câu đầu giọng vui, náo nức, phấn chấn; 4 câu sau giọng bực bội, nhấn mạnh các động từ, cảm thán: hè ôi!, làm sao, chết uất thôi. 1.Nêu sơ giàn về tác giả? *H trình bày . . . *G chốt lại: SGK tr19 2.Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? *H trình bày . . . *G chốt lại: Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Thiên 3.Chú thích *H trình bày . . . *G chốt lại: SGK tr20 B. Đọc hiểu văn bản. I. Nội dung. A. Tìm hiểu chung. 1. Tố Hữu (1920-2002) quê Thừa Thiên-Huế. Được giác ngộ trong phong trào học sinh, sinh viên. Với nguồn cảm hứng lớn là lý tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. 2.Khi con tu hú ra đời khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Thiên, được in trong tập thơ Từ ấy-tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. 1. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Qua đó nói lên điều gì? *H trình bày . . . *G chốt lại: Khi con tu hú gị bầy là lúc mùa hè đến -Người tù cách mạng (nhân vật trữ tình) càng ngột ngạt ở phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng cuộc sống tự do =>Tựa bài thơ gợi cảm xúc cho toàn bài thơ. -Tiếng con tu hú đó là tín hiệu mùa hè rực rỡ, sự sống tưng bừng của trời cao lồng lộng, tự do. =>Tác giả sử dụng thể thơ lục bát: cách hiệp vần, hòa phối thanh điệu, tăng giá trị biểu cảm, chuyển tải cảm xúc trữ tình. 2.Tìm bố cục bài thơ? *H trình bày . . . *G chốt lại: -6 câu đầu: tả cảnh, trời đất rộng lớn, dào dạt sức sống lúc vào hè. -4 câu cuối: tả tình, tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong tù 3. 6 câu đầu tả cảnh mùa nào? Tiếng chim tu hú làm thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù như thế nào? *H trình bày . . . *G chốt lại: 6 câu thơ lục bát mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè: Tiếng ve ran trong vườn râm, lúa chiêm chín vàng trên cách đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây đượm ngọt. . . . . -Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra tất cả và bắt nhịp cho tất cả: mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do. . . . . =>Tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang bị mất tự do và khao khát tự do đến cháy lòng. * GDKNS: Tinh thần yêu thiên nhiên của tác giả, cũng chính là của cả thế hệ trẻ Việt Nam. 4.Tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng lúc bị tù ra sao? *H trình bày . . . *G chốt lại: Đau khổ, uất ức, ngột ngạt, được nhà thơ bộc lộ trực tiếp với cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 (câu 8), 3/3/3 (câu 9), . . -Từ ngữ mạnh mẽ: đạp tan phòng, chết uất. -Từ ngữ cảm thán: ôi, thôi, làm sao. =>Khát khao cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài * GDKNS: Tinh thần yêu nước khao khát tự do cao độ của tác giả, cũng chính là của cả thế hệ trẻ Việt Nam lúc bấy giờ. 5. Cái hay của nổi bật của bài thơ thể hiện ở điểm nào? B. Đọc hiểu văn bản. I. Nội dung. Khi con tu hú thể hiện cảm nhận của nhà thơ về hai thế giới đối lập: cái đẹp, tự do và cái ác, tù ngục: 1. Khi con tu hú là thời khắc mùa hè tràn đầy sức sống. Ở thời điểm đó, trí tưởng tượng của tác giả gọi về những âm thanh, màu sắc, hương vị và cảm nhận về không gian và cuộc sống tự do. Đặc biệt, sự sống tự nhiên trong bài thơ còn có ý nghĩa là sự sống trong cuộc đời tự do. 2. Khi con tu hú còn là thời khắc hiện thực phũ phàng trong tù ngục bị giam cầm, xiếng xích. Tác giả bày tỏ tâm trạng bực bội, muốn phá tung xuyền xích, thể hiện niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày đang hướng tới cuộc đời tự do. II.Nghệ thuật. -Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển. -Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để bộc lộ càm xúc khi thiết tha, khi lời sôi nổi, mạnh mẽ. -Sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, liệt kê,. . . .vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn bản, vửa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao *H trình bày . . . *G chốt lại: Ở câu đầu, tiếng tu hú gợi lên gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. -Câu kết, tiếng chim khiến người chiến sĩ bị giam cảm thấy hết sức đau khổ, bực bội. =>Cả hai câu giống nhau là tiếng gọi khát khao tự do, sự sống đầy quyến rũ của nhân vật trữ tình-người tù cách mạng trẻ tuổi. II.Nêu nghệ thuật văn bản. *H trình bày . . . *G chốt lại: Tả cảnh (trời dất vào hè), tả tình (tâm trạng người tù trẻ) III. Nêu ý nghĩa văn bản. *H trình bày . . . *G chốt lại: khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa với hiện tại buồn chán của tác giả vì bị giam hãm trong nhà tù thực dân. III. Ý nghĩa văn bản Bải thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lý tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong hoàn cảnh ngục tù. IV. Củng cố HD tự học ở nhà. 1.Hướng dẫn tự học:Học thuộc lòng bài thơ -Liên hệ một số bài thơ viết trong tù của các chiến sĩ cách mạng đã học trong chương trình. 2.Củng cố: Khi con tu hú ra đời tác giả đang trong hoàn cảnh nào? 3.Dặn dò: Học bài & soạn bài: Câu nghi vấn (tt) 4.Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày soạn:5/1 Ngày dạy:12/1 Lớp: 8 1,2,3 Tiết:84 Tiếng Việt: CÂU NGHI VẤN(tt) I.Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm. A.Mức độ cần đạt: -Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, . . . . B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng: 1.Kiến thức: Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính. 2.Kỹ năng: -Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc-hiểu và tạo lập văn bản. -GDKNS:Nhận và biết sử dụng câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu phủ định theo mục đích giao tiếp. II.Chuẩn bị: Gv soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV -Hs: Soạn bài, SGK III.Tổ chức hoạt động dạy và học: HĐ1: Ổn định: Ss 8 1 Ss 8 2 Ss 8 3 HĐ2: Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú? Nêu ý nghĩa văn bản? 2. Khi con tu hú ra đời tác giả đang trong hoàn cảnh nào? HĐ3: Giới thiệu bài mới. HĐ4: Bài mới. Hoạt động của Thầy & trò Nội dung kiến thức HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN A.Tìm hiểu chung: Chức năng khác của câu nghi vấn. 1. Tìm các câu nghi vấn ở các đoạn trích? *H trình bày . . . *G chốt lại: Câu nghi vấn: a. Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? b.Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? c. Có biết không?; Lính đâu?; Sao bay dám để cho nó chạy…như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? d.Cả đoạn là một câu nghi vấn e.Con gái tôi vẽ đây ư?; Chả lẽ lại. . . .lục lọi ấy! 2.Các câu trên có có dùng để hỏi không? Nếu không thì dùng để làm gì? *H trình bày . . . *G chốt lại: a. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc(hoài niệm, tiếc nuối). b. Đe dọa. c. Cả bốn câu đều dùng để đe dọa. d. Khẳng định. e. Cả hai đều bộc lộ cảm xúc(ngạc nhiên). 3.Nhận xét dấu kết thúc câu nghi vấn trên? (có phải lúc nào cũng là?) *H trình bày . . . *G chốt lại: -Không phải tất cả các câu nghi vấn đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi. -Câu thứ hai ở (e) kết thúc bằng dấu chấm than(!), không phải dấu chầm hỏi (?) -GDKNS:Nhận và biết sử dụng câu nghi vấn đúng yêu cầu giao tiếp. B. Luyện tập. 1. Bài tập 1 *H trình bày . . . *G chốt lại: a.Bộc lộ tình cảm, cảm xúc (sự ngạc nhiên) b.Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. c.Cầu khiến, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. d.Phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc. 2. Bài tập2 *H trình bày . . . A. Tìm hiểu chung. Ngoài các chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng khác là dùng để khẳng định, mỉa mai, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc, . . . B. Luyện tập. -Phân biệt câu nghi vấn được dùng với chức năng chính và câu nghi vấn được dùng với chức năng khác. -Đặt câu nghi vấn với chức năng khác chức năng chính. *G chốt lại:Nhận diện được các câu nghi vấn. a. Câu 1,2,3: phủ định. b. Bộc lộ sự băn khoăn, ngần ngại. c. Khẳng định. d. Câu 1,2: hỏi =>Các câu ở a,b,c có thể thế các câu có nghĩa tương đương: a.Cụ không phải lo xa quá như thế. Không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì lúc chết không có tiền để mà lo liệu. b.Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt được đàn bò hay không. c.Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử. 3. Bài tập3 *H trình bày . . . *G chốt lại: -Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim “Cánh đồng hoang” được không? -(Lão Hạc ơi!) Sao đời lão khốn cùng đến thế? 4. Bài tập4 *H trình bày . . . *G chốt lại: -Dùng để chào . -Người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng một câu chào. IV. Củng cố HD tự học ở nhà. 1.Hướng dẫn tự học: Tìm các văn bản đã học có chứa câu nghi vấn được sử dụng với chức năng khác chức năng chính, phân tích tác dụng. 2.Củng cố: Thông qua bài tập. 3.Dặn dò: Học bài & soạn bài: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm) 4.Gv rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . chức hoạt động dạy và học: HĐ1: Ổn định: Ss 8 1 Ss 8 2 Ss 8 3 HĐ2: Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng bài thơ Quê hương của Tế Hanh? Nêu ý nghĩa văn bản? 2. Cho biết bến cảng lúc đoàn thuyền. SGK III.Tổ chức hoạt động dạy và học: HĐ1: Ổn định: Ss 8 1 Ss 8 2 Ss 8 3 HĐ2: Kiểm tra bài cũ: 1.Đọc thuộc lòng bài thơ Khi con tu hú? Nêu ý nghĩa văn bản? 2. Khi con tu hú ra đời tác giả đang trong. cách mạng trẻ tuổi. II.Nêu nghệ thuật văn bản. *H trình bày . . . *G chốt lại: Tả cảnh (trời dất vào hè), tả tình (tâm trạng người tù trẻ) III. Nêu ý nghĩa văn bản. *H trình bày . . . *G chốt

Ngày đăng: 03/11/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan