1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DE - DAP AN HSG TRUONG_ KHOI 11 (2011-2012)

5 341 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 274,9 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÝ 11 . NĂM HỌC 2011 - 2012 ( Thời gian làm bài : 120 phút ) Câu 1 ( 2,0 điểm ) : Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay ? Câu 2 ( 2,5 điểm ) : Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao? Câu 3 ( 2,0 điểm ) : Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển? Câu 4 ( 2,0 điểm ) : Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số? Câu 5 ( 3,0 điểm ) : Hãy phân tích nội dung và lợi ích của 4 mặt tự do lưu thông trong EU. Câu 6 ( 4,5 điểm ) Dựa vào bản đồ Tư nhiên Hoa Kỳ dưới đây, hãy cho biết: Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có thuận lợi gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội? Câu 7 ( 4,0 điểm ) : Cho bảng số liệu: Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ và thế giới thời kì 1986 - 2004 ( Đơn vị %) Năm 1986-1995 1996-2005 2003 2004 Thế giới 3,3 3,8 3,9 5,0 Hoa Kỳ 3,0 2,8 2,1 3,6 a) Vẽ biểu đồ thích hợp để so sánh mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của Hoa Kỳ và của thế giới. b) Nêu nhận xét và giải thích. o0o Họ tên thí sinh: …………………………… Số báo danh: ………………………… Giám thị 1 : Giám thị 2 : 2 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Tại sao toàn cầu hóa lại là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay ? ( 2,0 điểm) Câu 1 - Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện tái sản xuất giữa các quốc gia. - Quá trình phát triển kinh tế tất yếu dẫn đến sự phân công lao động, xuất hiện một yêu cầu khách quan là cần phải tiến hành chuyên môn hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Điều đó, đòi hỏi phải mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế. - Sự đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng của mỗi quốc gia nên quy mô trao đổi thương mại ngày càng lớn. => Từ những lí do trên nên toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay. 0,75 0,75 0,5 Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao? ( 2,5 điểm) Câu 2 - Vai trò của môi trường: Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại. - Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới: + Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo. + Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC s với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính, - Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người. 0,75 0,5 0,5 0,75 3 => Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại. Tại sao Châu Phi có nguồn tài nguyên phong phú nhưng đa số các nước ở châu Phi lại có nền kinh tế kém phát triển? ( 2,0 điểm) Câu 3 - Do hậu quả thống trị nhiều thế kỉ qua của chủ nghĩa thực dân. Nguồn tài nguyên ở châu Phi đang bị khai thác mạnh. Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức để lấy gỗ, chất đốt và mở rộng diện tích đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. - Mặt khác, các cuộc xung đột sắc tộc, sự yếu kém trong quản lí đất nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, trình độ dân trí thấp, cũng hạn chế nhiều đến sự phát triển của châu lục này. 1,25 0,75 Tại sao các nước châu Mĩ La tinh có nền kinh tế chậm phát triển nhưng lại có tỉ lệ dân cư đô thị chiếm đến 75% dân số? ( 2,0 điểm) Câu 4 - Hiện tượng đô thị hóa tự phát: dân cư đô thị Mĩ La tinh chiếm tới 75% dân số, song có đến 1/3 dân số đô thị sống trong điều kiện khó khăn. Quá trình đô thị hóa luôn diễn ra trước quá trình công nghiệp hóa gây nên tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia Mĩ La tinh. Khu vực Mĩ La tinh có nhiều thành phố đông dân như: Thủ đô Mê-hi-cô (26 triệu người) và các thành phố có số dân trên 10 triệu người (Xaopaolô, Riôđegianêrô, Buênôt Airet, ). - Nguyên nhân dẫn đến đô thị hóa tự phát ở Mĩ La tinh: Do mức độ chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn diễn ra ở hầu hết các nước Mĩ La tinh. Các cuộc cải cách ruộng đất không triệt để tạo điều kiện cho các chủ trang trại chiếm giữ phần lớn đất canh tác. Dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm, gây nên hiện tượng đô thị hóa tự phát. 1,0 1,0 Hãy phân tích nội dung và lợi ích của 4 mặt tự do lưu thông trong EU. ( 3,0 điểm) Câu 5 Tự do lưu thông Nội dung Lợi ích 1. Tự do di chuyển Tự do di chuyển, tự do lưu trú, tự do lựa chọn nơi làm việc… Người dân của các nước thành niên có thể làm việc ở mọi nơi trong EU… 2. Tự do lưu thông dịch vụ Tự do trong dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, Không phải làm thủ tục hành chính… 3. Tự do lưu thông hàng hóa Mở rộng trao đổi hàng hóa trong khu vực… Không phải chịu thuế giá trị gia tăng… 4. Tự do lưu thông tiền Thông thương giao dịch Lựa chọn khả năng 0,75 0,75 0,75 4 vốn thanh toán giữa các nước… đầu tư có lợi nhất… 0,75 Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có thuận lợi gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội? ( 4,5 điểm) Câu 6 - Vị trí địa lí: + Nằm ở bán cầu Tây nên không chịu ảnh hưởng của 2 cuộc chiến tranh thế giới mà ngược lại còn làm giàu cho đất nước nhờ buôn bán vũ khí. + Nằm giữa hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, thuận lợi để mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trên thế giới. Đồng thời là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển. + Giáp với khu vực Mĩ La tinh là điều kiện thuận lợi cho Hoa Kỳ trong việc khai thác nguyên liệu từ các nước này. Đồng thời tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp- nông nghiệp củ Hoa Kỳ. - Tài nguyên thiên nhiên: Hoa Kì có nhiều nguồn tài nguyên, rất thuận lợi để phát triển kinh tế: + Có nhiều đồng bằng đất đai màu mở như: đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven biển Đại Tây Dương, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô, là nơi rất thích hợp để phát triển nông nghiệp. + Tài nguyên khí hậu có sự đa dạng (khí hậu nhiệt đới, khí hậu ôn đới, khí hậu cận nhiệt, ) cho phép Hoa Kì phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Hoa Kì là một trong các trung tâm nông nghiệp lớn nhất thế giới. + Hoa Kì có nhiều loại tài nguyên khoảng sản, đặc biệt là các kim loại quý hiếm với giá trị kinh tế cao như: kim loại màu (vàng, đồng, chì, thiếc ), than đá, dầu mỏ, quặng sắt, cung cấp nguồn nguyên nhiên liệu để phát triển công nghiệp. 2.25 đ 0,75 0,75 0,75 2.25 đ 0,75 0,75 0,75 Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích: ( 4,0 điểm) a) Vẽ biểu đồ đường, 1 đường thể hiện mức tăng trưởng kinh tế của thế giới, 1 đường thể hiện mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì. - Trục tung: thể hiện mức tăng trưởng kinh tế (%) - Trục hoành: thể hiện thời gian (năm) Lưu ý: Sử dụng 2 kí hiệu khác nhau để phân biệt 2 đường. Tên biểu đồ và bảng chú giải. 1,5 Câu 7 b) Nhận xét – giải thích: - Mức tăng trưởng của thế giới luôn tăng qua các năm, đặc biệt năm 2004 đạt 5%/năm. Giải thích: nền kinh tế của các nước đạt được mức tăng trưởng cao, đặc biệt là các nước công nghiệp mới (NICs). 1,25 5 - Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì có xu hướng giảm từ năm 1986 đến năm 2003, năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế tăng lên và đạt mức tăng trưởng cao nhất trong thời kì 1986 - 2004. Giải thích: Sau năm 1986 nền kinh tế của Hoa Kì bị cạnh tranh khốc liệt, và do nền kinh tế Hoa Kì bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới (cuộc khủng hoảng năng lượng vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997, sự trì trệ của nền kinh tế thế giới), khí hậu toàn cầu bị biến đổi, nhiều thiên tai xảy ra 1,25 ======================= GV : Ngô Quang Tuấn ====================== . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG MÔN ĐỊA LÝ 11 . NĂM HỌC 2 011 - 2012 ( Thời gian làm bài : 120 phút ) Câu 1 ( 2,0 điểm. phát triển kinh tế - xã hội? Câu 7 ( 4,0 điểm ) : Cho bảng số liệu: Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ và thế giới thời kì 1986 - 2004 ( Đơn vị %) Năm 198 6-1 995 199 6-2 005 2003 2004 Thế. đất canh tác làm cho đất đai bị hoang mạc hóa. Khoáng sản bị khai thác nhằm mang lại lợi nhuận cho các công ti nước ngoài làm cho nguồn tài nguyên bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường. - Mặt

Ngày đăng: 03/11/2014, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w