Một trong những điểm khác biệt đó là việc lựa chọn các đối tượng địa lý trên bản đồ máy tính để phân tích và nghiên cứu chúng.. Các phương pháp nghiên cứu Để lựa chọn các đối tượng trê
Trang 1chọn và tìm kiếm các đối tượng bản đồ trong Mapinfo
Trần Viết Khanh (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)
1 Đặt vấn đề
Bản đồ là công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu và dạy học địa lý Nó là biểu tượng thu nhỏ bề mặt trái đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, phản ánh sự phân bố các mối liên hệ không gian và sự tập hợp các sự vật, hiện tượng đa dạng trên bề mặt trái đất
Nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ, ngày nay chúng ta có thể tạo ra những sản
phẩm bản đồ máy tính phục vụ tốt hơn việc nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Địa lí Tuy nhiên, làm việc với bản đồ máy tính có nhiều điểm khác biệt so với làm việc trên các bản đồ được xây
dựng trên giấy theo các phương pháp truyền thống Một trong những điểm khác biệt đó là việc
lựa chọn các đối tượng địa lý trên bản đồ máy tính để phân tích và nghiên cứu chúng Điều đó đặt
ra vấn đề phải biết cách chọn và tìm kiếm các đối tượng nghiên cứu phù hợp với các mục tiêu cụ thể, ứng với từng phần mềm nhất định
2 Các phương pháp nghiên cứu
Để lựa chọn các đối tượng trên bản đồ máy tính (được thành lập nhờ phần mềm Mapinfo) chúng tôi đT sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp mô hình hoá
- Phương pháp toán học
3 Kết quả nghiên cứu
Mapinfo có khả năng phân tích khá mạnh[2] Muốn thực hiện các phân tích của hệ thống, chúng ta phải chọn các đối tượng bản đồ phù hợp với mục tiêu đề nghiên cứu Việc chọn đối tượng (Selection) được hiểu là một tập hợp dữ liệu được nhóm lại với nhau theo một hoặc nhiều tiêu chí tham biến cho trước[1]
Selection trong Mapinfo có đặc tính nhiều lớp thông tin trung gian[3] Khi chúng ta thực hiện chọn các đối tượng thì Mapinfo sẽ tự động phát sinh ra lớp trung gian này để lưu trữ các bản ghi mà chúng ta chọn với tên mở rộng là Query Trong trường hợp chúng ta muốn ghi lại các thông tin đT chọn thành một Table mới, ta vào thực đơn File/Save Copy As, chọn Query cần ghi lại sau đó chọn Save As Hộp hội thoại hiện ra cho phép ta nhập tên file mới để lưu giữ
Các phương pháp thực hiện lựa chọn có thể thông qua công cụ thực đơn hoặc thông qua câu lệnh Sau đây chúng tôi trình bày một số phương pháp lựa chọn sau:
- Chọn đối tượng thông qua công cụ chọn trong hộp Main Box
Trang 2Trong hộp công cụ Main Box, ta có thể chọn theo từng đối tượng riêng biệt, chọn theo bán kính, theo cửa sổ hoặc theo vùng, bằng cách kích chuột vào các biểu tượng tương ứng trong hộp Main Box sau đó di chuyển chuột tới các đối tượng cần chọn trên màn hình
- Chọn đối tượng trong cửa sổ Browser
Trước hết vào thực đơn Window, chọn New Browser Window Sau khi hộp hội thoại Browser xuất hiện ta chọn tên lớp cần mở (đối tượng chọn) trong danh sách các lớp thông tin có trên màn hình trong cửa sổ xét duyệt Browser Khi các đối tượng trong cửa sổ Browser được chọn, các đối tượng tương ứng trên bản đồ cũng tự động được đánh dấu
- Chọn đối tượng thông qua Query
Ngoài việc chọn đối tượng trên màn hình như trên, chúng ta có thể thực hiện chọn và tìm kiếm đối tượng thông qua thực đơn Query bằng lệnh Select và SQL Select Để làm được điều đó, trước hết ta phải xác định các tiêu chí tìm kiếm Các tiêu chí này có thể là một hằng số, một biểu thức toán học, một biểu thức lôgic
Trang 3Chức năng chọn đối tượng nhờ Query cho phép ta chọn các bản ghi dữ liệu trong một lớp thông tin theo các thuộc tính thoả mTn các tiêu chí cho trước mà chúng ta đT tạo ra trong lớp trung gian
Sau khi chọn xong tên lớp thông tin, ta thiết lập biểu thức xác định chỉ tiêu tìm kiếm đối
t-ượng trực tiếp vào hộp That Satisfy Các công thức và toán tử của biểu thức được chọn trong hộp hội
thoại Assist/ Expession Trong hộp hội thoại Expression có sẵn các hàm chuẩn của hệ thống nh: Abs() - hàm giá trị tuyệt đối, Area() - hàm diện tích của đối tượng, CentroidX()- lấy tọa độ X trọng tâm của đối tượng, CentroidY()- lấy toạ độ Y trọng tâm của đối tượng, Chr$()- lấy ký tự của biểu thức Tuỳ theo mục đích tìm kiếm cụ thể mà chúng ta lựa chọn sử dụng các hàm tương ứng
Để minh hoạ cho việc áp dụng phương pháp tìm kiếm thông qua Query/ Selection, chúng tôi tiến hành tìm kiếm các quốc gia có dân
số (1994) lớn hơn 100 triệu người trong
World Map như sau:
- Mở bản đồ thế giới (World Map)
- Vào thực đơn Query/ Select
- Chọn tên bảng (Table) trong hộp Select
Record from Table
- Lập biểu thức lôgic trong hộp That Satisfy
- Chọn cột (trường) để thực hiện biểu thức
(sử dụng Assist)
- Kiểm tra lại biểu thức bằng cách nhấn
chuột vào nút Verify
- Sau khi máy báo kết quả: Syntax is correct,
ta nhấn OK để hoàn thiện việc lựa chọn và
tìm kiếm theo tiêu chí đT định Kết quả tìm
kiếm được thể hiện bằng cách đánh dấu các
quốc gia có số dân lớn hơn 100 triệu người
trên bản đồ, đồng thời máy cũng tự động
thông báo một bảng danh sách các nước thoả
mTn điều kiện tìm kiếm, bao gồm 8 quốc gia:
Bangladet, Brazin, Trung Quốc, ấn Độ,
Indonesia, Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kỳ
- Chọn đối tượng bằng SQL Select
Chức năng SQL Select cho phép chúng ta chọn các bản ghi dữ liệu trong một lớp thông tin theo các thông tin thuộc tính thoả mTn các chỉ tiêu cho trước Bên cạnh việc tìm kiếm như chức năng Select nêu trên, chức năng này còn cho phép ta tạo ra một trường mới, tổng hợp dữ
Trang 4liệu của các thông tin được chọn, liên kết 2 hay nhiều lớp thông tin vào một lớp thông tin mới Thực chất SQL Select có khả năng tạo ra Query Table chứa các thông tin không có mặt trong bảng cơ sở, nghĩa là nó tạo ra một cột mới (cột phát sinh) bằng các phép toán [1]
Chúng tôi đT áp dụng phương pháp SQL Select tìm kiếm các quốc gia có mật độ dân số lớn hơn 2000 người / Km2 như sau:
Mật độ dân số được tính bằng công
thức: Population/Area
Vào File/ Open Table/ chọn
World.tab
Chọn menu Query/ SQL Select
Trong hộp From Tables chọn World
Trong hộp Select Columns chọn
Country, Pop/Area(obj"sqm")
Đặt tên mới (Matdo) cho cột phát sinh
trong hộp into Table Named
Chọn OK
Kết quả chọn được 11 quốc gia và
vùng lTnh thổ trên bản đồ thế giới thoả mTn
chỉ tiêu cho trước (có mật độ dân số > 2000
người/Km2)
4 Kết luận
Bản đồ máy tính chứa đựng nhiều thông tin phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau Để sử dụng bản đồ máy tính đúng mục đích, phù hợp với yêu cầu công việc, ngoài việc cần hiểu biết
Trang 5sâu rộng về các lĩnh vực chuyên môn và bản đồ học, còn phải nắm được cách thức thành lập và các thao tác khai thác chúng Việc chọn và tìm kiếm các đối tượng nghiên cứu trong bản đồ máy tính sẽ giúp các nhà nghiên cứu mổ xẻ, phân tích bản đồ một cách chi tiết dưới nhiều góc độ khác nhau Đây là công việc hết sức cần thiết để có thể hiểu và khai thác hết các giá trị tiềm ẩn của bản đồ trên máy tính Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng đây là việc làm khó, đòi hỏi các nhà khoa học phải bỏ nhiều công sức và trí tuệ để có thể làm chủ được công nghệ tiên tiến
Summary
In the geographic maps there are many objects which need to be researched And we have ways available to selech them In this article, we perform several objeet- selection methods, such as: Pointer, Browser, Query Selection and SQL Selection The methods of Query Selection and SQL Selection allow people to seek objects within fixed criteria They play a very important role
in researches when Data base is very large
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hồng Quảng, Nguyễn Khắc Thắng (1996), Mapinfo, Trung tâm Tư vấn lâm nghiệp,
Hà Nội
[2] Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), Tổ chức hệ thống thông tin địa lý và phần mềm
Mapinfo, Nxb Xây dựng, Hà Nội
[3] Nguyễn Thế Thận (1999), Cơ sở hệ thống thông tin địa lý GIS, Nxb Khoa học Tự nhiên [4] Geographic Information System (1991): Planning and Implementation, ICMA
[5] Mapinfo, Reference Guide (1996), Mapinfo Corporation Troy, NewYork