Sử dụng câu chuyện đạo đức để củng cố bài học

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức (Trang 34 - 38)

III. CÁC CÁCH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC ĐỂ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.

4.Sử dụng câu chuyện đạo đức để củng cố bài học

Sau khi kết thúc bài học, giáo viên kể cho học sinh nghe một câu chuyện có nội dung phù hợp để củng cố lại tri thức đã truyền thụ cho

học sinh. Đây là cách củng cố bài vừa hấp dẫn, vừa hiệu quả; giúp học sinh liên tưởng đến tri thức bài học và tri thức cuộc sống được thể hiện qua câu chuyện; đồng thời, làm cho giờ học kết thúc một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lý hào hứng, đón chờ giờ học sau của học sinh.

Ví dụ: Để củng cố kiến thức bài 15 - lớp 10: "Tự hoàn thiện bản

thân". Giáo viên có thể kể câu chuyện: Chúng ta quyết định số phận

của chính mình

Leonardo Da Vinci vẽ bức tranh “Bữa tiệc ly" mất bảy năm liền. Đó là bức tranh vẽ Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Judas phản bội. Leonardo tìm người mẫu rất công phu. Giữa hàng ngàn thanh niên, ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Jesus. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt sáu tháng liền trước chàng trai và hình ảnh Chúa Jesus đã hiện ra trên bức vẽ.Sáu năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 vị môn đệ, chỉ còn có Judas, người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ tàn ác. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu

nhất của chính mình… Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Judas. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một kẻ mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Hắn đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì giết người và nhiều tội ác tày trời khác… Da Vinci lập tức lên đường đến Roma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống gương mặt, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Đúng, đây là Judas! Được sự cho phép đặc biệt của đức vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc. Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: "Các ngươi đem hắn đi đi !" Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra và lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci, khóc nức lên : "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn con! Ngài không nhận ra con ư ?" Da Vinci quan sát kẻ mà sáu tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt. Cuối cùng ông đáp: "Không! Ta chưa từng nhìn thấy

ngươi cho đến khi ngươi được đưa đến từ hầm ngục Roma". Tên tử tù kêu lên: "Ngài Vinci… Hãy nhìn kỹ tôi! Tôi chính là người mà bảy năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Chúa Jesus…" Câu chuyện này có thật, như bức tranh "Bữa tiệc ly" là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu của Chúa Jesus, chỉ sau hơn 2000 ngày đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử.

Hỏi: Qua câu chuyện trên, ý nghĩa sâu xắc mà câu chuyên muốn truyền tải là gì?

Gợi ý trả lời: Chúng ta thấy một thông điệp mà tác giả muốn gửi tới

đó là chúng ta quyết định lấy số phận của chúng ta, hôm nay có thể chúng ta học chưa tốt, còn ham chơi nhưng bằng nghị lực, quyết tâm, vượt lên để khẳng định bản thân, chúng ta sẽ được mọi người đánh giá rất cao. Ngược lại, nếu hôm nay chúng ta đã tốt mà không tiếp tục phấn đấu chắc chắn chúng ta sẽ tụt hậu. Qua đây, thể hiện rõ ý nghĩa lớn lao và quan trong của việc Tự hoàn thiện bản thân.

Tóm lại, khi giảng dạy Giáo dục công dân lớp 10, giáo viên có thể sử dụng những câu chuyện đạo đức khác nhau và những cách sử dụng câu chuyện để dạy học khác nhau. Giáo viên cần khai thác tối đa để nâng cao hứng thú học tập môn Giáo dục công dân lớp 10.

PHẦN C: KẾT LUẬNI. KIỂM CHỨNG I. KIỂM CHỨNG

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức (Trang 34 - 38)