Sử dụng câu chuyện đạo đức để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức.

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức (Trang 27 - 30)

III. CÁC CÁCH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC ĐỂ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.

2. Sử dụng câu chuyện đạo đức để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức.

thức.

Nội dung câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em.

Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào phần 3c: "Mối quan hệ gia đình và

trách nhiệm của các thành viên" bài 12: " Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình". Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện

đạo đức: Chiếc Bát Gỗ

Một ông già gầy yếu phải dọn đến ở chung với con trai, con dâu và một đứa cháu nội lên 4 tuổi. Ông già hai tay run rẩy, mắt đã mờ, chân bước không vững. Cả gia đình ngồi ăn chung nơi bàn ăn. Nhưng người ông lớn tuổi với hai tay lụng cụng và đôi mắt kèm nhèm khiến cho việc ăn uống rất khó khăn. Những hạt đậu rớt từ muỗng xuống sàn nhà. Khi ông với tay lấy ly sữa thì sữa đổ tóe

ra khăn bàn. Người con trai và con dâu rất bực mình vì phải lau chùi dọn dẹp cho ông. Người con trai nói:“Chúng mình phải làm một cái gì để giải quyết vấn đề này. Anh chán ngấy cái vụ ông đánh đổ sữa, ăn uống nhồm nhoàm, và đánh đổ thức ăn trên sàn nhà.”Sau đó hay vợ chồng bàn nhau đặt một cái bàn trong góc phòng. Ở đó, người ông phải ngồi ăn một mình trong khi cả gia đình ăn uống vui vẻ. Vì ông cụ đã đánh vỡ mấy cái đĩa, thức ăn của ông được bỏ vào một cái bát gỗ. Khi cả gia đình liếc nhìn về phía ông cụ, đôi khi thấy ông chảy nước mắt khi phải ngồi một mình. Vậy mà, mỗi khi ông đánh rơi muỗng nĩa hay đánh đổ thức ăn, hai vợ chồng vẫn còn la rầy ông. Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi

sự trong thinh lặng.

Một tối kia, ngay trước bữa ăn, người cha thấy đứa con nghịch với mấy khúc gỗ vụn trên sàn. Anh ta dịu dàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?” Đứa bé cũng trả lời dịu dàng không kém: “Con đang làm một cái bát nhỏ cho ba và mẹ ăn khi con lớn lên” Nó cười và tiếp tục làm việc. Những lời nói của đứa trẻ làm cho cặp vợ chồng sững sờ không nói nên lời. Rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời, cả hai đều hiểu phải làm cái gì. Tối

hôm ấy, người con trai, cầm tay bố và dịu dàng dắt ông cụ trở về bàn ăn của gia đình. Và trong suốt những ngày còn lại của cuộc đời ông cụ được ngồi ăn chung với gia đình. Và từ đó cả chồng lẫn vợ dường như không còn chú ý đến những lúc muỗng nĩa rơi, sữa bị đổ tràn hay khăn bàn bị dính bẩn.

Hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?

Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta không cần phải nói nhiều thêm nữa, bản thân câu chuyện đã mang đến cho chúng ta ý nghĩa thiêng liêng của nó: hãy yêu thương cha mẹ, như cách họ

yêu thương ta... Trong câu chuyện này ngoài ý nghĩa về mặt đạo đức, chúng ta còn thấy nó xuất hiện các mối quan hệ trong gia đình, Vậy đó là những mối quan hệ nào và trách nhiệm các thành viên ra sao chúng ta di vào phần c, mục 3.

Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào phần 2a: "Lương tâm là gì", bài

11: "Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học". Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Hoa hồng tặng mẹ"

Các em ạ, ở phương tây có một ngày rất hay: ngày của mẹ (Mother's day). Một hôm nhân ngày của mẹ, một thanh niên đi làm xa nhà ra bưu điện để gửi điện hoa về cho mẹ. Xong việc anh thấy lòng

nhẹ nhàng và thanh thản. Trên đường quay ra bỗng anh gặp một em bé nhỏ đang đứng bên quầy hoa với hai hàng nước mắt rưng rưng. Động lòng thương, hỏi ra anh biết em bé cũng muốn mua cho mẹ một bó hoa nhưng không đủ tiền. Anh thanh niên liền mua hoa cho em bé và đề nghị được chở em về nhà. Em bé đồng ý, nhưng các em biết không? Em lại dẫn anh thanh niên ra một nghĩa trang. Thành kính đặt bó hoa lên một ngôi mộ rồi em ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở. Thì ra em đã không còn mẹ. Vô cùng xúc động trước hoàn cảnh của em bé. Anh thanh niên sau khi đưa em về nhà đã tức tốc thay đổi ý định, anh lái xe một mạch về thăm mẹ, anh muốn ôm lấy mẹ mà nói rằng: "mẹ ơi con yêu mẹ vô cùng”

Hỏi: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?

Giáo viên: Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy Người có đức có tâm

trước hết phải là người biết yêu mẹ kính cha, biết quan tâm, chăm sóc cha, mẹ chính hành động của em bé đã thức tỉnh lương tâm của người con. Vậy lương tâm là gì? Có bao nhiêu trạng thái của lương tâm, phải làm thế nào để trở thành người có lương tâm? Chúng ta đi vào phần a của mục 2.

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w