Sử dụng câu chuyện đạo đức để làm rõ kiến thức

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức (Trang 30 - 34)

III. CÁC CÁCH SỬ DỤNG CÂU CHUYỆN ĐẠO ĐỨC ĐỂ GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10.

3. Sử dụng câu chuyện đạo đức để làm rõ kiến thức

Là hình thức giáo viên dùng câu chuyện đạo đức có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức cho học sinh.

Ví dụ 1: Ở mục 2a: "Nhân nghĩa" - bài 13: "Công dân với cộng

đồng", sau khi cung cấp kiến thức về các biểu hiện của sống nhân

nghĩa: . Biểu hiện : Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau. Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.Vị tha, bao dung, độ lượng. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:

Ở Palextin có hai biển hồ cùng lấy nước từ một nguồn là sông Giócđan. Nhưng các em biết không ở biển hồ thứ nhất, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không có một sinh vật nào sống sót được, nó được gọi với cái tên là biển hồ chết, sở dĩ như vậy là vì nó nhận nước rồi giữ lấy cho riêng mình chẳng trao đổi cho sông hồ nào cả. Còn biển hồ thứ hai có tên gọi là biển hồ Galile nước trong xanh, cá tôm đày ắp, sinh vật xanh tươi. Bởi vì nó nhận nước rồi lại chia đều cho nhiều hồ và sông khác. Một sự khác nhau thật là thú vị phải không

các em?

Giáo viên: Trong câu chuyện trên, chúng ta thấy hạnh phúc không

phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Các em thấy không cho không phải là mất đi mà lại được, chúng ta cho đi tức là chúng ta đã nhận về. Bởi vậy trong cuộc sống các em phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi".

Ví dụ 2: Để làm rõ tri thức phần 1b “Thế nào là một tình yêu chân

chính” với những biểu hiện :Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó. Quan tâm đến nhau, không vụ lợi. Chân thành, tôn trọng lẫn nhau. Sự cảm thông, lòng vị tha. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện: Đám

cưới xúc động của chàng trai tật nguyền và cô dâu xinh đẹp

Chú rể trong đám cưới như cổ tích là anh Đặng Hoàng Giáo – SN 1976, cao 68cm, cân nặng 12kg, đôi chân teo tóp, bại liệt vì nhiễm chất độc da cam - trú tại xóm Giang Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh); cô dâu là chị Mai Thị Hiệp, SN 1991, một cô gái xinh

xắn, dễ thương đến từ xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Nhiễm chất động chết người, sống được đã là một điều may mắn đối với người đàn ông tật nguyền Đặng Hoàng Giáo. Thế nên cái tin anh có người yêu, tổ chức đám cưới đầu xuân với một cô dâu xinh xắn khiến làng trên xóm dưới bàn tán xôn xao suốt nhiều tháng qua. Nhiều người háo hức chờ đợi ngày vui của người đàn ông bất hạnh ấy, để được tận mắt chứng kiến cô gái dũng cảm “liều” xây dựng lứa đôi với người chồng tật nguyền ấy. 11h trưa, khi đoàn xe đưa chú rể và cô dâu từ huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An về đến con đường đất chạy dọc bờ biển Thạch Kim, hàng trăm người đứng chật lối đi vỡ òa trong niềm xúc động khi chứng kiến một tình yêu đẹp và đáng khâm phục. Cô dâu xinh xắn, rạng ngời, khuôn mặt luôn nở nụ cười tươi nhẹ nhàng bế chú rể lên chiếc xe lăn đã được kết hoa tân hôn rồi nhẹ bước đẩy xe lăn cho chú rể vượt qua con đường đông kín người dân đến chúc phúc. Những ai chứng kiến đám cưới cổ tích này đều không cầm được nước mắt, mừng cho chàng trai thiệt thòi lấy được vợ hiền, cảm phục cô gái trẻ mà dũng cảm với tình yêu của mình. Ngay tại buổi hôn lễ, đôi trẻ chia sẻ về cuộc tình nhiều sóng gió của mình. Anh

Hoàng Giáo cho biết cuộc tình của họ bắt đầu từ cuộc điện thoại nhầm của cô dâu khi ấy đang phụ giúp việc nhà cho một người quen ở Hà Nội vào số máy của anh. Sau cuộc điện thoại đó, đôi bên chuyện trò qua lại và chỉ vài tuần sau đó, anh Giáo đã xin phép mẹ già đón xe ra Hà Nội gặp Hiệp. Lần gặp gỡ đầu tiên, Hiệp có chút bỡ ngỡ, bần thần, nhưng cô đã không cưỡng lại tình cảm sâu sắc của mình với chàng trai tật nguyền ấy. 8 tháng sau đó, họ tổ chức đám cưới dẫu biết cuộc sống phía trước sẽ có muôn vàn khó khăn. Có lẽ đây là đám cưới duy nhất ở Hà Tĩnh từ trước tới nay được nhiều "người dưng" tới chúc phúc và chia sẻ hạnh phúc như vậy.

Hỏi: Em có suy nghĩ gì trước tình yêu của anh Giáo và chị Hiệp ? Giáo viên: Câu chuyện trên nói về chuyện tình đẹp trong muôn vàn sắc mầu của tình yêu. Đây chỉ là 1 trong số rất nhiều câu chuyện tình yêu có trong xã hội nhưng nó đặc biệt ở chỗ họ đến với nhau bằng một tình yêu mà ít người bình thường có được và làm được như thế. Tình yêu đó mang biểu hiện của tình yêu chân chính, đúng không cả lớp!

Một phần của tài liệu skkn nâng cao hứng thú học tập môn giáo dục công dân 10 (phần công dân với đạo đức) thông qua các câu chuyện đạo đức (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w