ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ DÂN CƯ, DÂN TỘC VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Xuân Trường1*, Hoàng Thị Tám Thúy2, Nguyễn Phương Nga3 1 Đại học Thái Nguyên, 2 Trường THPT Yên Minh -
Trang 1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ DÂN CƯ, DÂN TỘC VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN - TỈNH HÀ GIANG
Nguyễn Xuân Trường1*, Hoàng Thị Tám Thúy2, Nguyễn Phương Nga3
1 Đại học Thái Nguyên, 2 Trường THPT Yên Minh - Hà Giang, 3 Trường THPT Vùng cao Việt Bắc
TÓM TẮT
Cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Hà Giang và cả nước Tuy nhiên, đây là vùng tiềm ẩn không ít khó khăn về điều kiện tự nhiên, là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm địa lý dân cư, dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở khoa học cho việc lập các
dự án phát triển KT-XH, đặc biệt là dự án công viên địa chất Đồng Văn để công nhận ở cấp quốc gia, đồng thời trình UNESCO xem xét công nhận là Công viên địa chất quốc tế đầu tiên ở Việt Nam
Từ khóa: Cao nguyên đá; Đồng Văn; địa lý dân cư, dân tộc; công viên địa chất.
MỞ ĐẦU
Cao nguyên đá Đồng Văn là tên gọi chung
cho khu vực lãnh thổ gồm 4 huyện vùng cao
núi đá phía bắc của tỉnh Hà Giang: Quản Bạ,
Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn Đây là một
trong những cao nguyên đá vôi đặc biệt của
nước ta, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với các
du khách đến thăm quan du lịch và những nhà
nghiên cứu khoa học bởi phong cảnh hùng vĩ
của cao nguyên đá với hàng loạt sườn vách và
thung lũng, hình thành dọc theo các đứt gãy
làm nên các hẻm vực sâu như hẻm vực Mã Pí
Lèng trên sông Nho Quế, nhiều kiểu địa hình
khác như sườn xâm thực - bóc mòn, rừng đá,
hoang mạc đá, các núi đá vôi dạng kim tự
tháp, các nếp uốn Ngoài ra, cao nguyên đá
Đồng Văn còn chứa đựng những giá trị văn
hoá đặc sắc của đồng bào các dân tộc: Mông,
Dao, Tày, Nùng, Lô Lô, Hoa, Pu Péo Trong
suốt bề dày lịch sử, họ đã tạo dựng cho mình
kho tàng kiến thức phong phú, đa dạng, thể
hiện kỹ năng thích ứng và hoà đồng với thiên
nhiên trong lao động sản xuất, các lĩnh vực
sinh hoạt cộng đồng Người dân sống quyện
với đá, dọn đá để dựng nhà, khoét đá tìm
dòng nước ngọt Đá dựng thành tường rào,
giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang; đá
thành rừng, thành luỹ để bảo vệ biên cương
Tổ quốc Các giá trị di sản thiên nhiên độc
đáo đều gắn chặt với những nét đẹp văn hoá
đặc sắc của các dân tộc Tuy nhiên, đây cũng
là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, các huyện trong vùng đều nằm
Tel: 0914 765087, Email:truongdhtn2009@gmail.com
trong danh sách 62 huyện nghèo nhất cả nước theo Chương trình đầu tư phát triển của Chính phủ từ năm 2008 Do vậy, sự phát triển của vùng đòi hỏi phải có những quyết sách mang tính đột phá và bền vững
PHẠM VI LÃNH THỔ VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÙNG CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN
Phạm vi lãnh thổ vùng cao nguyên đá
Bốn huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh
Hà Giang (Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn) có tổng diện tích tự nhiên hơn
2356 km2, số dân 253.864 người (năm 2009), chiếm 29,6% diện tích và 35,8% số dân tỉnh
Hà Giang Đây là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
so với các huyện, thị trong tỉnh và cả nước Bốn huyện vùng cao núi đá nằm trọn vẹn trong một phạm vi lãnh thổ phía bắc tỉnh Hà Giang, tất cả các huyện đều tiếp giáp với nước láng giềng Trung Quốc Quốc lộ 4C được xây dựng năm 1959 và hoàn thành năm
1965, đây là con đường độc đạo chạy từ thị xã
Hà Giang xuyên suốt qua các huyện và được
ví là con đường “Hạnh phúc” của vùng cao nguyên đá Do vậy, vùng cao nguyên đá có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Hà Giang
Bảng 1 Diện tích, dân số và mật độ dân số 4
huyện vùng cao nguyên đá
T
T
Tên huyện
Số xã/
thị trấn
Diện tích
Số dân năm
2009 (Người)
Mật độ dân số (Ng/k
Trang 226
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang năm 2008 Cục
Thống kê tỉnh Hà Giang; Dân số Hà Giang qua kết quả
sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009)
Khái quát đặc điểm môi trường tự nhiên
của vùng
Theo kết quả khảo sát của các nhà khoa học,
Cao nguyên Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá
vôi, với 11 hệ tầng, trong đó có loại trầm tích
cổ nhất có niên đại từ 600 đến 400 triệu năm
Cao nguyên đá còn rất đa dạng về các loại
thạch địa tầng, các loại hình khoáng sản và sự
đa dạng cổ sinh học, với hàng nghìn loại
thuộc 120 giống của 17 nhóm sinh vật
Địa hình của 4 huyện vùng cao nguyên đá chủ
yếu là núi đá có xen lẫn núi đất bị chia cắt
mạnh, núi cao, vực sâu; độ cao tuyệt đối phổ
biến từ 800m - 1.200m so với mặt nước biển
với những dãy núi đá, rừng đá tai mèo trùng
điệp Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và
từ Đông bắc xuống Tây nam
Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình năm
200C - 230C Lượng mưa trung bình năm
1400mm nhưng do địa hình kaster nên nước
mưa nhanh chóng thẩm thấu xuống các hang
động ngầm, độ ẩm trung bình 80 % Khí hậu
của vùng khá khắc nhiệt, thời tiết có nhiều
biến động bất thường, những tháng mùa đông
thường có sương muối và mưa phùn, thậm chí
có tuyết và băng giá Nhìn chung, khí hậu
thích hợp với các loại cây trồng có nguồn gốc
ôn đới và cận nhiệt, có ưu thế trồng cây dược
liệu, cây ăn quả, sản xuất hạt rau giống, nuôi
ong mật, chăn nuôi bò, dê
Trong vùng có 2 con sông chính là sông Nho
Quế, sông Miện và mạng lưới sông suối nhỏ
khác phân bố đều khắp trong vùng đó là các con suối nhánh của thượng nguồn sông Lô và sông Gâm Sông có độ dốc lớn, nhiều gềnh thác, hiệu ích phục vụ sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt rất thấp nhưng lại có khả năng khai thác thuỷ điện Do địa hình chia cắt mạnh, phần lớn là núi cao có độ dốc lớn, nhiều hang động Kaster nên nguồn nước ngầm vừa hiếm lại rất phức tạp, trong khi đó các con sông, suối, những sông, suối này ở thấp hơn và xa nơi định cư, địa bàn canh tác nên ít có khả năng phục vụ sản xuất và đời sống Hiện nay, ngoài các “mỏ nước” tự nhiên, việc sử dụng nước sinh hoạt đối với 4 huyện vùng cao núi đá chủ yếu dựa vào
“nước trời” (nước mưa), do các “hồ treo nhân tạo” cung cấp
Do một phần các xã nằm trên địa bàn núi đá; một phần nằm trên địa bàn núi đất, thêm vào
đó hậu quả của chiến tranh và phát rừng làm nương rẫy, nên diện tích rừng tự nhiên còn rất
ít, độ che phủ đạt 30 %, cây rừng còn trong vùng chủ yếu là: cây thông, sa mộc, kháo, de, dổi, cây bụi và thảm thực bì Cây trồng, vật nuôi khá phong phú: cây lúa, ngô, mạch, đậu các loại…; cây công nghiệp có chè Shan tuyết, đậu tương, lanh…; cây ăn quả có đào, lê, mận, hồng…; cây dược liệu có đỗ trọng, thảo quả, hoàng tinh, ba kích, tam thất; động vật nuôi có
bò, trâu, dê, lợn, gia cầm, ong mật
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ DÂN CƯ, DÂN TỘC
Số dân và gia tăng dân số
Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày
01/4/2009, dân số toàn vùng là 253.864 người,
chiếm 35,8 % dân số trong tỉnh, trong đó: Nam: 125.863 người, chiếm 49,6 % dân số của cả vùng; Nữ: 128.001 người, chiếm 50,4 % dân
số của cả vùng Số dân thành thị: 18.917 người, số dân nông thôn: 234.947 người, tỷ lệ dân số sống ở thành thị là 7,45 %
Bảng 2 Thống kê dân số vùng cao nguyên đá năm 2009
(người)
Số hộ Bình quân số
người/ hộ
1 Đồng Văn 63.897 2.143 61.754 31.652 32.245 13.333 4,8
2 Mèo Vạc 69.359 5.586 63.773 34.208 35.151 13.421 5,2
Trang 33 Yên Minh 76.762 6.077 70.685 38.170 38.592 14.821 5,2
4 Quản Bạ 43.846 5.111 38.735 21.833 22.013 9.681 4,5
(Nguồn: Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, 12/2009)
Mật độ dân số trung bình của vùng là 108
người/km2
Mật độ phân bố không đều, cao nhất
là huyện Đồng Văn 138,5 người/km2, thấp nhất
là huyện Quản Bạ 82 người/km2 Mật độ dân số
khá thưa, nhưng với vùng cao nguyên đá đất đai
canh tác hạn chế và thiếu nước trầm trọng thì
“sức chứa lãnh thổ” đã đến giới hạn Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên trung bình năm 2008 toàn vùng
là 1,76 % và có xu hướng giảm; tỷ lệ tăng dân
số cơ học không đáng kể
Bảng 3 Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên vùng cao nguyên đá năm 2008( Đơn vị: %)
T
T Tên huyện
Tỷ lệ sinh
Tỷ
lệ tử
Tỷ lệ tăng tự nhiên
1 Đồng Văn 26,6 8,3 18,3
2 Mèo Vạc 26,2 7,6 18,6
3 Yên Minh 23,2 7,7 15,5
4 Quản Bạ 23,4 5,3 18,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang năm 2008)
Số dân của vùng năm 1999 là 203.034 người,
đến năm 2009 tăng lên 253.864 người Như
vậy, sau 10 năm dân số của vùng tăng thêm
50.830 người, tương đương với dân số của 1
huyện và mỗi năm tăng thêm hơn 5000 người
Toàn vùng có 51.256 hộ gia đình, bình quân
mỗi hộ có 4,95 nhân khẩu Tỷ lệ % của từng
loại hộ như sau: hộ từ 1 - 2 người chiến 10,6
% tổng số hộ; hộ 3 - 4 người chiến 35,3 %;
hộ 5 - 6 người chiến 34,5 %; hộ ≥ 7 người
chiến 19,7 % tổng sộ hộ Như vậy, tỷ lệ hộ ≥
7 người chiến 19,7 % tổng số hộ là tương đối cao (so với tỷ lệ 13,3% của toàn tỉnh), điều này phản ánh mức sinh còn khá cao và số hộ
gia đình đông con còn chiếm tỷ lệ lớn
Nguồn lao động và đặc điểm lao động
Tổng số người trong độ tuổi lao động 149.272 người, chiếm 58,8% dân số vùng Lao động
phân theo các ngành nghề như sau: Lao động
ngành nông - lâm nghiệp là 132.105 người, chiếm 88,5% số lao động, còn lại là lao động làm việc trong khu vực dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm 2,7%, các ngành nghề khác chiếm 8,8 % Sản xuất Nông - Lâm đóng một vai trò then chốt, thu hút phần lớn lao động nông thôn, hầu hết lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo cơ bản qua các trường dạy nghề Nhìn chung về trình độ lao động, sản xuất còn nhiều hạn chế, các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được áp dụng sâu rộng vào sản xuất, năng suất lao động chưa cao, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, đời sống
của nhân dân còn nhiều khó khăn
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu người từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau: tỷ lệ người có bằng sơ cấp và trung cấp nghề là 1,01%; trung cấp chuyên nghiệp: 3,63 %; cao đẳng nghề 0,06
%; cao đẳng: 1,15 % và đại học trở lên là 1,23
% Nhìn chung, số lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ lệ lớn, điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn
Bảng 4 Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật
so với tổng số người cùng độ tuổi năm 2009 (Đơn vị: %)
TT Các huyện Tổng
số
Trình độ chuyên môn kỹ thuật Không có
TĐ CMKT
Sơ cấp và Trung cấp nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học
trở lên
Trang 4(Nguồn: Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, tháng 12/2009)
Bảng 5 Số hộ gia đình chia theo dân tộc năm 2009 (Đơn vị: Hộ gia đình)
vùng
Phân theo huyện
(Nguồn: Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, tháng 12/2009)
Trang 5Thành phần dân tộc
Khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn là địa bàn cư trú của 17 dân tộc anh em với sự đa dạng về phong tục, tập quán; đó là các dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Tày, Nùng, Giáy, Cờ lao, Pu Péo, Bố Y, Hoa… Sự quần
cư của nhiều tộc người trên cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo nhất trong cộng đồng 22 dân tộc sinh sống ở Hà Giang
Những phương thức canh tác độc đáo, các giá trị văn hóa được truyền lại từ nhiều đời qua nhiều thế hệ của những con người “sống trên đá”, những lễ hội văn hóa giàu tính nhân văn đã làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất nơi địa đầu Tổ quốc này
Toàn vùng có 253.864 nhân khẩu với 51.256 hộ gia đình (năm 2009), bao gồm 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó:
+ Dân tộc Mông có số dân đông nhất với 33.983 hộ chiếm 66,3 % hộ dân cư của vùng và 78,8 % hộ dân tộc Mông sinh sống ở tỉnh Hà Giang
+ Dân tộc Tày: 4299 hộ, chiếm 8,4 % hộ dân cư của vùng và 10,6 % hộ dân tộc Tày sinh sống ở tỉnh Hà Giang
+ Dân tộc Dao: 3992 hộ, chiếm 7,78 % hộ dân cư của vùng và 19,0 % hộ dân tộc Dao sinh sống ở tỉnh Hà Giang
+ Dân tộc Kinh: 2929 hộ, chiếm 5,71 % hộ dân cư của vùng và 10,4 % hộ dân tộc Kinh sinh sống ở tỉnh
Hà Giang
+ Dân tộc Giáy: 2401 hộ, chiếm 4,7 % hộ dân cư của vùng và 74,4 % hộ dân tộc Giáy sinh sống ở tỉnh
Hà Giang
+ Dân tộc Nùng: 2001 hộ, chiếm 3,9 % hộ dân cư của vùng và 13,4 % hộ dân tộc Nùng sinh sống ở tỉnh
Hà Giang
+ Dân tộc Hoa (Hán): 726 hộ, chiếm 1,41 % hộ dân cư của vùng và 41,6 % hộ dân tộc Hoa sinh sống ở tỉnh Hà Giang
+ Dân tộc Lô Lô: 296 hộ, chiếm 0,5 % hộ dân cư của vùng và 97,4 % hộ dân tộc Lô Lô sinh sống ở tỉnh
Hà Giang
+ Dân tộc Cờ Lao: 242 hộ, chiếm 0,47 % hộ dân cư của vùng và 51,6 % hộ dân tộc Cờ Lao sinh sống ở tỉnh Hà Giang
+ Dân tộc Bố Y: 173 hộ, chiếm 0,33% hộ dân cư của vùng và 82,4 % hộ dân tộc Bố Y sinh sống ở tỉnh
Hà Giang
+ Dân tộc Pu Péo: 96 hộ, chiếm 0,18 % hộ dân cư của vùng và 76,8 % hộ dân tộc Pu Péo sinh sống ở tỉnh
Hà Giang
+ Dân tộc Sán Chay: 51 hộ, chiếm: 0,1 % hộ dân cư của vùng và 30,5 % hộ dân tộc Sán Chay sinh sống ở tỉnh Hà Giang
+ Các dân tộc khác: 67 hộ, chiếm 0,13% hộ dân cư của vùng
Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc sắc, phong tục, tập quán sinh hoạt riêng nhưng có tinh thần đoàn kết, gắn
bó tạo thành sức mạnh tập thể, cùng nhau xây dựng quê hương Nhóm cộng đồng dân tộc: Kinh, Tày, Hoa, Nùng, Giáy… thường sống ở những vùng núi thấp và các thị trấn vùng cao như: thị trấn Tam Sơn, thị trấn Yên Minh, thị trấn Phó Bảng, thị trấn Mèo Vạc, thị trấn Đồng Văn nơi có đường giao thông thuận tiện cho giao lưu và nguồn nước thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và trồng lúa nước, tập quán sinh sống định canh định cư, phát triển dịch vụ và buôn bán Các dân tộc này có trình độ dân trí tương đối cao, biết
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Nhóm cộng đồng dân tộc Mông, Nùng, Dao, Giáy, Lô Lô, Cờ Lao, Sán Chay…thường cư trú rải rác trên những triền núi cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn Tập quán canh tác là ruộng bậc thang, đốt nương làm rẫy, sản xuất theo lối quảng canh, đời sống còn gặp không ít khó khăn Một số ít đồng bào Mông, Dao còn có lối sống du canh du cư, đã làm ảnh hưởng đến diện tích rừng và đất rừng Đặc biệt, đồng bào đân tộc H’Mông đã tích luỹ được khá nhiều kinh nghiệm canh tác trên nương đá, đó là mô hình trồng ngô trong hốc đá hay còn gọi là “thổ canh hốc đá”, là một tập quán canh tác sáng tạo và mang tính
Trang 630
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bản địa của người H’Mông sống ở vùng cao núi đá thiếu nước trầm trọng, trên bề mặt có ít hoặc rất ít đất nằm rải rác trong các hốc đá hay nằm trên bề mặt đá
KẾT LUẬN
Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm địa lý dân cư, dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là dự án công viên địa chất Đồng Văn để công nhận ở cấp quốc gia, đồng thời trình UNESCO xem xét công nhận là Công viên địa chất quốc tế đầu tiên ở Việt Nam Các huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng Tuy nhiên, đây là vùng tiềm
ẩn không ít khó khăn về điều kiện tự nhiên, địa bàn cư trú của các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu Việc triển khai xây dựng dự án cao nguyên địa chất đá Đồng Văn thực chất là mô hình phát triển kinh tế - xã hội mới, một dự án đầu tư lớn, dài hạn cho cả 4 huyện vùng cao núi đá nên cần một cơ chế quản lý đặc thù Chính phủ đang có chương trình 135, chương trình định canh định cư, chương trình di dân ra biên giới cho các dân tộc vùng sâu vùng xa, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập cuộc sống, đáp ứng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đề ra Đặc biệt, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo là "cú hích" tiếp thêm sinh khí giúp 4 huyện đặc biệt khó khăn vùng cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang xóa đói, giảm nghèo một cách hiệu quả và bền vững
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dân số Hà Giang qua kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, Ban chỉ đạo Tổng điều tra
dân số và nhà ở tỉnh Hà Giang, 12/2009
[2] Niêm giám thống kê 2008, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, tháng 6/2009
[3] UBND tỉnh Hà Giang, Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 4 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008 – 2015, Hà Giang, 2007
[4] UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kỷ yếu Hội thảo Quốc
tế xây dựng công viên địa chất Đồng Văn - Tỉnh Hà Giang, Hà Giang, 2009
[5] Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao Hà Giang, Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang, Hà Giang, 1994
SUMMARY
FEATURES OF GEOGRAPHICAL POPULATION AND ETHNIC MINORITIES IN DONG VAN STONE PLATEAU, HA GIANG PROVINCE
Nguyen Xuan Truong1, Hoang Thi Tam Thuy2, Nguyen Phuong Nga3,
1 Thai Nguyen University, 2 Yen Minh High school, Ha Giang, 3 Vietbac High school
Dong Van Stone Plateau in Ha Giang province is recognized as a strategic position towards socio-economic development and security of Ha Giang province as well as the whole country Nevertheless, it is defined as
an area with potential difficulties in terms of natural conditions, location of ethnic minorities with poor education and backward practices The research on geographical features, population and ethnic minorities
in the Dong Van Stone Plateau plays an important role as a scientific basis for proposing projects on socio-economic development, particularly the project on Dong Van geological Park This project will be submitted for national level recognition, and then submitted to UNESCO for being recognized as the first international geological park in Vietnam
Key words: Dong Van; Stone Plateau; Population geography, ethnic minorities, Geological park; Ha
Giang.
Tel: 0914 765087, Email: truongdhtn2009@gmail.com