Kiến thức: - HS biết thân cây là một bộ phận chính của cây, biết cách mọc của thân cây thân đứng, thân bò, thân leo và cấu tạo của thân cây thân gỗ, thân thảo, thân củ - HS phân biệt đượ
Trang 1Trường Tiểu học Ngô Quyền Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012
KẾ HOẠCH DẠY HỌC Môn: Tự nhiên và Xã hội Bài 41: Thân cây (tiết 1)
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- HS biết thân cây là một bộ phận chính của cây, biết cách mọc của thân cây (thân đứng, thân bò, thân leo) và cấu tạo của thân cây (thân gỗ, thân thảo, thân củ)
- HS phân biệt được một số cây theo cách mọc của thân và loại thân
2 Kỹ năng:
- HS có kỹ năng quan sát, làm việc cá nhân, làm việc nhóm
3 Thái độ:
- HS thêm yêu thiên nhiên
II Đồ dung dạy học:
1.GV: sách giáo khoa, giáo án giấy, giáo án điện tử, phiếu học tập, thẻ chữ
2 HS: sách giáo khoa
III Tiến trình lên lớp:
a Ổn định tổ chức:
- GV cho cả lớp hát bài Lý cây xanh
b Nội dung các hoạt động dạy và học:
Thời
gian
Nội dung các hoạt động dạy và
học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động
dạy học tương ứng Hoạt động của GV Hoạt động của HS
2
phút
A Kiểm tra bài cũ:
(?) Nêu tên các bộ phận chính
của cây?
B Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
-Thân cây là một trong những bộ
phận chính của cây nên rất quan
trọng Hôm nay, chúng ta sẽ tìm
hiểu về bộ phận này
- GV nhận xét, chấm điểm
- GV giới thiệu, viết tên bài lên bảng
- 2 – 3HS trả lời
- HS lắng nghe
Trang 22 Dạy bài mới:
HĐ1: Tìm hiểu các loại thân cây:
- Quan sát tranh trong sách giáo
khoa, làm phiếu học tập
- Làm phiếu học tập
(?) Thân có mấy cách mọc? Đó
là những cách mọc nào? Cho ví
dụ
- Những thân cây to khỏe, vững
chắc được gọi là thân gỗ Những
cây thân nhỏ, yếu, mềm được gọi
là thân thảo
- Thân cây su hào mọc như thế
nào và nó có gì đặc biệt?
- Củ su hào chính là thân cây
Thân cây su hào là một loại thân
biến dạng thành củ, gọi là thân
củ
-KL: Các cây thường có thân
mọc đứng, một số cây có thân
leo, thân bò Có loại cây thân gỗ,
có loại cây thân thảo Cây su hào
có phần thân phình to thành củ
- GV hỏi HS nội dung từng bức tranh
-GV yêu cầu HS làm phiếu
- GV nhận xét, chốt lại
- GV: Cây lúa mọc thế nào? Là thân gỗ hay thân thảo?
- GV cho HS quan sát cây su hào
- GV giải thích
- GV cho HS rút ra kết luận
- GV nhận xét, chốt lại
- HS quan sát tranh và trả lời
+ Tranh 1: Cây nhãn, thân mọc đứng, to khỏe, cứng chắc
+ Tranh 2: Cây bí đỏ thân bò, thân nhỏ, mềm yếu
+ Tranh 3: Cây dưa chuột thân leo, nhỏ, mềm
+ Tranh 4: Cây rau muống thân bò, nhỏ, mềm
+ Tranh 5: Cây lúa thân đứng, nhỏ, mềm + Tranh 7: Cây gỗ trong rừng thân đứng,
to khỏe, vững chắc
- HS làm phiếu
- HS: Thân cây có 3 cách mọc Đó là thân đứng như cây nhãn, cây lúa, cây gỗ; thân leo như cây dưa chuột; thân bò như cây bí đỏ, cây rau muống
- HS: Cây lúa mọc thẳng, là thân thảo
- HS: Thân cây su hào mọc đứng và phình to thành củ
- HS lắng nghe
- HS rút ra kết luận
- HS lắng nghe