MỤC LỤCLỜI NÓI ĐẦU 1CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỎ BẠCH HỔ 31.1. Sơ lược về tình hình dầu khí Việt Nam 31.2. Giới thiệu các công trình khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ 51.2.1. Giàn khoan cố định MSP 61.2.2. Giàn nhẹ BK 71.2.3. Giàn công nghệ trung tâm CTP2 71.2.4. Hệ thống trạm rót dầu không bến UBN 71.2.5. Hệ thống đường ống 81.2.6. Giàn nén khí trung tâm CKP 91.2.7. Trạm nén khí nhỏ MKS 91.3. Công nghệ thu gom vận chuyển dầu khí ở mỏ
Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất LỜI NÓI ĐẦU Ngành dầu khí Việt Nam tuy còn non trẻ, với hơn 30 năm xây dựng và phát triển nhưng đã sớm khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân, cho tới nay dầu khí vẫn luôn được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên dầu khí Việt Nam chủ yếu là khai thác ngoài khơi, tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam Việt Nam, độ sâu nước biển không lớn và trải dài trên diện tích rộng. Hiện nay nguồn dầu khí khai thác tại các mỏ đang giảm dần, Tập Đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam vẫn đang tiếp tục tìm kiếm, thăm dò và phát hiện các mỏ mới. Một trong những lĩnh vực của nền công nghiệp dầu khí hiện đang rất được quan tâm đó là vận chuyển dầu khí. Nó là khâu quan trọng nối liền khai thác với chế biến và tiêu thụ, mà quá trình phát triển gắn liền với quá trình khai thác dầu khí. Đặc thù chung trong việc khai thác dầu khí ở nước ta là các giếng khai thác ở xa ngoài biển nên việc đưa dầu khí vào đất liền đòi hỏi một hệ thống đường ống dẫn lớn và yêu cầu làm việc hiệu quả, độ tin cậy cao. Với điều kiện khai thác như vậy thì việc thi công, lắp đặt các hệ thống đường ống dẫn dầu khí ngoài biển trở nên hết sức khó khăn, phức tạp. Việc tính toán công nghệ cho đường ống dẫn ngoài khơi trở nên cấp thiết hơn lúc nào hết. Xác định được tính cấp thiết và tầm quan trọng đó, em đã tiến hành xây dựng đồ án tốt nghiệp với nội dung là: “Tính toán công nghệ cho đường ống nội mỏ Bạch Hổ”. Được sự gợi ý và hướng dẫn của ThS Đào Thị Uyên cùng các thầy cô trong Bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, em đã chọn đề: “Tính toán công nghệ cho tuyến ống dẫn khí từ giàn công nghệ trung tâm CTP2 đến giàn nén khí trung tâm CKP mỏ Bạch Hổ”. Đồ án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung về mỏ Bạch Hổ. Chương 2: Các bước cơ bản xây dựng một tuyến ống. Chương 3: Tính toán công nghệ cho tuyến ống dẫn khí từ giàn công nghệ trung tâm CTP2 đến giàn nén khí trung tâm CKP mỏ Bạch Hổ. Chương 4: Các sự cố thường gặp trong quá trình vận chuyển dầu khí và biện pháp khắc phục. Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 1 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất Để hoàn thành đồ án này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS Đào Thị Uyên cùng các thầy cô trong Bộ môn Thiết bị dầu khí đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đồ án. Mặc dù em đã cố gắng tìm hiểu cũng như nghiên cứu các tài liệu có liên quan để xây dựng đồ án, nhưng do kinh nghiệm còn thiếu và trình độ còn hạn chế, nên đồ án này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của tất cả các thầy và các bạn để sau này khi tiếp xúc với môi trường công việc có thể giải quyết các vấn đề được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2011 Sinh Viên Nguyễn Văn Cường A Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 2 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỎ BẠCH HỔ 1.1. Sơ lược về tình hình dầu khí Việt Nam Qua quá trình tìm kiếm thăm dò cho đến nay, các tính toán dự báo đã khẳng định tiềm năng dầu khí Việt Nam tập trung chủ yếu ở thềm lục địa, trữ lượng khí thiên nhiên có khả năng nhiều hơn dầu. Với trữ lượng đã được thẩm định, nước ta có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu về sản lượng dầu khí trong những thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3. Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 3 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất Hình 1.1. Tiềm năng dầu khí tại các mỏ trầm tích của Việt Nam Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Vùng Tư Chính - Vũng Mây đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ tấn dầu và từ 2100 đến 2800 tỷ m 3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 4 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m 3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m 3 khí. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm - thăm dò, khoảng từ 40 - 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2012. Hiện nay ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây, lô 06 - 1. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Cá Voi đang được triển khai tích cực theo chương trình đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu trong những năm tới. Những phát hiện về dầu khí mới đây ở thềm lục địa miền Nam nước ta rất đáng phấn khởi, tăng thêm niềm tin và thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư là: Lô 09-2, giếng Cá Ngừ Vàng - IX, kết quả thử vỉa thu được 330 tấn dầu và 170000 m 3 khí/ngày đêm. Lô 16-1, giếng Voi Trắng - IX cho kết quả 420 tấn dầu và 22000 m 3 khí/ngày. Lô 15-1, giếng Sư Tử Vàng - 2X cho kết quả 820 tấn dầu và giếng Sư Tử Đen - 4X cho kết quả 980 tấn dầu/ngày. Triển khai tìm kiếm - thăm dò mở rộng các khu vực mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng với các giếng R-10, 05-ĐH-10 cho kết quả 650000 m 3 khí/ngày đêm và dòng dầu 180 tấn/ngày đêm; giếng R-10 khoan tầng móng đã cho kết quả 500000 m 3 khí/ngày đêm và 160 tấn Condensate/ngày đêm. Năm 2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bố trí kế hoạch khai thác 20,86 triệu tấn dầu thô quy đổi (tăng 1,5 triệu tấn so với mức đã thực hiện trong năm 2002). Đây là năm đầu tiên nước ta khai thác trên 20 triệu tấn dầu thô quy đổi, trong đó có 17,6 triệu tấn dầu thô và 3,7 tỷ m 3 khí thiên nhiên. Dự kiến hết năm 2010, ngành Dầu khí nước ta sẽ khai thác từ trên 32 đến 35 triệu tấn dầu thô quy đổi, nhằm đáp ứng các ngành năng lượng và sản xuất công nghiệp của cả nước. Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: nhiều tập đoàn Dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký với các nhà thầu nước ngoài cho đến nay thì hai tập đoàn Dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 5 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất và Conocophillips cũng đang xúc tiến mở rộng hoạt động. Dự kiến riêng vốn của hai tập đoàn Dầu khí này đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính sẽ đạt hơn 2 tỷ USD trong vài năm tới. Các chuyên gia kinh tế nước ngoài dự báo: đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí, một lĩnh vực sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn cả, sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới. Hiện tại có khoảng 29 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực tại Việt Nam, bao gồm 3 hợp đồng mới được ký kết cho 4 lô thuộc bể Phú Khánh, với sự góp mặt của hầu hết các Tập đoàn Dầu khí đứng đầu trên thế giới. PetroVietnam cho biết sẽ tiếp tục ký kết các hợp đồng mời thầu còn lại với các công ty nước ngoài và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong việc thăm dò khai thác dầu khí trong thời gian sắp tới. 1.2. Giới thiệu các công trình khai thác dầu khí ở mỏ Bạch Hổ Để phục vụ cho khoan thăm dò và khai thác dầu khí ngoài biển ở mỏ Bạch Hổ, xí nghiệp liên doanh VietsovPetro đã xây dựng ở đây một hệ thống các công trình bao gồm: Giàn công nghệ trung tâm CTP, giàn khoan cố định MSP, giàn nhẹ BK, trạm rót dầu không bến UBN, hệ thống tuyến đường ống nội mỏ. Hiện nay, mỏ Bạch Hổ có: - 2 giàn công nghệ trung tâm CTP-2, CTP-3. - 10 giàn cố định MSP (MSP-1; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11). - 09 giàn nhẹ BK: BK1, BK2, BK3, BK4, BK5, BK6, BK7, BK8, BK9. - 4 trạm rót dầu không bến UBN-1, UBN-2, UBN-3, UBN-4. - Giàn nén khí lớn, giàn nén khí nhỏ, giàn bơm nước, giàn ép vỉa, block nhà ở, các cầu dẫn… Ngoài ra mỏ Bạch Hổ còn có hệ thống đường ống bao gồm: - 22 tuyến ống dẫn nước ép vỉa với tổng chiều dài 43.041 km. - 24 tuyến ống dẫn dầu với tổng chiều dài 77.727 km. - 14 tuyến ống dẫn khí với tổng chiều dài 37.346 km. - 18 tuyến ống dẫn Gaslift với tổng chiều dài 38.729 km. - 18 tuyến ống dẫn hỗn hợp dầu, khí với tổng chiều dài 42.899 km. Tổng chiều dài toàn bộ tuyến ống ngầm tại mỏ Bạch Hổ tính đến năm 2001 là 233.158 km. Hiện nay, xí nghiệp liên doanh VietsovPetro đang cải tạo các giàn MSP trước đó và lắp đặt thêm các thiết bị khai thác, xây dựng và lắp đặt thêm các thiết bị khai thác, xây dựng thêm một số giàn nhẹ. Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 6 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất 1.2.1. Giàn khoan cố định MSP Giàn MSP là giàn khoan cố định, trên giàn bố trí tháp khoan di động có khả năng khoan ở nhiều giếng khoan. - Về mặt công nghệ, giàn MSP có thể khoan, khai thác và xử lý. Hệ thống công nghệ trên giàn cho phép đảm nhiệm nhiều công tác, từ xử lý sơ bộ sản phẩm dầu khí cho đến tách lọc sản phẩm dầu thương phẩm hay xử lý sơ bộ khí đồng hành. Mức độ xử lý tuỳ thuộc vào hệ thống thiết bị trên từng giàn. Sản phẩm dầu khí được xử lý trên giàn MSP có thể là từ các giếng khoan của nó hoặc được thu gom từ giàn nhẹ BK. - Về mặt cấu tạo giàn khoan gồm có phần móng cứng, khối chân đế và phần kết cấu thượng tầng. Phần móng cứng gồm hai khối nối với nhau bằng sàn chịu lực (MSF) ở phía trên và cố định xuống đáy biển bằng các cọc. Khối chân đế là kết cấu thép không gian làm từ thép ống, còn thượng tầng có cấu trúc module được lắp ghép trên sàn chịu lực. + Mỗi chân đế có 8 ống chính (đường kính 812,8 × 20,6 mm). Phần dưới của chân đế ở từng cọc trụ chính có 2 ống dẫn hướng cho cọc phụ. Các phần tử cấu thành mạng Panel và ống giằng ngang của chân đế là từ các ống có đường kính từ 426 × 12 mm đến 720 × 16 mm. Những chỗ tiếp giáp với đáy biển cọc chính và cọc phụ được trang thiết bị bơm trám xi măng. Module chịu lực (sàn chịu lực MSF) là các dầm thép tổ hợp. Do điều kiện thi công ngoài biển nên kết cấu này chia làm 3 phần riêng biệt, 2 trong số đó đặt hẳn lên các trụ đỡ còn phần tử thứ 3 chịu lực có đặt các thùng chứa với các chức năng khác nhau cần thiết cho quy trình công nghệ thực hiện trên giàn. + Móng khối chân đế là các cọc thép đường kính 720 × 20 mm. Cần đóng tất cả 16 cọc chính và 32 cọc phụ. + Kết cầu thượng tầng của giàn MSP được thiết kế bởi trung tâm thiết kế Corall (Liên Xô cũ) gồm những block và module riêng được chia làm 2 tầng và được trang bị những thiết bị công nghệ cần thiết. Thành phần của kết cấu thượng tầng gồm có tổ hợp khoan khai thác, năng lượng và khu nhà ở. 1.2.2. Giàn nhẹ BK Giàn nhẹ BK là giàn nhỏ nhẹ không có tháp khoan, không có người ở, công tác khoan sẽ do tàu khoan tự nâng thực hiện. Giàn BK có các thiết bị công nghệ ở mức tối thiểu để đo lưu lượng và tách nước sơ bộ. Sản phẩm từ Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 7 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất giàn BK sẽ được dẫn bằng đường ống về giàn MSP hoặc giàn công nghệ trung tâm CPP để xử lý. Về mặt kết cấu, phần chân đế giàn BK là kết cấu giàn khung thép không gian có một mặt thẳng đứng, được cấu tạo từ thép ống có đường kính khác nhau. Chân đế có 4 ống chính. Hệ thống móng cọc gồm 4 cọc chính đường kính 720 × 20 mm và 8 cọc phụ; thượng tầng có sân bay trực thăng, các thiết bị công nghệ, máy phát điện. 1.2.3. Giàn công nghệ trung tâm CTP-2 - Tổ hợp giàn công nghệ trung tâm gồm có: + Giàn công nghệ CTP-2. + Giàn nhẹ BK2. + Cầu nối các đường ống và dây dẫn. + Cơ cấu đuốc với các đường ống tựa trên các Block chân đế. - Chức năng chính của CTP là: + Thu gom tách lọc các sản phẩm từ các giếng ở giàn nhẹ BK và các giàn MSP ở vòm trung tâm và vòm Nam mỏ Bạch Hổ và các mỏ khác. + Xử lý dầu thô thành dầu thương phẩm và bơm đến các trạm rót dầu không bến UBN-1, UBN-2, UBN-3, UBN-4. + Xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quốc tế và thải chúng xuống biển + Xử lý sơ bộ khí đồng hành và đưa chúng vào các trạm nén khí. Kết cấu bên trên của CTP-2 vẫn được sử dụng để khai thác giếng khoan đến tầng phong hoá tạm thời. 1.2.4. Hệ thống trạm rót dầu không bến UBN Dầu thô từ các giàn MSP, BK về giàn CPP để xử lý thành dầu thương phẩm sau đó chúng được bơm đến các tàu chở dầu nhờ các trạm rót dầu không bến UBN và các thiết bị chuyên để tiếp nhận dầu. Một vài thiết bị có trên trạm rót dầu không bến UBN: - Bể trao đổi nhiệt dạng tấm phẳng (dầu - dầu). - Bể trao đổi nhiệt dạng tấm phẳng (dầu - nước). - Hệ thống khử nước bằng điện có khối đốt nóng và phân li. - Hệ thống phân li kiểu tháp. - Khối chứa và chuyển hoá sản phẩm (chất khử nhũ và kìm hãm ăn mòn). Ngoài ra trạm còn có các thiết bị đo và kiểm tra cần thiết, hệ thống van Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 8 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất áp lực, hệ thống tín hiệu báo hiệu sự cố và phòng cháy đảm bảo vận hành hữu hiệu hệ thống tiếp dầu. 1.2.5. Hệ thống đường ống Đến nay, mỏ Bạch Hổ đã có hơn 200 km đường ống. Các ống chính được sử dụng để xây dựng là những ống có đường kính ngoài D253 × 16 mm và D219 × 12 mm. Được xác định theo Γ OCT 971-74 và được luyện theo Γ OCT 1050-74. Các giải pháp chính trong thiết kế đường ống ngầm: - Nguyên tắc chính để xác định lưu lượng là cần đảm bảo vận chuyển không ngừng sản phẩm từng giếng khoan với chi phí thấp nhất về vật tư và năng lượng. Chi phí vật tư xác định bởi tổng chiều dài đường ống, đường kính ống và chiều dày ống; chi phí năng lượng được xác định bởi áp suất cần thiết để bơm vận chuyển. Để đảm bảo vận chuyển không ngừng cần phải có đường ống dự phòng và hệ thống đường ống khép kín. Trong trường hợp cần thiết đường ống dự phòng còn cho phép tăng lưu lượng vận chuyển của hệ thống. - Tất cả các đường ống ngầm được sử dụng với áp suất dưới 100 atm và nhiệt độ dưới 100 o C. - Chống ăn mòn cho ống bằng cách sơn phủ lên bề mặt ống lớp sơn phủ epoxy kết hợp với bảo vệ bằng Protector. - Từ yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau khi đi vào và ra khỏi đường ống ngầm cũng như nhiệt độ thực tế của sản phẩm thì đường ống ngầm nên được bọc cách nhiệt. - Ống đứng của các đường ống đang vận chuyển được chế tạo từ các loại ống dùng để xây phần tuyến. Khi đặt ống đứng vào kết cấu để đứng cố định được thì dùng nẹp cứng và nửa cứng. - Việc vận chuyển sản phẩm theo hệ thống đường ống ngầm nhờ áp suất của máy bơm ly tâm (đối với dầu), áp suất bình tách khí (đối với khí) và áp suất của vỉa (đối với hỗn hợp dầu - khí). Chính vì vậy việc xác định khả năng vận chuyển của tuyến ống giữ vai trò quan trọng. - Các số liệu ban đầu của ống được xác định theo độ nhớt cực đại của nhũ tương, nước dầu hay hỗn hợp khí với khả năng vận chuyển được. - Với hệ thống thu gom vận chuyển dầu đã tách khí, cần thiết phải thiết kế phù hợp với sức chịu tải của trạm rót dầu không bến. Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 9 Đồ án tốt nghiệp Trường: Đại học Mỏ Địa Chất 1.2.6. Giàn nén khí trung tâm CKP CKP là bộ phận cơ bản trong hệ thống vận chuyển khí ở mỏ Bạch Hổ và đưa khí đồng hành vào bờ. - Vị trí: Công trình đứng tách riêng trong khu vực của giàn công nghệ trung tâm CTP-2 thuộc phía Nam mỏ và có liên quan công nghệ với CTP-2 thông qua giàn ống đứng bằng cầu nối. - Công dụng: Nén khí đồng hành tại mỏ Bạch Hổ đảm bảo lưu lượng, áp suất khí đưa vào bờ tiêu thụ (12,5 MPa) đến hệ thống gaslift và các nhu cầu cho bản thân. Giàn nén khí trung tâm gồm hệ thống nén khí áp lực cao và hệ thống nén khí áp lực thấp. 1.2.7. Trạm nén khí nhỏ MKS MKS là bộ phận cơ bản của hệ thống vận chuyển khí mỏ Bạch Hổ đảm bảo việc đưa khí đồng hành vào hệ thống gaslift. - Vị trí: Trạm đứng độc lập trong khu vực MSP-4 mỏ Bạch Hổ và có quan hệ công nghệ với MSP-4 thông qua cầu nối. - Công dụng: Nén khí đồng hành khu vực bắc mỏ Bạch Hổ đảm bảo việc chuyển khí đến hệ thống gaslift cho sử dụng bản thân và trong trường hợp cần thiết đưa vào bờ. 1.3. Công nghệ thu gom vận chuyển dầu khí ở mỏ Bạch Hổ Mỏ Bạch Hổ nằm ở lô 9 trong bể Cửu Long do XNLD “Vietsovpetro” điều hành, cách thành phố Vũng Tàu 150km về phía Đông Nam và được đưa vào khai thác từ năm 1986. Đây là mỏ dầu lớn nhất tại Việt Nam với tỷ phần khai thác chiếm hơn 3/4 tổng số dầu khai thác từ tất cả các mỏ đang khai thác tại Việt Nam. Ở khu vực phía Bắc của mỏ, dầu được khai thác từ tầng móng, Oligoxen dưới và Mioxen dưới. Ở đây, người ta xây dựng các giàn khoan cố định để khoan tối đa 16 giếng bằng kỹ thuật khoan định hướng, giàn đồng thời là trạm thu gom khu vực có nhiệm vụ xử lý chủ yếu là tách pha. Sinh viên: Nguyễn Văn Cường A Lớp: Thiết bị Dầu khí K51 10 B P 0 5 - 1 L a n Ta y L a n D o M o c T i n h A E D C 0 5 . 3 0 5 . 2 B P C O N O C O C O N O C O 1 3 5 1 3 6 1 3 4 1 3 3 K i m C ö ô n g Ta y H a i Th a c h 0 7 D a i B a n g - U n g Tr a n g T h i e n N g a H a i A u T h a n h L o n g B o C a u M a n g C a u D a i H u n g 0 4 . 3 0 5 . 1 B 0 5 . 1 C 0 5 . 1 A 0 4 . 2 0 4 . 1 1 3 2 1 3 1 0 30 3 1 3 1 1 3 0 1 2 9 1 2 8 1 3 1 2 W 1 2 E 2 2 2 1 2 0 R o n g V i D a i R o n g D o i R o n g B a y 1 1 - 2 1 1 - 1 1 9 C a C h o V I E T S O V P E T R O K N O C 1 8 1 7 C h o m C h o m V I E T S O V P E T R O N a m R o n g R o n g B a c h H o R a n g D o n g C O N O C O J P V C S O C O 1 6 - 2 1 6 - 1 1 5 . 2 0 9 0 2 B l a c k L i o n C L J O C 1 5 . 1 P E T R O N A S T o p a z R U B Y P H U Q U Y I S E m e r a ld 0 1 1 0 2 5 2 6 2 7 2 8 2 9 C O N S O N I S V U N G T A U H O C H I M I N H V I E T N A M R o n g [...]... to: X lan lp t ng ng l loi tu bin c trang b cỏc thit b chuyờn dng cho vic ri ng - Trờn boong tu ngi ta lp t cỏc thit b dựng cho vic kim tra cỏc mi hn rỏp ni, cu dựng cho nõng h ng, cỏc vt liu khỏc nhau thc hin cho vic lp rỏp, nõng ng v th trt, cỏc ti neo, thit b ng lc, thit b dựng cho kộo cng ng ng Tensioner, bc iu khin v sn dựng cho mỏy bay h cỏnh - Trờn tu cũn cú ni n v sinh hot, vic cung cp ng... M a Cht ng phc tp cú th c phõn chia ra nhiu on n gin cho nờn vic tớnh toỏn cho ng n gin l c bn Cn c vo tớnh cht cht lu ngi ta phõn chia ra: Khớ khụ (1 pha khớ), khớ m (2 pha lng - khớ) Mi mt mụ hỡnh s c la chn cho phự hp vi iu kin c th 2.2.3.1 Tớnh toỏn ng ng dn 1 pha khớ + Lu lng khớ trong ng: Vi iu kin ng nhit, phng trỡnh chuyn ng Bernouli vit cho ct ỏp: dP d dl. 2 + + dz + =0 g 2g D.2g (2-18) Trong... polyetylen (PE), polyamit v ng St ỳc khụng dựng cho ng cú ỏp lc trờn 200 kPa; ng thộp dựng cho trng hp ỏp lc rt cao; ng polyetylen cng ngy cng c ph cp nht l h thng phõn phi, ch Sinh viờn: Nguyn Vn Cng A 16 Lp: Thit b Du khớ K51 ỏn tt nghip Trng: i hc M a Cht to theo cụng ngh polyme húa etylen, cú t trng t 0,91 ữ 0,96 cú th xem l mt vt liu nht - do Cú 2 loi ph bin cho ng dn khớ l PE-80 (ti ỏp sut 420 kPa)... Dựng cỏc gii phỏp vt lý v húa hc h thp hoc ngn chn s ngng t cht khớ S hiu bit v quy lut thay i nhit theo ng ng l cn thit cho cỏc nh thit k cng nh vn hnh Vin s Sukhụp l mt trong nhng ngi u tiờn nghiờn cu v quy lut ny ễng ó tin hnh tớnh toỏn tn tht nhit cho ng ng dn mt pha ch n nh cho trng hp chung nht Trờn tuyn ng ti khong x, ta kho sỏt mt phõn t dx (hỡnh 2.1) v xỏc nh s cõn bng nhit trong phõn t Tn... cht tng t nh ng PE nhng cú gii hn chy, gii hn bn, cng v mt cao hn, vic ghộp ni khụng dựng phng phỏp hn m ch cỏn ng l mt loi vt liu tui th cao, d s dng song rt t tin nờn ch dựng cho cỏc mng phõn phi trong nh, khụng dựng cho cỏc ng dn chớnh ng mm trong cỏc h thng khai thỏc trờn bin cú 2 loi chớnh, khỏc nhau v mt phự hp vi hai iu kin ni trờn mt nc v chỡm xung ỏy bin ng ng mm cú hai phn l cỏc u ni bng... xem thnh ng nh mt xi lanh mng n hi, thỡ giỏ tr ng sut cú th theo cụng thc Lamộ: = ( Pi Pe ) ( De2 2 De + 2 2 ) 1 Pe 2 ( De ) (2-4) p sut cho phộp trong ng ng thng cú ba giỏ tr (theo TCVN 1287-72); + p sut quy c: l giỏ tr ln nht nhit mụi trng 20 0C, cho phộp ng v cỏc ph kin lm vic lõu di, xỏc nh trờn c s la chn vt liu v c tớnh bn ca chỳng nhit 200C Sinh viờn: Nguyn Vn Cng A 19 Lp: Thit b Du... i qua, lm c s cho vic thit k tuyn ng v lp t sau ny Nhng vn quan trng cn phi quan tõm l: - Vic la chn tuyn ng l cụng vic then cht trong quỏ trỡnh xõy lp ng ng trờn t lin v cn xem xột ton din cỏc vn liờn quan n xõy lp trc khi hon thnh tuyn ng Thụng thng sau khi ó xỏc nh tuyn ng s b bng cỏc bn cú sn, cỏc k s phi kho sỏt dc tuyn ng thay i tuyn ng s b bng cỏc bn cú sn, thay i tuyn ng cho phự hp vi... dng mỏy múc phc v cụng tỏc lp t - Tui th lõu di ca ng ng th hin cht lng thộp vt liu lm ng, bn vng ca cỏc mi hn ng, phng phỏp bo v n mũn ng ng, thit b cng nh vic bo v v bo dng sau ny - m bo tớnh n nh ca ng ng, th hin vic tớnh toỏn khi lng, s lng cỏc gi , khi bờ tụng gia ti (i vi ng ng trờn b trong cỏc trm phõn phi khớ) trỏnh hin tng gión n vi nhit - Yờu cu v mụi trng: nhm mc ớch m bo sc kho cho. .. dng (J - lay); 2.3.2.1 Gii thiu cỏc phng phỏp thi cụng ng ng hin ang c ỏp dng a) Phng phỏp thi cụng bng x lan th ng (Lay - Barge Methode) tời kéo thiết bị căng cáp kéo đầu kéo 56 m cáp neo stinger đường ống cáp neo đáy biển 0.0 m Hỡnh 2.8 Phng phỏp thi cụng bng x lan th ng * Phõn loi - Box shaped: l th h u tiờn, hn ch kh nng thi cụng trong iu kin thi tit xu ( súng < 5ft); - Ship shaped: l th h th hai,... thu gom, cũn khớ bc tỏch th hai (trong bỡnh 100 m 3) hin t b trờn fakel ca MSP Khớ bc tỏch 1 trờn CTP-2 v CTP-3 c thu gom thng v CKP m khụng s dng mỏy nộn khớ Trờn CKP v MKS, khớ c x lý v nộn lờn ỏp sut khong 120 at, sau ú theo ng ng ngm c vn chuyn v nh mỏy ch bin khớ trờn b CHNG 2 CC BC C BN XY DNG MT TUYN NG Ngy nay trong cỏc ngnh sn xut cụng nghip,ng ng v b cha Sinh viờn: Nguyn Vn Cng A 13 Lp: Thit . hợp. 2.2. Tính toán công nghệ Để hệ thống đi vào sử dụng, đáp ứng những thông số đặt ra, chúng ta phải tính toán thật chi tiết.Việc tính toán công nghệ khi thiết kế, thi công đường ống bao gồm: - Tính. công nghệ trung tâm CTP, giàn khoan cố định MSP, giàn nhẹ BK, trạm rót dầu không bến UBN, hệ thống tuyến đường ống nội mỏ. Hiện nay, mỏ Bạch Hổ có: - 2 giàn công nghệ trung tâm CTP-2, CTP-3 là: Tính toán công nghệ cho đường ống nội mỏ Bạch Hổ . Được sự gợi ý và hướng dẫn của ThS Đào Thị Uyên cùng các thầy cô trong Bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, em đã chọn đề: Tính toán