1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình về báo cáo tài chính

47 304 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 431 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng

CHƯƠNG IV: BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nội dung chương: - Khái niệm và ý nghĩa - Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính - Hệ thống báo cáo tài chính (Chuẩn mực kế toán số 21) Yêu cầu: Sinh viên chọn một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, thu thập các Báo cáo tài chính trong 3 năm gần đây và phân tích. 1. Khái niệm: Trong chương 1 chúng ta đã biết kế toán có 2 phân hệ là Kế toán tài chính và Kế toán quản trị, tương ứng với nó là 2 hệ thống báo cáo: Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo được lập theo định kỳ và quy định thống nhất của nhà nước để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo quản trị bao gồm các báo cáo được lập phục vụ cho các chức năng quản trị trong nội bộ doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự xác định các loại báo cáo cần phải lập. Trong khuôn khổ của chương trình, chúng ta sẽ chỉ đi nghiên cứu các báo cáo tài chính, dưới góc độ trong doanh nghiệp (về việc lập và trình bày các BCTC) cũng như dưới góc độ các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp (việc phân tích thông tin trong các BCTC để ra các quyết định). Thông tin kế toán tài chính là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị, phản ánh được quá trình, kết quả và hoạt động SXKD. Để có được những quyết định kinh tế chính xác, kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải có những thông tin mang tính tổng quát, có hệ thống và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả SXKD, các luồng tiền ra, vào doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó cần phải có những thông tin do kế toán tổng hợp và cung cấp thông qua hệ thống BCTC. BCTC là báo cáo kế toán cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: a/ Tài sản; b/ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu c/ Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác; d/ Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh đ/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước e/ Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán g/ Các luồng tiền Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC. Các thông tin này giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền. Các thông tin này được lấy ở đâu? Xuất phát từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình SXKD và đã thực sự hoàn thành được sử dụng để lập các chứng từ kế toán. Các chứng từ này là căn cứ để xử lý và phản ánh một cách có hệ thống vào các sổ kế toán có liên quan (sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết…). Số liệu từ các tài khoản, các sổ kế toán được phân loại, hệ thống hóa và tổng hợp theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để trình bày trên các Báo cáo kế toán. 2. Ý nghĩa của BCTC. - Cung cấp thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tình hình tài chính, về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp trước tiên được phản ánh thông qua các nguồn lực kinh tế do doanh nghiệp kiểm soát và việc sử dụng chúng trong kỳ kinh doanh. VD: Thông qua Bảng cân đối kế toán có thể biết được doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản, cơ cấu tài sản như thế nào, tài sản được hình thành từ các nguồn nào, hệ số thanh toán ra sao…Các thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì cho biết các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ như tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế… - Cho phép kiểm tra, phân tích, đánh giá; Từ các số liệu được trình bày một cách có hệ thống trên BCTC, người sử dụng vận dụng các kiến thức tài chính của mình để phân tích các thông tin đồng thời đánh giá về tình hình của doanh nghiệp. Từ đó có thế dự đoán được khả năng tạo ra các nguồn tiền cho doanh nghiệp đồng trên cơ sở hiện có và đánh giá hiệu quả các nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Việc phân tích có thể được thực hiện trên BCTC của 1 kỳ kinh doanh, tuy nhiên việc đánh giá và dự đoán thì phải dựa vào số liệu của ít nhất 2 kỳ kinh doanh và các chỉ tiêu trung bình ngành. VD: Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi, tuy nhiên phải so sánh với các năm trước và số liệu các công ty trong cùng ngành mới có thể thấy được mức lợi nhuận đó là tốt hay chưa tốt. - Giúp các đối tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định. Thông qua phân tích và đánh giá, các đối tượng sử dụng thông tin sẽ có các căn cứ tài chính để đưa ra các quyết định của mình. + Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Từ các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu chi phí, luồng tiền… các nhà quản lý có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có thể đề ra được các giải pháp, các quyết định quản lý kịp thời, phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. VD: Khi thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh được mở rộng trong năm tới, doanh nghiệp có thể xem xét tới phương án tăng vốn chủ sở hữu (phát hành thêm cổ phiếu…) hoặc tìm nguồn tài trợ từ bên ngoài (vay ngắn hạn, dài hạn…) + Đối với Cơ quan quản lý chức năng của nhà nước: Thông tin trên BCTC cung cấp cho các cơ quan quản lý cơ sở để kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế độ vè quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. VD: Cơ quan thuế sẽ kiểm tra tình hình thực hiện và chấp hành các Luật thuế của doanh nghiệp cũng như việc quyết toán thuế của doanh nghiệp. Cơ quan tài chính (Sở tài chính, Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán) sẽ kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp và kiểm tra việc chấp hành các chính sách quản lý tài chính nói chung. Các loại doanh nghiệp Kỳ lập BC Nơi nhận báo cáo CQ tài chính CQ thuế CQ thống kể CQ đăng ký KD 1. DN nhà nước Quý, năm X X X X 2. DN có vốn ĐT nước ngoài Năm X X X X 3. Các loại hình DN khác Năm X X X + Đối với các đối tượng khác: Thông tin trong BCTC cung cấp cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, các khách hàng… để họ có thể đánh giá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết định nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không, các chính sách lãi suất áp dụng cho doanh nghiệp như thế nào… Với những số liệu mà BCTC cung cấp, tùy vào khả năng, trình độ phân tích tài chính và mục đích mà người sử dụng sẽ quan tâm đến những số liệu ở góc độ khác nhau. Tuy nhiên để có thể sử dụng BCTC một cách có hiệu quả, trước tiên người sử dụng cần hiểu được cách thức lập và trình bày BCTC (môn kế toán sẽ cung cấp những kiến thức này) và trình độ phân tích tài chính nhất định (sẽ được học trong môn Quản trị tài chính hoặc Phân tích hoạt động kinh doanh). 3. Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày BCTC. 3.1. Yêu cầu lập và trình bày BCTC: Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 về “Trình bày BCTC”. Một cách chung nhất, đó là các yêu cầu: - Trung thực và hợp lý. Trước tiên cần phải nhấn mạnh rằng BCTC không phản ánh một cách hoàn toàn chính xác giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nguyên nhân là do những chính sách kế toán áp dụng khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. VD: Việc kế toán theo giá gốc làm cho giá trị tài sản có tính lịch sử chứ không phải giá thị trường, việc ghi nhận doanh thu theo cơ sở dồn tích chứ không phải tiền mặt, việc lựa chọn phương pháp khấu hao, phương pháp tính giá hàng xuất kho… sẽ làm cho thông tin trên báo cáo không phản ánh hoàn toàn chính xác tình hình tài chính tại thời điểm lập báo cáo. Tuy nhiên để đảm bảo tính trung thực và hợp lý thì những chính sách kế toán lựa chọn phải nhất quán và phải được trình bày cụ thể trong Thuyết minh BCTC. - Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được thông tin đáng tin cậy khi: + Trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện. Không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng. + Trình bày khách quan, không thiên vị + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng + Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. 3.2. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC: Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ 6 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 là: Hoạt động liên tục, Cơ sở dồn tích, Nhất quán, Trọng yếu, Tập hợp, Bù trừ và Có thể so sánh. - Nguyên tắc hoạt động liên tục: Khi lập BCTC, người đứng đầu doanh nghiệp phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp mình. BCTC được lập trên cơ sở giả định rằng doanh nghiệp sẽ hoạt động bình thường trong vòng ít nhất 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán. Nếu BCTC không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này phải được nêu rõ, cùng với cơ sở để lập BCTC và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. - Nguyên tắc Cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền (Các thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). - Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp. Việc thay đổi cách trình bày BCTC chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai và lý do thay đổi phải được giải trình trong Thuyết minh BCTC. - Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. VD: Trên Bảng cân đối kế toán: Khoản mục “Tài sản cố định” là trọng yếu và được trình bày cụ thể, riêng rẽ với từng loại TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính với các chỉ tiêu: Nguyên giá là số dư trên TK 211, 212, 213, và giá trị hao mòn lũy kế là số dư trên TK 2141, 2142, 2143. Khoản mục hàng tồn kho được tập hợp từ số dư Nợ các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157. Các đối tượng chi tiết như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng đi đường, hàng gửi bán, sản phẩm dở dang bản thân nó không phải là khoản mục trọng yếu nên không được trình bày riêng rẽ trên BCTC. Tuy nhiên chúng có cùng tính chất nên được tập hợp lại thành một khoản mục lớn là “Hàng tồn kho” và khoản mục lớn này là trọng yếu. Để xác định một khoản mục là trọng yếu hay một tập hợp các khoản mục là trọng yếu thì phải đánh giá được tính chất và quy mô của chúng. Tùy theo những tình huống cụ thể mà tính chất hay quy mô sẽ là nhân tố quyết định tính trọng yếu này. - Bù trừ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trình bày trên BCTC không được phép bù trừ. VD: Khi tập hợp số dư trên TK 131 để trình bày BCTC. Nếu TK 131 có số dư Nợ thì trình bày vào phần tài sản (Phải thu của khách hàng), nếu có số dư Có thì trình bày vào phần Nguồn vốn (Khách hàng ứng trước), không được phép bù trừ số dư Nợ và Có cho nhau. TK 331 cũng tương tự. Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ khi được quy định trong các chuẩn mực khác và không trọng yếu. VD: Khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá được hạch toán theo giá trị thuần. Tức là khi đánh giá lại tỷ giá của các khoản mục ngoại tệ vào cuối năm thì có những khoản lãi và lỗ. Tuy nhiên cho phép bù trừ để tính ra giá trị thuần. Nếu giá trị thuần > 0 thì ghi tăng nguồn vốn và tăng thu nhập khác. Nếu giá trị thuần < 0 thì ghi giảm nguồn vốn và tăng chi phí khác. - Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu được trình bày trên BCTC phải đảm bảo tính có thể so sánh được giữa kỳ này và kỳ trước. 4. Hệ thống BCTC 4.1. Phân loại: Tùy theo yêu cầu và khả năng quản lý trong từng ngành, từng đơn vị, từng thành phần kinh tế mà hệ thống báo cáo tài chính có thể bao gồm số lượng bảng khác nhau và kết cấu các bảng cũng có thể khác nhau. Có thể phân loại theo những tiêu thức sau đây: - Theo nội dung kinh tế hay tính khái quát của Báo cáo: + Báo cáo tổng hợp cân đối (Báo cáo tổng thể) + Báo cáo tổng hợp bộ phận (Báo cáo từng phần) - Theo phân cấp quản lý hay quy hoạch thông tin: + Báo cáo cấp trên + Báo cáo nội bộ Thông thường các bảng tổng hợp cân đối chung cần được báo cáo lên cấp trên, còn các báo cáo nội bộ thì chỉ phục vụ cho quản lý trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào trình độ tiêu chuẩn hóa hay tính chất nghiệp vụ: + Bảng tiêu chuẩn: Được quy dịnh thống nhất về nội dung, kết cấu, thời gian lập và nộp… và dùng chung cho tất cả các ngành, các thành phần kinh tế. Thông thường các bảng gửi cho cấp trên và bảng dùng cho bên ngoài phải đuợc tiêu chuẩn hóa. + Bảng chuyên dùng: Là bảng dùng riêng trong phạm vi từng ngành, từng thành phần kinh tế. Thường các bảng loại này cũng là các bảng nội bộ. - Căn cứ theo kết cấu: Bảng tổng hợp cân đối có thể kết cấu theo kiểu 2 bên hoặc 1 bên. 4.2. Hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp: Hệ thống BCTC áp dụng trong doanh nghiệp gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ. - BCTC năm gồm: Bảng cân đối kế toán (Theo mẫu B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN) và Bản thuyết minh BCTC (Mẫu B09-DN) Các BCTC chính này cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Cụ thể: thông tin về tài sản, nguồn vốn và việc sử dụng vốn được cung cấp thông qua Bảng cân đối kế toán. Thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh được thể hiện qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Thông tin về vốn bằng tiền và các nguồn tiền ra và vào doanh nghiệp được thể hiện thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, Thuyết minh BCTC sẽ cung cấp những thông tin bổ sung có ảnh hưởng lớn trong kỳ hoạt động doanh nghiệp của doanh nghiệp và giải thích cụ thể hơn cho một số chỉ tiêu được trình bày trên 3 báo cáo kia. - BCTC giữa niên độ: Gồm BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ và BCTC giữa niên độ dạng tóm lược (4 loại như trên). Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Các công ty, tổng công ty có công ty con hoặc đơn vị kế toán trực thuộc ngoài BCTC năm của mình còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất cào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc và công ty con để phản ánh tình hình của cả tập đoàn. Kỳ lập BCTC năm là năm dương lịch hoặc 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường hợp đặc biệt kỳ kế toán năm đầu tiên và kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng. Các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phải lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ. Các doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì được chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Kỳ lập BCTC giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính (không bao gồm quý IV) (Hết buổi 1. Yêu cầu SV nắm được ý nghĩa và các loại báo cáo tài chính được sử dụng trong doanh nghiệp. Làm bài tập 1, 2 phần BCĐKT, hướng dẫn sinh viên nghiệp vụ trích lập dự phòng và phương pháp LIFO, FIFO ở bài 2) Như đã tìm hiểu ở buổi trước, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu 4 loại BCTC năm của doanh nghiệp mà thôi. Đó là Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN), và Thuyết minh BCTC (Mẫu B09-DN). 5. Bảng cân đối kế toán (Bảng tổng kết tài sản): 5.1. Mục đích của Bảng cân đối kế toán: [...]... nước là báo cáo nội bộ Bởi vậy chúng ta chỉ đi nghiên cứu về báo cáo Lãi lỗ mà thôi Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN) Kết cấu Báo cáo gồm có 5 cột: - Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo - Cột 2: Mã số các chỉ tiêu tương ứng - Cột 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính - Cột 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm... buổi 3) 6 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 6.1 Nội dung của báo cáo: Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết cho hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác Bên cạnh đó báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn có một phần trình bày về tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp về các khoản thuế và các khoản khác 6.2 Kết cấu của báo cáo: Báo cáo kết quả... chép vào tài khoản chữ T (Hết buổi 2) 5.6 Sử dụng Bảng cân đối kế toán để phân tích tài chính doanh nghiệp: - Phân tích tài chính doanh nghiệp: là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý khác nhằm đánh giá tình hình tài chính, rủi ro, chất lượng hiệu quả các hoạt động của DN đó - Các cân đối chính trong bảng: Tổng Tài sản =... dòng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không và tài sản dài hạn của doanh nghiệp có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không • VLĐR dương:: toàn bộ TSDH được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn à DN đủ Vốn DH tài trợ cho TSDH mà còn thừa để tài. .. trước (để so sánh) Cơ sở lập báo cáo: Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước và Căn cứ vào các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 6.3 Nội dung các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong năm báo cáo của doanh nghiệp Số liệu... số phát sinh Nợ tài khoản 515 đối ứng với bên Có tài khoản 911 - Chi phí tài chính: Bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có tài khoản 635 đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 - Chi phí bán hàng: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Có tài khoản 641 đối ứng với Nợ tài khoản 911 -... vào chỉ tiêu này là số phát sinh Có tài khoản 642 đối ứng với Nợ tài khoản 911 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp + Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp - Thu nhập khác: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ tài khoản 711 đối ứng với phát sinh Có tài khoản 911 - Chi phí khác: Số liệu... tiêu này lấy bên Có tài khoản 8211 đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong kỳ báo cáo Số liệu lấy bên Có của tài khoản 8212 đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 Q: Phân biệt Tài khoản Chi phí thuế TNDN 821 và tài khoản 3334: Thuế TNDN phải nộp? A: Tài khoản 3334 theo dõi số thuế TNDN phải nộp, đã nộp... * Chi phí tài chính và doanh thu tài chính: - Hoạt động TC là hoạt động có liên quan đến việc huy động, quản lý phân phối và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp VD: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản, cho vay vốn v v - Thu nhập từ hoạt động tài chính bao gồm: Lãi do mua bán chứng khoán, Lợi tức cổ phần, lãi trái phiếu, tín phiếu, Thu nhập cho thuê TSCĐ tài chính, Thu... chưa phân phối: Nợ TK 911: 748 Có TK 421: 748 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 14.000 2 Các khoản giảm trừ doanh thu: 1.900 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: 12.100 4 Giá vốn hàng bán: 9.000 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ: 3.100 6 Doanh thu hoạt động tài chính: 0 7 Chi phí tài chính: 0 8 Chi phí bán hàng: 757 9 Chi phí quản . chính và Kế toán quản trị, tương ứng với nó là 2 hệ thống báo cáo: Báo cáo tài chính và Báo cáo quản trị. Báo cáo tài chính bao gồm các báo cáo được lập theo định kỳ và quy định thống nhất của. quát của Báo cáo: + Báo cáo tổng hợp cân đối (Báo cáo tổng thể) + Báo cáo tổng hợp bộ phận (Báo cáo từng phần) - Theo phân cấp quản lý hay quy hoạch thông tin: + Báo cáo cấp trên + Báo cáo nội. CHƯƠNG IV: BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nội dung chương: - Khái niệm và ý nghĩa - Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính - Hệ thống báo cáo tài chính (Chuẩn mực kế toán số

Ngày đăng: 02/11/2014, 11:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối kế toán - Giáo trình về báo cáo tài chính
Bảng c ân đối kế toán (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w