ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT NGHIỆP NGÀNH CAO ĐẲNG NGÂN HÀNG PHẦN 1: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG A. Lý thuyết 1. Vai trò, chức năng của ngân hàng thương mại? 2. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại? 3. Nguồn vốn của ngân hàng là gì? Ngân hàng có những nguồn vốn nào? Vai trò của vốn chủ sở hữu đối với hoạt động của ngân hàng thương mại? 4. Đặc điểm vốn huy động và các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại? 5. Chức năng và các nguyên tắc của tín dụng ngân hàng? 6. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại? Theo bạn, bước nào là quan trọng nhất trong quy trình cho vay này? Vì sao? Quy trình này có ý nghĩa như thế nào trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại? 7. Đảm bảo tín dụng là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với khả năng thu hồi nợ? Đee đảm bảo khả năng thu hồi nợ, khi xem xét cho vay ngân hàng có thể sử dụng những hình thức đảm bảo tín dụng nào? 8. Thế chấp và cầm cố tài sản giống và khác nhau ở những điểm nào? Việc xem xét cho vay nếu quá chú trọng và lệ thuộc vào tài sản thế chấp và cầm cố có thể đưa đến tác hại gì trong hoạt động tín dụng của ngân hàng? 9. Đối với cho vay doanh nghiệp, ngân hàng có thể áp dụng một trong hai phương thức cho vay cơ bản nào? Sự khác nhau giữa hai phương thức này là gì? Trong hoàn cảnh nào khách hàng nên sử dụng phương thức cho vay theo món và trong hoàn cảnh nào khách hàng nên sử dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng? 10. Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Theo thông lệ quốc tế, chiết khấu giấy tờ có giá được chia thành 2 loại cơ bản nào? 11. Thẩm định dự án đầu tư là gì? Nội dung của thẩm định dự án đầu tư? 12. Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính? Chỉ ra những điểm khác biệt giữa cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính? Các loại cho thuê tài chính? 13. Theo pháp luật hiện hành của nước ta quy định các tổ chức tín dụng được thực hiện những loại bảo lãnh ngân hàng nào? 14. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt? B. Bài tập - Xác định hạn mức tín dụng mà ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng. - Xác định số tiền khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu chứng từ có giá. PHẦN 2: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG - Chương kế toán nghiệp vụ huy động vốn 1 Phương pháp hạch toán huy động vốn bằng VND đối với tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá - Chương kế toán nghiệp vụ cho vay, đầu tư và kinh doanh chứng khoán Phương pháp hạch toán: cho vay ngắn hạn thông thường, cho vay trung và dài hạn theo dự án. - Chương kế toán nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng Phương pháp hạch toán: thanh toán bằng ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi. - Chương kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ Phương pháp hạch toán: kế toán mua sắm TSCĐ, kế toán khấu hao TSCĐ, TSCĐ được đánh giá lại Phương pháp hạch toán: kế toán mua sắm CCDC, kế toán tăng CCDC - Chương kế toán nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ , vàng và thanh toán quốc tế Phương pháp hạch toán:mua bán ngoại tệ trong nước, chuyển đổi ngoại tệ cho khách trong nước, chuyển đổi ngoại tệ thanh toán, kinh doanh trên thị trường quốc tế, Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh doanh vàng. + Điều chỉnh chênh lệch giá ngoại tệ + Đánh giá lại số vàng tồn kho - Chương kế toán thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của ngân hàng + Phương thức hạch toán thuế GTGT, kế toán kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận. + Xác định kết quả kinh doanh của NH, xác định thuế thu nhập PHẦN 3: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG VÀ CHO VAY I. Lý thuyết: Câu 1: Tín dụng là gì ? Phân tích các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động phân tích tín dụng và cho vay. Câu 2 : Phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức : + Theo thời hạn tín dụng + Theo đối tượng tín dụng. + Theo mục đích cho vay + Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng + Theo phương pháp hoàn trả. + Theo xuất xứ tín dụng: 2 Câu 3: Lãi suất tín dụng là gì ? Phân tích các yếu tố cấu thành nên lãi suất tín dụng ngân hàng. Câu 4: Chính sách tín dụng là gì ? Ý nghĩa của chính sách tín dụng? Câu 5: Cơ sở xây dựng chính sách tín dụng của một ngân hàng. Câu 6: Mục tiêu của chính sách tín dụng là gì? Mục tiêu nào là mục tiêu có tính quy tắc trong chính sách tín dụng. Vì sao? Câu 7: Quy trình cho vay là gì ? Nêu các giai đoạn trong quy trình cho vay. Câu 8: Khách hàng phải cung cấp những giấy tờ cần thiết nào trong hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng ? Cho ví dụ một trường hợp vay vốn cụ thể, khách hàng cung cấp những giấy tờ nào? Câu 9: Phân tích tín dụng là gì ? Mục đích của phân tích tín dụng. Câu 10: Trình bày các thông tin làm cơ sở cho việc phân tích tín dụng. Phân tích ưu nhược điểm của từng loại thông tin. Câu 11: Mục đích của việc thẩm tra sơ bộ đề nghị vay vốn của khách hàng trước khi phân tích tín dụng? Những vấn đề cần xem xét khi thẩm tra sơ bộ. Câu 12: Trình bày các nội dung trong phân tích tín dụng: + Phân tích tư cách của người vay. + Phân tích tình hình tài chính. + Phân tích phương án kinh doanh, dự án đầu tư và khả năng trả nợ. + Phân tích tài sản đảm bảo. Câu 13: Phân biệt rõ trách nhiệm giữa người ra quyết định tín dụng với người đại diện ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng. Khi kết thúc giai đoạn quyết định tín dụng, hình thành hồ sơ tín dụng ban đầu bao gồm những hồ sơ gì ? Câu 14: Giải ngân là gì? Theo tính chất nghiệp vụ, giải ngân phân thành những loại nào? Câu 15: Giám sát tín dụng là gì ? Các phương pháp giám sát mà ngân hàng thường áp dụng. Câu 16: Nêu các phương pháp thu nợ? Trình bày thủ tục thu nợ. Tái xét tín dụng là gì ? Cách thức tái xét tín dụng. Câu 17 : Nhu cầu vay ngắn hạn của doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân nào? Các loại cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của ngân hàng. Câu 18: Chiết khấu thương phiếu là gì ? Rủi ro gặp phải trong nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu. Câu 19: Mục đích vay trung - dài hạn của doanh nghiệp? Nguồn vốn để cho vay trung dài hạn. Câu 20: Xác định thời hạn cho vay trung – dài hạn . Phân biệt thời hạn chuyển giao tín dụng, thời hạn ưu đãi tín dụng, thời hạn hoàn trả tín dụng. Câu 21: Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì ? Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp. II. Bài tập. - Xác định hạn mức tín dụng. - Bài toán liên quan đến chiết khấu giấy tờ có giá. - Bài toán liên quan đến thẩm định hiệu quả tài chính của dự án trong phân tích cho vay trung - dài hạn đối với doanh nghiệp. - Phân tích một số hệ số tài chính chủ yếu trong phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 3 Hội An ngày 01 tháng 6 năm 2012 KHOA KINH TẾ 4