Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
269,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU *********************************** Trên thế giới, trong nhiều năm trở lại đây, kênh huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng đang là một kênh huy động vốn đầu tư rất tiềm năng cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp thường ưu tiên lựa chọn hình thức huy động vốn này để mở rộng quy mô về tài chính, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán trên thế giới phát triển và ngày càng hoàn thiện. Theo xu hướng đó, thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua đã phát triển một cách nhanh chóng và đạt được những thành tựu nhất định, nhưng so với các thị trường khác trên thế giới, Việt Nam vẫn chỉ là một thị trường non trẻ với nhiều bất cập. Vì vậy, hoạt động phát hành chứng khoán ở Việt Nam vẫn có rất nhiều vướng mắc khiến các doanh nghiệp thường rất đắn đo khi lựa chọn phương thức huy động vốn này. Vậy, Phát hành chứng khoán là gì? Khi nào nên lựa chọn hình thức phát hành chứng khoán? Phát hành như thế nào để có hiệu quả? Những thành tựu và hạn chế của hoạt động phát hành chứng khoán ở Việt Nam? Để hiểu rõ những vấn đề trên của việc huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán và nâng cao kiến thức về thị trường tài chính hiện nay, nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Hoạt Động Phát Hành Chứng Khoán Tại Việt Nam” làm đề tài tiểu luận của nhóm. Đề tài này sẽ được nhóm giới hạn trong phần phát hành chứng khoán của doanh nghiệp và những ảnh hưởng của việc phát hành đối với nền kinh tế cũng như doanh nghiệp hiện nay. 1 PHẦN A: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN “Phát hành chứng khoán là tiền đề quan trọng trong quá trình luân chuyển chứng khoán, nó là điều kiện quyết định sự thành công trong quá trình huy động vốn đối với các chủ thể phát hành chứng khoán” (giáo trình thị trường tài chính-ĐH Kinh tế) 1. Phát hành chứng khoán – một kênh huy động vốn của doanh nghiệp: 1.1. Khái niệm: Việc chào bán chứng khoán mới trên thị trường sơ cấp gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. 1.2. Vai trò: Đối với nền kinh tế: Phát hành chứng khoán làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Qua đó hình thành các kênh dẫn vốn và phân phối vốn hiệu quả đến với những dự án đầu tư có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị kinh tế nhất. Tạo điều kiện phát triển hoàn thiện các loại thị trường có liên quan như tín dụng, chứng khoán và thị trường bất động sản. Đối với doanh nghiệp Thông qua kênh phát hành chứng khoán, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư. Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Thông qua việc phát hành và niêm yết chứng khoán trên thị trường, doanh nghiệp có thể quảng bá cho hình ảnh của mình, đem lại nhiều lợi thế. 1.3. Các hình thức phát hành chứng khoán. 1.3.1. Phát hành riêng lẻ. 1.3.1.1. Khái niệm: Là việc phát hành chứng khoán cho một số lượng hạn chế nhà đầu tư (thường là cho nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư lớn có ý định nắm giữ chứng khoán lâu dài hoặc cho cổ đông hiện hữu, cán bộ - công nhân viên) kèm theo những điều kiện nhất định, chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Số lượng hạn chế được hiểu là số lượng nhỏ hơn 100 nhà đầu tư. Việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp. 2 1.3.1.2. Điều kiện phát hành Theo Luật chứng khoán và nghị định 01/2010/NĐ-CP về phát hành chứng khoán riêng lẻ các đối tượng được phép phát hành chứng khoán riêng lẻ là: - Doanh nghiệp thuộc các đối tượng sau: + Công ty cổ phần + Các doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, ngoại trừ các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc uỷ quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần); hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển thành cổ phần); hoặc chủ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần). Phương án chào bán phải xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, tổ chức chào bán phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp. Những người có quyền liên quan đến đợt chào bán riêng lẻ không được tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc này. - Có hồ sơ đăng kí chào bán cổ phần riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ theo quy định gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến thực hiện việc chào bán, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định. - Trường hợp tổ chức chào bán là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng thêm điều kiện được pháp luật chuyên ngành quy định. 1.3.2. Phát hành chứng khoán ra công chúng 1.3.2.1. Định nghĩa Là việc phát hành trong đó chứng khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định. 3 1.3.2.2. Điều kiện phát hành: Theo Luật doanh nghiêp 2005, Luật chứng khoán 2006. Nghị định 14/2007/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định 84/2010/NĐ-CP bổ sung nghị định 14 Thông tư 59/2004/TT-BTC hướng dẫn phát hành cổ phiếu ra công chúng và thông tư 75/2004/TT-TBC hướng dẫn về phát hành trái phiếu ra công chúng: - Cổ phiếu: + Phát hành lần đầu: Mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu 10 tỷ đồng theo giá trị sổ sách Lợi nhuận sau thuế của năm liền trước năm phát hành là số dương. Không có lỗ lũy kế đến năm đăng ký phát hành Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu và được hội đồng cổ đông thông qua Phát hành thông qua tổ chức trung gian. Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc việc phát hành + Phát hành thêm cổ phiếu: Lần phát hành thêm phải cách 1 năm sau lần phát hành trước Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành - Trái phiếu: Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi. Không có lỗ lũy kế, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm Phải có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được và phải được thông qua bởi Hội Đồng Quản Trị hoặc Hội Đông Thành Viên hoặc Chủ sở hữu công ty. Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp tổ chức phát hành là tổ chức tín dụng Có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với người đầu tư Xác định đại diện người sở hữu trái phiếu 1.4. Quy trình phát hành chứng khoán: 1.4.1. Nộp hồ sơ đăng kí Theo thông tư 17/2007/TT-BTC: - Hồ sơ xin cấp phép phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng gồm có: 4 Đơn đăng ký phát hành; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty; Điều lệ công ty; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng; Bản cáo bạch; Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; Các báo cáo tài chính 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký phát hành đã được kiểm toán; Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). - Hồ sơ phát hành thêm: Hồ sơ đăng ký phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn, bao gồm việc phát hành quyền mua cổ phần hoặc chứng quyền, phải có các tài liệu: Đơn đăng ký phát hành; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng; Bản cáo bạch; Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; Các báo cáo tài chính 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký phát hành đã được kiểm toán Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). Nếu có các sửa đổi bổ sung thì phải có tất cả những tài liệu như phát hành lần đầu. Nếu phát hành nhiều đợt phải có lịch phát hành của từng đợt cụ thể trong kế hoạch phát hành chung, ghi rõ khối lượng, thời gian dự kiến phát hành từng đợt. - Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành trái phiếu ra công chúng gồm có: Đơn đăng ký phát hành; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty; Điều lệ công ty; Bản cáo bạch; 5 Danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát; Các báo cáo tài chính 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký phát hành đã được kiểm toán; Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có). Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với người đầu tư. Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua việc phát hành trái phiếu ra công chúng; Hợp đồng giữa tổ chức phát hành trái phiếu với đại diện chủ sở hữu trái phiếu. Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm hoặc Giấy chấp thuận bảo lãnh thanh toán của tổ chức bảo lãnh trong trường hợp phát hành trái phiếu có bảo đảm Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chúng được gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản . 1.4.2. Công bố việc phát hành Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép phát hành, tổ chức phát hành có nghĩa vụ công bố việc phát hành trên năm số liên tiếp của một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở chính. Tổ chức phát hàh, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại diện chỉ được sử dụng thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành. 1.4.3. Phân phối chứng khoán ra công chúng Tổ chức phát hành phải phát hành chứng khoán theo phương án đã được duyệt trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày giấy phép phát hành có hiệu lực. Quá thời hạn trên, tất cả các chứng khoán chưa bán hết không được phát hành tiếp ra công chúng. 1.4.4. Báo cáo kết quả việc phát hành 6 Trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc đợt phát hành, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả đợt phát hành. Tổ chức phát hành phải thực hiện chế độ báo cáo định kì về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh theo quy định của phát luật và của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Tổ chức phát hành phải kịp thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố công khai các thông tin có thể tác động đến giá chứng khoán của tổ chức phát hành Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nứơc có quyền yêu cầu tổ chức phát hành báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh. Các báo cáo tài chính của tổ chức phát hành phải tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán của Nhà nước. Trường hợp một tổ chức phát hành sở hữu từ 50% vốn cổ phần trở lên của một tổ chức khác thì trong các báo cáo tài chính pahỉ bao gồm cả báo cáo tài chính có cổ phần của tổ chức phát hành. 1.5. Bảo lãnh phát hành chứng khoán. Để đảm bảo cho sự thành công và chuyên nghiệp của hoạt động phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp cần đến nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của các tổ chức trung gian. 1.5.1. Khái niệm cơ bản Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. Tổ chức bảo lãnh phát hành là Công Ty Chứng Khoán được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được Ủy Ban Chứng Khoán chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại) 7 1.5.2. Các Phương thức bảo lãnh 1.5.2.1. Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ chứng khoán phát hành, cho dù có phân phối hết hay không. 1.5.2.2. Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán, mà cam kết sẽ cố gắng hết mức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng phần không phân phối hết sẽ được trả lại cho tổ chức phát hành. 1.5.2.3. Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không bán gì: là phương thức bảo lãnh mà theo đó, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành nếu không bán hết số chứng khoán thì huỷ bỏ toàn bộ đợt phát hành. 1.5.2.4. Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức bảo lãnh trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không bán gì. Theo phương thức này, tổ chức phát hành chỉ thị cho tổ chức bảo lãnh phát hành phải bán tối thiểu một tỷ lệ nhất định chứng khoán phát hành. Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. Ở Việt Nam, bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: - Mua một phần hay toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. - Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. 1.5.3. Điều kiện bảo lãnh phát hành Các Công Ty Chứng Khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. 8 Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Hạn chế bảo lãnh phát hành Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây: Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành; Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ. Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ. Khi một Công Ty Chứng Khoán bảo lãnh phát hành Chứng Khoán, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua chứng khoán của khách hàng. 2. Các phương pháp phát hành chứng khoán: 2.1. Phương pháp phát hành trực tiếp 2.1.1. Khái niệm Phát hành trực tiếp là hình thức chào bán trực tiếp tới các nhà đầu tư, tù đó các nhà đầu tư có thể đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán.hoặc bán cổ phiếu trên Internet thông qua một công ty môi giới điện tử. 2.1.2. Ưu-Nhược điểm Loại hình chào bán tự mình làm lấy này tiết kiệm được tiền bằng cách loại bỏ bớt các khoản chi phí phải trả cho nhà bảo lãnh. Tuy vậy, công ty vẫn phải đảm bảo thoả mãn các quy định hồ sơ lưu của SEC. Một nhược điểm quan trọng của chào bán trực tiếp các cổ phiếu chưa niêm yết chính thức trên một sở giao dịch chứng khoán hoặc không được giám sát bởi các phân tích viên thị trường là thường việc giao dịch xẩy ra ở quy mô rất bé, hoặc không thường xuyên. Điều này có thể hạn chế sự hứng thú của nhà đầu tư vào chính cổ phiếu đó. 9 2.2. Phát hành thông qua đấu giá 2.2.1. Khái niệm: Gồm đấu giá kiểu Anh và đấu giá kiểu Hà Lan. - Đấu giá tăng dần kiểu Anh cho nhiều sản phẩm, người đặt giá sau phải đặt giá cao hơn mức giá đặt mua cao nhất trước đó. - Đấu giá kiểu Hà Lan là hình thức đấu giá trong đó người báo giá sẽ đặt ra một mức giá chào bán cao, mức giá này sẽ được hạ thấp dần cho đến khi có người tham gia chấp nhận mua hoặc khi giá chạm đến một mức giá được đặt từ trước (mức chấp nhận tối thiểu của người bán). Người chiến thắng trong cuộc đấu giá sẽ thanh toán theo mức giá được công bố. 2.2.2. các hình thức đấu giá -Đấu thầu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành chứng khoán -Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian -Đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán 2.2.3. Quy trình đấu giá Bước 1 - Chuẩn bị đấu giá - Cơ quan quyết định cổ phần hóa/Ban chỉ đạo cổ phần hóa xác định giá khởi điểm của cổ phần đấu giá. - Công bố thông tin về doanh nghiệp chuẩn bị tổ chức đấu giá tối thiểu 20 ngày trước ngày tổ chức đấu giá. - Phối hợp với cơ quan tổ chức đấu giá thuyết trình về doanh nghiệp cho nhà đầu tư nếu cần. Bước 2 - Thực hiện đấu giá - Cơ quan tổ chức đấu giá tiến hành nhận đơn đăng ký mua và tiền đặt cọc của nhà đầu tư theo quy chế đánh giá - Nhà đầu tư bỏ phiếu tham dự đấu giá bằng các hình thức: Bỏ phiếu trực tiếp tại doanh nghiệp (nếu tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp); Bỏ phiếu trực tiếp tại tổ chức tài chính trung gian (nếu tổ chức đấu giá tại tổ chức tài chính trung gian); Bỏ phiếu trực tiếp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán và các đại lý được chỉ định; Bỏ phiếu qua đường bưu điện do cơ quan tổ chức đấu giá quy định . Bước 3 - Tổ chức đấu giá và xác định kết quả đấu giá - Cơ quan tổ chức đấu giá tiến hành các thủ tục bóc phiếu tham dự đấu giá và nhập các thông tin vào phần mềm đấu giá. - Xác định kết quả đấu giá theo nguyên tắc lựa chọn giá đặt mua từ cao xuống thấp đến khi đủ số lượng cổ phần chào bán. Tại mức giá trúng thầu thấp 10 [...]... công khi huy động vốn thông qua kênh phát hành chứng khoán này 1 Những kiến nghị: Như chúng ta đã biết, hoạt động phát hành chứng khoán và thi trường chứng khoán có mối liên hệ với nhau Do đó, vậy việc đầu tư và phát triển thị trường chứng khoán là rất cần thiết Tăng cường những chính sách thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán chú trọng đến công tác giám sát chuẩn bị và phát hành chứng khoán, nghiêm... với chứng khoán nhưng không mang lại lợi ích thực cho thị trường giao dịch chứng khoán do đó không đem đến động lực thực sự - Quyền lợi và trách nhiệm của các bên hữu quan không thể xác định rõ ràng, do đó khó có thể hy vọng đấu giá cổ phiếu qua thị trường giao dịch chứng khoán sẽ là phương thức phát hành hiệu quả 11 PHẦN B: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 1 Thực trạng hoạt động. .. VIỆT NAM 1 Thực trạng hoạt động phát hành chứng khoán tại VN: 1.1 Thực trạng phát hành trái phiếu Từ lúc hình thành thị trường chứng khoán đến năm 2007 chỉ có 10 doanh nghiệp phát hành trái phiếu, gồm có: PetroVietnam, Tổng công ty cao su, Vinashin, Electric Vietnam Copreration (EVN), Lilama Vietnam Steel Corperation, Vilexim, Tổng Công ty cổ phần xây dựng điện Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex... khoản thặng dư khi phát hành mà đôi khi mức chênh lệch âm còn dẫn đến việc cổ đông dễ dàng từ bỏ quyền Rõ ràng, trong một sự suy yếu của thị trường chứng khoán như hiện nay thì việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn đối với doanh nghiệp đang là một bài toán khó 23 PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, phát hành chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả... trường chứng khoán Việt Nam có sự giảm sút rõ rệt, dẫn đến sự mất lòng tin về kênh huy động vốn này Việc phát hành chứng khoán cũng trở nên kém sôi động mặc dù lãi suất cho vay ngân hàng ngày một tăng Thực trạng cũng như nguyên nhân của vấn đề này đã được đề cập trong phần B của bài Nhóm chúng tôi hy vọng thông qua bài tiểu luận này, chúng ta có thể hiểu rõ nhiều vấn đề về phát hành chứng khoán ở Việt Nam, ... gần như bó tay khi thực hiện tăng vốn qua kênh phát hành riêng lẻ Vì vậy, nếu quy định hạn chế chuyển nhượng chứng khoán riêng lẻ không được Luật Chứng khoán sửa đổi nới lỏng, thì sẽ không tháo gỡ được bế tắc hiện nay trong phát hành chứng khoán riêng lẻ của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán 2.3.2 Xảy tình trạng loãng giá do phát hành thêm chứng khoán Theo lý thuyết lựa chọn vốn (giáo sư Stewart... những chiến lược kịp thời đối với nguồn vốn huy động được sao cho tối đa hóa hiệu quả sử dụng đồng vốn Các nghiệp vụ giám sát của các công ty chứng khoán cũng rất cần thiết cho sự thành công và có thể xóa bỏ những hạn chế của hoạt động phát hành Trên đây là những kiến nghị và gợi ý của nhóm, hy vọng trong tương lai, hoạt động phát hành chứng khoán Việt Nam ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn và minh... dịch vụ tư vấn Các công ty chứng khoán thuộc ngân hàng thường tận dụng hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc để làm đại lý phát hành cho doanh nghiệp, nếu không, các công ty không thể bán trái phiếu với khối lượng lớn 1.2 Thực trạng phát hành cổ phiếu: Việc phát hành chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán từ năm 2000 Trong những... nghiệp đua nhau phát hành chứng khoán nhằm huy động vốn và hướng đến mức thặng dư cao Ngược lại trong tình trạng hiện nay, khi mà nhà đầu tư đã không còn mặn mà với chứng khoán, lực cầu thị trường giảm mạnh, chứng khoán tuột dốc, VNIndex chỉ còn đang duy trì ở mức 480-500 điểm, việc phát hành chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp càng trở nên khó khăn Thực tế, trong đợt phát hành gần đây WSS... việc phát hành chứng khoán Số lượng công ty phát hành còn hạn chế Tuy nhiên đến năm 2006, với sự nóng lên của thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện cho việc phát hành của doanh nghiệp Lúc này, các doanh nghiệp ồ ạt IPO và niêm yết trên sàn Số lượng doanh nghiệp IPO tăng lên trên 800% so với năm 2000 đem lại lượng vốn lớn cho nền kinh tế Năm 2007 được xem là thời kỳ hoàng kim của hoạt động phát hành . dịch chứng khoán sẽ là phương thức phát hành hiệu quả. 11 PHẦN B: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 1. Thực trạng hoạt động phát hành chứng khoán tại VN: 1.1. Thực trạng phát. thức phát hành chứng khoán? Phát hành như thế nào để có hiệu quả? Những thành tựu và hạn chế của hoạt động phát hành chứng khoán ở Việt Nam? Để hiểu rõ những vấn đề trên của việc huy động. bảo lãnh phát hành phụ. Khi một Công Ty Chứng Khoán bảo lãnh phát hành Chứng Khoán, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận